Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Leng keng chuông gió xứ hoa anh đào


Tiếng kêu leng keng của chiếc Furin được bình chọn là một trong 100 âm thanh đặc trưng Nhật Bản.
Furin là tên gọi của chiếc chuông gió, một trong những biểu tượng của người dân xứ sở hoa anh đào, thường được làm từ gỗ hay kim loại.

Chiếc chuông gió đầu tiên được sản xuất ở Nhật Bản là vào thời Edo (từ năm 1603 đến 1868).
 Ngay sau khi ra đời, âm thanh leng keng vui tai của chiếc Furin khi có gió thổi vào đã được người dân Nhật bình chọn là một trong 100 âm thanh đặc trưng nhất của đất nước Nhật Bản. Chuông gió Nhật  được làm bằng thủy tinh, với những họa tiết được vẽ lên mặt chuông.
 Mỗi chiếc chuông có một mảnh giấy bên dưới gọi là Tanzaku, có ghi một câu chúc bình an hay một bài thơ. 
Người Nhật  đặc biệt yêu thích các họa tiết liên quan tới thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh, vì vậy họ cũng dùng những hình ảnh này để trang trí chiếc Furin. 

 Ngày nay, chiếc Furin có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, gốm, sứ, kim loại, gỗ…với hình dáng vô cùng đa dạng: 
hình đèn lồng, hình ngôi đền, chùa, chiếc ví, con cá…
Điểm bán nhiều Furin nhất ở Nhật  là trước cổng đền Kawasaki-Daishi. Đây cũng là nơi tổ chức lễ hội chuông gió thường niên vào tuần thứ ba của tháng 7.
 Vào dịp này, những chiếc chuông gió từ khắp đất nước Nhật  sẽ tụ tập về đây để cùng rung rinh trước gió, phát ra những tiếng kêu dễ chịu, êm ái.
Du khách đến Nhật  có thể sắm cho mình một chiếc chuông gió làm kỷ niệm với giá $ 8 USD 

 Hnt

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Vùng trời bình yên


Mây lang thang buồn trôi
Nặng mang ưu tư khát khao trong tim tháng ngày
Theo mưa rơi lạnh căm
Từng đêm anh nghe xót xa em ơi có hay
Giữa bóng tối chập chùng
Tình em như giấc mơ xanh bao hy vọng
Dẫu lối bước anh về, dìu em qua đắng cay.

Xua mây đen tàn nhanh
Mặt trời bừng tia nắng tươi lung linh ấm nồng
Khi cơn mưa vụt qua
Tình yêu đưa ta thoát cơn phong ba bão giông
Khuất lấp những đêm dài
Mặt trời luôn chiếu soi cho em yêu đời
Xóa hết những nghi ngờ
Tình yêu như khúc ca.

Từng vòng tay trao hơi ấm
Rộn rã đôi tim mừng vui gặp gỡ
Trong ngày mới nắng say tình dâng ngập lối
Nắng len qua hàng cây
Gió mơn man đùa lả lơi đàn bướm
Bước chân vui hạnh phúc
Nắm tay ta về vùng trời bình yên. 


... Dù chúng ta mãi cách xa nhau cả một đai dương mênh mông & anh thầm mong em vẫn sống nơi vùng trời bình yên ....
Chỉ mong nụ cười vẫn nở trên môi hồng mặc cho ngày nắng ấm hay mưa bão ngoài kia em nhớ nhé ,cô nhỏ lớp phó 3A SP ngày xưa !
 ( Lời anh ngày nào  thì thầm  bên tai em ..)

August
2012 
Camly

Em Là Tất Cả -Bằng Kiều


Hát nhạc tình Việt Nam theo phong cách..... truyền thống , người nghe đã quen với tiêu chuẩn bên giọng nam cần có tố chất trầm ấm, tình tự, và nam tính nên khó chấp nhận điều gì khác ,& mới mẻ đi ngược lại với quan niệm của số đông nhiều thế hệ cũ ...
Bằng Kiều vừa có giọng hát thuộc loại hiếm, vừa có kỹ thuật mà đa số các nhạc sĩ & khán thính giả nghĩ rằng không từ do khổ luyện thì khó mà vươn tới được.
Cách chuyển hơi từ lồng ngực lên thành giọng thanh, cao vút (gọi là giọng óc hay head voice) rất êm, rất mượt mà,
Người nghe nếu không chú ý sẽ khó nhận ra sự chuyển đổi rõ rệt, cũng như giọng hát vẫn giữ được nguyên chất giọng thật (true voice) chứ không phải falsetto
Và không phải ca sĩ nào tập luyện cũng thành công được.
Yếu tố & bẩm sinh - có giọng hát cao vẫn chưa đủ.Trước đây có ca sĩ Anh Tú, anh trai ca sĩ Khánh Hà, trong ban nhạc Uptight & Beegees với bài :"Too much Heaven ..."
- Bằng Kiều còn có làn hơi dài. Có những câu Bằng Kiều hát nối tiếp mà không cần phải nghỉ lấy hơi mà nghe vẫn cảm thấy sự thong thả, tự tin.Phát âm, nhả chữ, vuốt chữ ở cuối câu của Bằng Kiều đẹp và nghệ thuật.
Chất giọng mềm mại nhưng tiềm tàng nội lực.
Để có chỗ đứng riêng và vững vàng trong lòng người nghe, nghĩ giọng hát phải có tính chất hấp dẫn đặc trưng characteristic Bằng Kiều chính là ca sĩ , không hề lẫn với bất cứ giọng ca nào .
Không chỉ TT Thuý Nga PBN & các bầu show đã mời Bằng Kiều cộng tác lâu dài , hát song ca ...Anh thực sự chinh phục khán thính giả yêu mến anh bằng chính tài năng lẫn cá tính riêng của mình
Điều này không nghĩa là ca sĩ phải lập dị, những gì thái quá chắc chắn sẽ bị đào thải theo thời gian.
Cảm ơn ca sĩ Bằng Kiều !

...trích nhận xét of Fanclub Bangkieu.

Dấu lặng- N quang


 Dấu lặng

Chờ nhau bên cầu, chiếc cầu không tay vịn
Đôi guốc cao sao trượt ngã mấy lần
Bỡi đường xa nên dừng chân mấy bận
Hái hoa vàng nghe nhẹ gót kiều thơm
Vẫn cô bé năm xưa hay dỗi hờn
Dấu chấm than kề bên là dấu lặng
Anh chẳng biết trời đang mưa hay nắng
Nữa hồn này như gọi nữa hồn kia
Những mầm sương kết lại giữa canh khuya
Chuyện tình ơi đã qua mùa giông bão
Tiếng năm canh dội về bao hư ảo
Còn chút gì xin tặng hết cho nhau
Vẫn cô bé mắt buồn lòng anh xao xuyến
Ngón tay gầy che đậy vết thời gian
Khóe môi run dang dỡ một cung đàn
Xin được chết, xin hai lần được chết
Đến bao giờ, đến bao giờ mới biết
Ở bên cầu ta lại đứng chờ nhau

nguyenquang

Chuyện dzui nhà họ Lãng



Tôi là một thành viên trong gia đình họ Lãng. Gia đình tôi thuộc loại Tứ Hải Giai Huynh Đệ, được kể là đông anh chi em.
Bố Mẹ tôi là những người thương con qúy cháu, và hy sinh rất nhiều cho các con – chúng tôi được thừa hưởng tất cả tình thương yêu qúy báu này, nên mọi người đều đồng lòng thực hiện câu châm ngôn : “ Anh em như thể tay chân, chi ngã thì em nâng ", đại kha’i là như vậy..
Một gia đình đông người như thê’, ai cũng tương bố tôi lấy đến 2, 3 vợ, nhưng không, trái lại bố tôi lại là người chồng rất chung tình với me tôi, vì thế các anh tôi đã được hưởng cái “Zin “ tốt này của ông mà sau này khi lớn lên lập gia đình, các anh em tôi duy nhất chỉ lấy có một vợ một chồng mà thôi
Căn cứ theo gia phả của ông Nội tôi để Lại thì bố tôi mang họ Lãng.

 Có người hỏi tôi họ Lãng có phải gốc Tầu, nhưng tôi đã lắc đầu mà đoan chắc rằng gốc gác chúng tôi 100% là người VN chính gốc.
Tôi cũng chẳng hiểu tai sao bố tôi là ho Lãng . Cái tên ho (Lãng) nghe đã chẳng hấp dẫn , mà đến cái tên gọi của một vài thành viên chúng tôi nghe lai còn “thày chạy " hơn chẳng hạn như : Lãng Xẹt, vốn là Xẹt đồng âm với chữ “ phẹt ".
Điểm độc đáo của Lãng Xẹt là hễ cư’ thích cái gì mà không “get” được , anh liền ngồi phẹt xuống đất để " ăn vạ " bà Cai Lại nữa ,

 Xẹt – có nghĩa là nhanh, là chớp nhoáng chả thế mà anh là người dễ nổi nóng nhất trong số các thành viên của gia đình họ Lãng chúng tôị có người nói vì anh trồng ớt hiểm, nên vì thế mà bi ảnh hưởng chăng ?
Chính ra anh phải là con nhà họ Trương tên Phi mới đúng. 

 (Co’ lẽ anh đã đầu thai lầm vào gia đình tôi ).
Sự nổi trận lôi đình của anh tuy đến một cách dễ dàng, nhưng rồi ra đi cũng nhanh không kém, bởi bên cạnh đó anh có tính biết phục thiện , nhưng lại dễ mau quên, mỗi lần anh nổi cơn điên, giận dữ lên, chúng tôi đều biết tính và lảng ra hết để khi anh hạ hỏa thì tự anh tìm đên để bày tỏ sự ân hận của anh.
Chỉ tội nghiệp bà Cai anh, mỗi lần như vậy, chị lại héo hắt đi một tý để Không còn phải nhịn ăn mà diet nữa . 
Tôi có đề nghị anh, một ngày nào đó đẹp trời, anh đổi “ tính nóng " thành “tình nồng " thì cuộc đời của Lãng Xẹt và bà Cai sẽ là một màu hồng muôn thuở, và cuộc tình của họ vẫn là một bài thơ .
Lãng Bạt, còn có biệt hiệu là John Lê, có biệt tài làm thơ ti tê, với những người thích được dê, nhưng chẳng bao giờ “ áp phê " vì thê’ chẳng ai mê, do  anh hiền như Bụt , nên đi với Bụt anh mặc áo cà sa, đi party anh chơi áo giáp để đỡ đạn cho anh khi anh đang mải mê ngắm nhìn những cái lưng trần xếch xi của các nàng “ Tô Thị ” thời nay . 
Anh lại thêm có tính hiền lành, và dễ dãi . vợ anh thường nói : “ anh hiền như cục bột " , (không biết chị ấy có lầm không?).
Nếu vậy thì tên anh phải là Bột chứ sao lại là Bạt được nhỉ .
 Có thể khi đặt tên này cho anh, lúc ấy bố tôi đang là tuổi "ăn chơi bạt mạng" cũng nên.
 Lãng Nhách !
 Khi nghe 2 chữ này, chắc các bạn tưởng là nó đã được thốt ra từ miệng của một cô gái nào đó trả lời với người thanh niên vừa mới tán tỉnh nàng có phải không?
 Sai ! Đây là tên của một người trong gia đình chúng tôị :
-Anh Lãng Nhách !
Thật là xui cho anh khi anh được bố tôi đặt cho cái tên Nhách. 
Nhách nghĩa là gì nhỉ hầu như rất khó có thể giải nghĩa nếu nó chỉ đúng riêng một chữ Nhách, mà nó lại dễ dàng hơn nếu có chữ đi đôi với nhau chẳng hạn như " dai nhanh nhách" ,có nghĩa là cắn không ra, dứt không được .
 Với cái tên Lãng Nhách tôi ngờ rằng sự chào đời của anh, bố mẹ tôi đã không có sự chuẩn bị, có thể chỉ là môt accident (?) vì thế mà Bố tôi mới đặt cho anh cái tên này chăng? Kể ra anh không Lãng Nhách như ý nghĩa của 2 chữ này đâu, trái lại anh là người có hồn thơ lai láng. 
 Những lúc nửa đêm về sáng anh thức dậy làm thơ, ca tụng người bạn đường của anh là một đóa hoa trinh nữ (nhâ’t là khi nguoì ấy mặc short jean, lưng dắt dao phay, mà dúng hát bè vói John Lê bài Hoa Trinh Nữ thì ôi thôi… hết sẩy con cào cào .)
Nhưng một đôi khi anh làm “hư bột hư đường” của những người khác, cũng chỉ vì anh thích party phải thật đông người mới vui, nên mọi người cũng chẳng ai nghĩ đến việc đổi tên cho anh, cứ để cho anh mang cái tên này cho … bõ ghét
Lãng Tử, chà! Bây giờ mới nghe được cái tên có vẻ xuôi tai một tý phải không các bạn .
Anh tên Lãng Tữ nhưng cá tính của anh lại phản ảnh hoàn toàn với cái tên (bố tôi đặt lộn chăng?).
Lãng Tử phải là nay đây mai đó vương áo bụi đường, nói theo kiểu các nhà thơ văn thi sỹ. Nhưng với anh thì lại khác.
 Tuy có một tâm hồn nghệ sỹ, nhưng anh lại có óc thực tế., anh nghiêm trang, nhưng bên cạnh đó anh lại có óc khôi hài, nếu gặp lúc anh hứng chí để tiếu lâm, thì ai cũng phải ôm bụng mà lăn ra cườị .
 Trong gia đình, tôi hợp với ông này nhất, bởi cái tính khó chịu, ý quên ! cái tính chịu khó của anh đã săn sóc tôi .
Tôi còn nhớ hồi nhỏ, lúc mấy chị em tôi chập chững học tiếng anh tiếng u .
Anh là người đã kèm chúng tôi học. Bài học vỡ lòng đầu tiên anh dạy - “ đít i ò búc " (this is a book)
Vừa nghe thấy chữ “đit’” thế là mấy chị em tôi bưng miệng khúc khích cườị
 Anh cũng mỉm cười theo . Nhưng sau đó mỗi lần khảo bài các em, khi đọc đến chữ này, chúng tôi lại cứ ôm bụng cười không nhịn được.
Anh giân dữ gõ lên đầu mỗi đứa mấy cái, thế là chúng tôi ôm mặt òa lên khóc. Mẹ tôi ở dưới nhà, chẳng hiểu ất gia’ gì chỉ nghe tiếng khóc của chúng tôi, Mẹ tôi nói vọng lên:
- Thôi, thôi !! đừng đánh nữa, dạy học mà cứ cốc lên đầu như vậy thì long óc mà chết đấy!
Sau hôm đó anh không dạy chúng tôi học nữa, thế là tụi tôi lại có thờì gian để nhảy lao nhảy cỡn , bỏ bê học hành để di hại cho đến ngày nay chỉ biết làm vợ thôi mà không làm được cái gì để nở mặt nở mày cho gia đình họ Lãng.
Đáng tiếc thay ! Lãng Quên ! Là đứa em trai rất dễ thương của gia đình họ Lãng.
Các ông anh Lãng bay bướm bao nhiêu thì cậu em Lãng Quên lại hiền hòa bấy nhiêụ (cái này còn phải để kiểm chứng đã).
Có lẽ vì cái tên nó vận vào người , cái số không được hưởng, và cái duyên nó chưa đến nên những mục ăn uống, rong chơi của gia đình họ Lãng, phần lơ’n LQ đều bị trật vuột hết.
Lãng quên muốn xin đổi tên , nhưng lại sợ trở thành Lãng Trí , vì thế LQ vẫn muôn đời bị Quên lãng mà thôi…
Vì mang giòng họ Lãng, nên Lãng quên cũng có máu văn nghệ Văn gừng.
Có 1 năm để giúp vui cho ngày tất niên cuối năm , Lãng Quên đã lên sâu khấu trình diễn vũ điệu múa bụng Lammada đã làm thổn thức biết bao con tim của kẻ si tình..
Cho đến mãi sau này khi thiên hạ vỡ lẽ ra Lquên chính là người em trai của giòng họ Lãng, thì họ được tỉnh cơn….mệ
Bây giờ đến hai cô em gái của Lãng., rất nổi đình đám, nên tôi không biết phải bắt đầu từ đâụ chỉ biết các em không giống như tôi thuộc loại khôn nhà dại chợ, mà trái lại 2 em " khôn ngòai chợ mà còn được việc nhà". Vì thế các anh chị tôi qúy hóa lắm.
Mỗi lần họp mặt đều có 2 em, trước là ham vui, sau làm việc nghĩa để phụ giúp chủ nhà thanh toán chồng bát đĩa ngổn ngang.
 Rồi đến khi ra ngòai, có thành viên nào bị bắt nạt hay muốn đánh ghen, chỉ cần kêu 2 em ra đứa mở loa miệng, đứa vác dao phay là mọi việc xong ngay . 
Các ông họ Lãng vì chẳng có số đào hoa, mà lại thích chuyện trăng hoa nên mỗi khi dự party ở đâu, 2 cô em này trở thành body guard để làm nhiệm vụ tẩy chay những nàng có ý “ đá lông nheo" với các anh và ngược lại nếu anh Lãng nào có “ mắt la mày lét “ đến những bóng hồng khác, thì  bị 2 đừa em này kềm kẹp ngay .
Một đôi khi tôi có nghe được những lời than thở của các anh Lãng với bạn bè rằng : các anh muốn đèo bồng, nhưng toàn bị 2 em kỳ đà cản mũi này, đi theo phá đám hoài nên chẳng được sơ múi gì .

 Vì co’ 2 đứa em chuyên lo những chuyện trời ơi đất hỡi như vậy, nên trong gia đình các anh chị tôi rất ư là hạnh phúc.
Đối với các người anh ho Lãng, 2 em tôi rất qúy mến, hồi các anh mới ly dị vợ, thật khó mà kén vợ khác cho các ông.
Tôi nhớ có 1 lần Lãng Xẹt đưa hình của 1 bà nào đó cho 2 đứa xem, vừa mới xem qua, 2 cô đã trề môi :
- Xi ! Xấu ồm ! Đã làm Lãng Xẹt mất hứng dẹp luôn bà đó qua 1 bên , thật đúng với câu tục ngữ VN “ giặc bên Ngô không bằng các bà Cô bên chồng”.
Học được bài học này, các anh Lãng khác đã “ âm thầm “ en-ghết” , âm thầm cưới vợ để tránh tình trạng đêm đêm ôm “ cơm-pho-tơ (comforter) hát bài “ giấc ngủ cô đơn ” .

 Cũng may 2 cô em này sinh sau đẻ muộn nếu không thì các ông Lãng nhà này cũng đến ế vợ mất thôi,
Không biết sau này 2 cô em họ Lãng khi được lên chức mẹ chồng thì có giống cái hình ảnh của bài hát “ 3 bà mẹ chồng đi bán lợn sề” không các bạn nhỉ 
Đâ’y là thành tích  2 nàng Kiều gia đình họ Lãng chúng tôị .
Mỗi người một vẻ, 5 phân vẹn mườị, và hiên giờ. hai cô đang tìm người đầu ấp lên gối nhưng vẫn chưa có ai lui tới.
Cuối cùng là tôi, tên gọi Lãng Phí, là ngườì có chí khí, nhưng lại xấu xí, chẳng ai thèm để ý, nên không dám viết về mình, chỉ mê đọc thư tình, nhưng chẳng có ma nào nó viết.
 Đành lấy chút .
Thân tình chúc tất cả các thành viên của gia đình họ Lãng Thân, Tâm an lạc, hạnh phúc tràn trề, để mỗi độ Hè về, lại cùng nhau rong chơi dưới trời quên lãng !
Đó là phần nào hình ảnh gia đình họ Lãng chúng tôị . Dù đông anh em nhưng trên thuận dưới hoà. Tuy thỉnh thoảng có " la nhà cháy" nhưng bằng ấy người chẳng lẽ chúng tôi không dập tắt được ngọn lửa phừng phừng hay sao ?
Châm ngôn có câu : 

"Bán anh em xa mua láng giềng gần” .
 Nhưng tôi biết chằc rằng chúng tôi sẽ chẳng bán ai đi cả, cho dù người hàng xóm nào đó có tốt bụng di chăng nữa, cũng chẳng bằng cái đám anh em họ Lãng chúng tôi .
Bởi một gịot máu (VN) đào, 

còn hơn cả ao nước lạnh

Lãng Phí @@@

Tuổi 13-PTL


- Hắn nói là hắn ... yêu rồi!
- ...Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng, mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay ...
(Cô nhỏ hát khe khẽ.)
Ông bạn quay sang nắm nhẹ bàn tay cô nhỏ đang cầm ghi-đông xe, mặt nghênh nghênh trong tầm mắt như giả lơ không thèm ngó cô nhỏ đang cười mím chi, mặt đỏ hồng và tim đang loạn nhịp.
 Cái mặt ông bạn trông “dễ ghét” ghê lắm.- Bong bóng vỡ ...kệ tui!Tiếng “tui” thoát ra từ ông bạn nghe sao ... dễ thương chi lạ . 
Tiếng “tui” vừa ngạo mạn bất cần, vừa như âu yếm thiết tha vừa như lì lợm . 
 Cô nhỏ...yêu tiếng “tui” của ông bạn hết sức.Hai chiếc xe đạp song song dưới hàng me giữa tháng sáu mùa hè đang rực nắng trên những con đường của Sài Gòn, đang rực nắng trong tim cô nhỏ nở hoa rất thắm, rất dịu dàng ngây ngất hương yêu.
Tiếng yêu thốt từ hôm đó. Tình yêu của họ bắt đầu từ lúc nào không biết, không định rõ thời gian, nhưng họ biết họ đã yêu nhau tự lâu lắm rồi chỉ là chưa ... đánh vần xong mấy mẫu tự dầu đã học thuộc lòng. 
 Thế đấy, rồi một hôm trên những vòng xe đạp dưới bóng lá me mát rượi, thời gian như ngừng lại, không gian như lắng đọng để cô nhỏ chỉ nghe tiếng “yêu” của ông bạn, để chỉ có những nhịp trống “ngũ liên” từ trong lồng ngực của hai người đang thẩn thơ giữa trời đất...
Tinh tú không quay cuồng mà cô nhỏ chóng mặt, chao đảo và hồn ngập sóng yêu thương.
..Vèo, vèo, vèo!!!
Trái cầu lông bay qua bay lại ba lượt véo véo giữa cô nhỏ và “thằng” hàng xóm rồi bay tuốt luốt lên lan can lầu của nhà kế bên.
- Cà chua, đã bảo đánh thấp thấp thôi, bày đặt đánh cho mạnh bây giờ nó bay lên đó rồi sao lấy xuống đây .
- Thì đi qua xin lại chứ có gì đâu mà la làng lên vậy!
- Giỏi đi qua xin, chờ tới mai hả, có ai ở nhà đó đâu, bà Ba dẫn con về Bình Định thăm bà ngoại rồi 
Cô nhỏ vừa liếc vừa một tay cầm vợt chỉ chỉ lên lầu nhà hàng xóm, một tay chống nạnh “xon xỏn” trả lời “thằng” hàng xóm.
Đám con nít lao xao bàn tán- Rồi, khỏi chơi nữa!
- Có một trái cầu làm sao đây ?
- Tui nói anh Huân mà ảnh hay ỷ con chai wính trái cầu cho mạnh, xí!
- Nhà mày còn trái nào không?
- Ở đâu ra, mắc thí bà, cặp vợt với trái cầu của ông Huân đó!
- Mới có một bàn, cũng tại hai người đó, phải chi hồi nãy mình chơi trước thì đâu có bị mất cầu!
- Cà chua nha tụi mi, tao không có à nha, nói ông Huân kìa!Tên hàng xóm ngó ngang ngó dọc rồi ngó lên lan can lầu chắc lưỡi
- Cao quá trời ai mà leo cho nổi!
- Anh thử đi anh Huân.
- Không leo nổi đâu, nhắm chừng rồi, cao lắm .
- Thì thử đi.
- Ah! Hay là lấy cây khều xuống!

Thế là đứa lấy chổi, đứa lấy cây khều, chọt hết cả mười phút cũng không lấy được trái cầu xuống. Mặt đứa nào bí xị  ?
- Sao bây giờ, tui phải lấy trái cầu xuống đó nghe, chiều chị Hà về hỏi không có là chết tui. Chỉ phải đánh vợt ở trong trường đó .
- Tại ông chứ tại ai mà nói. Thì khều tiếp đi, không được thì trèo lên, xời ơi đứng đó nói tới lui chi chứ!
- Giỏi leo lên đi, làm như người ta chưa tính vậy đó. Tuốt luốt trên đó bắt ghế khều còn không được nữa chứ đừng nói là trèo lên .
- Xì, cái ngõ chật ních, bắt chước ... Lý Tiểu Long đó, dang hai chân ra leo lên cái một chứ gì!
Cô nhỏ được bà chị thứ hai “truyền” cho cái máu mê truyện chưởng và mê phim Tàu cốt truyện thời đại cũng như của Kim Dung. 
 Cô nhỏ cũng được dẫn đi xem phim do Lý tiểu Long, Khương Đại Vệ, Địch Long, Vương Vũ đóng cùng các mỹ nhân phim ảnh của Hồng Kông thuở đó . Xem phim rồi “mơ giấc dài” làm “anh hùng” trèo tường, đá ghế, tung chưởng, múa tre múa gậy lung tung xèng.
Xời, bây giờ có dịp “trổ tài” cho tụi nó lác mắt, sao lại không chứ nhỉ.
Cô nhỏ đang nghênh mặt với ý tưởng sắp làm “anh hùng” thì bị cắt ngang bởi giọng cười lãng nhách của tên hàng xóm vô duyên kia.

Tên hàng xóm đứng ôm bụng cười nghiêng ngả một cách đáng ghét vô cùng tận. Mấy nhóc tì chung quanh cũng bắt chước cười theo.
- Hahaha, hihi, “Bích Hổ Du Tường”, nói như thiệt!
- Hihihi, bà có ngon bà trèo lên đi!
- Hehehe, dang chân cho... tét háng đó chứ ở đó!Mặt cô nhỏ đỏ lên, cô nhỏ trợn mắt bặm môi xăn tay áo lên, kéo ống quần vốn đã ngắn qua khỏi đầu gối. Hai ống quần ngoan cố tuột xuống, cô nhỏ cúi xuống nhất định xăn chặt ống quần lại .- Tui lấy xuống cho mà coi!
Cô nhỏ dang hai cánh tay ra lượng ước, bắt đầu chống hai bàn tay vào hai vách tường của con hẽm chật hẹp, gồng cánh tay lên rồi cô nhỏ dang hai chân nhảy phóc bám vào hai bên vách tường gạch như trong phim của Lý Tiểu Long với “chiêu” “Bích Hổ Du Tường”
 Nghĩa là cô nhỏ leo lên cao từ từ bằng cách dang hai tay, hai chân ra bám vào hai vách tường như con cua nó bò ngang dưới đất .
Cứ thế mà gồng mà leo cho đến lúc tay cô nhỏ níu được thành lan can gỗ, cô nhỏ xoay người gồng hai cánh tay giữ chặt thành lan can, co người để hai chân lên trên sàn lan can. Trong phút chốc cô nhỏ đã lọt thỏm vào lan can lầu của nhà hàng xóm, đắc chí nhặt trái cầu lông nằm gần cánh cửa ra vào của căn lầu và thẩy xuống đất trước cặp mắt thán phục của lũ nhóc tì dưới sân.
đứa nấy tiêu nghỉu  
Đám con nít chạy a lại chụp trái cầu, nhao nhao
- Í dạ, chị Dung giỏi quá há
- Chỉ trèo giống trong phim không anh Huân?Tên hàng xóm im re, cầm trái cầu ngó lơ .
Cô nhỏ cẩn thận leo ra khỏi lan can, thòng cả người đong đưa ra ngoài khoảnh sân, đang loay hoay chưa biết phải xuống bằng cách nào thì có tiếng la nho nhỏ
- Trời đất qủy thần ơi, dám trèo lên nhà người ta hả, có đi xuống mau không thì bảo!
Cả đám hết hồn quay ra, bà chị Cả của cô nhỏ và bà chị lớn của tên hàng xóm đang trợn mắt chỉ tay lên cô nhỏ vừa la vừa hỏi
- Nhà người ta đi vắng hết, làm sao mà đi xuống đây hở ?!
- Chị Hà, chị bắt ghế lại đây hộ em.Hai bà chị bắt chiếc ghế cao đến để dưới lan can chỗ cô nhỏ đang tòn teng, rồi một chị leo lên ghế, một chị vịn ghế
- Đưa chân đây, mau lên!
nhỏ xoay người cho hai chân về phía người chị Cả, buông tay đại, chị Cả chao người, chiếc ghế chao theo, chị Hà và lũ con nít xúm lại vịn ghế, mấy chị em té đè lên nhau la oai oái- Ui da, chân em trầy rồi nè!
- Á, cái mông em đau quá!
- May mà không gãy xương!
Bà chị Cả cốc đầu cô nhỏ đau điếng
- Đi vào nhà qùy mau, lớn chồng ngồng không lo bài vở, phụ cơm nước, trèo tường với chả nhặt cầu!
- Vậy mình nghỉ hả
- Mày muốn bị ăn chổi lông gà sao còn đòi chơi nữa!Cả đám líu ríu đi vào nhà, tên hàng xóm nhìn theo cô nhỏ với cặp mắt nửa thán phục nửa thương hại.
 Cô nhỏ “hiên ngang” đi vào ... quỳ dưới nền gạch bông mát rượi, còn quay mặt ra cười với đám con nít
- Thấy chưa, tui nói tui trèo được mà!
- Ui da!Cô nhỏ xoa mông vì cái phát tay của bà chị Cả, quay mặt vào tường “sám hối”.
Chiều hôm đó cô nhỏ ăn cơm ngon hơn mọi khi, huýt sáo nho nhỏ khi phụ chị rửa chén dầu da nơi hai cái đầu gối hơi bẹp và đỏ au .
 Cô nhỏ biết rằng ngày mai khi ra chơi đánh cầu hay bất cứ trò chơi nào khác, đám con nít hàng xóm sẽ nghe theo lời cô nhỏ và nhất là tên hàng xóm dễ ghét sẽ hết luôn mồm cười chế nhạo “nhát như con gái!” 
Mãi cho đến bây giờ, tôi cũng không biết sao mình có thể dang chân trèo tường một cách “tài tình” mà không ... té dập mặt hay trặc chân.
 Hay là lúc đó có “nội công” thật ?
 Hoặc giả máu “anh hùng” nổi dậy, tự dưng có sức, chân tay đâm ra dẻo dai hơn như con khỉ trèo cây rành rọt? 
 Chả biết được, tôi chỉ nhớ cảnh mình trèo tường trước những cặp mắt thán phục của lũ con nít hàng xóm, nhớ cảnh bị quỳ, nhớ cái mặt tiêu nghỉu của “anh” Huân; tất cả thành một kỷ niệm rất ư dễ thương của tuổi mười ba.
Tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh cao vút trong nắng sớm vời vợi như bầu trời xanh lơ đang lóng lánh soi gương trên mặt biển xa xa . Gió hiu hiu làm tôi cứ lơ tơ mơ, hồn phiêu lãng về cái tuổi mười hai mười ba vô cùng dễ thương của một thời.
Bước sang tuổi mười ba, đã học lớp đệ thất, đã mặc áo dài đi học thế mà tôi vẫn trèo tường, vẫn cãi nhau như mổ bò với đám con nít hàng xóm (hai nhà sát bên thôi) và vẫn bị qùy gối lia lịa .
Tuổi mười ba của tôi ngây thơ như bao vạn cô nhỏ cùng lứa tuổi, chỉ có hơi nghịch ngợm hơn chút xíu, ngang tàng hơn chút xíu, chưa biết e thẹn và chưa biết làm điệu để vẫn cột áo dài leo trèo như ...con khỉ con phá phách trong khu rừng nhỏ và đủ để tên hàng xóm dễ ghét bớt trề môi với tôi, “đổ con gái!”
Tuổi mười ba đã rời bỏ tôi đi thật xa thế mà hôm ấy như trong lời nhạc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, len lén trở về với chút nghịch ngợm, với chút vờ vĩnh để ông bạn đem cái “tui” ra năn nỉ, đem cái “tui” ra nửa như mời mọc nửa như thách thức.

 Tuổi mười ba trở về để hồn tôi lâng lâng, để tình tôi thật gần và ông bạn hình như cũng ... trẻ thêm được chục tuổi .
 (Tôi đâu thể “ăn gian”, mình có tuổi mười ba, đâu nỡ để ông bạn “bơ vơ” ... ở tuổi ...)
Sáng nay nghe lại bài nhạc cũ, tôi bỗng dưng thèm được trở lại tuổi mười ba, tôi thèm vờ vĩnh để được nghe tiếng “tui” của người trong gió, trong nắng, trong sóng biển. 
 Tôi lại cười mím chi ngắm biển mênh mông nghĩ xa xôi, chắc gì bây giờ người mở miệng bảo “kệ tui”, tôi lại không run?
( Bài hát Tuổi 13 của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên)

PTL

Lới Hay Ý Đẹp




Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Thơ cho Nhỏ-Du tử Lê




 Thơ cho Nhỏ

Thân ngựa chạy một đêm sầu gió núi
Đứng chìm theo ngọn núi đứng riêng trời
Hơi thở ngọt em một thời phong kín
Nhớ nhung gì em bược tóc chia đôi
Con sóc nhỏ mang hồn lên núi lạ
Ta chim rừng cánh đã mỏi thương đau
Hương cỏ dại mát chân người ngà ngọc
Em bảng đen - vôi trắng giết đời nhau

Trăm con bướm bay về chung một ngõ
Suối xôn xao suối phải tự xuống nguồn
Em áo lụa dáng gày hơn bóng núi
Rừng ơi rừng cây đợi đã bao năm
Em tinh khiết giữa đời ta bụi bặm
Gọi ta về trong bóng nắng thơ ngây
Em mới lớn nên tình như thác gọi
Thương giùm ta thân ngựa đã xa bầy .

Du tử Lê

Tháng Tám...Mùa Thu Yêu Thương


Người đi ra đi mãi mãi, chốn xưa tôi còn mong chờ
Người đi ra đi mãi mãi, vẫn không phai mờ dấu chân
Lòng tôi chiếc lá trên cành Thu về héo khô
Tôi còn nhớ ai mỗi khi chiều rơi

Người đi ra đi mãi, chốn xưa Thu vàng tôi chờ
Người đi ra đi mãi mãi, vẫn không phai niềm nhớ thương
Lòng tôi heo mây đã về, tôi còn vấn vương
Tôi còn nhớ thương khi Thu về

Bên trời một làn mây trắng lửng lờ trôi
Nghe lao xao ngoài hiên vắng lá vàng rơi
Dù biết ngày mai ngày mai nắng xuân không về
Trên cành lũ chim vẫn u mê
Dù biết người đi người đi sẽ không quay về
Sao tôi còn nhớ ai, đợi chờ ai

Ngày nào còn mang hơi thở chắc tôi vẫn còn nhớ người
Ngày nào đôi chân lê bước tuổi Xuân theo chiều nắng phai
Bàn tay nâng niu kỷ niệm vỗ về giấc mơ xa mờ
Mỗi khi Thu về tôi nhớ người

......Lại một mùa thu thứ 12 lại trở về , hay giấc mơ mùa thu của anh và em bỗng quay về trong ký ức , cố chôn vùi ,cố lãng quên ,nhưng xem ra khó thực hiện .
Chiều chiều bỗng thấy không gian dường như trầm lắng , bên tai nghe lại ca khúc này qua giọng ca Quang Dũng ,em không sao ngăn được cảm xúc ,em lái xe ngang qua bao con đường quen thuộc mà chúng ta quen gọi là :" con đường tình ta đi của em & anh "", rồi em ghé vô quán Starbuck góc phố , và em còn cố tình chọn đúng chỗ ngồi quen thuộc , với cappucino bốc khói , bên Ipad  xem trong file cũ những shoot ảnh cũ ,không đành lòng deleted .... thôi  ta gọi là cứ ấp ủ ,dấu kín trong ngăn riêng gọi là còn chút gì để nhớ để thương .nha anh ..!!
8.2012
Autumn.CL 

 

Cây Trứng Cá- PTL


Chị thứ hai của tôi, chị Doanh, có “cái tật” mê trèo cây trứng cá của cô Hai Mụ gần nhà.
Phía sau trường tiểu học Cái Đôi, kế bên vườn rau là “trạm y tế” của cô Hai Mụ.
 Gọi là trạm y tế cho có tiếng một chút ở cái xóm nghèo nàn này chứ thật ra chỉ là một căn phòng nhỏ xíu chia làm ba gian hẳn hoi. Cô Hai làm nghề đỡ đẻ cho bà con hàng xóm ở đó và một hai xóm lân cận. Tôi không biết cô tên gì, chỉ nghe người lớn gọi là cô Hai Mụ thì gọi theo.
 Tôi nhớ mang máng cô có nước da trắng bóc, hay đội cái mũ y tá trên đầu, nhưng thật tình tôi không nhớ nổi cô có mặc đồng phục y tá hay không.Ngoài chuyện giúp cho các bà sinh nở, cô vẫn khám và cho thuốc chữa cảm cho người này , trị ho cho người kia. Lũ con nít chúng tôi luôn được cô đối xử rất nhẹ nhàng, cô hay xoa đầu tôi mỗi lần có dịp gặp tôi đâu đó.
Sau nhà cô Hai Mụ có trồng cây trứng cá, lúc đó chưa được cao gì cho lắm. Tàng cây thưa thớt chưa đủ che nắng cho lũ con nít tụm năm túm ba dưới gốc cây khi tan học.
 Ấy thế mà trái thì cơ man bứt hoài không hết.Cô Hai Mụ có hai người con cùng trạc tuổi của chị Doanh tôi, khoảng 8, 9 tuổi và ở gần nên hay tụm lại chơi với nhau cùng con nít trong xóm rất thân mật. Cứ trưa trưa chị của tôi trốn ngủ trưa sau khi đi học về, đi theo con của cô Hai và đám bạn kéo nhau lại đứng, ngồi chồm hổm quanh gốc cây trứng cá tán dóc, bắn bi, bắn dây thun.
Riêng chị tôi lại thích trèo cái cây trứng cá đó dầu cây chỉ cao chừng 3 mét. Tội nghiệp cho mấy nhánh cây mỏng mảnh, cứ oằn xuống mỗi lần chị tôi trèo lên bứt trái. Thật tình giờ nghĩ lại trái trứng cá có cái gì ngon đâu ngoài chất ngòn ngọt sau cái vỏ dai nhách đo đỏ. Con nít thì thế, hay con nít ở chốn đồng quê là thế. Cái gì, con gì, cây gì bọn chúng tôi “khai phá, khai hoang, bốc lủm” được là cứ thi nhau mà làm.
Không biết cái mảnh lực của tàng cây, của nhánh cây hay những trái trứng cá tròn tròn da căng bóng vàng vàng đỏ đỏ mà chị tôi mê say leo trèo, bứt hái mỗi trưa. 
Cây nhỏ xíu thế mà chị tôi cũng tìm được một chỗ ngồi vắt vẻo đong đưa hai chân, tay vừa hái trái miệng vừa mút chùn chụt khen ngọt. Bọn con nít đứng chung quanh cây cứ thèm thuồng nhưng không dám leo lên, có lẽ sợ gãy cây nên chỉ đứng và la nhao nháo- Ê Doanh, bứt cho tao mấy trái đi, chùm bên kia kìa, trái đỏ ngọt hơn.
- Chị Doanh, bứt cho em mấy trái nha.
- Tụi bây từ từ, chỉ tùm lum tao hái sao kịp.Tôi luôn tỏ ra thản nhiên trước sự “cám dỗ” của những trái trứng cá, càng thản nhiên hơn và nghênh nghênh cái mặt, đôi lần còn chống nạnh dẩu môi lên làm tàng với lũ con nít khi chúng đòi chị tôi hái cho vài trái- Tụi bây đứng xích ra, đứng gần quá chị tao không trèo được.
- Tụi bây xin gì xin hoài vậy, chỉ để dành cho tao ăn.Có lúc lại ngang tàng giựt phăng mấy trái trứng cá chị tôi vừa chìa xuống cho đám bạn- Tui thích trái này, mày lấy trái xanh đi, cũng ngọt vậy.Trời đất, giờ nghĩ lại tôi thấy mình chằng dễ ớn, ngang dễ ớn, cái thân có một chút tẹo, nhỏ tuổi hơn ai hết mà cứ “mày” lia lịa chẳng nể mặt ai. Chắc tại ỷ có chị làm “thủ lĩnh” ở cây trứng cá nên cứ hiên ngang mà...làm tàng.Tôi cũng không hiểu sao con của cô Hai Mụ cũng chẳng nói gì và cũng chẳng đòi "chia chác", dầu đây là cây của họ. Có lẽ hai đứa con nít đó không thích trái trứng cá chăng? Tôi không thấy chúng đụng vào trái nào, có trong tay thì cũng như tôi, Vinh và Hùng chỉ thích bóp cho bể cái vỏ ra rồi trây trây phần ngọt ngào li ti như trứng cá vào tay, vào cây hoặc vào đất cho đến khi chỉ còn lại cái vỏ xẹp lép thì quăng bỏ.Cứ thế ngày qua ngày, cây trứng cá ở nhà cô Hai Mụ là một “trung tâm” tập họp rất hấp dẫn và vui nhộn cho bọn con nít chúng tôi mỗi trưa sau khi chị tôi tan học. Cô Hai Mụ thỉnh thoảng vẫn ra xem chừng chúng tôi và nhắc khẽ là đã đến giờ đi về nhà. Thấy bóng dáng của cô, chị tôi tụt ngay xuống đất, đám con nít giả vờ dạ dạ hoặc im thinh thít; cô vừa quay bước là đâu lại vào đấy, như cái chợ chồm hổm, chúng tôi chí choé giành nhau trứng cá.
Chuyện “một ngày như mọi ngày” có lẽ còn kéo dài cho đến khi chúng tôi vặt sạch trái trên cây trứng cá của cô Hai nếu không có trận “tranh hùng” xảy ra một hôm.
Như mọi ngày, tôi lúp xúp chạy theo chị Doanh đến vườn nhà cô Hai Mụ, khi đến nơi thấy bọn con nít chỉ trỏ lên cây, có đứa có vẻ e ngại, có đứa thì nghênh mặt với chị em tôi.
Thằng Được đang nghiễm nhiên trở thành “chủ nhân ông” chiếm chỗ ngồi của chị tôi mọi hôm trên cây trứng cá.
Được lớn hơn chị tôi khoảng vài tuổi, đen như cột nhà cháy có lẽ vì phải chăn trâu ngoài đồng suốt chứ không được đi học như bọn trẻ cùng tuổi. Chúng tôi ít bao giờ trò chuyện với Được, phần vì hoàn cảnh gia đình khác nhau nên giờ giấc cũng khác, lúc chúng tôi chơi đùa thì Được vẫn còn ngoài đồng hay ở đâu đó trong chuồng trâu.
 Mỗi lần gặp “nó” ở đâu là nó hay nhảy xổm ra hù cho tôi giật mình hay lẻo đẻo sau lưng chọc ghẹo chị tôi, khi thì lấy cái que khều tóc, lúc lại thẩy chiếc lá hù có sâu. Tôi sẵn đã không có thiện cảm với thằng Được (lại “thằng”), nên khi thấy nó tòn teng chiếm chỗ, tôi méc chị - Chị Doanh đuổi nó xuống đi. Chị tôi đương nhiên là tức chứ, chỗ mình làm “bà hoàng” mỗi ngày tự dưng bị thằng “qủy” Được chiếm đi.- Mày đi xuống nghe Được, ai cho mày trèo lên chỗ của tao đó.
- Thằng Vinh cho tao trèo, cây của nó không phải của mày.Chị tôi vừa bực vừa không tin quay sang hỏi Vinh
- Bộ mày cho nó leo lên hả Vinh?Vinh lúng túng rồi gật đầu- Ừa, tui cho nó trèo đó, nó cho tui hai con dế bự kìa.À, thì ra là sự đổi chác công bằng nhưng thật là ...vô lý với chị em tôi.
- Tao cho mày nguyên một đống dây thun hôm bữa rồi còn chi.
- Thun đứt hết rồi, mà cũng đâu có nhiều đâu.
Chị tôi nói qua lại với Vinh một hồi, Vinh bỏ vào trong nhà, chị Doanh quay qua nạt thằng Được bắt nó leo xuống trả chỗ cho chị.
Lời qua tiếng lại, không hiểu sao thằng Được nhảy phóc xuống đẩy chị tôi một cái. 
 Chị loạng choạng vịn vào cây trứng cá rồi lấy “nội công” đẩy lại nó. Xô đẩy, cãi nhau ỏm tỏi và chuyện gì đến đã xảy đến. Thằng Được đầy chị tôi té vào một đứa mít ướt, thế là nó khóc ầm lên, cô Hai mụ nghe tiếng la khóc, vội vàng đi ra sau vườn.- Cái gì vậy? Đứa nào khóc vậy, có sao không?
- Con Doanh với thằng Được đánh nhau đó cô!Cô lật đật kéo chị tôi và thằng Được ra một góc mắng khẽ
Cả bọn vừa xì xào vừa giải tán, đứa nào về nhà đứa đó.
 Chị tôi mặt quạu đeo, hậm hực bước về lẩm bầm cái chi đó tôi không nghe rõ, chắc là chị tôi đang khó chịu lắm.Sự khó chịu đó không giữ được bao lâu lại thay vào bằng “nỗi đau khôn tả” của ngày hôm sau.
 Ông Nội của tôi đã vài lần “cảnh cáo” chị Doanh không cho chị trèo cây vì sợ chị té, chắc cô Hai mụ đã méc lại Ông tôi vụ “tranh hùng” của ngày hôm trước nên khi chị tôi đi học về là bị Ông bảo leo lên bộ ván và quất cho hai roi đau điếng kèm theo lời cấm không được qua nhà cô Hai mụ làm phiền nữa.
Chưa hết nỗi đau của roi mây, chiều hôm đó chị tôi len lén ra bờ ao đối diện vườn nhà cô Hai mụ, trời hỡi, cô đang nhờ người ta đốn cây trứng cá đó đi. Chắc cô sợ bọn chúng tôi giành nhau leo trèo té rồi gãy chân gãy tay nên cô quyết định đốn cây luôn cho khỏi ai mang họa.

- Không có được đánh nhau nghe chưa, đi về nhà đi ngủ mau lên.
Tôi thấy chị Doanh đứng sững, mặt tái mét không nói tiếng nào, một lúc lâu khi cành đã được hạ xuống và người ta kéo đi, chị mới quay trở vào nhà.
Tối đó khi ăn cơm tôi thấy mắt chị tôi đỏ hoe, không nói chuyện với ai, ăn có một chút xíu rồi phụ dọn rửa chén và leo lên bộ ván nằm xoay lưng vào vách im lặng chứ không chọc ghẹo tôi như mọi hôm.
 Tôi cũng im không hỏi, thật sự lúc đó tôi chỉ biết là chị tôi tiếc cây trứng cá chứ có biết gì đâu mà hỏi.
 Tôi chỉ nhớ nghe tiếng thút thít của chị một chốc rồi tôi thiếp đi trong giấc ngủ, qua hôm sau cũng chẳng bàn đến cây trứng cá, lại tìm trò chơi khác mà chơi.Chị Doanh tôi cứ lẩn quẩn ở bờ ao ngó sang vườn cô Hai mụ cả buổi chiều hôm sau, đầu óc non nớt của tôi đâu có biết rằng chị đang “đau lòng” lắm.
 Mãi sau này khi về lại Sài Gòn, lúc tôi học xong trung học, mấy chị em có dịp về thăm lại nơi chốn cũ, chị tôi mới tâm sự cho biết. Chị cười bảo 
- Không biết cây trứng cá lúc đó có hấp lực gì mà chị mê nó lắm. Mà thật tình, đến bây giờ chị vẫn còn...mê cây trứng cá.
 Trái của nó đẹp chứ, hoa dễ thương chứ. Chị nghĩ nếu chị mà có nhà riêng, chị sẽ trồng nó sau vườn. Chị tiếc thật tiếc khi cô Hai mụ đốn cây đi.
 Dung biết không, lúc đó chị “hận” thằng Được lắm. Ở Sài Gòn đâu có thấy cây trứng cá ở đâu, đâu Dung.
 Tiếc ghê.“Thằng” Được vẫn ở Cái Đôi nhưng dọn sang xóm bên kia đường gần nhà máy xay lúa ngày xưa, đã được đi học dầu chỉ đến đệ tứ và đang ngắm nghé cưới vợ.
 Chúng tôi gặp nhau, nhắc chuyện xưa, anh Được cười mím chi, với giọng như xin lỗi - Đúng là con nít, ai mà đi xô con gái bao giờChúng tôi cười xòa chuyện vãn hỏi thăm anh Được về dân trong xóm.
Cô Hai mụ đã dọn đi xa cũng như bao nhiêu người trong xóm sau Tết Mậu Thân. Trạm y tế của cô cũng không còn, gốc cây trứng cá năm xưa cũng không còn vết tích gì nữa, chỉ còn lại bờ ao nhỏ bé thêm vài cây dừa và kỷ niệm bên cây trứng cá xưa vẫn như in trong trí mấy chị em tôi.
Trước khi về lại Sài Gòn, mấy chị em tôi đã ráng đi bứt mấy chùm trứng cá để nhâm nhi. Đứng dưới tàng cây trứng cái, tôi cắn vỏ nhai vài trái rồi cười đưa lại cho chị. Hai chị của tôi cũng có thèm thuồng gì đâu, chỉ là kỷ niệm ấu thơ bừng dậy để chúng tôi đi tìm lại ngày thơ, để chúng tôi trân qúy hơn và tiếc nhớ thêm...

PTL

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Cách Tỉa Trái Cây Cho Party





Những Lá Thư Không Được Trả Lời

Những Lá Thư Không Được Trả Lời

Có một người đàn ông bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn quá khủng khiếp đã làm ông mất cả hai chân và cánh tay trái.
 Thậm chí bàn tay phải của ông cũng chỉ còn ngón cái và ngón trỏ.
Nhưng ông vẫn còn sở hữu một trí não minh mẫn và một tâm hồn rộng mở.
Suốt những ngày nằm bệnh viện, ông rất cô đơn vì ông không còn người thân hay họ hàng. Không ai đến thăm. Không điện thoại, không thư từ.

 Ông như bị tách khỏi thế giới.
Rồi vượt qua thất vọng, ông nảy ra một ý định:

- Nếu ông đã mong nhận được một lá thư đến thế, và một lá thư có thể đem lại niềm vui đến thế thì tại sao ông lại không viết những lá thư để đem lại niềm vui cho người khác?
Ông vẫn có thể viết bằng hai ngón tay của bàn tay phải dù rất khó khăn.
Nhưng ông biết viết thư cho ai bây giờ?
Có ai đang rất mong nhận được thư và ai có thể được động viên bởi những lá thư của ông?
Ông nghĩ tới những tù nhân. Họ cũng cô đơn và cần sự giúp đỡ.
Đầu tiên, ông viết thư tới một tổ chức xã hội, đề nghị chuyển những lá thư của ông vào trong tù. 

Họ trả lời rằng những lá thư của ông sẽ không được trả lời đâu, vì theo điều luật của bang, tù nhân không được viết thư gửi ra ngoài.
Nhưng ông vẫn quyết định thực hiện việc giao tiếp một chiều này.
Ông viết mỗi tuần hai lá thư.

 Việc này lấy của ông rất nhiều sức khỏe, nhưng ông đặt cả tâm hồn ông vào những lá thư, tất cả kinh nghiệm của cuộc sống, cả niềm tin và hy vọng.
Rất nhiều lần ông muốn ngừng viết, vì không bao giờ ông biết những lá thư của ông có ích cho ai hay không.

 Nhưng vì việc viết thư đã thành thói quen nên ông vẫn tiếp tục viết.
Rồi đến một ngày kia ông, cuối cùng ông cũng nhận được một bức thư. Thư được viết bằng loại giấy nhà tù, do chính người quản giáo viết. Bức thư viết rất ngắn, chính xác là chỉ có vài dòng như sau:
Xin ông hãy viết thư trên loại giấy tốt nhất ông có thể có được.

 Vì những lá thư của ông được chuyền từ phòng giam này sang phòng giam khác, từ tay tù nhân này sang tù nhân khác đến mức giấy đã bị rách cả. Xin cảm ơn ông."

theo goctamhon .


Tuỳ tưởng


Về năm tháng:
Khi ta ba mươi, nỗi buồn tuổi hai mươi sẽ không trở lại.
Khi năm mươi nhớ về sinh nhật tuổi ba mươi, sao đẹp đẽ thế
Khi chín mươi chín, nghĩ về cả cuộc đời mình đã bình yên trôi qua, có lẽ sẽ vui mừng cười hỉ hả như tên trộm chưa từng bị tóm.
Hãy tin vào cuộc sống và thời gian,
Cho dù cuộc sống có thể sẽ không tạo được cho ta niềm vui mới nhưng thời gian cũng giúp ta xoá hết tất cả mọi nỗi đớn đau.
Đau lòng:
Nỗi đau không thể trả một lần, nó như một khoản vay trả góp
Cho dù bạn giàu có thì đối diện nỗi đau bạn cũng khó lòng một lần rũ sạch nợ nần
Có lần, tôi muốn tôi tàn nhẫn với bản thân mình hơn, không cho phép bản thân tôi buồn đau.
Thà đau buồn một lần, thật đau, rồi sống tiếp
Còn hơn ngày qua ngày cứ mặc cả lần hồi với những nỗi buồn nhỏ nhặt nỗi sầu bé mọn kiểu chả buồn sống chả buồn chết.
Có những người mà oán hận buồn bã là thói quen của người ta , bạn chớ động vào, buồn đau chẳng qua là cách họ hưởng thụ cuộc sống mà thôi.
Chúng ta cũng có khi đau đớn vì bị oan uổng, nhưng lại không chịu thanh minh, thì nỗi niềm đó chẳng qua cũng chỉ là tự mình tự tạo tự gánh chịu.
Người thông minh thường không thấy niềm vui, người trí tuệ vượt bậc mới hay mỉm cười.
Tạo hoá trêu ngươi. Người dựa vào chính người để trêu tạo hoá.
Về tình yêu:
Trong cuộc sống rất khó có tình yêu vĩnh hằng, nhưng chắc chắn cuộc sống có tình ruột thịt vĩnh hằng. Nếu tình yêu hoá được thành tình thân, những gốc rễ đó mới không phải lâu đài xây trên cát.
Có những tình yêu, có những người, mà tình yêu chỉ có nghĩa là "cảm xúc" của thời điểm đó. Mà nếu bạn cứ cho rằng tình yêu của họ là một tình yêu dài lâu, thì bạn mới là ấu trĩ (non nớt).
Bạn đừng buồn nếu bạn đãng trí. Đãng trí là chuyện bình thường, còn hơn là cái gì cũng nhớ rành rành.
Trên đường tình, những người thản nhiên đầy rẫy. Nhưng dù họ chỉ chân tình trong giây phút, cũng không thể nói họ giả dối.
Tình yêu nếu như không trở về với những gì chân thực trong cuộc sống như áo mặc, cơm ăn, đếm tiền, giấc ngủ, thì sẽ không thể dài lâu.
Có những lúc chúng ta nhầm tưởng một thói quen trong cuộc sống, với một người đàn ông hoặc đàn bà nào đó, là tình yêu.

Tam Mao (Đài Loan)

Ảnh Nghệ Thuật Của Fredy Wisaya



Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nghe Nhạc Nguyễn Tâm Hàn



Tình Ngỡ Trăm Năm


Tình Ngỡ Trăm năm
  Có những dòng sông
Lặng lẽ theo năm tháng
Có những cơn gió
Thoảng qua vội vã
Cả những cơn mưa
Khiến lòng hụt hẫng
Vì nhắc nhớ kỷ niệm

Riêng em mong làm hạt cát
Trôi về phiá lòng biển cả
Bởi tình ta dài thăm thẵm
Vẫn một đời chia xa
Kẻ lưu lạc chân mây
Người cuối trời quạnh quẽ
Dù tình chỉ một ngày
Cũng gọi là trăm năm

Camly
4/2010


Nghệ thuật cắm hoa Ikebana



                                                      collect ikebana,NHK ,japan
                                                    my favorite ,tks  !!


Travel With Natalie Tran



Vào Bếp Với Xuân Hồng