Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Hoa Mai Ngày Tết


Nếu đào là hoa tiêu biểu cho Tết trên đất phương Bắc thì mai tượng trưng cho những ngày xuân ở miền Nam.
 Dù giàu hay nghèo, mọi gia đình đều có một cành mai trong những ngày Tết, nhiều nhà ngoài cội mai già trước sân, bàn thờ ông bà còn trưng mai trong phòng khách và cả trên phần mộ tổ tiên ngoài nghĩa trang. 
Bởi nó mang đậm bản sắc cho tính chất cổ truyên dân tộc. Lâu lắm rồi mai chỉ có một loại mọc hoang dã nơi núi rừng Trường Sơn với dáng vẻ hoang sơ hết sức tự nhiên và độc đáo.
 Dần dần cùng với sự thẩm định của thời gian cũng như những đòi hỏi thưởng ngoạn và gửi gắm tâm linh của con người, mai được người đời phát hiện và đưa về chăm sóc, thuần hóa, cho ra thứ mai vàng cực đẹp. Mai đặc biệt hơn ở chỗ là nó nở rộ vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, cánh mai vàng rực được người ta ví như ánh vàng tinh khiết chiếu qua vào ngày đầu tiên của năm. Vì vậy, hoa mai đã trở thành nàng Xuân may mắn mang đến cho mọi nhà vào năm mới.

  Hoa mai được các nhà vườn lai tạo, cấy ghép cho ra nhiều loại hoa với các màu sắc khác nhau. Đó là do công sức miệt mài của người lao động để dâng sắc đẹp cho trời. Nhưng dù thế nào thì hoa mai cũng có cấu tạo chung là thân màu nâu xám, sần sùi, khẳng khiu.
 Lá non lúc mới ra có màu nâu tím nhạt, sau đó chuyển sang màu xanh nhạt, khi già có màu xanh đậm. Lá mai rất dày, nhìn nó hết sức trẻ trung và tươi tắn. Cánh hoa mềm, mịn, có thể là 5 cánh, 10 hoặc 15 cánh xếp khít nhau, chồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng. 
Cánh hoa mai cũng như 54 dân tộc ta vậy, luôn luôn đoàn kết và che chở cho nhau để góp phần làm đất nước thêm đẹp xinh bền vững.
 Không rõ trên đất Bắc có mấy loại hoa đào, riêng ở miền Nam có thể phân biệt 4 loại hoa, từ khi còn học ở bậc trung học, tôi đã được chỉ cho thấy 4 loại hoa này:
 1. Mai vàng hay huỳnh mai: phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Đây là họ mai cao tới 6 mét, thường trổ vào thời gian tết, hoa mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ, e ấp kín đáo. 
Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước


2 .Mai Tứ Quý hay Nhị độ mai, mai Đỏ: Thường được trồng làm kiểng. Lá dầy và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu tụy, trổ quanh năm. Đây cũng thuộc họ mai vàng nhưng sau khi cho hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt và bóng như ngọc.



3.Mai trắng còn có tên gọi khác là Chi mai, Bạch mai: Cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng mùi thơm nhẹ, không mấy ai nhận thấy được. Bạch mai có cánh trắng nhỏ rất thơm, trái có hột cứng.

 4.Mai chiếu thủy: cây nhỏ được trồng làm kiểng do cho lá đẹp và hoa thơm, không có họ hàng với ba loại hoa kể trên, cùng họ với cây Trước Đào.
 Lá mỏng 2 mặt cùng lớt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ xuống, trồng vào núi đá non bộ. Nếu muốn ngắm hoa thì ta phải nhìn dưới nước mới tận hưởng được vẻ đẹp lạ lùng của mai chiếu thủy. Chính vì vậy mà nó mới có tên gọi đặc biệt này
 Không những mai được dân miền Nam ưa chuộng, mà còn được người xứ Bắc biết đến. Đất Bắc có một giống mai khác gọi là mai bắc, giống cây đào, cây mận thuộc họ thường. 
Mai bắc có nhiều loại: Giang mai, thường gặp ở bờ sông; Lãnh mai, mọc trên núi; Giả mai, gặp ở đồng bằng và Cung mai, được trồng ở ngự viên hay cung điện của ông hoàng bà chúa.
 Nhưng chúng mọc rất ít bởi không phù hợp với thời tiết lạnh lẽo ở đó. Và việc chăm sóc cho cây cũng là một công đoạn rất quan trọng và cần thiết. muốn có mai nở vào đúng ngày tết phải cần đến kĩ thuật bón chăm.
 Mua về đến nhà, cành mai được đốt gốc trước khi cắm vô bình, bỏ phân bón phù hợp cho cây mai để giữ cho hoa nở đều, lâu tàn, lâu rụng.
 Mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy nằm ở khu bán cây kiểng, có năm thấy bán, năm không. Ba loại này thường nằm trong chậu sành. 
Mai trắng giá rất cao do hiếm và được uốn cong, cắt tỉa theo hình điểu thú hoặc nuôi dưỡng theo lối bonsai Nhật Bản, mai tứ quý và mai chiếu thủy thường là nguyên dạng.
 Còn mai vàng có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành, trống ngoài vườn hay trong chuậ cảnh đều được. Chăm sóc phải đảm bảo đủ nước và ánh sáng, không để úng. Với dáng vẻ thật đơn sơ và mỏng manh, mai được người đời xếp trong những loại cây cảnh quý mà xưa nay ta vẫn thường thấy trong mảnh vườn bé nhỏ của mỗi gia đình. Người ta vẫn trồng mai, chơi mai bất kể sang hèn, trí thức hay thường dân.
 Đại thi hào Nguyễn Du đã ví mai như một người bạn: "Nghêu ngao vui thú yên hà - Mai là bạn cũ hạc là người quen." Do thiên nhiên ưu đãi, cách chơi mai của người dân miền Đông bảnh hơn người Sài Gòn. 
Trung tuần tháng chạp, họ vào rừng, chọn những cành mai tuyệ đẹp mang về hoặc ra chỗ cửa hàng chăm mai mà họ gửi năm ngoái.
 Đoạn họ nhặt hết lá, nhúm lửa thui chổ vết cắt rồi liệng vô 1 góc nhà.
 Hăm ba tết, sau khi đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, họ lôi những cành mai khô héo, tưởng như đã chết ấy ra, cắm vào bình, đổ nước vô hoặc cây mai đã được trồng trong chậu, vạch, tỉa hết lá đi. 
Mười năm như một, chỉ vài ngày sau, nụ hoa lú ra, lớn dần rồi hoa nở thật đều vào mùng 1 Tết, mùng 2 Tết. Tôi có ông bác là dân chơi mai thứ thiệt, mỗi năm lúc nào tôi cũng thấy bác ấy có 1 chậu mai tuyệt đẹp. 
Sắc mai đương nhiên là màu vàng rồi, bác tôi quý nó vì màu vàng cao quý ấy sẽ đem lại nhiều may mắn, tốt lành trong năm mới.
 Hương của mai rất dịu và thanh, chỉ có những người tiinh tế mới tận hưởng hết hương hoa thanh khiết ấy. Cây mai của bác tôi cứ mọc thành chùm, hết chùm này đến chùm khác nhìn thật đã mắt, người nhìn vào như được cội rửa hết những vết nhơ của sự đời.
 Trong lịch sử đã không hiếm những danh nhân say mai, trồng mai để làm bạn suốt đời. Mai nhỏ nhoi mà tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
 Mùa đông đang tàn phai cũng chính là thời điểm những bông hoa mai đâm chồi nảy lộc với muôn điều may mắn, hạnh phúc.
 Trong mắt bạn, trong mắt tôi, cây mai vươn lên từ đất mẹ yêu dấu, chúng thật nhỏ bé, trong trắng, hồn nhiên, duyên dáng. 
Và tâm hồn ta sẽ được hé mở, "Vị tình lai kí nhất chi mai hữu biệt hoài"... cho hôm nay...cho ngày mai...cho muôn đời sau.

