Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
Cà phê Cà pháo Sai gòn
Không biết cái thú đi uống cà phê du nhập vào nước
ta từ hồi nào, tôi nghĩ chắc cũng không lâu, vì thế hệ của các bậc cha
chú không thấy các cụ nói đến đi uống cà phê bao giờ, ít nhất là trong
thời niên thiếu thanh niên của thế hệ chúng tôi, đặc biệt là trong các
gia đình bắc kỳ chay.
Nghe nói thói quen la cà cà phê cà pháo là do dân Pháp mang vào từ những ngày họ làm thực dân ở nước ta.
Nếu quả thế thì dân miền Nam chắc hẳn chịu ảnh hưởng trước dân miền Bắc.
Khi tôi bắt đầu để ý đến thế giới của người lớn thì đã thấy các bác xích lô đạp xích lô máy, các bác đánh xe thổ mộ, dân buôn bán thức khuya dậy sớm, công tư chức, dân lao động các thứ trong Nam sáng sáng đã thấy tụ tập nơi các quán cà phê cóc để làm một ly trước khi bắt đầu một ngày mới.
Họ làm một cái xay chừng( cà phê đen) , cà phê sữa, hay bạc xỉu( sữa chút xíu cà phê) có khi lại ăn kèm với vài cái dầu cháo quẩy hay cái bánh tiêu bánh bao, phì phèo điếu thuốc Bastos, Mélia, sang thì Ruby, Capstan, Pallmall, sang tí nữa thì Craven A hay 555 hộp thiếc.
Dân lao động có cách uống rất lạ là đổ cà phê ra dĩa cho nguội bớt rồi bưng lên húp xụp xọap rất enjoy.
Húp xong, họ trò chuyện trên trời dưới đất với nhau hay dở nhật trình ra đọc tin tức thời sự , những chuyện xe cán chó, chó cán xe, chuyện kép cải lương này cặp với đào hát kia.
Vụ này thì cũng giống y chang như mấy bà đi chợ bên này lúc tính tiền ở counter là tiện tay lấy mấy tờ báo lá cải như tờ Enquirer, People để xem hôm nay Jenifer Lopez có bầu với ai,
Brad Pitt bỏ vợ rồi cặp với con nào ..
Sau này tôi đọc trong cuốn The Journalist (ký giả chuyên nghiệp) thì nghe họ nói rằng báo chí sống nhờ chó cán xe chứ không phải xe cán chó, vì xe cán chó là chuyện thường, nhưng ‘chó cán xe’ mới là tin giật gân; người ta mua báo để xem chó cán xe chứ không phải để xem xe cán chó.
Người ta mua báo để xem những chuyện tình ái lăng nhăng bất thường của Công chúa Dianna, chứ không phải để xem công chúa lấy thái tử đẻ ramột lũ con khôi ngô tuấn tú, học hành tử tế,cưới vợ đẹp cócon khôn rồi sống mãi không bao giờ chết!
Cách pha cà phê thường là pha theo kiểu bí tất hay gọi là pha vợt, hầm hì trên bếp lò cả ngày để cà phê lúc nào cũng nóng.
Nhưng cà phê lọai này uống ngay khi mới pha xong còn đơ,õ chứ uống chậm chút nữa thì chua lè.
Sau này, khi các quán cà phê nhạc bắt đầu thịnh hành thì có thêm cà phê phin, mà ông Túy có lần đề cập đến trong bài quán cà phê Thăng Long.
Ly cà phê đầu tiên trong đời của tôi xảy ra ở quán Thăng Long này: lần đó tôi thấy cái phin cà phê phải xoay xoay con ốc trong đó để điều chỉnh độ đậm lạt của cà phê là cả cái sự tân kỳ.
Rồi cô Hương còn phải nhắc là đậy cái nắp phin lại, cho cà phê nó chín. Cái vụ cà phê cà pháo khởi đi từ dạo ấy mà cho đến bây giờ trở thành một nếp sống hồi nào không hay.
Nay đã tới tuổi tri thiên mệnh, nghiệm lại tôi thấy băng cà phê cà pháo chúng tôi có khối chuyện để nói chung quanh cái phin cà phê, ở một nơi nào đó gọi là quán cà phê:Có một cô nào đó gọi là cô hàng cà phê, có một cái việc gì đó gọi là đi cà phê.
Từ những chuyện thi cử học hành đến những chuyện cua con này ve vãn con kia của cánh con trai chúng tôi tới những buổi ngồi đồng với các cô bạn gái nhìn ra phố mưa rơi rả rich, nghe những ca khúc da vàng phản chiến não nuột của Trịnh công Sơn, nghe tục ca của Phạm Duy, nghe Christophe với Main dans la main, Santana với Oye comova, Black magic women, Beatles với Yesterday, Hey Jude, Eric Clapton, Jimmy Hendrix, The top of the world với Carpenter và nhiều nhiều quá.
Không biết NKD. ở Bremen có còn nhớ cây hoa ngọc lan to lắm ở quán cà phê Ðỉnh Thiêng trong cư xá phủ tổng thống không:
Những đêm rất khuya hương ngọc lan thoang thoảng quấn quýt với vị dịu mát của sương đêm tôi,Ð., NX Quang. thỉnh thỏang có Nguyễn văn Lương- bây giờ ở Berlin- Ðức nghỉ phép về.
Chúng tôi ngồi quây quần ở cái bàn dưới gốc cây nhe răng cười với nhau vì nhiều duyên cơ:
Dạo đó tuổi thanh xuân tươi trẻ quá thành ra chúng tôi có nhiều chuyện vui và chuyện hay buồn nhất là không đủ tiền uống cà phê, thế thôi.
Cô hàng cà phê quán này đẹp và có chiếc răng khểnh và thích cho chạy bản Roman dễ nghe do ban Paul Mauriat chơi, bản này solo 3 khúc, piano, guitar, và violon; đối với tôi, hay nhất vẫn là khúc chơi guitar.
Cô hay đi lên đi xuống cái cầu thang đàng sau quầy tính tiền.Chắc là để đám khách ngòai kia enjoy những bước chân thục nữ lan đài uyển điệu trong tà áo dài mỏng như tơ trời của cô chăng.
Còn tôi chỉ muốn gây sự chú ý của cô, lâu lâu lại chập một lúc ba que diêm lại rồi đánh xoè lên ngọn lửa sáng chói đầy mùi lưu hùynh, trong cái không gian mờ ảo của quán cà phê.
Bây giờ nghĩ lại thấy thật trẻ con nhưng cũng thấy dễ thương làm sao.
Trồng cây si cô hàng cà phê ngòai bọn tôi ra có thêm nhiều người: Ðối với chúng tôi thì cũng có hơi gượng vì nàng hình như lớn hơn chúng tôi vài ba tuổi (lớn tuổi hơn chứ chưa luống tuổi), nên chỉ ít lâu bọn tôi rút lui trong trật tự.
Một trự nữa là lính của 1 liên đòan công binh tháo gỡ đạn dược, một vài tay pilot trực thăng vào quán hay đeo súng ống lủng lẳng quanh người, như niên trưởng Nguyễn văn Tịnh chẳng hạn.
Không biết thực hư thế nào nhưng tay tháo gỡ đạn dược lần nào tới quán cũng đi chiếc xe Jeep có cái còi hụ sơn màu đỏ chót trông rất oai phong.
Có một đêm, tôi ngồi một mình bàn bên này, còn bàn bên kia tay tháo gỡ đạn dược thay vì uống cà phê thì lại uống rượu với một đám các hảo hán, mới nhìn thấy cũng đủ mất vía vì tòan những tay mặt mũi trông rất sọc dưa, mặc đủ mọi thứ quân phục trên đời.
Tay tháo gỡ đạn dược khụng khiệng đi tới bàn tôi với đôi mắt đỏ ngầu say rượu
Liếc qua bàn của họ, tôi thấy ngổn ngang vài chai brandy Napoléon lion d’or rồi. Ðứng cạnh bàn tôi, anh ta hất hàm hỏi:
- Ê., làm gì?
Tôi rụt rè trả lời:
- Dà, em chưa có làm gì.
- Thế em còn đi học à?
Nghe nói thói quen la cà cà phê cà pháo là do dân Pháp mang vào từ những ngày họ làm thực dân ở nước ta.
Nếu quả thế thì dân miền Nam chắc hẳn chịu ảnh hưởng trước dân miền Bắc.
Khi tôi bắt đầu để ý đến thế giới của người lớn thì đã thấy các bác xích lô đạp xích lô máy, các bác đánh xe thổ mộ, dân buôn bán thức khuya dậy sớm, công tư chức, dân lao động các thứ trong Nam sáng sáng đã thấy tụ tập nơi các quán cà phê cóc để làm một ly trước khi bắt đầu một ngày mới.
Họ làm một cái xay chừng( cà phê đen) , cà phê sữa, hay bạc xỉu( sữa chút xíu cà phê) có khi lại ăn kèm với vài cái dầu cháo quẩy hay cái bánh tiêu bánh bao, phì phèo điếu thuốc Bastos, Mélia, sang thì Ruby, Capstan, Pallmall, sang tí nữa thì Craven A hay 555 hộp thiếc.
Dân lao động có cách uống rất lạ là đổ cà phê ra dĩa cho nguội bớt rồi bưng lên húp xụp xọap rất enjoy.
Húp xong, họ trò chuyện trên trời dưới đất với nhau hay dở nhật trình ra đọc tin tức thời sự , những chuyện xe cán chó, chó cán xe, chuyện kép cải lương này cặp với đào hát kia.
Vụ này thì cũng giống y chang như mấy bà đi chợ bên này lúc tính tiền ở counter là tiện tay lấy mấy tờ báo lá cải như tờ Enquirer, People để xem hôm nay Jenifer Lopez có bầu với ai,
Brad Pitt bỏ vợ rồi cặp với con nào ..
Sau này tôi đọc trong cuốn The Journalist (ký giả chuyên nghiệp) thì nghe họ nói rằng báo chí sống nhờ chó cán xe chứ không phải xe cán chó, vì xe cán chó là chuyện thường, nhưng ‘chó cán xe’ mới là tin giật gân; người ta mua báo để xem chó cán xe chứ không phải để xem xe cán chó.
Người ta mua báo để xem những chuyện tình ái lăng nhăng bất thường của Công chúa Dianna, chứ không phải để xem công chúa lấy thái tử đẻ ramột lũ con khôi ngô tuấn tú, học hành tử tế,cưới vợ đẹp cócon khôn rồi sống mãi không bao giờ chết!
Cách pha cà phê thường là pha theo kiểu bí tất hay gọi là pha vợt, hầm hì trên bếp lò cả ngày để cà phê lúc nào cũng nóng.
Nhưng cà phê lọai này uống ngay khi mới pha xong còn đơ,õ chứ uống chậm chút nữa thì chua lè.
Sau này, khi các quán cà phê nhạc bắt đầu thịnh hành thì có thêm cà phê phin, mà ông Túy có lần đề cập đến trong bài quán cà phê Thăng Long.
Ly cà phê đầu tiên trong đời của tôi xảy ra ở quán Thăng Long này: lần đó tôi thấy cái phin cà phê phải xoay xoay con ốc trong đó để điều chỉnh độ đậm lạt của cà phê là cả cái sự tân kỳ.
Rồi cô Hương còn phải nhắc là đậy cái nắp phin lại, cho cà phê nó chín. Cái vụ cà phê cà pháo khởi đi từ dạo ấy mà cho đến bây giờ trở thành một nếp sống hồi nào không hay.
Nay đã tới tuổi tri thiên mệnh, nghiệm lại tôi thấy băng cà phê cà pháo chúng tôi có khối chuyện để nói chung quanh cái phin cà phê, ở một nơi nào đó gọi là quán cà phê:Có một cô nào đó gọi là cô hàng cà phê, có một cái việc gì đó gọi là đi cà phê.
Từ những chuyện thi cử học hành đến những chuyện cua con này ve vãn con kia của cánh con trai chúng tôi tới những buổi ngồi đồng với các cô bạn gái nhìn ra phố mưa rơi rả rich, nghe những ca khúc da vàng phản chiến não nuột của Trịnh công Sơn, nghe tục ca của Phạm Duy, nghe Christophe với Main dans la main, Santana với Oye comova, Black magic women, Beatles với Yesterday, Hey Jude, Eric Clapton, Jimmy Hendrix, The top of the world với Carpenter và nhiều nhiều quá.
Không biết NKD. ở Bremen có còn nhớ cây hoa ngọc lan to lắm ở quán cà phê Ðỉnh Thiêng trong cư xá phủ tổng thống không:
Những đêm rất khuya hương ngọc lan thoang thoảng quấn quýt với vị dịu mát của sương đêm tôi,Ð., NX Quang. thỉnh thỏang có Nguyễn văn Lương- bây giờ ở Berlin- Ðức nghỉ phép về.
Chúng tôi ngồi quây quần ở cái bàn dưới gốc cây nhe răng cười với nhau vì nhiều duyên cơ:
Dạo đó tuổi thanh xuân tươi trẻ quá thành ra chúng tôi có nhiều chuyện vui và chuyện hay buồn nhất là không đủ tiền uống cà phê, thế thôi.
Cô hàng cà phê quán này đẹp và có chiếc răng khểnh và thích cho chạy bản Roman dễ nghe do ban Paul Mauriat chơi, bản này solo 3 khúc, piano, guitar, và violon; đối với tôi, hay nhất vẫn là khúc chơi guitar.
Cô hay đi lên đi xuống cái cầu thang đàng sau quầy tính tiền.Chắc là để đám khách ngòai kia enjoy những bước chân thục nữ lan đài uyển điệu trong tà áo dài mỏng như tơ trời của cô chăng.
Còn tôi chỉ muốn gây sự chú ý của cô, lâu lâu lại chập một lúc ba que diêm lại rồi đánh xoè lên ngọn lửa sáng chói đầy mùi lưu hùynh, trong cái không gian mờ ảo của quán cà phê.
Bây giờ nghĩ lại thấy thật trẻ con nhưng cũng thấy dễ thương làm sao.
Trồng cây si cô hàng cà phê ngòai bọn tôi ra có thêm nhiều người: Ðối với chúng tôi thì cũng có hơi gượng vì nàng hình như lớn hơn chúng tôi vài ba tuổi (lớn tuổi hơn chứ chưa luống tuổi), nên chỉ ít lâu bọn tôi rút lui trong trật tự.
Một trự nữa là lính của 1 liên đòan công binh tháo gỡ đạn dược, một vài tay pilot trực thăng vào quán hay đeo súng ống lủng lẳng quanh người, như niên trưởng Nguyễn văn Tịnh chẳng hạn.
Không biết thực hư thế nào nhưng tay tháo gỡ đạn dược lần nào tới quán cũng đi chiếc xe Jeep có cái còi hụ sơn màu đỏ chót trông rất oai phong.
Có một đêm, tôi ngồi một mình bàn bên này, còn bàn bên kia tay tháo gỡ đạn dược thay vì uống cà phê thì lại uống rượu với một đám các hảo hán, mới nhìn thấy cũng đủ mất vía vì tòan những tay mặt mũi trông rất sọc dưa, mặc đủ mọi thứ quân phục trên đời.
Tay tháo gỡ đạn dược khụng khiệng đi tới bàn tôi với đôi mắt đỏ ngầu say rượu
Liếc qua bàn của họ, tôi thấy ngổn ngang vài chai brandy Napoléon lion d’or rồi. Ðứng cạnh bàn tôi, anh ta hất hàm hỏi:
- Ê., làm gì?
Tôi rụt rè trả lời:
- Dà, em chưa có làm gì.
- Thế em còn đi học à?
Dà, em học trường Luật
Tôi đâu dám từ chối, bèn bưng ly tách qua ngồi nhậu ké với các đại ca.
Sau này, ông ta bảo hôm đó tao thấy mái tóc dài của mày tao ngứa mắt quá ,định qua úynh mày chơi nhưng sao thấy mày lành quá nên thôi.
Từ đó tôi quen thêm với một đám lính tráng, và vì tôi cũng có những bạn học cũng đang ở trong lính như Nguyễn văn Lương, Mai đình Ngọ nhảy dù, CT. Cách, BH Tâm không quân
. Nên biết thêm về tâm trạng sống nay chết mai của họ giống như cha anh, tôi nên càng cảm thấy thương họ hơn. Trai thời lọan thế đấy.
Ðường Nguyễn Du có lá me bay từng là một nơi quen thuộc của chúng tôi đàn đúm.
Dạo đó tôi học trường Luật, khi có giờ trống hay khi gặp những giờ lecture cổ luật ngán ngẩm của ông Vũ văn Mẫu, chúng tôi thường bỏ học ra Nguyễn Du, con đường có hàng hàng lớp lớp các quán cà phê san sát bên nhau ( nói theo kiểu Mỹ là- A huge selection for café goers-), với những cặp loa công suất mạnh đặt hướng ra đường tranh nhau đập inh ỏi.
Dân uống ở đây phần lớn là sinh viên của đủ thứ trường nhưng có lẽ đông nhất là từ Văn khoa và Luật khoa: Các cậu các mợ đều khệnh khạng, ra dáng trí thức trẻ người ( và non dạ thực!).
Chúng tôi hay chở nhau trên những chiếc Honda và giống như Francois Sagan hay mô tả trong các cuốn chuyện của bà là:
- Ði hết quán nọ đến quán kia nhìn xem có ai quen trong đó không.
Tôi đâu dám từ chối, bèn bưng ly tách qua ngồi nhậu ké với các đại ca.
Sau này, ông ta bảo hôm đó tao thấy mái tóc dài của mày tao ngứa mắt quá ,định qua úynh mày chơi nhưng sao thấy mày lành quá nên thôi.
Từ đó tôi quen thêm với một đám lính tráng, và vì tôi cũng có những bạn học cũng đang ở trong lính như Nguyễn văn Lương, Mai đình Ngọ nhảy dù, CT. Cách, BH Tâm không quân
. Nên biết thêm về tâm trạng sống nay chết mai của họ giống như cha anh, tôi nên càng cảm thấy thương họ hơn. Trai thời lọan thế đấy.
Ðường Nguyễn Du có lá me bay từng là một nơi quen thuộc của chúng tôi đàn đúm.
Dạo đó tôi học trường Luật, khi có giờ trống hay khi gặp những giờ lecture cổ luật ngán ngẩm của ông Vũ văn Mẫu, chúng tôi thường bỏ học ra Nguyễn Du, con đường có hàng hàng lớp lớp các quán cà phê san sát bên nhau ( nói theo kiểu Mỹ là- A huge selection for café goers-), với những cặp loa công suất mạnh đặt hướng ra đường tranh nhau đập inh ỏi.
Dân uống ở đây phần lớn là sinh viên của đủ thứ trường nhưng có lẽ đông nhất là từ Văn khoa và Luật khoa: Các cậu các mợ đều khệnh khạng, ra dáng trí thức trẻ người ( và non dạ thực!).
Chúng tôi hay chở nhau trên những chiếc Honda và giống như Francois Sagan hay mô tả trong các cuốn chuyện của bà là:
- Ði hết quán nọ đến quán kia nhìn xem có ai quen trong đó không.
Sao mà
thanh niên Pháp thời sau World War 2 giống chúng tôi quá, cái đám thanh
niên mà một số nhà đạo đức( thật cũng như giả) thốt ra rằng“ bọn thanh
niên thối nát,trụy lạc và buồn tẻ”.
Thế cái bọn thanh niên thối nát và buồn tẻ ấy, chúng nó làm cái gì ở trong quán cà phê?
Thật ra thì ‘cũng chẳng có gì mà ầm ĩ’ cả. Mỹ họ nói, có gì là big deal đâu.
Ngọai trừ một số nhỏ vào quán cà phê để chơi .., nghe nhạc rồi phê cho nó đã đời ( hay quên đời), còn phần đông chỉ để gặp bạn bè tán gẫu, rồi nếu không đi học thì chở nhau đi loanh quanh, ciné xi cảo vớ vẩn thế thôi.
Ngày ấy, trong bọn chúng tôi Nguyễn văn Lương là thời thượng nhất :
Chàng là người đầu tiên biết đeo kính râm, lúc không muốn ‘râm’ nên chàng lại gác cái kính lên đầu thao diễn nghỉ, nom rất tân kỳ.
Vào quán, chàng hay dở tạp chí Hồng khổ tabloid của cánh Nam Lộc- Trường Kỳ gì đó chủ biên ra xem.
Trường Kỳ thì chắc niên trưởng rành hơn tôi vì ổng được phong là vua hippy mà.
Trong tạp chí này tôi đọc được những chuyện ngắn rất trưởng giả, như chuyện có chàng và nàng kia đi nghỉ hè ở Ðà lạt, họ đi dạo quanh hồ Xuân Hương vừa đi vừa thò tay vào túi áo măng tô lấy hạt dẻ ra ăn( chứ không chịu ăn đậu phụng rang như chúng tôi), rồi họ xuôi về Nha Trang nô đùa với sóng nước, lại còn chạy canô ra ngòai đảo xa xa nữa, xong, về hotel nghỉ ngơi.
Họ xài chung một cái bàn chải đánh răng nữa ,rất là trữ tình.. Cá nhân tôi từ nhỏ được dạy dỗ trong vệ sinh thường thức là mỗi người một bàn chải đánh răng, không được xài chung.
Thế mà đọc đến đây, sao tôi thấy họ yêu nhau thật là dễ thương quá!
Về sau tôi mới biết, những tay viết cho tạp chí Hồng có nhiều người học trường Tây trường Ðầm như Taberd, Marie Curie, Régina Pacis, Régina Mundy..Thành ra câu chuyện của họ viết,nghe trưởng giả là ‘chính kiểu’ rồi.
Lương hay rủ tôi đi thâu nhạc ở tiệm Thúy Nga, tiệm Phạm mạnh Cương bên Phú Nhuận và lúc nào cũng kè kè mấy cuốn băng Magnétophone to đùng như cái bánh đúc.
Còn ông Ð. đeo kính cận khi vào quán khi nhìn dáo dác kiếm bạn luôn lấy tay đẩy đẩy kính cận lên cho nó yên vị ngay chánh giữa trên cái sống mũi hơi gồ lên 1 chút, trông trí thức ghê đi.
Ðĩnh dạo đó có mộng làm bác sĩ nên học chứng chỉ dự bị Sinh lý Sinh hóa ở Thủ đức.
Chàng này sính tiếng Tây nên thay vì nói là học đại học khoa học như lệ thường thì chàng hay gọi là Faculté de Sciences, nghe rất gồ ghề nên tôi cũng hay bắt chước gọi trường tôi là ‘Faculté de la Droit’ cho nó oai; nhưng sao phát âm chữ droit khó quá nên lại thôi, trở về với chữ luật cho nó đỡ phiền cái lưỡi.
Ð. thì không có nhiều đồ chơi khi đi café, chàng còn mải nghĩ đến mấy cục ô mai mà các mợ ái mộ học cùng lớp hay bỏ dưới ngăn bàn cho chàng.
Ông Ð. này hồi thanh niên rất đào hoa:
Nghe chàng tuyên bố tao hay có ô mai ăn chùa, bọn tôi ngờ rằng bạn ta chỉ nói xạo cho oai.
Một ngày kia, tụi tôi rủ nhau kéo xuống tận chỗ chàng học ở Thủ đức điều tra xem sao.
Ðến lúc chàng xăm xăm như quân xâm lược đi đến chỗ ngồi, thò tay dưới hộc bàn lấy ngay ra được một gói ô mai mơ đàng hòang!
Lúc đó chúng tôi bèn phục lăn ra thật…
Ðinh Tuyên.
Thế cái bọn thanh niên thối nát và buồn tẻ ấy, chúng nó làm cái gì ở trong quán cà phê?
Thật ra thì ‘cũng chẳng có gì mà ầm ĩ’ cả. Mỹ họ nói, có gì là big deal đâu.
Ngọai trừ một số nhỏ vào quán cà phê để chơi .., nghe nhạc rồi phê cho nó đã đời ( hay quên đời), còn phần đông chỉ để gặp bạn bè tán gẫu, rồi nếu không đi học thì chở nhau đi loanh quanh, ciné xi cảo vớ vẩn thế thôi.
Ngày ấy, trong bọn chúng tôi Nguyễn văn Lương là thời thượng nhất :
Chàng là người đầu tiên biết đeo kính râm, lúc không muốn ‘râm’ nên chàng lại gác cái kính lên đầu thao diễn nghỉ, nom rất tân kỳ.
Vào quán, chàng hay dở tạp chí Hồng khổ tabloid của cánh Nam Lộc- Trường Kỳ gì đó chủ biên ra xem.
Trường Kỳ thì chắc niên trưởng rành hơn tôi vì ổng được phong là vua hippy mà.
Trong tạp chí này tôi đọc được những chuyện ngắn rất trưởng giả, như chuyện có chàng và nàng kia đi nghỉ hè ở Ðà lạt, họ đi dạo quanh hồ Xuân Hương vừa đi vừa thò tay vào túi áo măng tô lấy hạt dẻ ra ăn( chứ không chịu ăn đậu phụng rang như chúng tôi), rồi họ xuôi về Nha Trang nô đùa với sóng nước, lại còn chạy canô ra ngòai đảo xa xa nữa, xong, về hotel nghỉ ngơi.
Họ xài chung một cái bàn chải đánh răng nữa ,rất là trữ tình.. Cá nhân tôi từ nhỏ được dạy dỗ trong vệ sinh thường thức là mỗi người một bàn chải đánh răng, không được xài chung.
Thế mà đọc đến đây, sao tôi thấy họ yêu nhau thật là dễ thương quá!
Về sau tôi mới biết, những tay viết cho tạp chí Hồng có nhiều người học trường Tây trường Ðầm như Taberd, Marie Curie, Régina Pacis, Régina Mundy..Thành ra câu chuyện của họ viết,nghe trưởng giả là ‘chính kiểu’ rồi.
Lương hay rủ tôi đi thâu nhạc ở tiệm Thúy Nga, tiệm Phạm mạnh Cương bên Phú Nhuận và lúc nào cũng kè kè mấy cuốn băng Magnétophone to đùng như cái bánh đúc.
Còn ông Ð. đeo kính cận khi vào quán khi nhìn dáo dác kiếm bạn luôn lấy tay đẩy đẩy kính cận lên cho nó yên vị ngay chánh giữa trên cái sống mũi hơi gồ lên 1 chút, trông trí thức ghê đi.
Ðĩnh dạo đó có mộng làm bác sĩ nên học chứng chỉ dự bị Sinh lý Sinh hóa ở Thủ đức.
Chàng này sính tiếng Tây nên thay vì nói là học đại học khoa học như lệ thường thì chàng hay gọi là Faculté de Sciences, nghe rất gồ ghề nên tôi cũng hay bắt chước gọi trường tôi là ‘Faculté de la Droit’ cho nó oai; nhưng sao phát âm chữ droit khó quá nên lại thôi, trở về với chữ luật cho nó đỡ phiền cái lưỡi.
Ð. thì không có nhiều đồ chơi khi đi café, chàng còn mải nghĩ đến mấy cục ô mai mà các mợ ái mộ học cùng lớp hay bỏ dưới ngăn bàn cho chàng.
Ông Ð. này hồi thanh niên rất đào hoa:
Nghe chàng tuyên bố tao hay có ô mai ăn chùa, bọn tôi ngờ rằng bạn ta chỉ nói xạo cho oai.
Một ngày kia, tụi tôi rủ nhau kéo xuống tận chỗ chàng học ở Thủ đức điều tra xem sao.
Ðến lúc chàng xăm xăm như quân xâm lược đi đến chỗ ngồi, thò tay dưới hộc bàn lấy ngay ra được một gói ô mai mơ đàng hòang!
Lúc đó chúng tôi bèn phục lăn ra thật…
Ðinh Tuyên.
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
8 Món Quà Không Mất Tiền Mua
Có những món quà mà bạn không cần phải tốn tiền mua. Có những món quà mà bạn luôn muốn được nhận.
Có những món quà mà người khác chờ đợi bạn tặng.
1. Món quà từ sự lắng nghe
Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú ý, không ngắt ngang, không mơ màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận về thấu hiểu
. Đó là món quà vô giá thứ nhất bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của mình.
2. Món quà từ sự trìu mến
Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy những điều kỳ diệu.
3. Món quà từ sự vui tươi
Hãy cắt những biến họa, chia sẻ những mẩu chuyện cười và những tin vui nhộn cho các cộng sự và người thân.
Họ sẽ hiểu và cảm nhận rằng bạn luôn muốn chia sẻ niềm vui và do đó họ sẽ dành cho bạn những điều to lớn hơn.
4. Món quà từ những mẩu giấy viết tay
Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi thường đấy, dù nó là dòng chữ “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “Xin lỗi vì mình đã quá nóng với bạn”.
Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta.
5. Món quà từ sự khen ngợi
Sự ngợi khen thật lòng có sức mạnh không ngờ, đó có thể là “Chiếc áo đỏ thật tuyệt với bạn!” hay “Một bữa ăn rất ngon!” có thể đem lại niềm vui cho người khác suốt cả ngày.
6. Món quà từ sự giúp đỡ
-Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.
-Hãy luôn nhạy cảm về điều này và để sự yên tĩnh cần thiết cho người khác cũng như có những lúc bạn cần sự yên tĩnh ấy.
8. Món quà từ sự thân thiện
-Hãy vui vẻ nói “Xin chào”, “Khỏe không?”, “Mọi việc ổn chứ?”… những điều thật dễ dàng để nói nhưng sẽ đọng lại hình ảnh tốt của bạn nơi người thân.
Hãy tặng những món quà này cho những người xung quanh bạn, hàng ngày...
Thục Hân
Có những món quà mà người khác chờ đợi bạn tặng.
1. Món quà từ sự lắng nghe
Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú ý, không ngắt ngang, không mơ màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận về thấu hiểu
. Đó là món quà vô giá thứ nhất bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của mình.
2. Món quà từ sự trìu mến
Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy những điều kỳ diệu.
3. Món quà từ sự vui tươi
Hãy cắt những biến họa, chia sẻ những mẩu chuyện cười và những tin vui nhộn cho các cộng sự và người thân.
Họ sẽ hiểu và cảm nhận rằng bạn luôn muốn chia sẻ niềm vui và do đó họ sẽ dành cho bạn những điều to lớn hơn.
4. Món quà từ những mẩu giấy viết tay
Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi thường đấy, dù nó là dòng chữ “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “Xin lỗi vì mình đã quá nóng với bạn”.
Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta.
5. Món quà từ sự khen ngợi
Sự ngợi khen thật lòng có sức mạnh không ngờ, đó có thể là “Chiếc áo đỏ thật tuyệt với bạn!” hay “Một bữa ăn rất ngon!” có thể đem lại niềm vui cho người khác suốt cả ngày.
6. Món quà từ sự giúp đỡ
-Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.
-Hãy luôn nhạy cảm về điều này và để sự yên tĩnh cần thiết cho người khác cũng như có những lúc bạn cần sự yên tĩnh ấy.
8. Món quà từ sự thân thiện
-Hãy vui vẻ nói “Xin chào”, “Khỏe không?”, “Mọi việc ổn chứ?”… những điều thật dễ dàng để nói nhưng sẽ đọng lại hình ảnh tốt của bạn nơi người thân.
Hãy tặng những món quà này cho những người xung quanh bạn, hàng ngày...
Thục Hân
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
Tà áo trắng với kỷ niệm xưa -PTL
Tháng Tám...
Tôi định ta thán bằng dấu chấm than nhưng lại lửng lơ con cá vàng bằng ba chấm lửng. Cứ than vãn thời gian chạy riết cũng chẳng thay đổi được gì.
Cái gì đã qua, đã xảy ra ngày hôm qua, đã là quá khứ, không thể thay
đổi được thì phải tập chấp nhận. Mà không chấp nhận cũng không được,
đâu có máy đi ngược thời gian cũng đâu có phép tiên thánh để quay ngược
quá khứ . Quá khứ mơ mộng, ta tiếc nuối (lâu lâu lấy ra mơ lại).
Quá
khứ buồn bã, muốn quên đi (lâu lâu bất chợt vấp vào cái nắp quá khứ
buồn, tư lự và đóng nắp lại đi thiền). Quá khứ đau khổ mất mát, muốn
quên nhưng đã để hằn vết sẹo, cũng đành!
(Lâu lâu vết sẹo cũ trổi dậy
làm nhức nhối, có khi rỉ máu, ahh...lấy băng keo, lấy thuốc xức vào,
voila! Lại đi thiền. Đừng hỏi tôi là thuốc gì, băng keo loại gì nha).Đã
bước qua tháng tám, đã là nửa mùa hè và ở nhiều nơi đã là cuối mùa hè,
học sinh đang rụch rịch mua sắm, chuẩn bị trở lại trường.
Cái vòng tròn
của “đời học sinh” lại bắt đầu trở lại. Nhìn cái vòng tròn tôi cho là
rất dễ thương đó làm tôi nhớ, nhớ thật nhiều về những ngày áo trắng xa
xưa . Tôi tiếc, tôi ước ao mà cũng có trở lại trong cái vòng tròn đó
được đâu .
Thời học trung học của tôi đã không cho phép tôi tung tăng
hay khép nép trong tà áo dài trắng đơn sơ dịu dàng như những năm khi chị
của tôi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa trung học.Thời
của tôi nghèo quá, chật vật quá, miếng ăn còn không đủ nữa huống chi là
manh áo đẹp.
Tôi chỉ có độc nhất một chiếc áo dài trắng để dành, khi
nào thèm thật thèm, hẹn bạn cùng mặc chung cho mình đừng lẻ loi riêng
biệt dầu lúc đó tôi đã bị bạn bè gọi là “lập dị”.
Giữa đám con trai ngang tàng, một số bạn gái đã biết sửa soạn chải chuốt lông mi tí xíu, đi guốc cao chút xíu trong những bộ đồ ngắn, vài ba tà áo dài của chúng tôi trong sân trường đã là biệt lập lắm rồi. Thế nên tôi chưa hề dám đơn độc với chiếc áo dài cũ kỹ dầu có lúc rất thèm được mặc.
Cái quần trắng đã vá ba bốn mảnh ngay chỗ gấu quần. Vải mòn theo thời gian cũng có nhưng bị xên của xe đạp móc rách thì nhiều hơn.
Giữa đám con trai ngang tàng, một số bạn gái đã biết sửa soạn chải chuốt lông mi tí xíu, đi guốc cao chút xíu trong những bộ đồ ngắn, vài ba tà áo dài của chúng tôi trong sân trường đã là biệt lập lắm rồi. Thế nên tôi chưa hề dám đơn độc với chiếc áo dài cũ kỹ dầu có lúc rất thèm được mặc.
Cái quần trắng đã vá ba bốn mảnh ngay chỗ gấu quần. Vải mòn theo thời gian cũng có nhưng bị xên của xe đạp móc rách thì nhiều hơn.
Thế đấy, quần vá,
áo dài cũ mà tôi vẫn yêu thích vô cùng, vẫn tưng tiu để dành bởi đâu có
điều kiện để may cái mới. Lúc đó nghèo làm sao đâu . Tôi có kỷ niệm để
nhớ, để nhắc nhở cái nghèo về mặc của gia đình tôi lúc ấy.
Học
đệ tứ, tôi có hai cái quần tây để thay đổi vì luật của trường không
nhất thiết học sinh Trưng Vương và cũng như nhiều trường trung học sau
1975 mặc áo dài.
Trong thực tế vì nhiều gia đình không đủ điều kiện để
may áo dài cho con mình đi học.
Một trong hai cái quần tây đen (màu đen
dễ mặc) của tôi vải đã không tốt sẵn, mặc tới lui, giặt tới lui hoài
đâm mòn và tưa chỉ mà tôi và chị tôi còn ráng để tôi mặc thêm vài lần
nữa trước khi may cho tôi cái mới .
Tôi còn nhớ hôm đó là giờ Anh văn của thầy H. Tôi ngồi bàn đầu, trời xui đất khiến thế nào mà thầy H. xem sổ và “chiếu tướng” tôi, chỉ tay bảo tôi lên trả bài!
Tôi còn nhớ hôm đó là giờ Anh văn của thầy H. Tôi ngồi bàn đầu, trời xui đất khiến thế nào mà thầy H. xem sổ và “chiếu tướng” tôi, chỉ tay bảo tôi lên trả bài!
Tôi vốn dĩ
rất ghét Anh văn và "không thèm" học (với lý do tôi sẽ kể bạn nghe sau)
nên bị chiếu tướng trả bài là đánh tim đánh lô tô . Cầm cuốn vở đi lên
bục cạnh bàn thầy, tôi "khấn" lầm thầm trong bụng với ông Trời xin “thầy
làm ơn đừng cho em viết câu”.
Ai mà thương cho đứa lười biếng ngang tàng không chịu học bài như tôi, thế nên tôi cầu khấn gì khấn, mặt tôi xanh thế nào thì xanh, thầy H. vẫn đưa cho tôi cục phấn bảo lên bảng viết vài câu cho thầy .
Tôi đành thất thểu leo lên bục mà viết. Mới viết chưa được nửa câu, tôi nghe bạn bè cười khúc khích. Tôi ngưng ngang vì tưởng mình viết sai, quay nhìn thầy, thầy im lặng không nói gì .
Ai mà thương cho đứa lười biếng ngang tàng không chịu học bài như tôi, thế nên tôi cầu khấn gì khấn, mặt tôi xanh thế nào thì xanh, thầy H. vẫn đưa cho tôi cục phấn bảo lên bảng viết vài câu cho thầy .
Tôi đành thất thểu leo lên bục mà viết. Mới viết chưa được nửa câu, tôi nghe bạn bè cười khúc khích. Tôi ngưng ngang vì tưởng mình viết sai, quay nhìn thầy, thầy im lặng không nói gì .
Tôi quay lại định viết tiếp, tôi lại nghe tiếng cười sau lưng, lần này
lớn hơn. Tôi quay mặt lại nhìn xuống xem đám bạn qủy quái đang giở trò
gì đây .
Cô bạn thân ngồi cùng bàn của tôi đứng dậy lễ phép thưa với thầy trong câu nói ngập ngừngTrời đất qủy thần ơi! Chắc mặt tôi lúc đó xám ngoét, tôi đứng trên bục như trời trồng vài phút rồi cảm thấy mặt mình nóng ran.
Cô bạn thân ngồi cùng bàn của tôi đứng dậy lễ phép thưa với thầy trong câu nói ngập ngừngTrời đất qủy thần ơi! Chắc mặt tôi lúc đó xám ngoét, tôi đứng trên bục như trời trồng vài phút rồi cảm thấy mặt mình nóng ran.
Tôi vội vả đi xuống
cầm cuốn vở của mình che phía sau mông lại . Tôi xuống chỗ ngồi còn
thầy thì nhìn ra cửa sổ dường như để cho tôi bớt ngượng.
Tôi cúi gầm mặt cả buổi học. Lúc ra chơi, cô bạn thân kéo tôi xuống nhà vệ sinh để nhíp lại quần cho tôi .
Tôi cúi gầm mặt cả buổi học. Lúc ra chơi, cô bạn thân kéo tôi xuống nhà vệ sinh để nhíp lại quần cho tôi .
Quần rách, đúng hơn là sút chỉ nên tôi không
hay . Khi tan học về đến nhà, tôi vừa nhăn nhó hai chị tôi, vừa giận
chị tôi sao không may quần mới cho tôi mặc để tôi phải trải qua cơn xấu
hổ đến muốn độn thổ hôm đó .
Tôi thấy chị Cả của tôi cố nuốt nước miếng như ráng che đậy sự buồn bã của mình, sự nghẹn ngào vì em mình thiếu ăn giờ lại thiếu mặc.
