Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến
nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường,
một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách.
Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"
Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?"
Anh đáp: "Dạ có một va li".
Đạo sư hỏi: "Sao anh có ít đồ vậy?"
Anh đáp: "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
Chúng
ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời này, lầm
tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích trữ quá nhiều đồ
vật, tài sản. Đàn bà thì chất chứa quần áo, vòng vàng, nữ trang. Đàn
ông thì máy móc, xe hơi, ti vi, máy điện tử.
Tranh Chấp
Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp:a. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi 100%.
b. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%.
c. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.1/
Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng 100%.
Do vô minh và chấp ngã
quá lớn, cho mình là người quan trọng nhất, nghĩ cái gì cũng phải, cũng
đúng, nên xảy ra chuyện gì trái ý cái ngã (cái ta) thì tức giận bắt lỗi
người khác.
Thí dụ một chuyện thật xảy ra ở Hoa Kỳ, có một bà già vào
mua cà phê tại tiệm Starbucks, không biết vì lý do gì, bà uống ly cà phê
bị phỏng miệng.
Thế là bà nổi giận làm đơn kiện tiệm này đã bán cho bà
ly cà phê quá nóng khiến bà bị phỏng miệng và đòi bồi thường hai triệu
đô la.
Bà ta không thấy lỗi mình là khi cầm ly cà phê lên, nếu thấy nóng
thì phải biết thổi cho nó nguội rồi mới uống, đàng này có thể vì tham
ăn, tham uống, thấy ly cà phê bốc mùi thơm phức, mờ mắt húp cái ực nên
bị phỏng miệng. Trong khi đó biết bao nhiêu người khác uống đâu có bị
phỏng?
Không những không biết lỗi mình mà còn đi kiện người ta!Một
chuyện khác có thật cũng xảy ra tại Hoa Kỳ.
Một ông nọ đưa bộ đồ vét
(veste, suit) đến một tiệm giặt ủi. Khi lấy bộ đồ về thì nhận ra cái
quần không phải của mình.
Ông đem trả lại tiệm và khiếu nại. Khoảng một
tuần sau, chủ tiệm đưa cho ông một quần khác, nhưng ông vẫn không công
nhận là quần của ông. Thế rồi ông làm đơn kiện tiệm giặt ủi.
Chủ tiệm đề
nghị bồi thường ông 12.000 đô la nhưng ông không chịu mà đòi 54 triệu.
Đương nhiên là quan tòa đã bác đơn của ông ta.2/ Người bắt đầu học đạo và biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%.
Ở
đây nói 50% là nói tượng trưng, vì có thể là 40% và 60%, hoặc 30% và
70%, hoặc 20% và 80%, v.v... Khi xảy ra một sự tranh chấp, cãi nhau thì
đương nhiên phải có một người bắt đầu.
Thí dụ như ông A và bà B cãi
nhau. Ông A là người bắt đầu, nhưng nếu bà B im lặng bỏ đi, không chửi
lại thì ông A không thể đứng đó chửi mãi.
Nhưng nếu ông A nói một câu và
bà B nói lại hai câu thì ông A sẽ tức lên nói ba câu hoặc năm, sáu câu
liên tiếp. Và nếu bà B không biết ngừng thì cuộc cãi nhau sẽ leo thang.
Nếu bà B biết ngừng thì cuộc khẩu chiến sẽ chấm dứt.
Nhưng sau đó cả hai
bên đều mang vết thương lòng và hận nhau.
Về nhà, nếu bà B là người
hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện cãi nhau, và nếu
nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ giảm xuống 40%.
Nếu bà B
nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận của bà sẽ hạ xuống 60%.
3/
Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%. Trong một cuộc tranh chấp mà thấy
mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá. Nhưng nếu hiểu đạo, đạo ở đây là luật
nhân quả và nhân duyên thì biết là không thể nào tự nhiên vô cớ mà người
kia lại gây sự với mình.
Có thể mình đã nói hoặc đã làm điều gì tổn
thương người ta mà mình không nhớ.
Và nếu xét cho kỹ mà vẫn không thấy
mình làm gì sai quấy thì có thể đời trước, hay nhiều kiếp trước mình đã
não hại người ta, nên bây giờ họ gặp lại mình thì gây sự, kiếm chuyện
trả thù.
Thấy mình lỗi đã là quý, nhưng nếu biết xin lỗi thì càng quý hơn vì có thể giải tỏa ân oán và oan gia.
BQC
@@ tks t/g !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét