Câu chuyện cà phê sáng, hãy dành 3 phút để đọc nó cho một ngày đầy yêu thương, bạn nhé!…. Ngày đó, khi vừa đậu đại học,
nó nài nỉ ba mẹ mua cho nó một cái điện thoại. Vậy là ngày nhập học vào
ngôi trường mới trên thành phố lớn, với biết bao lo toan từ nơi ăn, chốn
ở, ba mẹ nó cũng cố sức chạy vạy ở quê để gửi tiền lên cho nó mua điện
thoại mà theo nó là để tiện việc liên lạc. Năm thứ hai đại học, nhìn thấy
bạn bè xung quanh toàn là điện thoại màn hình cảm ứng, nghe nhạc, chụp
hình, xem phim…không như cái điện thoại rẻ tiền xấu xí của nó, chỉ mỗi
chức năng nghe gọi, nhắn tin. Nó gọi điện về nhà xin ba mẹ mua điện
thoại mới với lý do phải học nghe Anh văn. Đầu dây bên kia, mẹ nó im lặng hồi lâu không nói gì… Hai hôm sau, mẹ gửi tiền lên cho nó…kèm theo một mảnh giấy “Cho con gái yên tâm học tập, cái gì ba mẹ cũng sẽ cố lo…”. Nó không chú ý. Tối đó, nó nhờ mấy đứa bạn tư vấn và mua chiếc điện thoại mới đắt tiền mà bạn nó nói là sành điệu nhất hiện giờ. Hè năm đó, nó mang về cho em gái chiếc điện thoại cũ. Em gái nó mừng lắm, say sưa
nghe nó hướng dẫn cách dùng, em còn may một cái túi màu hồng thật xinh
bằng vải vụn cho cái điện thoại cũ mà hằng ngày nó vẫn vứt hết góc này
đến góc khác trong phòng không thương tiếc.ừ ngày có điện thoại, em gái nó
cứ nhắn tin, gọi điện cho nó suốt. Trong danh bạ điện thoại của em nó
cũng chỉ có số của nó mà thôi. Cả mấy tháng không về nhà mà
chuyện gì ở nhà em nó cũng kể cho nó tường tận, em còn kể chuyện học,
nhiều khi chỉ là lời chúc ngủ ngon, rồi hỏi nó đi học có mệt không, có
gì vui không… Lúc mới đầu, nó cũng nhắn lại,
nhưng sau đó, những dòng tin nhắn của nó cho em gái càng ngày càng cộc
lốc, nhiều khi, đọc xong tin nhắn nó cũng chả thèm nhắn lại chữ nào… Nó say sưa với việc nhắn tin
với bạn bè, về những chuyện không đâu mà có khi đến tận khuya, mặc dù
ngày nào bọn nó cũng gặp nhau và tám đủ chuyện ở trường. Nó nhắn tin để xin lỗi nhóm bạn của nó vì buổi tối quên hẹn đi xem phim. Nó nâng niu từng tin nhắn của cậu bạn học chung lớp Anh văn, nó lo lắng khi cậu ấy nhắn tin duy nhất một chữ “Mệt”. Nó không tiếc tin nhắn khi an ủi cô bạn chỉ vì mẹ cô ấy không cho tiền mua quần áo mới… Hộp thư đi của nó cứ một đầy thêm, nhưng tin nhắn của nó cho em gái thì càng thưa thớt dần… Còn hộp thư đến thì vẫn đều đặn hằng ngày nhận được tin nhắn của em nó. Hè tới, nó chỉ về quê gần một tuần rồi xin ba mẹ trở lại thành phố đi làm thêm.
Một buổi sáng chủ nhật, nó đang
ngồi ăn sáng cùng đám bạn thì thấy số em gái nó gọi, nó nhìn số rồi tắt
máy vì đang bận bàn luận sôi nổi, nó định về nhà sẽ gọi lại… Về đến nhà trọ, nó nằm lăn ra ngủ vì đêm qua thức khuya…Đến trưa, nó giật mình thức dậy
khi nghe tiếng gió đập vào cửa sổ, cơn mưa đổ ập xuống giữa trưa hè
nóng bức không báo trước, nó nghĩ thầm “Mưa lớn thế này, chắc là bão” Ngồi một lúc, nó sực nhớ chiếc điện thoại, bật lại máy nó thấy tin nhắn em gái nó từ lúc 9 giờ sáng… “Chi oi, em len tham chi, em muon chi bat ngo, chi co vui khong?”, “Em dang o ben xe, chi ra don em nhe…”, “Chi oi, chi ban hoc a, em goi cho chi hoai khong duoc”, “Chi dau roi, chi oi, mua to qua”. “Chi, em khong biet duong di” “Chi…”…“Chi oi” Bao nhiêu tin nhắn của em gái nó đập vào mắt, không kịp đọc hết, nó dắt chiếc xe đạp ra khỏi nhà mà không đem theo cả áo mưa.
Ra đến bến xe, nó rảo mắt tìm quanh, tim nó thắt lại khi thấy em gái nó
đang ngồi co ro cạnh gốc cây, trên tay là chiếc điện thoại, vừa đói,
vừa mệt, vừa sợ, chắc em không còn đủ sức để nhắn tin nữa rồi… -Chị ơi, em đây này! -Sao chị không mặc áo mưa thế, ướt hết rồi kìa, lỡ bệnh thì sao, mà sao chị lại khóc thế, em không sao mà! Mặt em tái đi vì lạnh rồi kìa..chị..chị xin lỗi! -Em mừng quá, em sợ chị không tìm được em thôi… Đường mưa, hai chị em vẫn ríu rít trên con đường về nhà trọ của nó, át cả tiếng mưa. Nó thấy ấm hơn khi em gái nó ngồi sau… -Chị ơi, có lạnh không? -Không em à! -Vậy thì chị đưa một tay cho em nắm! Nó tự hứa với lòng “Em gái của chị, từ giờ, chị sẽ nắm tay em chặt hơn!”.
Đã đến cái đất nước của loài Kanguru này, ai cũng muốn đến tham quan
thành phố Sydney. Chẳng để làm gì cả, chỉ để tìm một tấm hình kỷ niệm
thật đẹp với cái Nhà Hát Con Sò (Opera House) có hình những cánh buồm
trắng căng gió nỗi bật trên vịnh Sydney xanh biếc hoặc với Cầu Cảng
Sydney (Sydney Harbour Bridge) có độc nhất 1 vài 2 nhịp vắt ngang Vịnh
Sydney nối 2 bờ bắc nam. Mà nếu ta tìm được một vị trí thật đẹp để chụp
được cả 2 công trình kiến trúc nổi tiếng này trong một tấm hình thì thật
là ....tuyệt.
Chưa đặt chân đến Sydney, nhưng bạn cũng thừa biết Nhà Hát Con Sò là nơi
để mọi người đến xem các buổi trình diển ca, múa, nhạc, kịch... Nhưng
bạn chưa biết bên dưới, chung quanh Nhà Hát người ta cũng kiếm được khối
tiền nhờ vào các cửa hàng ăn uống, các quầy bán hàng lưu niệm. Còn Cầu Cảng Sydney? Chắc chỉ để xe cộ lưu thông và thu lệ phí chứ đâu
còn mang lại lợi ich kinh tế gì khác… Bạn lầm rồi đó. Chỉ đến khi cầm
trên tay tờ quảng cáo "Leo Cầu" (Bridge Climb), bạn mới thật sự giật
mình. Họ đã kinh doanh "cái mà không ai nghĩ đến" và kinh doanh ra trò. "Leo Cầu" là một hình thức du lịch kết hợp với thể thao cảm giác mạnh.
Khi về nước, bạn chỉ cần chìa tấm hình của mình với Nhà Hát Con Sò và
với Cầu Cảng Sydney thì ngay cả người dốt môn địa lý nhất cũng phán
ngay được một câu "Sướng thật, Cậu đã đến Úc rồi hả?" Và lúc đó bạn thậ t
sự là người sung sướng ...
Không mạnh sao được khi bạn phải men theo một một thanh sắt cong, hẹp để
leo lên đỉnh cầu cao 134 m. Ở trên cao, gió biển thổi mạnh như muốn hất
bạn xuống cầu. Còn dưới chân, một bên là biển xanh của Vịnh Sydney, vàb
ên kia là cả thành phố Sydney rực rỡ trong nắng mai. Không mạnh sao được khi " mắt bạn hoa lên, tim bạn đập mạnh khi đọc dòng
chữ " giá 155 đô Úc cho 1 lần leo cầu vào ngày thường và $175 đô Úc cho 1
lần leo cầu vào thư bảy, chủ nhật. Cái giá "Leo Cầu" không chỉ làm cho du khách Việt Nam đau tim mà ngay cả
những Việt Kiều ở Úc mà tôi đã hỏi thăm cũng đều khẳng định một điều
"đứng trên mặt đất, tay bỏ vào túi quần vưà ngắm cầu vừa sờ $ 155 đô Úc
trong túi quần vẫn thích hơn". Khách muốn leo cầu ngoài việc phải bỏ một số tiền lớn ra còn phải book
vé trước. Vào mùa cao điểm, phải book vé trước cả tháng mới có vé chứ
phải dễ đâu. Khách đi cầu được xếp thành từng nhóm 10 người. Cứ 15 phút có một đoàn
xuất phát. Thử làm một bài tính nhanh. Một giờ có 40 khách. Với 10 tiếng
trong ngày có được 400 khách và người ta đã thu được $ 62,000 đô Úc và
trong một tháng thu được hơn $ 1,350,000 đô Mỹ.... Nhiều lần đến Sydney, đứng ngắm cây cầu nổi tiếng, tôi cũng mơ một ngày được leo lên cây cầu cảng Sydney.
Và rồi mơ được, ước thấy. Tôi cũng có dịp tiếp cận với cái tour cảm giác
mạnh này. Đoàn của tôi có 40 người mà hết 3 người có lập trường kiên
định " có cho thêm $155 đô Úc cũng không leo cầu". - 1 người thì thấy vui
và bị cả đoàn xúi quá nên thay đổi lập trường. Vé thì đã mua rồi không
đuợc hoàn lại. Thế là anh lái xe và cô hướng dẫn người Úc của đoàn được
dịp tình nguyện "hi sinh". Đúng là dịp may không đến lần thứ 2 với họ.
Còn 1 vé thì tiếc vô cùng nhưng không làm sao gọi gấp 1 người bạn Việt
Kiều đến hưởng sái. Thời gian leo cầu mất 3 giờ 30 phút. Mỗi nhóm gồm 10 người có một hướng
dẫn viên chuyên nghiệp chăm sóc. Mỗi nhóm xuất phát cách nhau 15 phút.Trước tiên là kiểm tra nồng độ rượu qua hơi thở. Mọi người được đọc qua
các điều lệ của cuộc chơi và ký vào tờ cam kết là không mắc các bệnh về
tim mạch... Mọi thứ mang trên người như nữ trang, kiếng mát, đồng hồ, kẹp tóc, máy
ảnh...đều phải cho vào một hộc tủ rịêng của mình và khoá lại. Chìa khoá
được mang vào cổ tay. Mỗi người đuợc phát một bộ áo liền quần vừa với
kích cỡ của mình. Mặc thêm áo ấm -jacket (nếu trời lạnh) hoặc áo mưa (nếu trời
mưa), đội nón, mang găng tay. Tất cả các thứ dễ rơi như nón, găng tay,
kiếng đều được buộc vào cổ tay hoặc cái móc sau cổ áo để bảo đảm rằng
không có gì có thể rơi xuống đất được. Sau đó là chọn một đôi giày bảo
hộ, mang một đai an toàn có một cái móc sắt để móc vào sợi dây cable
được kéo dọc theo lối đi. Cuối cùng là một ống nghe kèm một radio FM để
nghe các hiêu lệnh và thuyết minh. Trước khi leo cầu, cả đoàn được đưa đi thử trên một đoạn cầu giả để làm
quen với các dụng cụ bảo hộ và xem thử ai thật sự yếu tim thì còn ngăn
lại kịp thời.Cả đoàn từ từ leo lên cầu bên nhánh phía đông. Vừa leo, vừa nghe hướng
dẫn viên thuyết minh về lịch sử của cây cầu. Con đường đi hơi dốc làm
cho một số người cảm thấy mệt. Nhưng càng lên cao càng cảm thấy thích
thú. Sau khi leo hết 250 m, đoàn đã đứng trên đỉnh cầu. Ai cũng muốn la
thật to vì ...quá đã, la thật to cho át tiếng gió.. ..Nhìn bên dưới là
nhà hát con sò nhỏ bé...xa xa là tháp truyền hình trông như một trái dứa
non mới nhú...xa hơn nữa là khu phức hợp thể thao được xây cho Olympic
2000. Cả nhóm đứng chung lại để hướng dẫn viên chụp hình lưu niệm. Lúc
này hướng dẫn viên kiêm luôn nhiếp ảnh gia tha hồ mà làm ăn. Đã lên đến
đỉnh cầu này thì chẳng ai tiếc tiền cho một tấm hình có giá $20 đô Úc.
Sau khi móc hết hầu bao của mọi người, hướng dẫn viên đưa đoàn băng
ngang trên cầu và xuống bằng nhánh phía tây. Con đường đi xuống có vẻ
nhẹ nhàng hơn....au khi trút bỏ lại những áo quần bảo hộ, và ra quầy nghỉ ngơi, mọi ngừơi
đựơc tặng ngay một tấm hình kỷ niệm chung của nhóm và một tấm bằng
(trông oách như bằng tốt nghiệp của đại học New South Wales) chứng nhận
bạn đã leo cầu Sydney.. ..Mọi người lại móc túi để trả tiền cho các tấm
hình chụp trên cầu và các món quà lưu niệm.
Giờ đây, nếu ai hỏi tôi " Nước Úc có gì hay nhất?" thì tôi xin thưa ngay "ấn tượng nhất là đi cầu ở Sydney"
Nghe nói rằng trong năm nay người Úc sẽ tiếp tục kiếm tiền bằng cách cho
du khách leo... tháp truyền hình Sydney (Sydney tower) cao 270 mét. Với
giá vé rẻ hơn vé leo cầu, họ dự kiến sẽ kiếm đươc hơn $ 60 triệu đô Mỹ
trong một năm.
Đúng là du lịch Kiểu...Úc Yhanoi tks t/g , exciting trip !
Tôi viết những dòng thơ đầu tiên khi còn ở trường Duy Xuyên và sáng tác
nhiều hơn khi chuyển qua trường Trần Quý Cáp. Nhưng thơ và cả văn cũng
chỉ chia sẻ trong nhóm bạn bè gần gũi. Ngoại trừ vài vần thơ tình hiếm
hoi như trên, phần lớn tôi viết từ nhiều góc cạnh của số phận con người
và đất nước. Đơn giản vì tôi thương đất nước mình. Đời tôi gian truân
không khác gì đất nước. Từ thời thơ ấu ở quận Duy Xuyên tơ lụa đến bóng
đa chùa Viên Giác Hội An, thơ văn tôi còn lại những dấu chân, những
tiếng thì thầm của những người tôi quen và không quen, những hoàn cảnh
tôi đã gặp, đã từng là nhân chứng.
Bạn bè văn nghệ chúng tôi hay gặp nhau trên căn gác của Nguyễn Xuân
Tường, gần chùa Viên Giác. Tôi chỉ quen Tường sau khi chuyển sang trường
Trần Quý Cáp nhưng thân nhau rất nhanh. Tường học giỏi, đàn hay, sáng
tác nhạc, làm thơ, học cả lớp báo chí hàm thụ của tạp chí Phổ Thông. Thơ
của Tường đăng nhiều nhất trên tạp chí Thứ Tư, ký bút hiệu Mặc Vũ. Tôi
biết nhiều về báo chí cũng nhờ học ké các sách vở trong lớp hàm thụ của
Tường và tập đàn từ cây đàn của Tường. Tường có đức tính rất tốt, tận
tụy hy sinh cho bạn bè. Trong những ngày cùng khổ ở Sài Gòn, khi không
còn nơi nào khác để trọ, tôi tìm đến Tường. Cậu ấy giới thiệu tôi dạy
kèm ở nhà người bà cô ruột của cậu ta. Người đàn bà có tâm hồn bao dung
như dòng sông Hằng đó sau thời gian ngắn đã trở thành mẹ nuôi của tôi.
Từ đó tôi không còn khó khăn về vật chất và cả tinh thần nữa. Mẹ người
Kim Bồng nhưng trong các tác phẩm của mình, tôi thường gọi mẹ là Mẹ Hòa
Hưng để phân biệt với Mẹ Duy Xuyên đã mất. Tôi hay chọc mẹ tôi cười nhất
là trong những lần đánh bạc ăn gian với đám em trong ba ngày Tết. Mười
năm sau khi rời Sài Gòn, tôi viết tặng mẹ bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng
Mẹ Cười. Mẹ rất thích bài thơ này. Anh Võ Tá Hân phổ bài thơ thành
nhạc, nhiều ca sĩ hát nhưng ước mơ của mẹ là một ngày tôi sẽ về để hát
mẹ nghe. Dĩ nhiên là tôi lại hứa như bao lần lần lỡ hẹn đã qua.