Tôi thấy chị Cả của tôi cố nuốt nước miếng như ráng che đậy sự buồn bã của mình, sự nghẹn ngào vì em mình thiếu ăn giờ lại thiếu mặc.
Tôi giận chị tôi hết cả đêm không nói
chuyện, bỏ cả cơm tối . Sáng hôm sau khi hai chị đi khỏi, tôi cầm cái
quần cũ lên xem, trời ạ, cái đũng quần đã mòn nhẵn, hèn chi mà không sút
chỉ; mà chị tôi đâu có tiền để may cái mới cho tôi ngay.
Một tuần sau tôi được cái quần tây màu nâu mới toanh.
Một tuần sau tôi được cái quần tây màu nâu mới toanh.
Về sau tôi mới biết chị
tôi bán cái áo dài hoa cúc vàng của chị để dành bao nhiêu năm để cộng
thêm tiền mua vải may quần cho tôi .Sau này lớn hơn chút nữa,
tôi không cảm thấy xấu hổ mà lại cám ơn cái “sự quần sút chỉ” hôm đó đã
thành kỷ niệm để tôi nhớ thời không đủ ăn đủ mặc, để tôi yêu thương chị
tôi nhiều hơn, để tôi trân qúy những vật chất tôi có trong hiện tại .
Ngồi viết những dòng chữ này mà thương chị tôi quá, có ba chiếc áo dài mộng mơ để dành, áo cúc vàng, áo tím than, áo hoa hồng lụa, đều bán hết để nuôi em...
- Thưa thầy cho Dung về chỗ ngồi... quần của Dung bị rách ạ!Nhìn những tà áo dài bay bay trong gió trong những phim, ảnh từ Sài Gòn, tôi lại thèm được đi học trở lại, ước ao phải chi mình sanh trước hoặc sau thời điểm của hổn loạn, của lạc lỏng để thế hệ của tôi được thướt tha trong tà áo dài đi học .
Mơ ước chỉ là mơ ước, ở xứ người dễ gì mà có
dịp được mặc áo dài chứ, nên tôi vẫn thèm thời áo trắng và thật buồn cho
cái thế hệ lạc loài của chúng tôi...Ngồi viết những dòng chữ này mà thương chị tôi quá, có ba chiếc áo dài mộng mơ để dành, áo cúc vàng, áo tím than, áo hoa hồng lụa, đều bán hết để nuôi em...
- Thưa thầy cho Dung về chỗ ngồi... quần của Dung bị rách ạ!Nhìn những tà áo dài bay bay trong gió trong những phim, ảnh từ Sài Gòn, tôi lại thèm được đi học trở lại, ước ao phải chi mình sanh trước hoặc sau thời điểm của hổn loạn, của lạc lỏng để thế hệ của tôi được thướt tha trong tà áo dài đi học .
Tháng tám lại về, hai hôm nay trời đã đổi lành lạnh vào sáng sớm và buổi tối. Gió đang thốc vào, trăng bên ngoài đẹp lắm.
Tôi mỉm cười với tháng tám, với trăng, với gió khuya và chắc là sẽ đem mơ vào mộng với tà áo trắng với kỷ niệm xưa, với lá me bay bay. Một trời thơ dại vẫn trong tôi giữ mộng mơ tồn tại, giữ quá khứ hiền hòa và tôi, muôn đời vẫn yêu tà áo dài thơ ngây năm cũ ...
PTL
Phố biển
Lâu đài cát
Nắng nóng. Không khí mặn chát. Những con sóng đều đều. Một thằng bé trên bờ biển quỳ gối xúc cát bằng xẻng và nén cát vào cái xô đỏ. Sau đó nó úp xô xuống.
Nhấc ra, chỉnh sửa khối cát để cho ra đời tòa lâu đài.
Nó
chơi vậy suốt buổi trưa. Xây thêm hào, đắp thêm tường thành, những ngọn
tháp là trạm bảo vệ. Que kem làm cầu. Một khu lâu đài bằng cát được xây
xong.
Thành phố lớn. Những con đường đông đúc. Giao thông sôi sục.
Thành phố lớn. Những con đường đông đúc. Giao thông sôi sục.
Một người
đàn ông ngồi trong văn phòng, sắp giấy tờ thành từng đống và bàn giao
những công việc đã xong.
Ông kê điện thoại vào giữa vai và cổ, tay vẫn
gõ bàn phím vi tính liên tục.
Những con số múa may, nhiều hợp đồng kí
kết, niềm vui của người đàn ông và lợi nhuận sinh ra.
Cả cuộc đời ông
dành cho công việc. Những kế hoạch nối tiếp nhau.
Tương lai nằm trong dự
đoán. Tích luỹ hàng năm là những sự bảo đảm. Vốn vươn dài ra bắc cầu
khắp nơi. Một đế chế được dựng nên.
Hai người xây lâu đài có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều tích tiểu thành đại. Cả hai đều làm nên chuyện từ khi chưa thấy nó.
Hai người xây lâu đài có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều tích tiểu thành đại. Cả hai đều làm nên chuyện từ khi chưa thấy nó.
Cả hai đều cần
cù và quyết tâm.
Và cả hai đều biềt rằng khi thủy triều lên cũng như
khi xu thế thay đổi thì mọi việc sẽ kết thúc.
Và đây chính là điểm khác
biệt giữa hai người. Trong khi người đàn ông làm ngơ kết quả thì đứa bé
biết chấp nhận.
Hãy xem đứa bé làm gì khi mọi thứ sắp tan thành cát bụi. Khi sóng kéo đến, cậu bé thông minh nhảy lên và vỗ tay. Không buồn phiền, không sợ hãi, không tiếc nuối.
Hãy xem đứa bé làm gì khi mọi thứ sắp tan thành cát bụi. Khi sóng kéo đến, cậu bé thông minh nhảy lên và vỗ tay. Không buồn phiền, không sợ hãi, không tiếc nuối.
Vì nó biết chuyện này sẽ xảy ra, nên nó không ngạc
nhiên.
Và khi cả tòa lâu đài ầm ầm sụp đổ, bị hút về biển cả, đứa bé
mỉm cười. Nó cười, nhặt lấy dụng cụ và nắm tay cha về nhà. Mà sao người
lớn không được ngoan như vậy.
Khi con sóng thời gian tràn tới, phá sập toà lâu đài của mình, người
đàn ông kinh hoàng.
Ông ta lượn lờ quanh cái phế tích của mình để bảo
vệ. Ông ta xây thêm tường để chặn con sóng, rồi khi nước biển thấm vào
và phá vỡ nó, ông rối trí trước cơn thuỷ triều. Ông nói một cách bất
chấp: "Đây là tòa lâu đài của tôi mà!".
Nhưng đại dương không trả lời, ai cũng biết cát thuộc về nơi nào.
Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những toà lâu đài cát. Nhưng trẻ con lại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi.
Nhưng đại dương không trả lời, ai cũng biết cát thuộc về nơi nào.
Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những toà lâu đài cát. Nhưng trẻ con lại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi.
Tiếp tục xây lên nhưng
bằng một trái tim trẻ thơ. Lúc chiều tà bóng xế, khi con nước lên, hãy
hoan nghênh nó. Sau khi chào đón tiến trình của cuộc sống, nắm lấy tay
cha, rồi... về nhà.
Ảnh Nghệ Thuật Rarindra Prakarsa (Indonesia)
Bonus
- Unbelievable photography especially viewed with this sophisticated 360 degree technology.
Look all the way up and all the way down.-Use your mouse to move around.
Separate photos.
Click link :
http://www.utah3d.net/SulpherCreek_swf.html
http://www.utah3d.net/DoubleArch1_swf.html
http://www.utah3d.net/PaysonC_swf.html
When you open the picture click on a orange box UTAH on the lower right hand corner there is more information.
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012
Những Ngày Xưa Ăn Uống ( 2)
Trên đường Nguyễn Tri Phương gần ngã sáu Chợ
Lớn có khu bán nghêu nổi tiếng, từ nhà tôi thả bộ ra gần xịt. Thời đó
những hàng bán nghêu, hột vịt lộn,
...Còn là những chiếc bàn chiếc ghế lỏng lẻo, lụp xụp, không “hoành tráng” như những nhà hàng bán đồ biển 4, 5 tầng, đèn “néon” sáng trưng như Quý Thành, Phượng Vỹ,… bây giờ.
Mỗi nơi bán nghêu chỉ có một vài cây đèn dầu leo lét, nhưng ngồi bên cạnh mấy bếp than hồng cảm thấy ấm áp vô cùng, ánh sáng mờ mờ ảo ảo ấy đâu thua gì ăn theo kiểu Tây “à la chandelle”!
Từng thau nghêu bằng nhôm nghi ngút khói vừa được đặt lên bàn là ta “a-lát-sô” tới tấp và xối xả.
Mở vỏ ra, múc thẳng vào chén nước mắm, đưa lên miệng chơi một cái “rột” ngon lành.
Con tì, con phế cũng sướng rêm cả lên.
Cứ thế mà làm liền tù tì, có khi đến 2 thau mà vẫn thòm thèm. Từ đó, cứ vài ngày vào mỗi khi màn đêm buông xuống là thằng bé len lén vòng cửa hậu, đi theo đường tắt bằng những con hẻm sau nhà để đến với những con nghêu mũm mĩm, căng phồng kèm theo màn phụ diễn 1, 2 hột vịt lộn với rau răm, muối tiêu đậm đà tình dân tộc, ngạt ngào hương vị quê hương.
Chắc là phải ngon hơn là chùm khế ngọt và rau đắng mọc sau hè !
Cũng tại khu bán nghêu, sò, ốc hến đó tôi đã lần đầu tiên mời “nàng” đi “dùng cơm tối” như trong “xi-la-ma”. Dành dụm được chút đỉnh, bèn đánh bạo ngỏ lời ong bướm mời “nàng” ra “seafood rstaurant” Nguyễn Tri Phương ăn tối “à la chandelle”. Ôi, lãng mạn và thơ mộng biết bao.
Thằng nhỏ hồi hộp dễ sợ khi canh nàng từ trường tiểu học Ngã Sáu đi bộ về đến đầu hẻm, để oai hùng nhảy ra ngỏ lời mời mọc. May phước, “nàng” nhận lời cái rụp.
Chắc cô nàng cũng thòm thèm cái món này lắm rồi đây. Hẳn nào gãi đúng chỗ ngứa nên nàng OK ngay tức thì.
Đó là một buổi tối không trăng, không sao, chỉ có ánh đèn dầu leo lét đáng nhớ trong thời kỳ oắt con của tôi. Ta “khai vị” bằng món hột vịt lộn.
Mỗi đứa 2 trứng là vừa, còn để dành bụng xực vài thau nghêu. Em lột trước, anh lột sau rất nhịp nhàng, khoan thai. Anh húp nước trước, em húp nước sau.
Con của em nho nhỏ xinh xinh.
Còn con của anh sao bự thế, lại lông lá xồm xoàm.
Nhưng kệ, chơi luôn. Vèo một cái “chàng” và “nàng” đã “đá” xong 2 trứng với nét mặt rất thơ thới, hân hoan.
Liên tiếp sau đó, 3 thau nghêu cũng không còn mạng nào thoát nạn. Nhìn mấy bàn bên cạnh thấy người ta gọi rượu nếp than uống kèm sao hấp dẫn quá. Có đào bên cạnh, làm oai gọi một xị cho ra vẻ với đời chăng.
Ngỏ ý này với “nàng”, “nàng” bèn ra chiều săn sóc “Trò không nên uống rượu.
Rượu có hại cho sức khỏe lắm. Cô giáo tui nói dzậy!”. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được một người khuyên không nên uống rượu trong khi chưa hề nếm qua một ngụm rượu, hớp bia.
Tiếc rằng vài năm sau không còn có “nàng” bên cạnh mà đã ôm cầm theo chồng … Thú thật, chả biết tên đó là ai, nhưng cứ chửi rủa, làu bàu cho sướng miệng…
Cũng trên đường Nguyễn Tôi Phương, không xa nơi bán nghêu. là mấy tiệm mì nổi tiếng.
Trong số có Hải Ký mì gia. Đến với những nơi này là tôi bắt đầu mon men đến với những món thuộc hàng khá cao cấp đối với tuổi lúc đó đã 14, 15t của mình. Nhưng bạn bè rủ rê, nên cũng đua đòi cho … rạng rỡ tiền nhân
Ngoài những tô mì, hoành thánh, xủi cảo ngon lành ăn kèm với đĩa đu đủ ngâm dấm, tôi còn thấy rất khoái khẩu với những con sò huyết nướng trên bếp than của mấy cái xe trước cửa tiệm mì. Anh Ba Tầu này nướng rất khéo, khiến cứ mạng sò nào mà vỏ vừa hé mở, sùi tí bọt mép là được lấy ra bỏ vào đĩa.
Anh nào ngoan cố ngậm miệng, chắc chắn anh đó đã trở thành liệt sĩ.Tiếc rẻ mà cố gắng nậy vỏ ra, bảo đảm sẽ thấy thối hoắc.
Cũng cách nhà tôi trên đường Da Bà Bầu không xa là nhà thờ Bắc Hà trên đường Lý thái Tổ.
Nếu len lỏi đi tắt bằng những con hẻm thì chỉ 5 ' là tới.
Trường Kỳ
...Còn là những chiếc bàn chiếc ghế lỏng lẻo, lụp xụp, không “hoành tráng” như những nhà hàng bán đồ biển 4, 5 tầng, đèn “néon” sáng trưng như Quý Thành, Phượng Vỹ,… bây giờ.
Mỗi nơi bán nghêu chỉ có một vài cây đèn dầu leo lét, nhưng ngồi bên cạnh mấy bếp than hồng cảm thấy ấm áp vô cùng, ánh sáng mờ mờ ảo ảo ấy đâu thua gì ăn theo kiểu Tây “à la chandelle”!
Từng thau nghêu bằng nhôm nghi ngút khói vừa được đặt lên bàn là ta “a-lát-sô” tới tấp và xối xả.
Mở vỏ ra, múc thẳng vào chén nước mắm, đưa lên miệng chơi một cái “rột” ngon lành.
Con tì, con phế cũng sướng rêm cả lên.
Cứ thế mà làm liền tù tì, có khi đến 2 thau mà vẫn thòm thèm. Từ đó, cứ vài ngày vào mỗi khi màn đêm buông xuống là thằng bé len lén vòng cửa hậu, đi theo đường tắt bằng những con hẻm sau nhà để đến với những con nghêu mũm mĩm, căng phồng kèm theo màn phụ diễn 1, 2 hột vịt lộn với rau răm, muối tiêu đậm đà tình dân tộc, ngạt ngào hương vị quê hương.
Chắc là phải ngon hơn là chùm khế ngọt và rau đắng mọc sau hè !
Cũng tại khu bán nghêu, sò, ốc hến đó tôi đã lần đầu tiên mời “nàng” đi “dùng cơm tối” như trong “xi-la-ma”. Dành dụm được chút đỉnh, bèn đánh bạo ngỏ lời ong bướm mời “nàng” ra “seafood rstaurant” Nguyễn Tri Phương ăn tối “à la chandelle”. Ôi, lãng mạn và thơ mộng biết bao.
Thằng nhỏ hồi hộp dễ sợ khi canh nàng từ trường tiểu học Ngã Sáu đi bộ về đến đầu hẻm, để oai hùng nhảy ra ngỏ lời mời mọc. May phước, “nàng” nhận lời cái rụp.
Chắc cô nàng cũng thòm thèm cái món này lắm rồi đây. Hẳn nào gãi đúng chỗ ngứa nên nàng OK ngay tức thì.
Đó là một buổi tối không trăng, không sao, chỉ có ánh đèn dầu leo lét đáng nhớ trong thời kỳ oắt con của tôi. Ta “khai vị” bằng món hột vịt lộn.
Mỗi đứa 2 trứng là vừa, còn để dành bụng xực vài thau nghêu. Em lột trước, anh lột sau rất nhịp nhàng, khoan thai. Anh húp nước trước, em húp nước sau.
Con của em nho nhỏ xinh xinh.
Còn con của anh sao bự thế, lại lông lá xồm xoàm.
Nhưng kệ, chơi luôn. Vèo một cái “chàng” và “nàng” đã “đá” xong 2 trứng với nét mặt rất thơ thới, hân hoan.
Liên tiếp sau đó, 3 thau nghêu cũng không còn mạng nào thoát nạn. Nhìn mấy bàn bên cạnh thấy người ta gọi rượu nếp than uống kèm sao hấp dẫn quá. Có đào bên cạnh, làm oai gọi một xị cho ra vẻ với đời chăng.
Ngỏ ý này với “nàng”, “nàng” bèn ra chiều săn sóc “Trò không nên uống rượu.
Rượu có hại cho sức khỏe lắm. Cô giáo tui nói dzậy!”. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được một người khuyên không nên uống rượu trong khi chưa hề nếm qua một ngụm rượu, hớp bia.
Tiếc rằng vài năm sau không còn có “nàng” bên cạnh mà đã ôm cầm theo chồng … Thú thật, chả biết tên đó là ai, nhưng cứ chửi rủa, làu bàu cho sướng miệng…
Cũng trên đường Nguyễn Tôi Phương, không xa nơi bán nghêu. là mấy tiệm mì nổi tiếng.
Trong số có Hải Ký mì gia. Đến với những nơi này là tôi bắt đầu mon men đến với những món thuộc hàng khá cao cấp đối với tuổi lúc đó đã 14, 15t của mình. Nhưng bạn bè rủ rê, nên cũng đua đòi cho … rạng rỡ tiền nhân
Ngoài những tô mì, hoành thánh, xủi cảo ngon lành ăn kèm với đĩa đu đủ ngâm dấm, tôi còn thấy rất khoái khẩu với những con sò huyết nướng trên bếp than của mấy cái xe trước cửa tiệm mì. Anh Ba Tầu này nướng rất khéo, khiến cứ mạng sò nào mà vỏ vừa hé mở, sùi tí bọt mép là được lấy ra bỏ vào đĩa.
Anh nào ngoan cố ngậm miệng, chắc chắn anh đó đã trở thành liệt sĩ.Tiếc rẻ mà cố gắng nậy vỏ ra, bảo đảm sẽ thấy thối hoắc.
Cũng cách nhà tôi trên đường Da Bà Bầu không xa là nhà thờ Bắc Hà trên đường Lý thái Tổ.
Nếu len lỏi đi tắt bằng những con hẻm thì chỉ 5 ' là tới.
Đó là nhà thờ tôi vẫn theo bà nội đi lễ sáng Chúa Nhật.
Luôn luôn siêng năng, luôn luôn dậy sớm để sửa soạn đi lễ một cách tươm tất. Bà nội hể hả khen ngợi là thằng bé ngoan đạo hết sức.
Chắc chắn sau này sẽ được vào nước Thiên Đàng muôn đời vinh hiển vô cùng, A men. Nhưng chả lẽ những lúc đó lại nói thật là mình mê ăn phở Tầu Bay hơn hẳn đi lễ thì chỉ có chết đòn. Do đó bà không bao giờ biết ý đồ hắc ám, bị ma quỉ cám dỗ của tôi. Y như rằng đã trở thành thông lệ Cứ sau giờ lễ là bà cháu dắt díu nhau vào tiệm phở Tầu Bay chỉ cách nhà thờ vài bướcTôi không bao giờ ăn phở với thịt tái. Thời đó chỉ khoái ăn thịt chín nạc và nhất là thịt bó giò của Tầu Bay.Món giò bây giờ đã thất truyền hoặc là các chủ tiệm phở sợ tốn nhiều công để bó giò nên chả thấy nơi đâu còn.
Ngay chủ phở Tầu Bay Lý Thái Tổ tên Thế ở Santa Ana là con nuôi bà cụ chủ Tầu Bay chính hiệu, mới qua đời cách đây vài năm, cũng không mấy thiết tha với những bó giò.
Có một dạo ông ấy làm, nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn cũng lờ đi luôn. Thế là thế nào hở Thế?Cách phở Tầu Bay một con hẻm, rộng chỉ chừng 2 thước là một sạp bán bánh cuốn nhân thịt không tên, rất nổi tiếng.
Bánh được tráng ngay tại chỗ, mỏng, mềm mại và nóng hổi.
Nhân thịt thái hạt lựu thơm ngon trộn với đầy đủ mộc nhĩ, hành, tiêu nên dậy mùi ác liệt.
Phía trên những chiếc bánh trắng ngần, thấy rõ nhân ở bên trong, là hành phi và ruốc chà bông.
Bạn cứ tưởng tượng chấm với nước mắm cà cuống, điểm ớt, vắt thêm tí chanh thì sẽ ngon đến cỡ nào.Một thời gian sau. tôi đề nghị bà nội dẫn qua tiệm phở cũng gần Tầu Bay là Đông Mỹ.
Bà có vẻ ngạc nhiên, hỏi lý do vì biết tôi nhất định sống chết với Tầu Bay, sao bây giờ lại đổi ý. Ông cháu đích tôn trả lời ngay là vì muốn đổi khẩu vị.
Thật tình tôi vẫn khoái Tầu Bay, chẳng muốn đổi khẩu vị gì hết ráoChỉ vì khám phá ra là bà chủ Đông Mỹ có 2 cô con gái đẹp quá mạng. Một cô tên Hiền, một cô tên Hậu.
Nghe tên không cũng đủ thấy hay, huống gì còn được thấy mặt nữa thì hạnh phúc biết là chừng nào.Thế là ngay từ Chủ Nhật tuần sau, tôi không đi Tầu Bay nữa, cũng chẳng đi Tầu Thuỷ cũng ngay đó làm chi
. Mà trực chỉ đến thẳng mục tiêu chính là Đông Mỹ.
Thấy cô Hiền cô Hậu thập thò ở cửa rèm như “đầu lòng hai ả tố nga, cô Hiền là chị, Hậu là cô em”? đã đủ thấy phê, cần gì ăn uống.
Nạm, gầu, gân và sụn, mỡ nổi, mỡ tật gì cũng chẳng thiết. Từ đó có thêm một nhận định rằng, tiệm đó hoặc món đó chưa chắc đã ngon. Nhưng ta đi tới, đi lui hoài nên cũng thấy ngon miệng lạ thường. Thật ra chỉ vì có người đẹp thấp thoáng vào ra, khiến ta về thơ thẩn nên cũng đi ra, đi vào dù kết quả cũng chẳng được sơ múi gì.
Cô Hiền mấy năm sau đó dĩ nhiên là đi lấy chồng. Còn cô Hậu cũng nối gót chị để lấy một anh Ấn Độ!Chắc rằng quá ngán ăn phở nên cô chọn món cà-ri để thay đổi khẩu vị chăng.
Hiện cô ở Paris và thỉnh thoáng cũng gọi điện thoại sang thăm hỏi, chuyện vãn lăng nhăng.
Chẳng biết làn da cô còn trắng trẻo như miếng lá sách bò và đôi má cô có còn mũm mĩm, hây hây như miếng mỡ gầu chăng. Chỉ muốn cắn một phát.
Có lẽ thấy cậu quí tử bắt đầu khá lớn mặc dù vẫn luôn lùn tịt, bố tôi thường dẫn đi ăn uống nơi các nhà hàng để khoe ông con trai 15, 16 tuổi với cặp kính cận thời đó đã dầy như bottom chai Coca Cola.
Với tuổi này, ngồi ăn chung với người lớn chán thấy bà. Dù có vào Đồng Khánh, Bát Đạt, La Cigale, Chez Albert, … chăng nữa với đú món sơn hào hải vị cả Tây lẫn Tầu.
Nhưng thú thật chưa thấy ngon lành như khi tự mình đi khám phá sau này.
Nhưng tôi không sao quên được những lần một mình đi với bố đến những tiệm cơm tây thuộc loại nhàng nhàng như Mékong hoặc Chí Tài trên Chợ Cũ.
Đó là những dịp để ông hướng dẫn tôi một cách căn bản để ăn uống, sử dụng dao nĩa như Tây mà trong trường các vị thầy dòng đã từng chỉ vẽ.
Tay không được chống lên bàn, dao chỉ cắt một chiều vào phía trong, không được cưa đi cưa lại như “kéo cưa lừa xẻ”.
Thịt gà phải cắt làm sao, lấy tay ngoạm không phải là người lịch sự, Từ những tiệm cơm tây kinh tế, tôi đâm ra rất khoái món “crème de volaille” và vài món khác như lưỡi bò xốt vang, gan gà chiên bơ tỏi vv… để sau này tới tiệm nào cũng gọi những món này mà xử. Ông bố cũng là người ghiền phở như ông con, nên thường đưa đi ăn.
Nhưng ông lại khoái ăn phở An Lợi nằm ở góc đường Nguyễn Kim và Trần Hoàng Quân, một địch thủ của tiệm phở do gia đình ca sĩ Giao Linh trấn thủ gần đó. Mùi vị của An Lợi phảng phất chút Ba Tầu nên tôi không khoái cho lắm.
Nhưng những lần đi với bố, tôi đã bắt đầu biết ăn ớt theo cách của ông.
Gắp mấy miếng ớt tùy liệu theo độ cay, bỏ vào muỗng sau đó nhúng vào tô phở, dầm ra nhè nhẹ rồi vớt ra ngoài. Theo kiểu này, “đô” ăn cay của tôi tăng dần
Luôn luôn siêng năng, luôn luôn dậy sớm để sửa soạn đi lễ một cách tươm tất. Bà nội hể hả khen ngợi là thằng bé ngoan đạo hết sức.
Chắc chắn sau này sẽ được vào nước Thiên Đàng muôn đời vinh hiển vô cùng, A men. Nhưng chả lẽ những lúc đó lại nói thật là mình mê ăn phở Tầu Bay hơn hẳn đi lễ thì chỉ có chết đòn. Do đó bà không bao giờ biết ý đồ hắc ám, bị ma quỉ cám dỗ của tôi. Y như rằng đã trở thành thông lệ Cứ sau giờ lễ là bà cháu dắt díu nhau vào tiệm phở Tầu Bay chỉ cách nhà thờ vài bướcTôi không bao giờ ăn phở với thịt tái. Thời đó chỉ khoái ăn thịt chín nạc và nhất là thịt bó giò của Tầu Bay.Món giò bây giờ đã thất truyền hoặc là các chủ tiệm phở sợ tốn nhiều công để bó giò nên chả thấy nơi đâu còn.
Ngay chủ phở Tầu Bay Lý Thái Tổ tên Thế ở Santa Ana là con nuôi bà cụ chủ Tầu Bay chính hiệu, mới qua đời cách đây vài năm, cũng không mấy thiết tha với những bó giò.
Có một dạo ông ấy làm, nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn cũng lờ đi luôn. Thế là thế nào hở Thế?Cách phở Tầu Bay một con hẻm, rộng chỉ chừng 2 thước là một sạp bán bánh cuốn nhân thịt không tên, rất nổi tiếng.
Bánh được tráng ngay tại chỗ, mỏng, mềm mại và nóng hổi.
Nhân thịt thái hạt lựu thơm ngon trộn với đầy đủ mộc nhĩ, hành, tiêu nên dậy mùi ác liệt.
Phía trên những chiếc bánh trắng ngần, thấy rõ nhân ở bên trong, là hành phi và ruốc chà bông.
Bạn cứ tưởng tượng chấm với nước mắm cà cuống, điểm ớt, vắt thêm tí chanh thì sẽ ngon đến cỡ nào.Một thời gian sau. tôi đề nghị bà nội dẫn qua tiệm phở cũng gần Tầu Bay là Đông Mỹ.
Bà có vẻ ngạc nhiên, hỏi lý do vì biết tôi nhất định sống chết với Tầu Bay, sao bây giờ lại đổi ý. Ông cháu đích tôn trả lời ngay là vì muốn đổi khẩu vị.
Thật tình tôi vẫn khoái Tầu Bay, chẳng muốn đổi khẩu vị gì hết ráoChỉ vì khám phá ra là bà chủ Đông Mỹ có 2 cô con gái đẹp quá mạng. Một cô tên Hiền, một cô tên Hậu.
Nghe tên không cũng đủ thấy hay, huống gì còn được thấy mặt nữa thì hạnh phúc biết là chừng nào.Thế là ngay từ Chủ Nhật tuần sau, tôi không đi Tầu Bay nữa, cũng chẳng đi Tầu Thuỷ cũng ngay đó làm chi
. Mà trực chỉ đến thẳng mục tiêu chính là Đông Mỹ.
Thấy cô Hiền cô Hậu thập thò ở cửa rèm như “đầu lòng hai ả tố nga, cô Hiền là chị, Hậu là cô em”? đã đủ thấy phê, cần gì ăn uống.
Nạm, gầu, gân và sụn, mỡ nổi, mỡ tật gì cũng chẳng thiết. Từ đó có thêm một nhận định rằng, tiệm đó hoặc món đó chưa chắc đã ngon. Nhưng ta đi tới, đi lui hoài nên cũng thấy ngon miệng lạ thường. Thật ra chỉ vì có người đẹp thấp thoáng vào ra, khiến ta về thơ thẩn nên cũng đi ra, đi vào dù kết quả cũng chẳng được sơ múi gì.
Cô Hiền mấy năm sau đó dĩ nhiên là đi lấy chồng. Còn cô Hậu cũng nối gót chị để lấy một anh Ấn Độ!Chắc rằng quá ngán ăn phở nên cô chọn món cà-ri để thay đổi khẩu vị chăng.
Hiện cô ở Paris và thỉnh thoáng cũng gọi điện thoại sang thăm hỏi, chuyện vãn lăng nhăng.
Chẳng biết làn da cô còn trắng trẻo như miếng lá sách bò và đôi má cô có còn mũm mĩm, hây hây như miếng mỡ gầu chăng. Chỉ muốn cắn một phát.
Có lẽ thấy cậu quí tử bắt đầu khá lớn mặc dù vẫn luôn lùn tịt, bố tôi thường dẫn đi ăn uống nơi các nhà hàng để khoe ông con trai 15, 16 tuổi với cặp kính cận thời đó đã dầy như bottom chai Coca Cola.
Với tuổi này, ngồi ăn chung với người lớn chán thấy bà. Dù có vào Đồng Khánh, Bát Đạt, La Cigale, Chez Albert, … chăng nữa với đú món sơn hào hải vị cả Tây lẫn Tầu.
Nhưng thú thật chưa thấy ngon lành như khi tự mình đi khám phá sau này.
Nhưng tôi không sao quên được những lần một mình đi với bố đến những tiệm cơm tây thuộc loại nhàng nhàng như Mékong hoặc Chí Tài trên Chợ Cũ.
Đó là những dịp để ông hướng dẫn tôi một cách căn bản để ăn uống, sử dụng dao nĩa như Tây mà trong trường các vị thầy dòng đã từng chỉ vẽ.
Tay không được chống lên bàn, dao chỉ cắt một chiều vào phía trong, không được cưa đi cưa lại như “kéo cưa lừa xẻ”.
Thịt gà phải cắt làm sao, lấy tay ngoạm không phải là người lịch sự, Từ những tiệm cơm tây kinh tế, tôi đâm ra rất khoái món “crème de volaille” và vài món khác như lưỡi bò xốt vang, gan gà chiên bơ tỏi vv… để sau này tới tiệm nào cũng gọi những món này mà xử. Ông bố cũng là người ghiền phở như ông con, nên thường đưa đi ăn.
Nhưng ông lại khoái ăn phở An Lợi nằm ở góc đường Nguyễn Kim và Trần Hoàng Quân, một địch thủ của tiệm phở do gia đình ca sĩ Giao Linh trấn thủ gần đó. Mùi vị của An Lợi phảng phất chút Ba Tầu nên tôi không khoái cho lắm.
Nhưng những lần đi với bố, tôi đã bắt đầu biết ăn ớt theo cách của ông.
Gắp mấy miếng ớt tùy liệu theo độ cay, bỏ vào muỗng sau đó nhúng vào tô phở, dầm ra nhè nhẹ rồi vớt ra ngoài. Theo kiểu này, “đô” ăn cay của tôi tăng dần
Đến bây giờ không thể thiếu một trái ớt hiểm kèm theo
tô phở. Ông cũng chỉ tôi không nên vắt chanh vào tô phở nóng hổi khi vừa
bưng ra
Như vậy sẽ khiến nước lèo có vị đắng do sức nóng.
Hai bố con giống nhau ở chỗ cương quyết không bao giờ bỏ tương đen hay tương ớt đỏ vào tô phở, sẽ hỏng cả vị nước lèo. Giá sống cũng cương quyết chối từ vì nước phở sẽ có phần bị nhạt nhẽo.Tôi cũng chỉ mới biết ăn phở kèm theo với rau thơm như húng quế, ngò gai, ngò rí kể từ khi đó.
Như vậy sẽ khiến nước lèo có vị đắng do sức nóng.
Hai bố con giống nhau ở chỗ cương quyết không bao giờ bỏ tương đen hay tương ớt đỏ vào tô phở, sẽ hỏng cả vị nước lèo. Giá sống cũng cương quyết chối từ vì nước phở sẽ có phần bị nhạt nhẽo.Tôi cũng chỉ mới biết ăn phở kèm theo với rau thơm như húng quế, ngò gai, ngò rí kể từ khi đó.
Cha truyền con nối, đến bây giờ tôi vẫn theo như vậy để “xử” những tô
phở, đối với tôi chẳng còn tìm thấy mùi vị của những ngày xưa.
Dù là những tiệm khách hàng nối đuôi nhau ra vào nườm nượp. “Cái phở ngày nay đã hỏng rồi” chăng?
Đến khi đến tuổi 17, tuy vẫn tiếp tục học ở Taberd, nhưng cũng là lúc bắt đầu bước chân vào “trường đời” với nghề viết lách. Khởi đầu vào năm 1963 tới tuần báo Kịch Ảnh.
Từ đó trở đi “năng khiếu” ăn uống của tôi có mòi phát triển mạnh mẽ với những “khám phá” ly kỳ và lý thú những nơi ăn uống nhậu nhẹt ở Sài Gòn trong thập niên 60 cho đến khi xẩy ra biến cố tháng 4 / 75.
Đây được coi như thời kỳ cực thịnh của nền ăn uống ở thủ đô miền Nam.
Những người cùng lớp tuổi tôi vào thời đó hẳn còn nhớ rõ những con đường, những ngõ ngách thân thuộc với những hàng ăn quán nhậu một thời lừng lẫy với biết bao kỷ niệm khó quên.
Khoảng thời gian đó, tôi sẽ có dịp nhắc lại trong một bài khác với những điều còn sót lại trong trí nhớ…
Dù là những tiệm khách hàng nối đuôi nhau ra vào nườm nượp. “Cái phở ngày nay đã hỏng rồi” chăng?
Đến khi đến tuổi 17, tuy vẫn tiếp tục học ở Taberd, nhưng cũng là lúc bắt đầu bước chân vào “trường đời” với nghề viết lách. Khởi đầu vào năm 1963 tới tuần báo Kịch Ảnh.
Từ đó trở đi “năng khiếu” ăn uống của tôi có mòi phát triển mạnh mẽ với những “khám phá” ly kỳ và lý thú những nơi ăn uống nhậu nhẹt ở Sài Gòn trong thập niên 60 cho đến khi xẩy ra biến cố tháng 4 / 75.
Đây được coi như thời kỳ cực thịnh của nền ăn uống ở thủ đô miền Nam.
Những người cùng lớp tuổi tôi vào thời đó hẳn còn nhớ rõ những con đường, những ngõ ngách thân thuộc với những hàng ăn quán nhậu một thời lừng lẫy với biết bao kỷ niệm khó quên.
Khoảng thời gian đó, tôi sẽ có dịp nhắc lại trong một bài khác với những điều còn sót lại trong trí nhớ…
Trường Kỳ
Những Ngày Xưa Ăn Uống
Xin mượn tựa đề ca khúc “Những Ngày Xưa Thân
Ái”, rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với sự thay đổi hai chữ sau
cùng cho hợp tình hợp cảnh với ngày Xuân, ngày Tết. Xuân về, Tết đến mà
tán về chuyện ăn uống quả thích hợp không chê vào đâu được.
Nhất là chuyện ăn uống ngày xưa.
Có thể nói ai cũng có những kỷ niệm về một số món ăn liên quan đến những khoảng thời gian khác nhau. Nhưng đáng nhớ hơn cả, chắc chắn phải là thời kỳ nhi đồng nhóc tì.
Rồi qua đến lứa tuổi choai choai, có đào có kép. Chắc bạn đã từng nhiều lần lên tiếng, chẳng hạn như:“Bánh mì ở đây (có nghĩa là ở Tây, ở Mỹ, ở Canada,...) dỡ bỏ xừ! Thua xa bánh mì Lý Toét hay Ba Lẹ, Sáu Voi ngày xưa!”. Hoặc “tô phở gà này không bằng một góc tô phở Gà Sống Thiến hay Hiền Vương hồi đó”.
Với bạn và tôi, hình như món nào thuộc về hồi đó, luôn ngon hơn bây giờ.
Ôi, những ngày xưa ăn uống sao nó ngon quá sức, dù một tô hủ tíu chỉ có mấy lát thịt mỏng lét, một đĩa gỏi khô bò bằng nhôm móp méo, loe hoe vài lát thịt. Vậy mà lùa vào miệng đến đâu, sướng củ tỉ đến đó.
Ngẫm nghĩ lại, một phần khi nhớ về những món ngày xưa luôn thấy ngon hơn so với cùng những món ấy bây giờ, vì nó ngon thật. Nếu có dịp được thưởng thức những món y hệt như vậy, với cùng cách chế biến, cùng những thứ gia vị như ngày nào, chắc sẽ sướng quên chết.
Phần khác có người lại cho rằng nếu được ăn lại cũng những món đó chưa chắc ta đã cảm thấy ngon lành gì như vẫn tưởng tượng trong đầu.
Nhất là chuyện ăn uống ngày xưa.
Có thể nói ai cũng có những kỷ niệm về một số món ăn liên quan đến những khoảng thời gian khác nhau. Nhưng đáng nhớ hơn cả, chắc chắn phải là thời kỳ nhi đồng nhóc tì.
Rồi qua đến lứa tuổi choai choai, có đào có kép. Chắc bạn đã từng nhiều lần lên tiếng, chẳng hạn như:“Bánh mì ở đây (có nghĩa là ở Tây, ở Mỹ, ở Canada,...) dỡ bỏ xừ! Thua xa bánh mì Lý Toét hay Ba Lẹ, Sáu Voi ngày xưa!”. Hoặc “tô phở gà này không bằng một góc tô phở Gà Sống Thiến hay Hiền Vương hồi đó”.
Với bạn và tôi, hình như món nào thuộc về hồi đó, luôn ngon hơn bây giờ.
Ôi, những ngày xưa ăn uống sao nó ngon quá sức, dù một tô hủ tíu chỉ có mấy lát thịt mỏng lét, một đĩa gỏi khô bò bằng nhôm móp méo, loe hoe vài lát thịt. Vậy mà lùa vào miệng đến đâu, sướng củ tỉ đến đó.
Ngẫm nghĩ lại, một phần khi nhớ về những món ngày xưa luôn thấy ngon hơn so với cùng những món ấy bây giờ, vì nó ngon thật. Nếu có dịp được thưởng thức những món y hệt như vậy, với cùng cách chế biến, cùng những thứ gia vị như ngày nào, chắc sẽ sướng quên chết.
Phần khác có người lại cho rằng nếu được ăn lại cũng những món đó chưa chắc ta đã cảm thấy ngon lành gì như vẫn tưởng tượng trong đầu.
Khung cảnh thay đổi,
hoàn cảnh đổi thay, người ngợm chung quanh cũng khác hẳn, Xét ra thấy
bên nào cũng ..có lý.