St-hoa ngay tet.
 @@ hoa mai  5 cánh thật đẹp ,khi Cly  đi chợ hoa không bao giờ quên mua cành mai vàng chưng Tết ,thêm cúc nhật hay mãn đình hồng...

Phước và Họa

 Quan niệm, nhận thức của con người về phước (phúc) và họa hay may và rủi, được và mất, lợi và hại rất chủ quan. Bản chất của phước, họa cũng như mọi điều khác trong thế giới sự vật, hiện tượng từ vật chất cho đến tinh thần đều là duyên sinh, không có thực thể, thực tướng.Một người đi trễ chuyến xe, tự cho là mình rủi. Nhưng ngày hôm sau đọc báo, thấy chuyến xe mà mình đi hụt bị rơi xuống vực sâu.
 Bấy giờ người ấy không còn thấy sự trễ xe hôm trước là rủi nữa, trái lại còn cho đó là may, vì nhờ đi hụt mà còn sống sót.
Thấy một người đàn ông cưới được cô vợ vừa đẹp lại vừa giàu sang, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ước ao, cho rằng anh ta có phước.
 Nhưng chẳng bao lâu người đàn ông nọ và vợ dắt nhau ra tòa ly dị vì cô vợ sinh lòng lang chạ và sa đọa trong ăn chơi trụy lạc. Khi ấy người ta lại tặc lưỡi bảo nhau: Anh này thật vô phước!
Có người trúng vé số độc đắc được mấy tỷ đồng, ai cũng nghĩ rằng phước phần của anh ta đã đến. Không ngờ chính vì có số tiền quá to ấy mà anh ta sinh tật: đua đòi, hưởng thụ, đam mê cờ bạc rượu chè, đi sớm về khuya, vợ bé vợ mọn; vợ chồng anh ta vì tranh chấp tiền bạc mà bất hòa, vì chuyện anh lăng nhăng bên ngoài mà kéo nhau ra tòa ly dị; con cái ỷcó tiền của mà bỏ bê học hành, chỉ lo ăn chơi phóng túng.
 Còn nhiều trường hợp khác vì trúng số mà anh em, bạn bè trở mặt nhau; vì trúng số mà bị giết hại do cướp vào nhà, do người tình phản bội…
Vậy người đi hụt chuyến xe kia là rủi hay may? Có được người vợ đẹp và giàu như anh chồng kia là họa hay phước? Và trúng số như những người nói trên là nỗi lo hay điều đáng mừng?
Tùy theo cái thấy, sự nhìn nhận, tùy theo duyên mà người ta cho đó là phước hay họa, nó luôn biến chuyển, thayđổi không ngừng, phước chuyển thành họa, họa chuyển thành phước, vừa là phước lại vừa là họa.
 Người xưa thường bảo: “Trong họa có phước, trong phước có họa”,nhưng kỳ thực họa phước do duyên, có nghĩa là do điều kiện, do hoàn cảnh, do sựnhìn nhận nó như thế nào, tùy theo duyên mà nó được xem là phước hay họa. 
Các bậc cha mẹ có con mắt tinh đời khi thấy con mình ra đời lập nghiệp, tuổi còn trẻ mà thành công quá sớm thì vừa mừng vừa lo. Mừng vì con thành công trong cuộc sống, lo vì con thành công sớm quá sẽ sinh tâm tự phụ, kiêu căng. 
Tuổi còn trẻ chưa từng trải, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa hiểu đời nhiều, vì thế nếu thành công quá dễ dàng sẽ sinh tâm chủ quan khinh suất, nhưthế sẽ dễ mắc phải sai lầm đưa đến sớm thất bại, dù buổi đầu có thành công nhưng không thể thành công lâu dài, sự nghiệp khó bền vững.
 Hơn nữa vì sớm thành công nên tâm cao khí ngạo, tự phụ kiêu căng, từ đó có thái độ, hành vi coi thường người khác, dễ va chạm và làm mất lòng mọi người, từ đó sẽ có nhiều người bất mãn, chống đối, đó cũng là nguyên nhân thất bại.
Có nhiều phụ nữ lấy được chồng đẹp trai lại giàu có, về nhà chồng chỉ việc làm vợ làm mẹ, mọi thứ khỏi cần bận tâm. Bạn bè đồng trang lứa thấy thế cho rằng họ có phước quá, ai cũng ước ao mình được như thế.
 Nhưng cha mẹ của những cô gái được xem là diễm phúc kia thì có người băn khoăn: “Chồng hào hoa, đẹp trai thì có nhiều người mến mộ. Nếu nó có thêm tánh phong lưu bay bướm, không chung thuỷ thì con gái mình sẽ khổ”, “Ănở không, được chồng nuôi chưa hẳn là có phước. Sống lệ thuộc không làm chủ được bản thân chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi. 
 Thà ra ngoài làm việc để có cơ hội khẳng định mình, có khả năng tự lập, có điều kiện rèn luyện, trau giồi bản thân, có thêm kiến thức, kinh nghiệm, có thêm niềm vui trong cuộc sống”.
 Cách nhìn về phước, họa của mỗi người mỗi khác, tùy thuộc điều kiện, hoàn cảnh, tùy thuộc quan niệm, lối sống, kinh nghiệm, hiểu biết v.v…Một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng giải trí nói trên báo rằng, từ khi ông bán đi mấy chiếc xe hơi thì thấy thanh thản, thoải mái hơn. Bây giờ mỗi khi đi đâu chỉ cần gọi taxi hoặc xe ôm là được. Lúc còn mấy chiếc xe hơi phải thuê người lái, đi đến đâu phải tìm chỗ đậu xe cũng mệt.
 Thỉnh thoảng bị tài xế làm khó dễ để vòi tiền. Khi gặp bạn bè hay đi tiệc tùng thì lại nghe những lời bàn tán về xe, họ bình luận, so sánh, chê khen, nào là xe này đẹp, xe kia không đẹp; xe này sang, đắt tiền, xe kia thuộc hạng xoàng rẻ tiền; xe này sành điệu, thời thượng, xứng tầmđại gia, xe kia lỗi thời, cổ lỗ v.v…
 Nghe những chuyện như thế rất mệt.Có người nghe ông nghệ sĩ kia nói thế thì cho rằng ông ta “giả bộ”, nói không thật bụng, có xe sướng quá mà làm bộ than phiền. Đâu phải ai muốn có xe hơi cũng được.
 Người chưa từng có xe hơi thì nghĩ có xe hơi là “ngon lành” lắm, sung sướng lắm, có phương tiện tốt để đi lại, hãnh diện với bạn bè.
 Nhưng người có rồi thì cảm thấy có xe cũng thêm nhiều phiền phức, cũng vướng bận thêm vì phải lo có chỗ đậu mỗi khi đến đâu, phải lo giữ gìn, bảo quản, lo chiều lòng tài xế, lo bà con, bạn bè buồn khi hỏi mượn mà mình không cho, mà cho muợn thì không yên tâm lắm (rủi xảy ra tai nạn hoặc hư xe thì cũng khổ)...
   Đối với vấn đề họa phước, người trí bình thản, an nhiên, không để nó làm dao động tâm mình, chỉ xem nó như mây trôi, gió thoảng. Nhìn mây trôi ngang qua trời, nghe gió thoảng qua bên tai, chỉ thấy thế, chỉ nghe thế, biết thế thôi, không cần bận tâm, không cần nghĩ ngợi, không vui buồn vì nó.

  Phải tập như thế, phải tu sao cho được như thế (dù là pháp môn nào) thì tâm mới được tự tại, an vui, không buồn không lo, không khổ não.
Tâm bình thản, an nhiên, khôngđiều chi có thể làm bận lòng, như thế không phải là người vô tri, không phải là người vô tâm, vì vẫn hay vẫn biết, vẫn thấy, vẫn sống và hành động dưới sự soi sáng của tuệ giác nhưng tùy duyên, không miễn cưỡng, gượng ép, không vướng mắc, không bị buộc ràng, hệ lụy. 
 Đức Phật chưa bao giờ cho rằng việc Đề Bà Đạt Đa lăn đá và xua voi dữ giết hại mình là họa.
 Đức Phật cũng chưa bao giờ cho rằng việc Ngài được vua Bình Sa cúng cho vườn tre Trúc Lâm, được ông trưởng giả Cấp Cô Độc cúng khu đất để xây tinh xá Kỳ Viên, khu đất mà ôngđã mua với số tiền vàng trải đầy trên mặt đất, và được hoàng thân Kỳ Đà cúng cho vườn cây trên mảnh đất này là phước. 
Tâm Phật không hề dao động trước nhữngđiều xảy ra đó, Ngài không mừng khi được cúng dường, tán dương khen ngợi; không lo không buồn khi bị chống đối, hãm hại, Ngài bình thản, an nhiên, tự tại.Cũng như trong âm có dương, trong họa có phúc và ngược lại


Người trí có thể chuyển cái mà thếgian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.

 Nhưng người vô trí thì biến cái mà thế gian cho là phước thành họa. Ví dụ Đức Phật đã biến sự chống đối, dã tâm làm hại Ngài của Đề Bà Đạt Đa thành cơ hội khảo nghiệm, thành thử thách giúp Ngài thành tựuđạo hạnh, viên mãn công đức.
Một người con có tài trí, có nhân phẩm, đạo đức tốt biết tận dụng tài sản do ông cha để lại (phước) để xây dựng hạnh phúc cho mình, phát triển sự nghiệp bản thân, làm ích nước lợi nhà. 
 Nhưng ngược lại, người con bất tài vô trí, nhân phẩm đạo đức kém sẽ ỷ lại vào gia sản của ông cha để lại mà ăn chơi phóng túng, sa đọa trụy lạc, kết cục anh ta biến cái phước (có nhà cao cửa rộng, có tài sản, sự nghiệp) thành ra cái họa.
Người có tài năng, có đức độ, có chí hướng, biết siêng năng cần mẫn, dù sinh ra trong hoàn cảnh cùng khổ, khốnđốn (kém phước), họ vẫn vươn lên và đạt nhiều thành công trong cuộc sống. 
Đó là vì họ biết tận dụng hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để rèn luyện mình, nuôi dưỡng chí hướng phấn đấu vươn lên. Họ đã chuyển sự không may (hoàn cảnh kém phước) thành điều hạnh phúc.
 Cũng như người biết xử lý rác thải có khả năng biến đống rác bỏ thành những vật dụng trong nhà, có thể dùng rác để tái chế ra những sản phẩm mới. Nhưng người vô trí, không biết sử dụng thì có thể biến những sản phẩm mới thành ra đống rác.
Họa hay phước là do chúng ta. Bản chất của họa phước vốn không có thực, chúng là pháp duyên sinh, không có thực thể, thực tướng.
 Cái phước thật sự, lớn nhất là khi làm chủ được tâm mình, không bị những thành bại, được mất, hơn thua làm cho bận lòng, làm cho phiền não.
 
ThTT

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Ái mộ -Ái ngại

Một buổi tối thứ tư nhẹ nhàng, thong thả, 3 người bạn rủ nhau đi ăn tối. 2 người nam, 1 người nữ - thuần túy bạn bè thân, nên nhất thiết không phải lải nhải hát bài “Chuyện Ba Người” chi cho mệt!
Cheesecake Factory, là một hệ thống nhà hàng lớn, khung cảnh thơ mộng, đồ ăn ngon miệng lại kèm theo một tỉ thứ bánh tráng miệng vừa đẹp mắt, vừa hấp dẫn, bảo đảm làm mềm lòng bao thực khách dù có khó tính nhất trên cõi đời này.
May ghê, tối nay không đông lắm nên không phải chờ đợi mỏi mòn như bao lần. Cả đám được đưa ngay vào bàn.
Một chai beer Hòa Lan Amstell Lite lạnh lấp lánh đá, hai ly rượu đỏ sóng sánh phản chiếu ánh đèn trần
. Tiếng cụng ly nhè nhẹ làm cho không gian dìu dịu thêm phần ấm cúng, êm đềm.
Thấp thoáng từ ngoài đi vào 2 bóng hồng váy ngắn khoe hai cặp chân “trường túc bất chi lao” miên man dài.
Dù không muốn để ý cũng phải khen thầm 2 cô Á Châu này tướng tá đẹp ghê, không khác chi người mẫu
. Khuôn mặt cũng hay hay, nếu không muốn nói là đẹp, chắc đâu đó cư dân đảo quốc Kim Chi (Korean) đây thôi.
Và chỉ có thế, cặp mắt người con trai quay trở ngay lại bàn mình, không lan man lạc lối nữa.
Ăn nơi đây khá thường xuyên nên 3 người bạn không bị lúng túng khi kêu đồ ăn
. Nhà hàng tuyệt nhất món Ceasar Salad. 3 người chia nhau ăn lai rai trước một dĩa Ceasar xà-lách to bằng cái rổ rửa rau ở nhà & một dĩa mực tẩm bột chiên ròn (fried calamary) trong lúc chờ món ăn chính.
Bàn đối diện, 2 người đàn ông Á Châu tới trễ hơn, nhập bọn với 2 cô gái bắt đầu chuyện trò rôm rả, cụng ly lanh canh.
Rượu vào lời ra, họ bắt đầu nói lớn hơn tí, một thứ tiếng nghe văng vẳng từ xa lại, mài mại giống tiếng Việt lắm.
Đồ ăn bàn 3 người bạn được bưng ra ra, nóng sốt, ngào ngạt thơm nhức mũi.
Bàn đối diện, môt trong hai người con gái cười ha há vui, đập vai một người đàn ông cái chát:
-” Thôi mà anh này…”
Úy, giọng Sàigòn rõ ràng! Té ra họ là đồng hương mà nãy giờ cứ ngỡ là …Hàn Quốc.
Hai người đàn ông bàn đó ăn nhanh lắm, xong đứng dậy từ giã 2 cô gái để rời trước, chắc bận công chuyện gì đó…

 Hai cô gái váy ngắn, chân dài ngồi lại to nhỏ xầm xì, tâm sự loài chim biển…
người bạn vui vẻ nói cười, thưởng thức các món ăn với nhau. Ngụm rượu,
Trong lúc đang ăn, người bạn nữ xin lỗi cần phải đi vào phòng vệ sinh. 2 người nam đứng dậy nhường chỗ cho cô bạn ra, rồi ngồi xuống tiếp tục ăn.
Bàn đối diện 2 người con gái chân dài cũng bật đứng dậy, chút ngập ngừng rồi tiến qua phía 2 người bạn.
Một cô mở lời bằng tiếng Anh:
–”Excuse me, which one of you is Donny Ho?”
Hai người con trai hơi ngạc nhiên ngó nhau như thắc mắc: ủa đã biết bàn này có người tên
“Donny” Hồ mà lại không biết là người nào là “Donny” Hồ sao ta? Hai người con trai này mặt chả có một chút nét gì giống nhau để mà nhầm lẫn!
“Donny” Hồ “thiệt”, một tay vẫn còn đang cầm nĩa, một tay cầm dao cắt miếng gà, miệng thì đầy đồ ăn, nhai lẹ, nuốt vội, rồi lịch sự lên tiếng:
– “Hello…”
Một cô vẫn nói tiếng Anh (không cần hỏi người vừa nói Hello có phải là “Donny” Hồ hay không):
– “My friend would like to have a picture with you
Chút bối rối vì đang trong bữa ăn dang dở, “Donny” Hồ cũng nhẹ bỏ dao nĩa xuống, hớp vội miếng beer để đồ ăn trôi lẹ xuống, đồng thời đánh lẹ một vòng lưỡi quanh hàm răng trên, dưới hy vọng sẽ quét sạch đi chút đồ ăn còn sót lại trên răng (nếu có) rồi đứng dậy và sửa soạn để nở nụ cười thân thiện nhất cho chụp hình.
–”Sure!”
–”Is that lady your mom?”
À , cô này đang hỏi về người bạn nữ đang ở trong phòng vệ sinh đây mà. Đối phương đã hỏi bằng tiếng Anh thì “Donny” Hồ cũng trả lời lại bằng tiếng Anh:
– “No, just a friend!”
Cánh tay anh đưa ra để đón người con gái lại gần hơn cho tấm ảnh sắp sửa chụp.
– “I don’t want any picture taken…” ”
– “Huh?!”


“Donny” Hồ đưa mắt nhìn thẳng vào mặt cô gái, có nghe cô nói nhưng thật sự không kịp hiểu cô muốn nói gì, cánh tay vẫn giữ, đưa ra như cũ…
Giọng cô gái hơi lè nhè lập lại:
– Như vậy là mình đã nghe đúng rồi, “Donny” Hồ tự nhủ. Hơi lưỡng lự, anh nhìn thẳng vào cô gái.Cô cũng nhìn thẳng vào anh, một cái nhìn …khơi khơi! Suy nghĩ một cái xoẹt thật nhanh trong đầu, “Donny” Hồ bỗng tỉnh như không, ngồi xuống trở lại vị trí cũ của mình.
Cầm lại lên chiếc nĩa, xâm vài miếng rau bỏ vào miệng nhai.
Thật đúng là chuyện … ruồi bu! Anh không còn màng để ý tới hai người con gái kia nữa. 

Đã lịch sự đúng thủ tục lắm rồi.
Anh nhớ có một lần ăn ở một nhà hàng Tàu ở trên Los Angeles, hôm đó có một người tài tử Trung Hoa rất nổi tiếng mà anh không nhớ tên cũng đang ăn với gia đình của ông ta ở đó.
Vài cô be bé cũng lấp ló đứng chờ để xin chữ ký. Bồn chồn tại chỗ được 5′, mấy cô không còn bình tĩnh được nữa, tiến tới bàn & hỏi xin.
Người tài tử Trung Hoa điềm tĩnh, nhỏ nhẹ bảo rằng ông đang ăn bữa ăn tối với gia đình, nếu các cô muốn, ông sẵn sàng ký cho khi ông ăn xong.
Mấy cô tiu nghỉu trở ra chỗ cũ chờ, lẩm bẩm thầm thì với nhau những lời lẽ nghe không mấy vui tai.Người tài tử Trung Hoa tỉnh rụi, ăn tiếp với gia đình. 

Anh chứng kiến hết mà không biết rằng người tài tử đó cư xử như thế là đúng? hay sai? Nhưng đã phải công nhận rằng ông ta thật điềm tĩnh!
“Donny” Hồ như thế này là đã lịch sự hơn người tài tử Trung Hoa kia rồi kia mà…
“Scoot over.
Người con gái “không muốn chụp hình” đó bỗng như lại … ngứa miệng, nói trổng không như đang nói với cái … bàn ăn hoặc cái ghế ngồi!
Hả? Tai anh có nghe lầm không đây?
Đảo mắt, liếc lẹ qua người bạn nam ngồi đối diện nãy giờ chứng kiến toàn câu chuyện.
Bắt gặp ánh mắt của người bạn cũng đang dừng ở anh, ngỡ ngàng… Miệng vẫn tiếp tục nhai miếng rau, anh quay qua nhìn thẳng vào mặt người con gái đó, nụ cười cố hữu của anh đã đánh rớt tự lúc nào.
Giọng anh lạnh tanh, bất lịch sự một cách chưa từng thấy:
– “Excuse me?”
Như đang truyền lệnh, người con gái lập lại, hướng thẳng vào mặt anh:
– “Scoot over…”
Tỉnh queo, anh nhặt lại con dao, cắt tiếp miềng gà đang cắt dở dang khi nãy:
– “No, I’m eating!”
Rồi anh nhai thêm vài miếng rau nữa nghe rau ráu.
3 người còn lại chẳng biết đang làm gì, anh không cần dòm, không muốn biết. Anh đang bận … ăn rau!
– “I think … she wants to … have a picture with you!?”
. Bạn anh ngập ngừng nói.
Anh ngó thẳng vào mắt người bạn của mình như muốn hỏi tại sao bạn mình lại xía vào làm gì?
Người bạn trao anh ánh mắt như muốn gởi theo điều gì đó, đầu gật gật nhẹ…
Cô gái còn lại đang cầm sẵn cái IPhone sẵn sàng tự nãy giờ, hình như cũng đang lúng túng lắm, nói nhanh vào.
Giọng có vẻ khẩn khoản, lịch sự hơn cô kia nhiều:
– “Yes, …may we?”
Ánh mắt anh dừng lại nơi ánh mắt cô ta. Hình như có một tí gì xin lỗi trong đó. Nó đã làm dịu hẳn xuống, lưỡng lự suy nghĩ, rồi miễn cưỡng …nhích nhẹ vào.
Cô gái “không muốn chụp hình” coi như chuyện dĩ nhiên là phải thế, xà ngay lại, thả người xuống cạnh anh nghe cái “bịch”, giống như bịch gạo nặng trịch ai đó buông cho rơi xuống ghế.
Cô bạn giơ chiếc IPhone lên ngang mắt. Anh nhếch mép, nhìn thẳng vào máy không một chút thân thiện.
Máy bấm, không có ánh lóe của flash!
Cô bạn hạ cái IPhone xuống nói nhẹ tiếng cám ơn.
Tấm hình chụp trong ánh sáng chạng vạng, mờ ảo của nhà hàng mà không có được ánh đèn flash trợ thêm như thế này, may mắn lắm cũng sẽ chỉ ra được 2 chiếc bóng đen ngòm ngòm như bóng của hai con ma trơi. Cô gái “được”, hay … “bị” chụp hình, không một lời, te te như ruồi, đập cánh bay trở lại bàn.
Ruồi! Toàn ruồi không là ruồi…
Bàn anh trở nên im lặng. Anh trầm giọng hỏi người bạn:
– “Why?” Ý anh muốn hỏi tại sao anh đã không muốn làm rồi mà bạn anh lại nói thêm vào? Người bạn anh ngập ngừng rồi khẽ nói:
– “Say! Cô ta bị say! “I don’t want any picture taken…”
– “Say! Cô ta bị say!
Làm đại để cho đi quách cho rồi, khỏi lôi thôi…”
Người bạn nữ trở lại bàn từ phòng vệ sinh, té ra cô có cú phone cần phải gọi nên đi ra ngoài.
Cô vẫn hồn nhiên, líu lo, cầm ly rượu lên cụng. Không khí không thể nào trở lại như 10 phút trước đó.
Có một cái gì đó lấn cấn, lợn cợn quẩn quanh. Cô bạn cảm thấy được điều gì không ổn, tự nhiên áy náy, nghĩ rằng tại cô ta bỏ đi gọi phone nên mọi người … bất bình!
Không muốn có thêm ngộ nhận, người bạn nam kể sơ lại câu chuyện. Không khí vẫn nguội ngắt cho dù mọi người cố gắng bỏ qua & làm vui. Đồ ăn cũng chả còn ngon như cũ, nguội ngắt, vô vị, nhai như nhai giấy…
Cuối cùng ăn cũng xong.
Chả ai màng tới khay bánh ngọt tráng miệng không chỗ nào có thể ngon hơn được bê ra như gọi mời.
Trả tiền cho bữa ăn, rồi 3 người bạn đứng dậy sửa soạn rời. “Donny” Hồ móc chiếc phone để lên tai giả bộ như đang nói chuyện với ai đó.
Cái phone tay bỗng rung thiệt. “Donny” Hồ liếc nhanh coi số: ủa người bạn nam cùng bàn đang gọi.
Anh ta bấm máy cho “Donny” Hồ. Anh biết “Donny” Hồ muốn giả bộ như đang nói phone để khỏi nói bye bye đến 2 cô kia trong trường hợp 2 cô kia có dòm lên.
“Donny” Hồ tuy thật sự bị khó chịu nhưng vẫn không muốn mang tiếng …bất lịch sự. Khổ thế…! 

Và bạn bè, không ai có thể hiểu “Donny” Hồ hơn người bạn nam này.Ba người đi thẳng một mạch ra cửa.
Cuộc từ giã nhau sau đó cũng nhàn nhạt làm sao ấy trong một buổi tối lẽ ra đang thật lắng đọng,dễ thương.
Thật tiếc cho một bữa ăn ngon!
Thật tiếc cho một cuộc chuyện trò vui vẻ!
Thật tiếc cho một buổi tối lý ra … tuyệt vời!
Rõ thật … dở hơi! Chả biết có phải “ái mộ” hay không?
Mà chắc cũng chẳng cần biết để làm chi. 

Mai mốt tình huống này có lỡ bị lập lại thật sự “Donny” Hồ vẫn không biết phải ứng xử ra sao?
Thôi thì hy vọng trong muôn người chỉ xui xẻo rơi ra có một … con ruồi “người” như thế thôi!
“Donny” Hồ ngán ngẩm: ”Ái Mô” với chả “Ái Mộ”!!
! Rõ thật là… “ái ngại”…..
Nghĩ thử xem, nếu bạn bị trong vị trí của “Donny” Hồ thì bạn sẽ ứng xử ra sao?

DON HỒ 

@@ tks anh Don ,! 
 Oh thiệt tình cũng ái ngại heng anh Don ,giới showbiz đi đâu cũng khó tránh khán giả ái mộ hay paparazzi làm phiền ,ha,Cly  thấy may mắn vì mình chỉ là khán giả ,fan bình thường !!

Tự xây 'ngôi nhà' cho mình

 Ngày xưa, có một bác thợ mộc đã đến tuổi về hưu. Bác đến nói với người chủ về kế hoạch sắp tới của mình trong tương lai. 
Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình sẽ có cách xoay sở được.
Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. 
Ông đề nghị bác cố xây giúp cho hãng xây thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông.
  Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu bác miễn cưỡng nhận lời bởi thực lòng bác không muốn nhận công việc này.
 Bác  gọi đại diện một nhóm thợ kém lành nghề và mua những loại vật tư chất lượng không tốt để xây dựng căn nhà ấy. 
Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận và trao vào tay bác chiếc chìa khóa nhà. 
Ông nói với bác: "Đây là căn nhà của anh.
 Chúng tôi tặng anh món quà này để cảm ơn anh đã làm cho công ty bấy lâu nay". Bác thợ không nói lên lời nào. 

 Bạn của tôi, bạn hãy thử nghĩ xem chúng ta có khác bác thợ ấy không? 
Chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tuỳ tiện với tâm lý đối phó thay vì thái độ tích cực và chủ động làm cho nó tốt đẹp.
 Ở một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời, chúng ta không hề dốc hết sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt.
 Thế rồi khi thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong chính căn nhà mà ta dựng nên thì bạn cảm thấy bị shocked
 Giá như được biết trước, hẳn chúng ta đã hành động khác đi.
Thử tưởng tượng mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời mình là ngôi nhà.
 Mỗi ngày khi đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy làm một cách cẩn thận và khôn ngoan bởi bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi.
 Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn một ngày để sống, một ngày đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.
Một người từng nói: "Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra. 
Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Và cuộc sống ngày mai cũng vậy.
 Hãy đi và xây ngôi nhà mà bạn sống vào ngày mai". 
 Haley 
 @@ ,tks /tg Haley!

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Chúng ta ra đi mang theo mùi…bò kho

 

Bò kho là một món ăn phát xuất từ Nam Bộ, nó đã đi theo ký ức của cô bé Andrea Nguyễn khi cùng với gia đình, cô rời Việt Nam trong tháng 4 lịch sử năm 1975.
Vì mẹ của cô, một phụ nữ Bắc Kỳ di cư vào Nam năm 1954 là một người đảm đang, đã kho những nồi bò kho thơm lừng cho Nguyễn khi còn bé, nên khi lần đầu tiên nếm món bò Mỹ ở trại Camp Pendleton ở California, cô nhớ ngay đến món bò kho trứ danh của mẹ.
Viết bài trên nhật báo Wall Street Journal số cuối tuần qua, 

Nguyễn nhớ lại: “Bò kho là cái món…quốc tế, bò thì là VN, nhưng ngũ vị hương là của Tàu, bột thì là bột cà ri Ấn Độ, rồi nào là ớt, cà rốt, khoai tây, cà chua, nước dừa và thỉnh thoảng có bia của…Tây”
Mẹ cô Nguyễn là người đôn hậu, bà đã ngạc nhiên sao thấy người Nam xài thịt bò quá nhiều trong nồi bò kho. Sau này bà không ngại dạy các con: “Trong ba miền, miền Nam là nơi dọn đồ ăn ra là phong phú và nhiều màu sắc nhất, đã vậy cái đĩa thật là…bự!
”Sau khi đã cho con cái ăn đã đời những nồi bò kho thơm lừng ở VN, Nguyễn nhớ mẹ đã nhất quyết tái hiện cái món “Bò bự, bổ, béo” khi sống đời tị nạn ở Mỹ.
Chẳng bao lâu những nồi bò kho dậy mùi hồi và xả lại xuất hiện ở “đất tạm dung mà ở thiệt” do bàn tay khéo léo của mẹ hiền.
 Chợ Tàu ở Los Angeles có đủ thứ cho một nồi bò kho thơm điếc mũi như thế.
Nhưng Nguyễn cho biết nếu lúc trước bò kho ở VN thường chỉ là món điểm tâm thì bây giờ ở Mỹ, nó là món…điểm suốt ngày với bánh mì, cơm hay bún đều ngon!
Giờ đây Nguyễn cho hay thường hay làm bò kho vào mùa đông lạnh giá. 
Cô nói: “Cả nhà ngồi quanh, dọn lên nóng sốt, thơm ngào ngạt của mùi đất nước, tôi biết mình đang trở về quê hương”Bò kho bánh mì?
 Chẳng bao lâu đó sẽ là tiếng Mỹ đấy!
                               Trường Giang 
                               WallStreetJournal 
                            @@ tks t/g TGiang !!

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Vợ Giả

Đàn ông có nhiều kiểu khổ vì vợ. Có người khổ vì vợ dữ, có người khổ vì vợ ghen, có người khổ vì vợ xấu. Vợ đẹp quá cũng khổ (vì suốt ngày lo ghen). 
Nhưng không biết có ông nào khổ cái kiểu kỳ cục giống tôi không: Khổ vì “vợ giả”!
Nghe đến đây, chắc nhiều ông nghĩ: “Chắc bà vợ cha này sống giả tạo lắm?”.
 Không hề, tính vợ tôi rất thật thà, dễ thương.
 Tôi nói “vợ giả” nghĩa là trên người vợ tôi, đồ… giả nhiều hơn đồ thật!
Cách đây 10 năm, lúc mới lấy nhau, vợ tôi là một phụ nữ bình thường, không đẹp cũng không xấu.
 Một ngày đẹp trời, chẳng hiểu nghe lời ai xúi dại, cô ấy đi sửa mũi với cái lý do hết sức dễ thương: “Em đẹp thì anh hưởng chứ ai hưởng”.
 Tôi không chịu thì cô ấy nhăn nhó, giận hờn đủ kiểu. Cuối cùng, tôi cũng phải xuôi.Ai ngờ, sửa một lần rồi cô ấy đâm ra nghiện luôn.
 Từ đó, vợ tôi trở thành khách quen của nhiều thẩm mỹ viện trong thành phố. Có cái mũi mà cô ấy sửa đi sửa lại mấy lần.
 Hết mũi thì tới bơm môi, căng da mặt, độn cằm, hút mỡ bụng…
 Mà mỗi lần cô ấy sửa đâu có rẻ, bèo bèo cũng mất mười mấy triệu, còn mắc thì phải vài ngàn đô. Nếu giờ mà đếm đồ trên người cô ấy để tính tiền, chắc đủ để hai vợ chồng tôi xây căn nhà mới.
Tốn tiền thật ra cũng không quan trọng lắm, nỗi đau khổ của tôi là càng ngày càng nhìn không ra vợ mình. 
Cứ chiều chiều đi làm về, tôi nhìn ngơ ngẩn người phụ nữ đang tồn tại trong nhà, đang nấu cơm cho mình ăn mà chẳng biết đấy là ai. 
Nhiều lúc nửa khuya thức giấc, mở mắt thấy cô ấy ngủ quay mặt vào tôi, tôi giật mình, tưởng mình… ngủ lộn nhà.
Nỗi khổ lớn nhất của tôi là vợ tôi giờ đây như dán lên người một cái nhãn tổ bố: “Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay!”. Vui vui nhéo mũi cô ấy, cô ấy la: “Trời, sụp bây giờ”. Hôn môi, cô ấy đẩy ra: “Đừng anh, em mới bơm”.

 Tôi nhớ hồi xưa có đọc đâu đó câu chuyện thần thoại, đại khái có ông vua bị thần thánh phạt, đụng tay vô cái gì cũng thành vàng, kể cả đồ ăn thức uống.
 Tôi giờ cũng vậy, nhìn được mà “ăn”… hổng được.
Còn nữa, tôi nghe nói mấy cái vụ sửa sang như thế dễ xuống cấp lắm. 
Tôi coi trên mạng, thấy mấy tấm hình chụp các bà dạng “hồi trẻ sửa phà phà, về già bị xuống cấp”, tôi giật mình thon thót. Nghĩ tới cảnh tương lai vợ mình như vậy, tôi lo quá. Không biết có ông chồng nào cùng cảnh khổ giống tôi không??
                                             DNT 
                       @@ hihihi ,tks ,author ,so funny !!

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Ba món cháo ngon cho ngày Sài Gòn trở lạnh

Cháo sườn đậm đà, cháo mực bình dị hay cháo lươn vàng ươm hấp dẫn là những món ăn vừa đem đến sự ngon miệng vừa giúp bạn ấm bụng.

Khi thời tiết Sài Gòn trở lạnh vào cuối ngày, còn gì thú vị hơn được ngồi thưởng thức hương vị thơm ngon của bát cháo đang bốc khói.

 Dưới đây là ba món cháo ngon, bình dị được nhiều người ưa thích: 

Cháo sườn là món ăn bình dân được bán nhiều trên các con phố ở Sài Gòn. Bát cháo trắng mướt, sánh lại như hồ, lấp ló vài miếng sườn nho nhỏ hồng hồng, nghi ngút khói, thêm một ít tiêu và hành mùi càng dậy mùi thơm phức, làm bạn không thể nào bỏ qua.
Cái ngọt từ xương, từ thịt, từ hạt gạo chứ không phải cái ngọt lợ của bột ngọt hay đường.
 Bí quyết để có nồi cháo ngon cũng không khó khăn gì, nhưng nó đòi hỏi sự cần mẫn của người chế biến.
 Gạo nấu cháo chọn loại gạo thơm, dẻo với nước hầm sườn heo nên khi ăn cháo có vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương.
Sườn nấu cháo phải chọn loại sườn non để thịt mềm nhưng không bị nát.
 Chỉ khẽ chạm chiếc thìa vào đã thấy từng sớ thịt mềm tơi ra, cùng với cái giòn sần sật của sụn càng tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.

                                    
Có nguồn gốc từ xứ Nghệ, cháo lươn là một món ăn lành tính được nhiều người ưa thích.
 Điều đó thể hiện qua sự phổ biến của món ăn này, không chỉ có ở Nghệ An, cháo lươn có mặt hầu như ở các tỉnh thành khắp cả nước.
Lươn sau khi làm sạch được luộc chín, lóc bỏ xương. Làm nóng chảo dầu lên bếp, cho lươn vào xào với nghệ, một tí ớt bột, tiêu... đến khi thịt lươn hơi săn lại, thấm đậm vị thơm cay của ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ là được.
 Phần xương được giã nát, lọc trong nước luộc lấy vị ngọt để ninh cháo.
 Chọn loại gạo ngon, vo sạch cho vào nồi nước luộc và ninh nhừ với đậu xanh.
 Cháo được ninh thật kỹ để hạt gạo nở bung, nồi cháo không đặc cũng không quá loãng.
 Khi cháo chín, nêm gia vị vừa ăn là được
Tuy không bằng món cháo lươn truyền thống ở Nghệ An, nhưng cháo lươn ở đây vẫn mang hương vị đậm đà, đem đến sự ngon miệng cho người ăn.
 Trong cái khí trời se se lạnh của mùa đông Sài Gòn, được thưởng thức miếng thịt lươn mềm ngọt hòa trong cái vị đậm đà thơm ngon cùa bát cháo nóng hổi thì không còn gì bằng.
Cháo mực
Có hai nguyên liệu chính dùng để chế biến cháo mực là mực tươi và khô. Nấu bằng mực tươi thì cháo cho vị ngọt và ngon miệng hơn, nhưng những quán cháo ở Sài Gòn thường chọn mực khô để bảo đảm tiêu chí đầu tiên của món ăn này là rẻ.
Ngoài mực, các nguyên liệu của bát cháo còn có tiết lợn, giá đỗ. Nhiều nơi còn cho thêm tôm khô, da heo...
 Cách nấu rất đơn giản. Mực khô ngâm với nước có pha thêm rượu trắng để khử mùi nồng.
 Khi mực đã mềm, rửa sạch, dùng kéo cắt thành từng sợi vừa ăn. 
Cho lên chảo xào sơ qua với một ít đường và nước mắm.Mực sau khi đã xào xong, cho vào nồi cháo đang sôi cùng các nguyên liệu khác như: tiết heo, tôm khô, da heo... Nêm lại gia vị vừa ăn, múc ra bát, cho vào một ít gừng thái sợi, giá, hành lá, thêm một ít tiêu và thưởng thức.
 Yêu cầu một chen' cháo ngon không quá lỏng cũng không quá đặc, khi cho vào miệng, vị thơm của gừng hòa với trong vị cay nồng của tiêu làm tăng thêm hương vị đậm đà và thơm ngon. 
                                 Huấn Phan
                        @@woa , ngon ,ngon !!tks t/g nhaaa!

Ẩm thực Việt quanh sân trường đại học California

 Yến Vũ bọc khay bánh cuốn nhân thịt, chuẩn bị sẵn sàng để bán hàng gây quỹ cho Hội Sinh Viên Việt Nam tại đại học nơi cô theo học. (pic  Cal VSA/UC Berkeley)
Một trong những điều sinh viên gốc Việt tại California rất thích là đi kiếm một tô phở nóng hổi hay ly cà phê đá lạnh tại bất kỳ đại học công nào của California, một tiểu bang có hàng chục ngàn sinh viên gốc Việt.
Ẩm thực là một nét đẹp không thể thiếu của văn hóa.
 Nhiều người con gốc Việt dù đi xa đến đâu vẫn không quên được những món ăn đậm đà của quê hương. Trong số đó, có các sinh viên Việt Nam.
 Không những các em không chỉ tìm đến các tiệm ăn Việt Nam quanh sân trường đại học, mà còn mở ra nhiều sinh hoạt giúp giới thiệu ẩm thực Việt đến bạn bè thuộc sắc dân khác.
Sau đây là một số nơi phục vụ thức ăn Việt Nam quen thuộc của giới sinh viên, cả gốc Việt lẫn người bản xứ.
Các tiệm ăn quanh trường
“Có cầu ắt có cung.”
 Không biết tự khi nào, món ăn Việt Nam đã trở thành món ăn khá quen thuộc tại California, ví dụ như phở, giá cả tương đối rẻ mà hương vị thì đậm đà khó quên.
 Các tiệm phở mọc lên khắp nơi phục vụ nhu cầu của khách hàng. 
Từ sân trường đại học, sinh viên chỉ cần đi bộ vài phút là sẽ thấy một tiệm ăn Việt Nam nào đó, và đa số đều có món phở tiêu biểu của ẩm thực Việt.
Tùy theo mỗi trường đại học, có nơi có vài ba tiệm ăn Việt Nam trên cùng một con đường, như đại học Berkeley hay Los Angleles, có nơi thì có ít tiệm Việt Nam hơn, như UC Santa Cruz.
Ngoài ra, món ăn Việt Nam không chỉ được tìm thấy ở tiệm ăn của người Việt. Một số tiệm ăn chuyên phục vụ đồ Thái hay Ðại Hàn có bán luôn phở hoặc bánh mì vì những món ăn này rất được sinh viên ủng hộ, ngon mà lại vừa túi tiền. Món phở trong thực đơn của nhà hàng Thái, Pin Toh, trên đường Shattuck gần Ðại Học Berkeley là một ví dụ. 
Không chỉ các bậc cha mẹ mới được “ăn hàng” thời đi học ở Việt Nam đâu nhé.
 Nhiều đại học công của tiểu bang cho phép các xe ‘food-truck’ được bán quanh trường, nhờ thế, các sinh viên có thể tụ tập ở những điểm bán dạo này để mua một cánh gà chiên giòn tan hay chiếc bánh xu kem béo mềm, vừa ăn vừa “tám” với bạn bè.
 Thông thường các xe này đậu rất gần cổng trường, không khác gì thời Việt Nam ngày xưa, rất tiện cho các sinh viên.
 Một ổ bánh mì hay một phần mì xào không chỉ là món ăn chơi của sinh viên với bạn bè, mà còn là giải pháp “cứu đói” nhanh chóng sau giờ học.
Dù gì thì nhà hàng Việt Nam vẫn có nhiều món ăn cho sinh viên lựa chọn, so với các nhà hàng Á Châu khác thường chỉ có phở hoặc một vài món khác, từ gỏi cuốn khai vị, cơm hộp no bữa, hay bún canh chua đổi món.



2. Nhà ăn trong khu nội trú
Thực ăn của nhà ăn trong các khu nội trú phục vụ nhiều đối tượng sinh viên khác nhau, thuộc các sắc dân khác nhau. Không rõ tại những tiểu bang khác có nhiều sinh viên gốc Việt, như Texas hay Washington, trường đại học có phục vụ đồ ăn Việt hay không, nhưng một số trường đại học công ở California xếp lịch nấu phở và cơm chiên hàng tuần, ví dụ như UC Berkeley.
Những sinh viên ở nội trú được ăn miễn phí tại nhà ăn, chỉ cần đợi đến ngày nhà ăn nấu phở hay hủ tíu, các em có thể ăn thỏa thích cho đỡ thèm đồ ăn Việt.
 Nhiều sinh viên khác tuy không ở nội trú nên không được vào cửa miễn phí, cũng sẵn sàng mua phiếu ăn vì những nơi này không giới hạn phần thức ăn.
Thay vì dùng mười đồng để đi ăn một tô phở và uống một ly nước ngọt, số tiền này xấp xỉ giá tiền cho một phiếu ăn của khu nội trú, các em có thể ăn hai ba tô tùy thích.

3. Xe bán dạo
Bên cạnh các xe food-truck bán đồ ăn Tàu, hay Mễ Tây Cơ, các món đồ ăn vặt mang hương vị Việt Nam được nhiều sinh viên rất mến mộ.

4. Những sinh hoạt của VSA (Hội Sinh Viên Việt Nam)
Nấu và bán thức ăn Việt Nam là cách gây quỹ quen thuộc của các hội sinh viên Việt Nam.
 Bánh mì và cà phê sữa đá có thể nói là hai món phổ biến nhất, vì dễ chuyên chở, chuẩn bị và giá cũng rất phải chăng.
Hội sinh viên Việt Nam ở trường UC Berkeley học được từ một phụ huynh công thức làm cà phê rất ngon, dùng sữa đặc theo cách truyền thống, và hòa thêm chút sữa kem half and half. 
Hay như hội tương tự của trường UC Los Angeles, có lần bán bánh mì thịt nguội.
 Nhiều món đặc biệt khác thỉnh thoảng cũng được các hội sinh viên Việt Nam dùng để gây quỹ, ví dụ như nem nướng vừa được các sinh viên Việt Nam bán hôm 17/ 01  tại trường UC San Diego.
Những hoạt động này đôi khi chỉ trong phạm vi của hội, như một sinh hoạt giữa các thành viên, đôi khi ở trong quy mô lớn hơn, nhắm đến hàng ngàn sinh viên thuộc sắc dân khác, vừa thu được nhiều tiền hơn, vừa quảng bá ẩm thực Việt Nam.
 
                                            VuAn 
           @@ wow,vietnames food là ngon nhất!

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Giọt Đắng Cà Phê


Phố cao buổi sáng nào
Sương mù giăng giăng
Mặt trời chưa ló dạng
Nắng còn mãi lang thang
Anh  thèm ly cà phê
Nơi quán quen góc phố


Từng giọt cà phê rơi
Như lòng anh chơi vơi
Điệu nhạc buồn gợi nhớ
Anh và em đếm mưa rơi
Nhớ quay quắt dáng em
Giờ anh bên quán vắng
Ly cà phê nghẹn đắng
Ôi vị đắng tình ơi..!


Camly

2011