Ngoài giờ học ở trường Trần Quý Cáp và gặp gỡ một số bạn bè giới hạn,
tôi chỉ ở chùa đọc sách. Sau ngày xây xong Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh
Niên, sư phụ tôi có ý định thành lập một thư viện nên thu thập rất nhiều
sách. Ý định không thành, thầy đóng sách thành từng thùng và để dành
trên lầu. Bên cạnh kinh điển là các tác phẩm văn học, kinh tế và rất
nhiều sách chính trị. Tôi còn nhỏ nên công việc tôi làm mỗi ngày rất nhẹ
nhàng không phải gánh nước tưới rau như các chú lớn tuổi. Những ngày
không đi học, sau khi lau chùi bàn ghế trong giảng đường và quét lá đa
một nửa sân chùa xong tôi thường dùng thời gian còn lại để đọc sách.
Trường Trần Quý Cáp không có trung tâm thi tú tài. Mùa hè 1972, học sinh
các lớp đệ nhất trường Trần Quý Cáp chúng tôi lều chõng đi thi tú tài
phần hai ở trung tâm Đà Nẵng. Chủ tịch hội đồng giám khảo là thầy Hoàng
Trung, nguyên hiệu trưởng trường Trần Quý Cáp. Ngày công bố kết quả ở
trường Nữ Trung Học Đà Nẵng, bác tôi từ bên Sơn Chà đạp xe qua để cùng
tôi đi xem bảng. Tôi chỉ muốn đi một mình vì không muốn bác đau lòng nếu
chẳng may tôi rớt. Bác nhất định cùng đi. Ngày dán kết quả, hẳn nhiên,
là ngày vô cùng hồi hộp.
Sân trường Nữ Trung Học ngày đi coi bảng rộn tiếng cười nhưng cũng đầy
nước mắt. Khi đến họ Trần, danh sách thi đậu chỉ có vài tên vần chữ T và
chấm dứt. Không có tên tôi. Những tờ kết quả dán bên dưới thuộc về các
ban khác. Bác tôi mắt yếu không đọc được nhưng thấy tôi không nói gì,
bác biết sự im lặng là một dấu hiệu không vui. Khi quá lo lắng, tôi quên
nghĩ đến một điều vô lý, chẳng lẽ các họ bắt đầu với các vần U,V,X,Y
…đều rớt hết hay sao, nhất là rất nhiều người họ Võ và Vũ. Thì ra, người
dán kết quả thấy phía dưới ban khác chiếm, đã dán phần còn lại ở một
bức tường khác khá xa. Tôi tìm ra và thấy tên mình trong đó. Bác tôi mắt
yếu nhưng vẫn cố chen lấn vào để chính mắt đọc tên tôi.Tôi ôm chầm các bạn vần T, V, nhảy nhót vui mừng, nhưng khi chợt nhìn
lên, tôi thấy bác khóc. Với tâm hồn mộc mạc, bác không vuốt tóc hay nói
một lời khen nhưng từ dòng nước mắt đang chảy trên đôi má nhăn nheo của
cụ già Quảng Nam chất phác, tôi biết bác mừng lắm. Bác tôi ít nói. Khi
buồn ông đi uống rượu. Tánh tình ông hiền hậu và rất dễ mềm lòng. Một
lần tôi học lớp đệ ngũ ở Vĩnh Điện bác đạp xe từ Sơn Chà vào thăm. Dù
trong giờ học nhưng bác nhất định không chờ. Nhân viên văn phòng đành
đưa bác đến phòng học để gặp tôi.
Bác đứng giữa lớp khóc ngon lành khi
thấy tôi đang ngồi trong một góc phòng. Thầy cô và bạn học biết hoàn
cảnh tôi nên không ai nói gì. Tôi rời lớp theo bác ra ngồi trên bậc tam
cấp. Tôi dặn bác đừng khóc và cũng đừng vào thăm nữa, tôi sẽ bình an.
Nói thế cho bác yên tâm mặc dù tôi không biết đời mình rồi sẽ ra sao.
Thằng bé ốm yếu mười ba tuổi ngồi bên ông già Quảng Nam giữa một quê
hương đang đong đưa trong cơn bão. Khi bác đạp xe ra về, nhìn theo chiếc
lưng còm cõi của bác, lòng tôi se lại, tôi nhớ cha tôi vô cùng. Nhiều
khi tôi thấy mình như những cọng lau bên bờ sông Thu, khi cong tưởng
chừng sát đất nhưng rồi lại đứng lên và đi giữa cuộc đời.
Coi bảng Tú Tài xong, bác tôi hớn hở tự đạp xe ra phà để về lại Sơn Chà.
Sau này nghe bác kể tôi mới hiểu ra, bác khóc không phải chỉ vì mừng
cho tôi đậu tú tài thôi nhưng còn nghĩ đến ba tôi, em trai kế của bác,
đã qua đời vài năm trước đó. Ước mơ của ba tôi, người thợ dệt vải ở Duy
Xuyên mong con mình đậu tú tài đã thành sự thật. Ông nội tôi có tám
người con gồm cả trai lẫn gái nhưng không gia đình nào thành công trên
đường học vấn. Các anh họ lớn tuổi của tôi, ra đi dù theo bên này hay
bên kia đều không ai trở lại. Anh chết bên này sông Thu, em chết bên kia
sông Thu. Tôi giận bác tôi nhiều chuyện trong gia đình nhưng từ hôm đó
về sau tôi thương bác vô cùng. Đi bộ trên đường Hùng Vương ra bến xe Chợ
Cồn để về Ngã Ba Huế, tôi muốn la lớn lên cho mọi người cùng biết tôi
đang có một niềm vui nhưng không còn một người thân nào trong gia đình
để san sẻ.
Tôi quyết định đi Sài Gòn dù trước đó có thầy khuyên tôi nên ra Huế học.
Tôi phải đi xa. Không gian nhỏ hẹp ở quê hương hay ở Huế dường như
không đủ chỗ cho niềm u uất của tôi trang trải. Tôi về lại Duy Xuyên
thăm mộ mẹ lần cuối trước ngày đi. Ngày xưa mỗi chiều đi học ở trường
Tiểu học Xuyên Châu về tôi thường dừng lại ở đây. Cỏ hoang không mọc kịp
để tôi nhổ. Hôm đó tôi về, ngôi mộ mẹ tôi đầy cỏ dại. Từ độ tôi ra Vĩnh
Điện, Đà Nẵng rồi xuống Hội An trọ ở chùa Viên Giác, chẳng còn ai chăm
sóc phần mộ mẹ. Phần lớn bà con đều đã tản cư ra Đà Nẵng. Trong xóm chỉ
còn lại vài gia đình sống ngay giữa hai lằn đạn, bám lấy ruộng vườn vì
không biết đi đâu và cũng không biết lấy gì để sống nếu chạy ra ngoài Đà
Nẵng. Tôi ngồi thật lâu bên mộ mẹ. Phía bên kia là Cầu Chìm. Mùa hè,
dòng nước Thu Bồn như nước mắt tôi sắp cạn. Ngôi nhà nhỏ của cha con tôi
bị cháy rụi chỉ còn trơ trụi một nền đất. Tôi hứa với mẹ tôi mùa hè
sang năm con sẽ trở về. Tôi tạm biệt ngôi làng nhỏ ra đi, hành trang của
tôi không còn gì ngoài tình thương và khát vọng tự do.
Tôi là một trong những học sinh lớp đệ nhất cuối cùng rời Phố Hội thân
yêu. Lý do, sau khi thi xong Tú Tài phần hai tôi bị bịnh nằm ở Đà Nẵng
suốt mấy tuần. Tôi ở nhà một người cô để được cô chăm sóc. Một cô bé
cùng quê có đôi mắt đen tròn mỗi chiều đến thăm tôi. Cô tôi nghi ngờ
chúng tôi có tình ý gì. Tôi không có và cô bé cũng không. Chúng tôi lớn
lên với nhau từ những ngày còn bé ở trong quê. Giống như bây giờ, hồi đó
tôi đã thích lý sự những chuyện “trên trời dưới đất” nhưng cô bé dù
không hiểu gì cũng kiên nhẫn ngồi nghe. Âm nhạc cũng thế. Những bài hát
tôi hay hát thời đó như Thiên Thai, Thu Hát Cho Người đài phát thanh Đà
Nẵng thường không phát nhưng cô bé nghe tôi hát riết cũng quen tai. Một
tình cảm nhẹ nhàng bàng bạc như khói sương trong cả nhiều năm sau đó.
Những năm học đại học ở Sài Gòn, mùa hè nào tôi cũng về Đà Nẵng. Cô bé
rất vui mỗi khi thấy tôi về và tôi cũng nghe như có tiếng chim hót trong
lòng mỗi lượt về thăm, cho đến một ngày hè 1981, cánh chim nhỏ bay qua
bên kia biển rộng, chưa về.
Khi khỏe ra, tôi vào Hội An dọn dẹp sách vở, đảnh lễ thầy trụ trì và
chào các chú trong chùa để ra đi. Thầy trụ trì cho tôi một ít tiền để đi
đường nhưng không nói gì thêm nhiều. Cuối tháng Tám và mùa thu sắp sửa
trở về. Trong tiếng lá đa xào xạc tôi tự mở cánh cửa để ra đi âm thầm
như khi tôi đến. Không một nụ cười hứa hẹn quay về và cũng không một
giọt nước mắt khóc chia tay. Như Nguyễn Bính tả trong Những bóng người
trên sân ga, tôi “một mình làm cả cuộc phân ly” . Không ai bà con ruột
thịt với tôi. Tôi không phải là một chú tiểu, một tăng sĩ, một đệ tử
xuất gia của sư phụ mà chỉ là đứa trẻ mồ côi trọ học. Số phận của tôi
không khác gì số phận của hàng triệu đứa trẻ bất hạnh trên đất nước Việt
Nam thời đó. Nhưng tôi tin, tôi đã học được rất nhiều và thay đổi rất
nhiều sau thời gian ở chùa Viên Giác. Tôi hiểu bao dung tha thứ là điều
cần thiết nhưng quan trọng hơn phải biết bao dung tha thứ cho chính mình
trước. Những năm ở chùa Viên Giác đã làm dịu cơn phẫn nộ trong lòng một đứa bé
bị chiến tranh tàn phá, hủy diệt gần như tất cả những gì yêu quý nhất. Lời dạy “Hãy thắp đuốc lên mà đi” của Đức Phật đã ảnh hưởng đến nhân
sinh quan và thế giới quan của tôi. Con người ai cũng có thể dăm đôi lần
bị té ngã nhưng phải biết buông xả, đứng dậy và tiếp tục đi. Tôi đã
đứng dậy, đã đi, đã sống sót qua nhiều thử thách. Tháng Hai vừa qua,
đứng trước tảng đá nơi Đức Phật có thể đã ngồi giảng bài pháp đầu tiên
bên Vườn Lộc Uyển, tôi xúc động và cảm thấy mình như chiếc lá từ hơn hai
ngàn năm trăm năm trước vừa rơi về cội. Chiếc lá đa chùa Viên Giác Hội
An, chiếc lá bồ đề ở Vườn Lộc Uyển Sarnath hay giọt nước sông Hằng
Varanasi chỉ là một, một tâm hồn, còn và mất, ra đi và lại trở về. Khi
chuyến xe rời Lộc Uyển ra phi trường Varanasi, tôi ngoái đầu nhìn lại và
thầm thưa nhỏ trong lòng “Con cám ơn đức Bổn Sư”.
Cuối tháng Tám 1972, các bạn đi du học đã đi rồi, các bạn đi Sài Gòn học
đã đi rồi và cả các bạn đi học ở Huế cũng đã đi rồi. Thành phố vốn đã
vắng lại càng vắng hơn. Tôi đi ngang qua trường Trần Quý Cáp. Mùa hè sắp
hết. Hoa phượng đỏ đang tàn. Thầy cô chưa trở lại. Từ nay Trung học
Trần Quý Cáp không còn là trường học mà là kho tàng của tuổi trẻ chúng
tôi. Bàn ghế, hộc tủ, bảng đen, những câu thơ viết vội trên tường mãi
mãi sẽ là chứng tích. Tôi ra đi mang theo hình ảnh thầy cô và rất nhiều
điều đáng nhớ nhưng không thể nào viết hết ra đây. Những lời dạy dổ của
các thầy, các cô là nhựa nguyên, nhựa luyện cho cây đời tôi xanh lá.
Những năm sau đó, vào Sài Gòn và rồi ra nước ngoài, dù học thêm ở nhiều
trường lớn hơn, dù ngồi trong những giảng đường khang trang hiện đại
hơn, dù học với những giáo sư tên tuổi hơn, một điều tôi luôn ghi khắc
trong lòng, ánh sáng rực rỡ của ngọn đèn đại học Mỹ đã được thắp lên từ
những cây diêm rất nhỏ ở Trung học Duy Xuyên, Trung học Trần Quý Cáp
ngày xưa.
Nếu định nghĩa giáo dục là những gì còn lại sau khi quên hết, những gì
còn lại trong tôi không phải là những nguyên tắc máy móc, những công
thức khô khan mà là những bài giảng công dân giáo dục nhẹ nhàng nhưng
cần thiết của thầy cô, những khát vọng và ước mơ tuổi trẻ mà tôi nung
nấu dưới mái ngói đơn sơ của ngôi trường mẹ, Trung học Trần Quý Cáp Hội
An.
Trần Trung Đạo
(Viết cho đặc san Trường Tôi kỷ niệm 60 năm thành lập TH Trần Quý Cáp, Hội An 1952-2012)
*********************************** @@ Ấn tượng về Hội an trong ký ức là đèn lồng lung linh nơi phố cổ trong
ngày tết Trung thu , món cao lầu Hội an mang đậm nét văn hóa món ăn xứ
Quảng , kiến trúc cổ kính mang phong cách riêng ,mang đậm bản sắc văn hóa khiến cho du
khách trong nước lẫn nước ngoài khi đến thăm Hội an sẽ lưu luyến không
quên .... Bài viết về ngôi trường cũ và phố cổ Hội an của t.g Trần
Trung Đạo giúp chúng ta khám phá & hiểu biết thêm về Hội an rất giá trí và súc tích .tks t/g ! Camly 08/31/2012
Tôi đến trung học Trần Quý Cáp bắt đầu với hành trình ở chùa Viên Giác.
Tôi nhớ rất rõ, ngày cuối mùa hè ở trường Nguyễn Duy Hiệu năm 1968, nơi
trường Duy Xuyên mượn chỗ để dạy cho các học sinh Duy Xuyên vừa tản cư
ra sau trận Mậu Thân, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai cho chúng tôi
biết sang năm trường sẽ dọn xuống Hội An. Vì một số thầy cô như thầy
Nguyễn Phúc Mai, thầy Võ Văn Mạo đều là người Hội An nên việc di chuyển
xuống Hội An với các thây không có gì trở ngại. Các học sinh không nhà
như tôi là chuyện gian nan. Tôi vừa ở Hội An cách đó vài tháng sau ngày
cha tôi mất. Tôi bỏ chùa Viên Giác ra đi. Nhưng có thể tôi lại phải vào
chùa xin tá túc một lần nữa, và lần này chắc sẽ ở rất lâu. Thật tâm tôi
không muốn trở lại chùa, nhưng nếu không rồi tôi sẽ đi đâu. Đời tôi
thường không có nhiều chọn lựa.
Năm học 1969, trường Duy Xuyên dạy ở đình Cẩm Phô cách chùa Viên Giác
không xa. Tôi học lớp đệ tứ. Buổi liên hoan chia tay nhau ở trung học
Duy Xuyên cuối năm đệ tứ là một ngày đầy cảm động. Trường Duy Xuyên rất
tội nghiệp. Không có cơ sở riêng như hầu hết các trường công lập khác,
phải dạy nhờ lang thang từ quận này sang quận nọ, từ trường Nguyễn Duy
Hiệu ở Vĩnh Điện xuống đình Cẩm Phô ở Hội An. Sang năm sau, chúng tôi
chuyển sang trường đệ nhị cấp Trần Quý Cáp.Chiến tranh và tuổi thơ trôi nổi đã làm chúng tôi trưởng thành rất sớm.
Buổi liên hoan chia tay được tổ chức long trọng trong phòng rộng phía
bên phải đình Cẩm Phô. Năm đó, tôi 14 tuổi và đứa lớn nhất trong bọn tôi
cũng chỉ mới 15 tuổi nhưng tôi nhớ rất rõ ngôn ngữ trong lời phát biểu
của đại diện ban tổ chức rất ư là người lớn, tương tự, diễn văn của anh
trưởng lớp rất xúc động và hùng hồn. Chúng tôi tự viết lấy, không ai
viết giùm. Lá thư gởi thầy cô và bạn bè cùng lớp do tôi viết với những
lời đầy hứa hẹn cho mai sau. Giáo sư hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai, giáo
sư hướng dẫn Võ Văn Mạo cũng nhắn gởi chúng tôi những lời khuyên nhủ rất
chân thành.
Thầy Võ Văn Mạo kể chúng tôi nghe câu chuyện một ông thủ tướng Pháp, tôi
không còn nhớ tên, sau khi thành danh trở về trường cũ thăm thầy như
một cách dặn dò chúng tôi ra đi nhưng đừng quên nguồn gốc. Chúng tôi
trịnh trọng và vui vẻ hứa với thầy sẽ về Hội An thăm các thầy cô dù
không phải là thủ tướng. Thầy trò cùng cười.
Nhưng lời hứa chưa thành sự
thật. Bao nhiêu mùa thu qua nhưng những chiếc lá trong sân đình Cẩm Phô
vẫn còn tản mát mỗi người một ngả. Nhiều chiếc lá đã khô và rụng ở một
góc trời nào đó. Suốt đời thầy Võ Văn Mạo gần gũi với học trò và chúng
tôi cũng rất gần gũi với thầy. Thầy có tật ở chân nhưng nhờ chiếc xe
mobylette màu xám quen thuộc đã đưa thầy lên Duy Xuyên và rồi Vĩnh Điện
mỗi tuần. Nghe đâu nhà thầy ở gần rạp Phi Anh nhưng tôi chưa bao giờ
đến.Ngoài thầy Võ Văn Mạo, một người thầy tôi quý mến khác và cũng thương
tôi nhất trong suốt bốn năm ở trung học Duy Xuyên là thầy Phùng Ngọc
Nhựt dạy Việt Văn và Nhạc. Thầy có vóc dáng rất nghệ sĩ, đeo kính đen,
tóc bềnh bồng, có vẻ “lập dị” nhưng có một lòng yêu quê hương thấm đậm.
Bài hát đầu tiên thầy tập cho chúng tôi hát trong những ngày chưa tản cư
ra Vĩnh Điện là bài Những Nẻo Đường Việt Nam. Thầy hát không hay lắm
nhưng truyền cảm và chuyên chở tình yêu quê hương bát ngát. Tôi cũng
thích hát. Dù học rất thường trong những môn khác, tôi luôn đứng nhất
trong môn nhạc.Ngày đó tôi đang mang trên vai nỗi buồn quá nặng so với tuổi tác của
mình và thầy cũng mang một tâm sự gì đó vô cùng uẩn khúc nhưng không thể
san sẻ với ai nên những buổi chiều ở Vĩnh Điện, hai thầy trò thường
ngồi trên hành lang hát vu vơ “Những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Cà Mau
thẳng tới Nam Quan, ôi những nẻo đường Việt Nam…” Nửa thế kỷ trôi qua
nhưng tôi vẫn còn nhớ tiếng hát của thầy vang lên trong căn phòng nhỏ ở
thị trấn Vĩnh Điện xa xôi. Mới đây, tôi nghe tin thầy đã qua đời.
Dù
biết dù còn sống chưa hẳn có thể gặp nhau, nhưng ra đi vĩnh viễn thật là
buồn. Tôi không nhớ là thầy theo trường xuống Hội An. Sau những ngày ở
Vĩnh Điện thầy trò chúng tôi chưa gặp nhau lần nào nữa.Từ giã ngôi đình cổ, chúng tôi bước vào một ngôi trường khang trang, quy
cũ Trần Quý Cáp. Không giống hai năm trước đây chỉ học cho có vì cả
thầy lẫn trò đều lang thang, năm đệ tam là năm tôi thực sự đi học. Theo
một tài liệu được tổng kết một cách khách quan về lịch sử trường từ ngày
thành lập 15 tháng 9 năm 1952 đến năm 1975 Trung học Trần Quý Cáp chỉ
có bốn thầy hiệu trýởng gồm thầy Tăng Dục, thầy Hoàng Trung, thầy Lưu
Chí Kiên và thầy Trần Huỳnh Mính. Những năm tháng đầu trường dạy nhờ tại
một ngôi chùa của người Hoa trên đường Cường Để. Địa điểm hiện nay chỉ
được xây xong trong niên khóa 1955-1956.
Trong thời gian tôi vào, năm
lớp ở dãy giữa chưa có các tầng lầu như hiện nay. Năm 1973 này Kỳ Đài
Trần Quý Cáp được khởi công xây do hai kiến trúc sư Nguyễn Hy Văn và
kiến trúc sư Đô Thị Gia phác họa. Giống như hầu hết các trường trung
học, trường Trần Quý Cáp rộng với những hàng phượng trồng dọc theo hành
lang. Bên cạnh các cây phượng rất già được trồng sát với dãy lớp giữa là
những cây phượng còn non mới lớn ở ngoài sân. Tính từ lối vào, các lớp
nhỏ học bên trái và cứ thế lên cao dần cho đến các lớp đệ nhất. Cổng
trường ngày đó đơn giản, màu gạch rêu phong với tấm bảng thiếc và hàng
chữ Trung Học Công Lập Trần Quý Cáp.Hiệu trưởng của chúng tôi ở Trung học Trần Quý Cáp trong ba năm tôi học
từ cuối năm 1969 đến tháng 6 năm 1972 là thầy Lưu Chí Kiên và Tổng Giám
Thị là thầy Tống Khuyến. Vì là trường lớn nhất của tỉnh nên trường Trần
Quý Cáp có một ban giáo sư đông đảo và số lượng thầy cô tăng rồi giảm,
đến rồi đi, cũng rất nhanh. Tôi chưa đọc một danh sách giáo sư Trung học
Trần Quý Cáp nào đầy đủ. Theo một tài liệu được viết khá sư phạm và
khách quan, năm tôi vào học, trường Trần Quý Cáp có đến 2.190 học sinh,
trong đó có 27 lớp đệ nhất cấp và 17 lớp đệ nhị cấp. Tôi không nhớ hết
thầy cô nhưng tên thầy cô mà tôi học trong ba năm vẫn còn nhớ: Thầy
Nguyễn Văn Liêu dạy Việt Văn, thầy Phan Khôi dạy Anh Văn, cô Trần Phương
Lan dạy Anh Văn, cô Bích Ty dạy Triết, thầy Phạm Phú Lợi dạy Triết,
thầy Nguyễn Ngọc Anh dạy Sử Địa, thầy Đặng Văn Bôn dạy Vạn Vật, thầy
Phùng Rân dạy Lý Hóa, thầy Nguyễn Như Thọ dạy Toán, cô Nguyễn thị Nguyệt
dạy Việt Văn, thầy Tống Nhạn dạy Pháp Văn, thầy Tăng Kim Lân dạy Sử
Địa, thầy Tống Diệu dạy Anh Văn. Năm đầu ở trường Trần Quý Cáp, thầy Nguyễn Ngọc Anh và thầy Nguyễn Văn
Liêu là hai thầy tôi thích nhất vì tôi thích học văn và sử. Tôi nhớ có
lần thầy Liêu ra đề luận “Các em học sinh nghĩ gì về chiến tranh”. Tôi
nhập đề chỉ bằng một câu vỏn vẹn “Chiến tranh đã làm xã hội Việt Nam đảo
lộn”. Trong lúc đa số học sinh trong lớp nghe tới chiến tranh là tả
những cảnh ánh hỏa châu rơi, tiếng súng xa xa vọng về, tôi nghĩ đến con
người và những đổ vở trong xã hội Việt Nam. Thầy Liêu rất thích cách
viết đó và đọc bài luận cho cả lớp nghe.
Chiến tranh gây ra bao tang tóc, bao tàn phá nhưng từ lúc học lớp đệ tam
cho đến bây giờ tôi vẫn tin cái tàn phá tai hại nhất của chiến tranh
không phải là tài sản mà là con người. Bao nhiêu lớp người đã chết, bao
nhiêu thế hệ đã ra đi và sẽ không bao giờ trở lại trên đất nước Việt
Nam. Những mất mát đó không bù đắp được. Những vết thương trên da thịt
có thể sẽ lành đi nhưng vết thương trong tâm hồn khó mà phai nhạt.
Người
ta thường nghĩ đến việc tái thiết đô thị, xây dựng nhà cửa, cầu cống
nhưng cái cần tái thiết và xây dựng là tình người. Còn tình người Việt
Nam chúng ta sẽ còn Việt Nam mãi mãi. Mất tình người Việt Nam, dân tộc
này sẽ bị diệt vong. Nhiều khi ngồi nhớ lại những bài luận năm xưa và
những tiểu luận tôi viết bây giờ, cách viết cũng không nhiều thay đổi.
Ước gì thu thập lại được tôi sẽ in thành sách. Thầy Liêu ở Đà Nẵng, chỉ
vào trường Trần Quý Cáp dạy một năm đệ tam niên khóa 1970, sau đó hình
như thầy không dạy nữa.Thầy Nguyễn Ngọc Anh có kiến thức lịch sử rất rộng. Thầy cũng chỉ dạy
tôi năm lớp đệ tam 1970. Thầy dạy sử Việt Nam nhưng cũng hay nhắc đến sử
Trung Hoa. Thầy thường mặc áo sơ mi trắng, khuôn mặt trẻ trung và hình
như thầy người Huế. Thầy giảng rất hay vì nghĩ sao giảng vậy một cách tự
nhiên, hùng hồn. Rất ít khi tôi thấy thầy để mắt vào sách giáo khoa.