Từ đó suy ra, bèn nhận thấy khi nhớ về hương vị những món ăn của những ngày xưa, dù là những món dân giã rất tầm thường, ta luôn thấy ngon lành vì ít nhiều có dính líu tới những kỷ niệm của một thời nào đó trong quá khứ.
Đó là những kỷ niệm đích thực của những ngày xưa thân ái, với bạn bè, gia đình hay với đào với kép. Hoặc là lần nào được ăn một món ngon (hoặc không ngon) đầu tiên trong đời, mùi vị của nó chắc chắn sẽ ghi lại nơi ta một cách sâu đậm.
Chẳng khác gì mối tình đầu của một anh, một chị mới biết yêu đương, mùi mẫn. Cũng may mối tình đầu của anh chị nào cũng đẹp, dù cho nhan sắc hay ngoại hình của đôi bên dưới mắt thiên hạ cũng còn… tùy người đối diện. Ăn lần đầu tiên, món ăn ngon ta sẽ nhớ hoài
. Món nào khiến ta khó chịu vì một vài gia vị hay phụ tùng nào đó sẽ khiến ta chạy bét những lần sau. Lần đầu tiên khi còn bé xíu, người nhà bỏ hành lá vào một món ăn, khiến tôi nhăn mặt, nhíu mày nôn ọe tùm lum.
Từ đó trở đi, cứ như thấy món nào có hành lá rắc lên là xin lỗi, không có em!
Đi ăn phở, cháo, miến, bún, vv...nhất định phải dặn cho kỹ lưỡng đừng có bỏ hành.
Người bán lỡ quá tay bỏ vào, rồi dù có vớt ra hết chăng nữa thì đối với tôi, cái mùi kinh sợ ấy vẫn làm cho lợm giọng. Mãi chỉ đến khi lớn hơn mới tập ăn hành cho giống người ta.
Các cụ hồi xưa đã phán “Thịt không hành, canh không mắm” thì chỉ có nước vất đi nên ta phải noi theo gương tiền nhân
. Tôi quen dần với mùi hành để sau đó ăn hành như chớp. Nguyên cả cọng hành sống chấm với “mù-tạt” cũng chơi tuốt, rất nhiệt tình.
Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đậm nét mùi vị một tô bún riêu của một bà gánh rong trước cửa nhà thờ Huyện Sĩ vào giữa thập niên 50, khi mới di cư vào Sài Gòn.Mỗi sáng Chúa Nhật tôi rất siêng năng dậy sớm, lẽo đẽo theo chân bà nội đi lễ.
Chẳng phải ngoan đạo hay sắp sửa được “ơn kêu gọi” chi hết. Mà chỉ mong cho sớm tan lễ để bà nội cho ăn một tô bún riêu. Vừa ra khỏi cổng nhà thờ là ngồi bệt ngay xuống chiếc ghế thấp tè bên gánh bún riêu, xì xụp làm ngay một tô.
Khỏi cần bỏ thêm rau muống chẻ với kinh giới, tía tô hay ớt bằm. Vì thuở còn nhóc tì, tôi không mấy gì hợp với rau sống, rau thơm cũng như ớt
. Và dứt khoát là không có hành lá. Bún là bún tươi, trắng tinh có mùi chua chua mà có duyên hết sức. Ngoài ra, trong nước lèo chỉ trần sì có cà chua và tôm khô, thoang thoảng tí mùi mắm tôm. Cần vắt thêm tí chanh cho dậy thêm mùi.
Ấy vậy, làm xong một tô vẫn còn thòm thèm. Nhất là lâu lâu nhá được một con tôm khô thì khoái chí vô song.
Những năm tháng sau đó, tô bún riêu đơn sơ và tầm thường theo kiểu quà nhà nghèo ngày nào của tôi đã được cải tiến, chế biến, thêm thắt loạn xà ngầu.
Nào là sườn non, nào là tiết heo, nào là đậu hũ,... trông ngon lành hết sức.
Nhưng quái lạ thay, ăn chẳng thấy ngon lành bằng tô bún riêu trước cửa nhà thờ Huyện Sĩ của một người đàn bà bán hàng vô danh, chẳng hề có “thương hiệu” lôi thôi.
Bà nội tôi là người đã đưa tôi đến với những món ăn đầu đời từ khi còn bé tí khoảng 5, 6 tuổi ở Hà Nội cho đến khi trưởng thành với những bữa cơm gia đình tại Sài Gòn.
Khó mà quên được mùi vị của những miếng giò lụa, chả quế hay chả cốm bà tôi gần như chiều nào, sau khi tan chầu ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội cũng mua về cho thằng cháu cưng, lúc đó ở trên phố Nhà Chung
. Tuy còn bé , nhưng mùi thơm của những miếng giò, miếng chả đó luôn thoang thoảng bên tôi, để bây giờ vẫn khăng khăng cho rằng không nơi nào ở Sài Gòn, Hà Nội hay hải ngoại địch lại. Thật sự như vậy, hay chỉ là một vấn đề tâm lý đối với những món đầu đời.
Tôi cũng đã biết ăn thịt chó từ bấy giờ. Thỉnh thoảng vào buổi chiều có tiếng rao “Chó đây!” của một ông gánh thịt cầy tơ bán rong, bà tôi lại với ra cửa sổ gọi lớn “Chó! Chó!” là y như rằng cả gia đình có dịp hạ cờ tây
. Lúc đó ngồi ăn ké, chỉ nhận ra là mùi rất thơm, ăn rất ngon, nhưng chưa biết phân tách ra sao. Nhất là còn e ngại trước những củ riềng, trái ớt, rau thơm và chén mắm tôm xủi bọt.
Trong bữa cơm gia đình thời đó, ngoài tài làm món thịt kho tầu, tôm rang và món nộm rau muống và hoa chuối bất hủ của bà tôi là những món đậu phụ om cà chua và đậu phụ xốp, rỗng ruột chiên dòn chấm tương cùng món nhộng rang điểm những lát lá chanh thái nhỏ.
Lại còn có món gan heo xào hành tây, ốc giả ba ba, vv...Tất cả đối với tôi là vô địch.
Lúc đó mới lên 6, lên 7, nhưng đến bây giờ, những món ăn gia đình như vậy vẫn hiện ra rõ mồn một trong cái đầu óc của một anh già trên 60 như tôi hiện nay.
Sau này vào trong Nam, đến tuổi lớn khôn, khẩu vị của tôi càng nhận ra được những nét tinh tế trong tài nấu nướng của bà nội với những bữa cơm gia đình hàng ngày.
Đặc biệt bà chỉ làm vì đứa cháu cưng của bà nên tôi thường được xơi những món như chả cua bể (tức chả giò bây giờ), thịt đông, thịt bò xào khoai tây, rạm rang, giả cầy, ốc nhồi lá gừng, cá rô chiên dòn,
..Đó là không kể những món canh đặc biệt Bắc Kỳ như canh rau đay, rau mồng tơi nấu với riêu cua hoặc đôi khi với tôm khô hay trứng cáy, canh cải cúc cá rô, canh rau ngót giò sống, canh riêu cá nấu ngót với thì là, canh thuôn thịt bò rau răm với cà chua, Bây giờ sao tìm lại được những mùi vị như thế.
Lá mồng tơi nay trở nên to lớn lạ thường, rau đay chỉ có thứ đông lạnh,
… Còn riêu cua, chả còn ai rỗi hơi để ngồi giã như bà tôi, hì hục ngồi giã mớ cua trong cái nón sắt nhà binh ngày nào. Chơi riêu đóng keo, đóng hộp nồng mùi dầu đỡ ghiền cho xong.
Những năm cuối bậc tiểu học ở trường Taberd, tôi đã “phải lòng” anh Tầu bán bò viên trong cái hẻm nhỏ cạnh trường, ngay trên đường Nguyễn Du.
Thời đó, vào những năm 58, 59, đã gọi là bò viên thì chỉ có trần xì bò viên- Viên thịt hoặc viên gân - và nước lèo mà thôi. Không có tim, gan, phèo phổi, lá sách, bao tử hay lá lách, tổ ong chi hết trọi.
Cái món bún hay hủ tíu bò viên thời kỳ này chưa xuất hiện.
Một chén với những bò viên gân sần sùi bốc khói, rắc thêm chút cải bắc thảo, nhỏ vài giọt dầu mè, rồi chấm với tương đen, tương ớt đỏ thì không có thứ sơn hào hải vị nào sánh bằng. Sáng nào rủng rỉnh có tiền, làm luôn một lèo 2 chén cho chắc dạ.
Cũng trong thời kỳ này, ăn sáng với những ổ bánh mì “pâté”, xúc xích hay “jambon” ở 2 “ki-ốt” bán bánh mì Bưu Điện và Hương Lan, nằm hai bên nhà Bưu Điện đối với những anh nhóc tiểu học như tôi đã là sang như...Tây.
Cái mùi thơm phức của bánh mì nhồi thịt nguội, kèm chút “mayonnaise” và “Maggi” sao ngon khó tả. Là con nhà có đạo, thứ sáu phải kiêng thịt là cái chắc.
Do đó bắt buộc phải tìm đến “ki-ốt” Hương Lan làm một ổ bánh mì tôm với “mayonnaise” thơm lừng.Nhiều khi chỉ muốn tỏ ra có tinh thần ngoan đạo triệt để, hầu dốc lòng ăn chay, kiêng thịt không ngoài mục đích được chơi một ổ bánh mì với những con tôm nõn nường, một lớp “mayonnaise” ngà ngọc, dưới đệm một lá sà lách Đà Lạt xanh mướt, mát rượi. Lạy Chúa tôi, điệu này chắc con phải tình nguyện kiêng thịt kinh niên, hãm mình để khỏi sa chước cám dỗ của những chén bò viên nơi anh Ba Tầu tên A Mìn trong hẻm!
Những năm đầu sau khi di cư vào Sài Gòn, vì chưa ổn định nên gia đình tôi dọn nhà liên miên, mỗi nơi ở vài tháng, nhiều lắm là hơn một năm.
Thọat đầu ở trọ nhà bà bác trên đường Đoàn Thị Điểm. Không lâu sau đó dời qua Cống Quỳnh. Chưa kịp biết mùi vị những “đặc sản” của khu phố mình ở thì chú nhóc 8, 9 tuổi là tôi hồi đó lại lếch thếch theo cả nhà dời đô về đường Cao Thắng, đối diện rạp Việt Long.
Có nhớ chăng là những món quà bình dân, tầm thường như xôi bắp rắc đậu xanh, hành phi hoặc cái bánh khúc cà cuống, xôi gấc hay khúc bánh mì nhét thịt ba rọi với lớp da heo nhuộm đỏ, nhét đồ chua.Sang hơn chút xíu là gói xôi lạp xưởng với tôm khô, có rắc chút đậu phộng ở trên.
Một, hai tuần mới được “bonus” một tô phở 5 đồng nơi hàng phở đầu hẻm.Cao cấp hơn một bậc là có lần được một ông chú thường đến nhà ve vãn bà cô tôi, bao đi ăn phở Nghi Xuân để mua chuộc ông cháu oắt con.
Phở Nghi Xuân nằm ngay trên đường Cao Thắng đối diện với tiệm chụp hình Viễn Kính, góc Phan Đình Phùng có món phở áp chảo đối với tôi thời đó là “độc cô cầu bại”.
Nhất là món phở áp cháo dòn với bánh phở dòn nhưng không cứng, nước “sốt” với vị ngọt và mặn hài hòa rất hợp ông thần khẩu. Lại còn thịt bò cà chua, cần tây, hành tây, tiêu, … thì đâu có thua gì một bài đại hợp xướng với đủ thứ nhạc khí hoà lẫn với nhau.
Ông “nhạc trưởng” nấu nướng của Nghi Xuân quá là một tay cự phách. Nhớ về những năm tháng đầu tiên ở Sài Gòn đó thật cảm thấy lòng xao xuyến với những gì mới được ăn trong lứa tuổi nhi đồng.Nhưng dù sao, hương vi của những món quà thờỉ thơ ấu đó vẫn là những kỷ niệm đẹp trong cái thú ăn uống của tôi sau này.
Từ đó suy ra, bèn nhận thấy khi nhớ về hương vị những món ăn của những ngày xưa, dù là những món dân giã rất tầm thường, ta luôn thấy ngon lành vì ít nhiều có dính líu tới những kỷ niệm của một thời nào đó trong quá khứ.
Đó là những kỷ niệm đích thực của những ngày xưa thân ái, với bạn bè, gia đình hay với đào với kép. Hoặc là lần nào được ăn một món ngon (hoặc không ngon) đầu tiên trong đời, mùi vị của nó chắc chắn sẽ ghi lại nơi ta một cách sâu đậm.
Chẳng khác gì mối tình đầu của một anh, một chị mới biết yêu đương, mùi mẫn. Cũng may mối tình đầu của anh chị nào cũng đẹp, dù cho nhan sắc hay ngoại hình của đôi bên dưới mắt thiên hạ cũng còn… tùy người đối diện. Ăn lần đầu tiên, món ăn ngon ta sẽ nhớ hoài
. Món nào khiến ta khó chịu vì một vài gia vị hay phụ tùng nào đó sẽ khiến ta chạy bét những lần sau. Lần đầu tiên khi còn bé xíu, người nhà bỏ hành lá vào một món ăn, khiến tôi nhăn mặt, nhíu mày nôn ọe tùm lum.