Ngay cả cách hỏi bài cũng vậy, thầy thích hỏi câu gì thì hỏi, nhiều khi
không liên hệ gì với bài học trong tuần. Đang học chuyện ai thống nhất
Việt Nam lần đầu thầy buột miệng hỏi ai thống nhất Trung Hoa lần đầu.
Tôi cũng thích lối dạy đó.
Sử học là một khoa học đối chiếu. Nếu chỉ
biết sử nước mình mà không biết sử nước khác rất dễ dẫn đến một thứ chủ
nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi và ngủ vùi trong vinh quang quá khứ Thầy Nguyễn Như Thọ dạy tôi môn Toán lớp đệ nhất năm 1972. Thầy hơi ốm,
đẹp trai và vui tính. Nhà thầy ở gần đình Cẩm Phô và đến trường bằng
chiếc xe Vespa màu xanh nhạt. Thầy dạy trường công và cả trường tư.
Ngoài ra, mùa hè thầy còn dạy các lớp luyện thi. Thầy dạy toán nhưng
không quá khắt khe. Mỗi khi có đứa nào nói chuyện trong giờ học, thầy
gọi tên nhưng khi cậu ấy vừa ngẫng lên, thầy ném cho cậu ta một viên
phấn nhanh như ném phi tiêu. Thầy trò nhìn nhau cười huề. Thầy viêt trên
bảng đen rất đẹp và ngay cả vẽ được một vòng tròn 360 độ chỉ bằng một
nét không dừng tay. Có lúc vẽ thành công nhưng giống như cuộc đời cũng
nhiều khi vòng tròn không được kín. Khi nghe thầy trải qua nhiều gian
truân và đã sang đến Mỹ, tôi thầm mong có một ngày được viếng thăm thầy.Cô Nguyễn Thị Nguyệt dạy tôi môn Việt Văn lớp đệ nhất năm 1972. Cô
Nguyệt có vóc dáng mảnh mai, mái tóc thề đen lánh bao giờ cũng chải mượt
mà. Trong mắt tôi cô Nguyệt đẹp nhất trong số các cô mặc dù cô Phương
Lan quý phái và cô Bích Ty hiền hòa. Ngày đó cô Nguyệt vừa tốt nghiệp sư
phạm về dạy Việt Văn ở trường Trần Quý Cáp nên tuổi cô cũng chỉ mới
ngoài hai mươi. Cô thường mặc áo dài xanh. Tôi hay đứng trên hành lang
nhìn cô đi trong sân trường. Một cảm giác thật dịu dàng nhưng không đủ
để thành thơ nên tôi không có bài thơ nào viết tặng cô ngày đó. Cách đây
hai năm cô sang Mỹ, anh Nguyễn Hồng Hà, một cựu học sinh Trần Quý Cáp
của thập niên 1960, giới thiệu và tôi may mắn được đến thăm cô ở Boston. Cô Nguyệt là người duy nhất trong số các thầy cô dạy ở Trung học Trần
Quý Cáp tôi được gặp lại. Mấy chục năm qua, đứa học trò ngẫn ngơ năm xưa
nay đã già nhưng cô Nguyệt trong tâm hồn nó vẫn còn rất trẻ.Từ cổng vào, lớp học của tôi là lớp thứ hai, dãy bên phải. Nhìn sang
phía bên kia là Ty Cảnh Sát Quảng Nam chỉ cách một hàng rào. Tôi không
biết phòng sát với lớp học tôi có phải là phòng thẩm vấn hay không nhưng
thỉnh thoảng tôi nghe tiếng la hét, khóc than, van xin, hăm dọa. Tôi
hay tò mò nhìn sang và thắc mắc chuyện gì đang xảy ra bên đó nhưng tất
cả bị che khuất bằng một hàng rào kẽm gai cao. Trong lớp, chỗ tôi ngồi
sát cửa sổ. Nhiều khi tôi muốn đóng lại để khỏi nghe tiếng la hét khóc
than.Bên kia ô cửa, những con chim sẻ thường bay về cất tiếng líu lo trên
những bụi cây. Sau này, mỗi khi đọc lại những câu thơ của anh Trần Hoài
Thư “Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ, những cánh chim từ xa vắng lạc
bầy” tôi hình dung cảnh cũ và chợt nghe lòng xót xa thương thầy cô, nhớ
bạn bè. Trong những ngày ở Mỹ, họa hoằn lắm mới nghe tin một người bạn
cũ. Thỉnh thoảng mới biết tin một thầy cô nhưng phần lớn chỉ để chia
buồn như trường hợp cô Phương Lan vừa qua đời năm ngoái. Nhiều lần tôi
tự hỏi, sau bao khói lửa chiến tranh, nghèo nàn tù tội, biển cả mênh
mông, bạn bè tôi, những con chim sẻ với đôi cánh nhỏ nhoi lớn lên trong
một tỉnh lỵ buồn hiu ngày đó bây giờ phiêu bạt về đâu ! Viết về trường Trần Quý Cáp không thể nào quên nhắc đến Hội An. Dù bây
giờ là thành phố UNESCO hay gì đi nữa tôi luôn gọi Hội An là thành phố
của tôi. Thành phố trầm lặng có những ngôi chùa tên nghe rất lạ, chùa
Ngũ Bang, chùa Âm Bổn, chùa Cầu, nhưng nghe riết nên cảm thấy vô cùng
thân thiết.
Hội An trong tâm hồn tôi chẳng khác gì một căn nhà riêng,
nơi đó, từng góc phố, từng con đường, từng mái ngói, từng giọng nói êm
đềm của cô bé bưng cà phê, từng giọng rao cao vút của chị bán cao lầu
rong đã gắn liền trong một phần đời. Ngày đó Hội An cũng đã có nhiều
quán cà phê nhưng chúng tôi thích uống cà phê ở quán phía trước Tiểu
khu Quảng Nam và gần nhà nhất là Cà phê Số Một sát bên con hẽm nhỏ đi
vào khu Khổng Miếu.
Hội An những ngày tôi sống buồn và vắng vẻ. Thành phố buồn đến nỗi trong
một phóng sự đăng trong trang địa phương của báo Sóng Thần, tôi đã gọi
Hội An là ”Thành phố chết”. Không những con người chẳng ai ngó ngàng đến
Hội An mà cả chiến tranh cũng bỏ sót Hội An. Thật vậy, ngoại trừ trận
Mậu Thân và những lần pháo kích, trong suốt mấy mươi năm của cuộc chiến,
thành phố của tôi như rơi vào quên lãng. Điều rất lạ, ngay cả Mỹ, trong
thời cao điểm với cả trăm ngàn quân đóng ở Đà nẵng, cách đó vài chục
cây số, không có đơn vị nào lớn đóng ở Hội An. Các đơn vị Đại Hàn thuộc
sư đoàn Thanh Long hay Mãnh Hổ gì đó đóng ở Cẩm Hà, Lai Nghi chứ không
đóng ở Hội An. Hẳn nhiên lý do chính vì Hội An không còn giữ một ví trí
kinh tế chiến lược như 300 năm trước. Dù sao, nhờ những lãng quên đó mà
ngày nay những mái ngói cong còn nguyên vẹn, những cột nhà chạm trổ tinh
vi đã giúp thu hút du khách để nuôi sống người dân phố Hội sông Hoài.Những năm chiến tranh, Hội An rất nghèo. Một lần, có người hỏi tôi bây
giờ Hội An sống nhờ du khách, ngày xưa sống bằng gì. Tôi trả lời nửa đùa
nửa thật, ngày xưa Hội An sống bằng thơ. Ngoài thơ, tôi không nhớ Hội
An sống bằng gì khác. Không ruộng đất, không nhà máy. Không du khách. Mặc dù đất Hội An sản xuất ra hàng trăm nhà thơ nhưng nhà thơ nỗi tiếng
nhất Hội An không ai tranh cãi, là Bùi Giáng. Nhà thơ quê Duy Xuyên
nhưng học trường Minh Viên ở Hội An và cưới vợ, bà Phạm Thị Ninh, cũng
người Hội An. Ông đã rời Hội An 30 năm trước, nhưng để lại những câu lục
bát nuôi sống tâm hồn người xứ Quảng qua nhiều thế hệ. Tên Bùi Giáng ở
xứ Quảng quen thuộc đến nỗi nhiều khi người ta cứ tưởng ông chưa bao giờ
rời khỏi xứ. Một bài thơ của Bùi Giáng về Hội An:
Mơ màng phố cũ hoang liêu
Cánh buồm con sóng sương chiều Hội An
Tờ mây chan chứa mộng vàng
Tuổi đời em kết mấy ngàn cánh hoa
Mừng vui giọt tuổi chan hòa
Bước đi từ đó gió xa bay về
Ngậm ngùi đàn lệ ai nghe
Cội nguồn bên tháng năm thề xẻ chia
Dấu mờ hoen hận còn kia
Hồn trăng soi bóng sầu khuya một bờ.
Hầu hết các nhà thơ Hội An có ít nhất một bài viết về thành phố cổ này
và thường là những bài thơ được yêu thích nhất của tác giả như trường
hợp Bữa Say Ghé Chùa Ông của Hoàng Lộc, Nụ Hoa Cho Người Em Hội An của
Luân Hoán, Trưa Ở Hội An của Hoàng Quy, Ngọn Quế Viễn Phương của Thái Tú
Hạp, Hồi Âm của Thành Tôn v.v..
Những người từ Hội An ra đi đều có một nhận xét giống nhau: “Hội An là
thành phố để về thăm chứ không phải nơi để ở”. Tuy buồn bã như thế, hàng
năm, tôi vẫn về. Ngay cả những năm khó khăn sau 1975, tôi vẫn cố gắng
về. Đi xa, nhớ Hội An da diếc nhưng khi vừa bước chân về lòng lại muốn
ra đi. Trong những năm ở Sài Gòn, tôi về Hội An chỉ để đi một vòng phố
cổ, đứng trước trường Trần Quý Cáp đảo mắt nhìn các em học sinh để tìm
lại chính mình thời học trò, rồi lại ra đi trên những chiếc xe Renault
màu xanh đậm và già nua không thua gì thành phố.
Chào cô gái học trò đang tới lớp
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên.
(Giấc mơ nhỏ của tôi, thơ Trần Trung Đạo)
Hội An của tôi là những buổi chiều ngồi trước cửa nhà thơ Phạm Đình
Nguyên ở Ngã Ba Tin Lành ngâm nga “ Dòng sông nào đưa người tình đi biền
biệt” và nhìn các em nữ trung học Hội An đi học về trong cơn mưa.
Em về phố Hội chiều mưa lớn
Vóc ngọc ngà khoe dưới lụa hồng
Ta như giọt nước mùa mưa đó
Đã cuốn trôi về trăm nhánh sông.
(Em về phố Hội, Trần Trung Đạo)
@@ nếu không có khách du lịch ắt hẳn Hội an sẽ trầm lặng ,buồn bã lắm Riêng
phần ẩm thực món Cao lầu thật ngon và ăn chỉ một lần sẽ không quên và
khi mua bất cứ món quà kỷ niệm nao đó thậm chí may 1 bộ quần áo trong
vòng 24-48hr bạn cũng sẽ hài lòng với cung cách xem khách hàng như
thượng đế của người dân Hội an xứ Quảng
Mùa
đông 1973 ở Sài Gòn, trời lạnh căm. Hắn bước ra ngoài rạp chiếu bóng
Rex, miệng phì phèo điếu thuốc. TH. khen hắn thở khói thuốc bay đẹp như
một đám mây khiến hắn nở mũi và lòng rộn lên điệu valse của “Bài ca
Lara”. Hắn vừa xem xong phim “Vĩnh biệt tình em”. Nói về cuộc tình
của bác sĩ Zhivago và nàng Lara. Cuộc chia tay của hai người buồn não
nuột giữa mùa đông tuyết phủ trắng mặt đất. Nhưng hắn không cảm thấy
buồn và lạnh, vì bên hắn đã có TH - người tình đầu. Và bàn tay nàng ấm
như một ngọn nến. Bộ phim đã khiến hắn tìm đọc cuốn tiểu thuyết “Vĩnh
biệt tình em” do Nguyễn Hữu Hiệu dịch. Hắn đã biết thêm cuộc đời gian
truân của tác giả Boris Parternak - giải Nobel văn chương năm 1958.
So sánh tiểu thuyết với bộ phim, hắn thích bộ phim hơn. Có lẽ nhờ tài
diễn xuất của Owar Sharif trong vai Zhivago, Julie Christie trong vai
Lara và nhất là nhạc phim của Maurice Jarra. Mùa đông 1988. Hắn đọc
cuốn “Boris Parternak - Con người và tác phẩc, qua bản dịch trọn vẹn của
Lê Khánh Trường, hắn mới biết chương cuối cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ
Zhivago” là những bài thơ của Zhivago. Hắn rất thích bài thơ “Ðêm đông” ở
điệp khúc: Ngọn nến cháy trên bàn Ngọn nến cháy.Hắn
nhớ lại những ngọn nến Zhivago đã thắp lên trong phòng khi gần gũi Lara,
và những ngọn nến được thắp lên khi xa cách Lara. Những ngọn nến vẫn
cháy như nhau, nhưng tâm sự người thắp nến lúc thì muốn “thà một phút
huy hoàng rồi chợt tắt”, lúc thì muốn “le lói suốt trăm năm”. Sự dằn vặt
lựa chọn giữa cái “phút chốc” và cái “trăm năm”, đấy chính là bi kịch
của một cuộc tình (của một đời người). Ðọc đi đọc lại bài thơ, hắn
cố đoán xem “Ngọn nến cháy” tượng trưng cho điều gì? Tình yêu? Niềm hy
vọng? Hay đấy là đôi mắt ráo hoảnh của Thượng Ðế? Ngài thấy hết, ngài
biết hết nhưng ngài vẫn im lặng như: Ngọn nến cháy trên bàn Ngọn nến cháy. Hắn
đóng cuốn sách lại, hắn tin chẳng bao lâu rồi hắn sẽ lại mở sách ra.
Bởi một bài thơ hay là bài thơ có ma lực quyến rũ người ta luôn luôn
muốn tìm đọc lại, để mỗi lần lại khám phá ra thêm một điều mới mẻ. Ngọn
gió mùa đông lùa qua cửa sổ bể kính vào phòng khiến hắn rùng mình. Hắn
phản xạ quờ tay qua chỗ ngồi kế bên. Không còn có TH. Nàng đã xa hút ở
một nơi tuyết bay mù trời, nhưng nàng không cảm thấy lạnh vì trong tay
nàng đã có một bàn tay khác ấm như một ngọn nến. Cũng may ở chỗ trống
bên hắn còn có gói thuốc. Hắn quẹt một que diêm và chợt nhận thấy: Ngọn nến cháy trên bàn Ngọn nến cháy. Mùa
đông 1996. Hắn một mình ngồi xem lại bộ phim video “Bác sĩ Zhivago”,
bản có phụ đề Việt ngữ. Hắn đã hiểu tại sao Zhivago và Lara chia tay
nhau mà họ vẫn còn yêu nhau thắm thiết. Ðó là nhờ họ đã thắp cho nhau
những ngọn nến cháy mãi trong tim, để giúp nhau vượt qua những đêm đông
của một đời người. Còn người tình của hắn khi chia tay, đã mau
chóng quên lãng hắn. Bởi vì keo kiệt, hắn đâu có bao giờ dám thắp lên
cho mình và cho nàng: Ngọn nến cháy trên bàn Ngọn nến cháy.
Tuyết rơi phủ đầy chiếc xe ngựa của Lara trên màn ảnh nhỏ. Hắn cố gắng
hát theo bài ca “Lara’s Theme”: Somewhere my love... Người yêu tôi ở
chốn nào... Chỉ được một câu rồi hắn nghẹn họng không thể hát tiếp. Ðể
trả “thù vặt” người tình đầu đã bỏ hắn ra đi, hắn quyết định bỏ hút
thuốc. Hắn không muốn thổi “những đám mây đẹp” bay về phía nàng. Giờ
đây giữa đêm đông, trên đôi môi lạnh giá của hắn, thật thảm thương,
chẳng bao giờ còn lập lòe một đốm lửa nhỏ nhoi.....
Đoàn Thạch Biền
**********************************************
@ tks t/g ĐTB ah ,khi t/g nhắc đến Dr Zhivago , Cly lại muốn nghe lại nhạc phẩm này qua giọng ca - Ngọc Lan & theme của Paul Mauriat ..........
Hôm nay, ngồi đọc sách dưới một vòm cây râm mát trong vườn, tự nhiên tôi muốn viết về lá. Hình
như lá hiện diện ở bất cứ nơi nào có sự sống. Ngày xưa ông Noe tránh
nạn đại hổng thủy trên tàu; sau khi tàu đã trôi lênh đênh nhiều đêm
ngày, ông muốn kiểm chứng xem mặt đất đã khô cạn và có sự sống chưa,
liền thả chim bờ câu ra nhiều lần, cho đến khi bồ câu bay về, mỏ ngậm
cành lá ô-liu, ông biết rằng mình đã có thể sinh sống trên mặt đất. Lá
còn thể hiện sự sống ngay chính trên thân cây. Cắm một cành cây xuống
đất, người ta chưa thể biết cành cây ấy có sống không. Phải chờ đến khi
những lá non nhỏ xíu nảy ra từ cành cây, người ta mới biết được cây thực
sự sẽ sống. Những ngày mùa Đông rét mướt, lá cây rụng hết và cây chỉ
còn là những cành khẳng khiu xám xịt, cây trong trạng thái tiềm sinh,
người ta nói rằng cảnh vật trông như đã chết. Mùa Thu chết, mùa Đông
chết, trước hết được hiểu theo nghĩa ấy.
Lữ hành đi trong sa mạc,
khi nào thấy có cây cối và cành lá xanh tươi, họ biết rằng nơi ấy có
nước, có sự sống. Màu xanh của lá chính là niềm ước mơ, khát vọng của
người đi trong sa mạc. Khát vọng ấy quá lớn lao, đến độ nhiều khi đã trở
thành ảo ảnh, khiến họ nhìn đâu đâu trên dải cát vàng mênh mông cũng
thấy cây, thấy lá. Lá là biểu tượng cho sự tươi mát và sự sống. Tôi cũng thế. Tôi là thân cây, cành cây; sự tươi mát được thể hiện qua
cách sống của tôi là lá cây. Chính sự tươi mát đó khiến người khác thấy
nơi tôi có sự sống và thấy họ có thể sống bên cạnh tôi, sống với tôi. Giận dữ, cau có, u buồn khiến tôi mất đi vẻ tươi mát của sự sống và làm
người khác không dám sống gần tôi nữa.Nói đến cây và lá trong sa
mạc, tôi nhớ đến những cây xương rồng, những bụi gai mọc lên vã sống
rất lâu năm trên những vùng đất cằn cỗi và nóng bỏng. Cây cần nước, vậy
mà tại những nơi ấy, nước rất hiếm hoi. Để cây có thể sống, lá cây thu
lại nhỏ li ti hoặc biến thái thành gai, hầu cho diện tích thoát hơi nước
hẹp tới mức tối đa, giúp cho cây giữ được nước trong thân. Nghĩ đến cây
và lá, tôi lại nghĩ đến người. Trước lơi ích chung của cộng đồng, tập
thể có mấy ai trong chúng ta dám thu nhỏ mình lại, dám lui đi, dám tự
tan biến?
Lá cung hiến cho con người tất cả khả năng của mình và
sẵn sàng để con người sử dụng. Lá tranh để lợp nhà. Lá chuối, lá dong để
gói bánh, gói thức ăn. Những cái bánh chưng ngày tết ở quê tôi, được
gói bằng những tàu lá dong to bản, tự nó đã có một mùi thơm mộc mạc và
quyến rũ. Khi chiếc bánh được bóc ra, màu của lá dong nhuộm xanh những
hạt nếp bánh, trông ngon mắt làm sao. Không có lá dong thì bánh được gói
bằng lá chuối, cũng tạm đẹp mắt. Còn bánh chưng gói bằng giấy bạc, hình
như bánh không còn phải là bánh chưng nữa. Để gói, tôi nghĩ lá chuối,
dù tươi hay khô, được dùng nhiều nhất. Ở quê tôi, bánh dày được phết
trên những miếng lá chuối cắt tròn trịa trông cũng hay hay. Tôi còn nhớ
đến những cái lá sen vươn cao khỏi mặt nước làm cho hồ sen thêm đẹp và
nên thơ.Người ta cắt những cái lá sen ấy về, dùng để gói những
hạt cốm xanh non, thơm ngát mùi hương đồng nội. Lá dứa, lá cau dùng để
trang trí. Lá vạn tuế vừa để cầm đi rước, vừa để... đuổi ruồi. Nhưng dù
được dùng để lợp nhà hay gói bánh, gói vật dụng, hay làm bất cứ công
việc gì, dù vinh quang ay hèn kém, lá cũng mang tính chất che chở, bao
bọc, giúp đỡ. Trong cuộc sống, giá mà người ta học được nơi lá tính
chất gìn giữ, che chở, bao bọc, giúp đỡ người khác như thế, xã hội loài
người sẽ dễ thương hơn hiện tại rấtnhiều.
Thông thường nhất, khi
còn ở trên cây, lá làm nên một khoảng râm mát, che cho con người khỏi
cái nắng cháy da. Chuyện có vẻ bình thường, nhưng nếu suy nghĩ về hình
ảnh ấy, tôi thấy rõ ràng rằng dù tôi có yếu đuối về thể lực ,có hạn hẹp
về kiến thức, có nghèo nàn về tài chánh, thì chính cuộc sống của tôi
cũng đã góp phần giúp ích nhân loại, nếu tôi có thiện chí và dám hi
sinh. Muốn che nắng cho con người, chính lá phải đưa thân ra chịu nắng
thiêu đốt. Muốn bao bọc ai, hi sinh cho ai, tôi cũng phải giống như lá,
tình nguyện chịu hủy hoại, chịu thiêu đốt. Bằng không, lòng mong ước hay
lời nói của tôi không đem đến một kết quả cụ thể nào.Ngay
cả khi đã rụng xuống, đã chết, lá vẫn còn giúp ích cho con người. Người
ta gom những lá khô ẩy lại, đốt lên, làm thành ngọn lửa sưởi ấm trong
những ngày mùa Đông giá buốt, Con người, có mấy ai chịu thiêu đốt để trở
thành ánh lửa sưởi ấm cho nhau? Có những cô thiếu nữ mơ mộng,
không đốt lá vàng, nhưng ép những chiếc lá ấy trong sách. Ngắm những
chiếc lá khô ép mỏng, người ta có thể bùi ngùi nghĩ lại cả một chuỗi dài
kỉ niệm. Lá, khi ấy, trở thành một người bạn thầm lặng, nhắc nhở cho ta
những thăng trầm của cuộc sống, những biến đổi của thời gian. Lá
đùng để ăn. Các loại rau tươi, hầu hết là những thứ lá cây. Và rau
chính là loại thực phẩm tốt nhất, hiền nhất, đem lại cho con người sự
nuôi dưỡng trong sạch lành mạnh nhất. Dù tốt và hiền, rau tươi cũng có
sự quyến rũ đặc biệt của nó. Một bát bún riêu không còn đủ hấp dẫn nếu
không được ''trợ lực'' bằng một đĩa rau xà lách thái nhỏ, hay một rổ rau
muống chẻ loăn xoăn, với một màu xanh mát mắt. Và các món cuốn bánh
tráng sẽ vô vị đến thế nào, nếu không có những thứ rau sống để ăn chung? Các món/ /bún miền Nam sẽ mất đi hương vị đặc biệt nếu thiếu lá rau
dấp. Lại còn lá lốt, lá nho được dùng để bọc thịt bò mà nướng nữa. Món
gỏi cá, nếu dọn cho đầy đủ, cần đến ba mươi sáu thứ lá khác nhau...
Người ta có trăm ngàn món ăn cần đến những thứ lá cây. Chẳng phải
chỉ loài người mới dùng lá cây làm thực phẩm, nhiều loại động vật khác
cũng ăn lá cây. Người ta phân loại: động vật ăn thịt như cọp, như beo là
loại thú vật dữ; động vật ăn lá cây, rau cỏ như nai, như thỏ là loại
thú vật hiền. Như thế, bản chất của lá cây nói chung là bản chất hiền,
khiến cho những loại động vật ăn lá ăn rau cũng trở nên hiền. Điều đó
dạy cho tôi rằng: Tôi hãy cứ sống tốt, sống hiền, sống yêu thương người
khác; nơi tôi sẽ có một hấp lực, một sự quyến rũ tự nhiên, và rồi dần dà
tôi sẽ có ảnh hưởng để giúp người khác cũng sống tốt, sống hiền, sống
yêu thương như thế. Quyên Di
@@ Màu xanh mơn mởn không chỉ quanh quẩn ở bụi chuối sau vườn ở Saigon ....chỉ cần bạn ngồi trên chuyến xe tốc hành khởi hành từ Xa
cảng miền tây trực chỉ Long an ,Cái Bè , Mỹ tho ,Cần thơ .... từ xâu
nem chua , gói xôi vị thơm mùi lá chuối tươi ,rồi bánh ít ,bánh tét .. Ôi nhớ sao là nhớ ! Camly 08/30/2012