Từ đó trở đi, cứ như thấy món nào có hành lá rắc lên là xin lỗi, không có em!
Đi ăn phở, cháo, miến, bún, vv...nhất định phải dặn cho kỹ lưỡng đừng có bỏ hành.
Người bán lỡ quá tay bỏ vào, rồi dù có vớt ra hết chăng nữa thì đối với tôi, cái mùi kinh sợ ấy vẫn làm cho lợm giọng. Mãi chỉ đến khi lớn hơn mới tập ăn hành cho giống người ta.
Các cụ hồi xưa đã phán “Thịt không hành, canh không mắm” thì chỉ có nước vất đi nên ta phải noi theo gương tiền nhân
. Tôi quen dần với mùi hành để sau đó ăn hành như chớp. Nguyên cả cọng hành sống chấm với “mù-tạt” cũng chơi tuốt, rất nhiệt tình.
Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đậm nét mùi vị một tô bún riêu của một bà gánh rong trước cửa nhà thờ Huyện Sĩ vào giữa thập niên 50, khi mới di cư vào Sài Gòn.Mỗi sáng Chúa Nhật tôi rất siêng năng dậy sớm, lẽo đẽo theo chân bà nội đi lễ.
Chẳng phải ngoan đạo hay sắp sửa được “ơn kêu gọi” chi hết. Mà chỉ mong cho sớm tan lễ để bà nội cho ăn một tô bún riêu. Vừa ra khỏi cổng nhà thờ là ngồi bệt ngay xuống chiếc ghế thấp tè bên gánh bún riêu, xì xụp làm ngay một tô.
Khỏi cần bỏ thêm rau muống chẻ với kinh giới, tía tô hay ớt bằm. Vì thuở còn nhóc tì, tôi không mấy gì hợp với rau sống, rau thơm cũng như ớt
. Và dứt khoát là không có hành lá. Bún là bún tươi, trắng tinh có mùi chua chua mà có duyên hết sức. Ngoài ra, trong nước lèo chỉ trần sì có cà chua và tôm khô, thoang thoảng tí mùi mắm tôm. Cần vắt thêm tí chanh cho dậy thêm mùi.
Ấy vậy, làm xong một tô vẫn còn thòm thèm. Nhất là lâu lâu nhá được một con tôm khô thì khoái chí vô song.
Những năm tháng sau đó, tô bún riêu đơn sơ và tầm thường theo kiểu quà nhà nghèo ngày nào của tôi đã được cải tiến, chế biến, thêm thắt loạn xà ngầu.
Nào là sườn non, nào là tiết heo, nào là đậu hũ,... trông ngon lành hết sức.
Nhưng quái lạ thay, ăn chẳng thấy ngon lành bằng tô bún riêu trước cửa nhà thờ Huyện Sĩ của một người đàn bà bán hàng vô danh, chẳng hề có “thương hiệu” lôi thôi.
Bà nội tôi là người đã đưa tôi đến với những món ăn đầu đời từ khi còn bé tí khoảng 5, 6 tuổi ở Hà Nội cho đến khi trưởng thành với những bữa cơm gia đình tại Sài Gòn.
Khó mà quên được mùi vị của những miếng giò lụa, chả quế hay chả cốm bà tôi gần như chiều nào, sau khi tan chầu ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội cũng mua về cho thằng cháu cưng, lúc đó ở trên phố Nhà Chung
. Tuy còn bé , nhưng mùi thơm của những miếng giò, miếng chả đó luôn thoang thoảng bên tôi, để bây giờ vẫn khăng khăng cho rằng không nơi nào ở Sài Gòn, Hà Nội hay hải ngoại địch lại. Thật sự như vậy, hay chỉ là một vấn đề tâm lý đối với những món đầu đời.
Tôi cũng đã biết ăn thịt chó từ bấy giờ. Thỉnh thoảng vào buổi chiều có tiếng rao “Chó đây!” của một ông gánh thịt cầy tơ bán rong, bà tôi lại với ra cửa sổ gọi lớn “Chó! Chó!” là y như rằng cả gia đình có dịp hạ cờ tây
. Lúc đó ngồi ăn ké, chỉ nhận ra là mùi rất thơm, ăn rất ngon, nhưng chưa biết phân tách ra sao. Nhất là còn e ngại trước những củ riềng, trái ớt, rau thơm và chén mắm tôm xủi bọt.
Trong bữa cơm gia đình thời đó, ngoài tài làm món thịt kho tầu, tôm rang và món nộm rau muống và hoa chuối bất hủ của bà tôi là những món đậu phụ om cà chua và đậu phụ xốp, rỗng ruột chiên dòn chấm tương cùng món nhộng rang điểm những lát lá chanh thái nhỏ.
Lại còn có món gan heo xào hành tây, ốc giả ba ba, vv...Tất cả đối với tôi là vô địch.
Lúc đó mới lên 6, lên 7, nhưng đến bây giờ, những món ăn gia đình như vậy vẫn hiện ra rõ mồn một trong cái đầu óc của một anh già trên 60 như tôi hiện nay.
Sau này vào trong Nam, đến tuổi lớn khôn, khẩu vị của tôi càng nhận ra được những nét tinh tế trong tài nấu nướng của bà nội với những bữa cơm gia đình hàng ngày.
Đặc biệt bà chỉ làm vì đứa cháu cưng của bà nên tôi thường được xơi những món như chả cua bể (tức chả giò bây giờ), thịt đông, thịt bò xào khoai tây, rạm rang, giả cầy, ốc nhồi lá gừng, cá rô chiên dòn,
..Đó là không kể những món canh đặc biệt Bắc Kỳ như canh rau đay, rau mồng tơi nấu với riêu cua hoặc đôi khi với tôm khô hay trứng cáy, canh cải cúc cá rô, canh rau ngót giò sống, canh riêu cá nấu ngót với thì là, canh thuôn thịt bò rau răm với cà chua, Bây giờ sao tìm lại được những mùi vị như thế.
Lá mồng tơi nay trở nên to lớn lạ thường, rau đay chỉ có thứ đông lạnh,
… Còn riêu cua, chả còn ai rỗi hơi để ngồi giã như bà tôi, hì hục ngồi giã mớ cua trong cái nón sắt nhà binh ngày nào. Chơi riêu đóng keo, đóng hộp nồng mùi dầu đỡ ghiền cho xong.
Những năm cuối bậc tiểu học ở trường Taberd, tôi đã “phải lòng” anh Tầu bán bò viên trong cái hẻm nhỏ cạnh trường, ngay trên đường Nguyễn Du.
Thời đó, vào những năm 58, 59, đã gọi là bò viên thì chỉ có trần xì bò viên- Viên thịt hoặc viên gân - và nước lèo mà thôi. Không có tim, gan, phèo phổi, lá sách, bao tử hay lá lách, tổ ong chi hết trọi.
Cái món bún hay hủ tíu bò viên thời kỳ này chưa xuất hiện.
Một chén với những bò viên gân sần sùi bốc khói, rắc thêm chút cải bắc thảo, nhỏ vài giọt dầu mè, rồi chấm với tương đen, tương ớt đỏ thì không có thứ sơn hào hải vị nào sánh bằng. Sáng nào rủng rỉnh có tiền, làm luôn một lèo 2 chén cho chắc dạ.
Cũng trong thời kỳ này, ăn sáng với những ổ bánh mì “pâté”, xúc xích hay “jambon” ở 2 “ki-ốt” bán bánh mì Bưu Điện và Hương Lan, nằm hai bên nhà Bưu Điện đối với những anh nhóc tiểu học như tôi đã là sang như...Tây.
Cái mùi thơm phức của bánh mì nhồi thịt nguội, kèm chút “mayonnaise” và “Maggi” sao ngon khó tả. Là con nhà có đạo, thứ sáu phải kiêng thịt là cái chắc.
Do đó bắt buộc phải tìm đến “ki-ốt” Hương Lan làm một ổ bánh mì tôm với “mayonnaise” thơm lừng.Nhiều khi chỉ muốn tỏ ra có tinh thần ngoan đạo triệt để, hầu dốc lòng ăn chay, kiêng thịt không ngoài mục đích được chơi một ổ bánh mì với những con tôm nõn nường, một lớp “mayonnaise” ngà ngọc, dưới đệm một lá sà lách Đà Lạt xanh mướt, mát rượi. Lạy Chúa tôi, điệu này chắc con phải tình nguyện kiêng thịt kinh niên, hãm mình để khỏi sa chước cám dỗ của những chén bò viên nơi anh Ba Tầu tên A Mìn trong hẻm!
Những năm đầu sau khi di cư vào Sài Gòn, vì chưa ổn định nên gia đình tôi dọn nhà liên miên, mỗi nơi ở vài tháng, nhiều lắm là hơn một năm.
Thọat đầu ở trọ nhà bà bác trên đường Đoàn Thị Điểm. Không lâu sau đó dời qua Cống Quỳnh. Chưa kịp biết mùi vị những “đặc sản” của khu phố mình ở thì chú nhóc 8, 9 tuổi là tôi hồi đó lại lếch thếch theo cả nhà dời đô về đường Cao Thắng, đối diện rạp Việt Long.
Có nhớ chăng là những món quà bình dân, tầm thường như xôi bắp rắc đậu xanh, hành phi hoặc cái bánh khúc cà cuống, xôi gấc hay khúc bánh mì nhét thịt ba rọi với lớp da heo nhuộm đỏ, nhét đồ chua.Sang hơn chút xíu là gói xôi lạp xưởng với tôm khô, có rắc chút đậu phộng ở trên.
Một, hai tuần mới được “bonus” một tô phở 5 đồng nơi hàng phở đầu hẻm.Cao cấp hơn một bậc là có lần được một ông chú thường đến nhà ve vãn bà cô tôi, bao đi ăn phở Nghi Xuân để mua chuộc ông cháu oắt con.
Phở Nghi Xuân nằm ngay trên đường Cao Thắng đối diện với tiệm chụp hình Viễn Kính, góc Phan Đình Phùng có món phở áp chảo đối với tôi thời đó là “độc cô cầu bại”.
Nhất là món phở áp cháo dòn với bánh phở dòn nhưng không cứng, nước “sốt” với vị ngọt và mặn hài hòa rất hợp ông thần khẩu. Lại còn thịt bò cà chua, cần tây, hành tây, tiêu, … thì đâu có thua gì một bài đại hợp xướng với đủ thứ nhạc khí hoà lẫn với nhau.
Ông “nhạc trưởng” nấu nướng của Nghi Xuân quá là một tay cự phách. Nhớ về những năm tháng đầu tiên ở Sài Gòn đó thật cảm thấy lòng xao xuyến với những gì mới được ăn trong lứa tuổi nhi đồng.Nhưng dù sao, hương vi của những món quà thờỉ thơ ấu đó vẫn là những kỷ niệm đẹp trong cái thú ăn uống của tôi sau này.
Khi gia đình tôí dọn về con đường có cái tên quái đản là Da Bà Bầu
(sau đó đổi thành Nhật Tảo), thẳng góc với Nguyễn Tri Phương và song
song với những Bà Hạt, Vĩnh Viễn, Hòa Hảo, . vào cuối thập niên 50, lúc
tôi mới theo học bậc trung học, cũng ở Taberd, thì đã thuộc vào lớp tuổi
thiếu nhi 13, 14.tLúc đó đã biết yêu trộm nhớ thầm một cô hàng
xóm, là một ca sĩ nhí của lò “anh hai” Nguyễn Đức, trước cả thời những
ca sĩ họ Phương và những Hoàng Oanh, Thanh Lan, .
..Sau đó. Và năng khiếu của tôi bắt đầu có cơ hội phát triển với những “đặc sản” quanh vùng, nhiều vô số kể Gần nhà nhất là bà Tư bán khô mực, hột vịt lộn. Sau giờ đi học về, tôi chỉ ngong ngóng chờ bà Tư dọn hàng để lẻn ra quất một miếng khô mực hoặc khô cá thiều, cá đuối.
Bà ấy không thuộc loại “tân tiến” để có máy xay khô mực như mấy anh Tầu.
Chỉ hoàn toàn thủ công với những nhát búa đập liên hồi lên con khô cho đến khi nào tơi sớ ra là xong. Cô hàng xóm có bắt gặp cũng chẳng có chi phải xấu hổ.
Đấng nam nhi nhậu nhẹt chút có sao. Nói cho oai, thật sự chỉ nhâm nhi mồi với ly đậu đỏ bánh lọc hay ly mãng cầu xiêm với đá bào được xịt vào mấy giọt “si-rô” đỏ lòm của dì Mười bên cạnh
. Vậy mà cũng “bắt” ra phết khỉ nhìn mấy đấng trượng phu khác nốc rượu đế hay la ve Larue “Con Cọp” mà ngưỡng mộ quá sức.
Lại còn phì phèo điếu thuốc “Mélia” hay “Cotab” mới thật hách xì xằng
. Có vẻ giang hồ lãng tử cóc chịu được. Đầu óc thằng nhỏ bắt đầu đã tưởng tượng, vẽ vời ra cái dáng dấp và phong cách oai hùng đó sau này...
Cạnh đó là ông tầu già bán hủ tíu, mì, hoành thánh. Một tuần ít ra tôi cũng xà vào cái xe có vẽ những cảnh được tả trong truyện “Tề Thiên Đại Thánh” mà tôi đang mê man đọc ít ra một lần. Hương vị ngào ngạt của tô hủ tíu Ba Tầu ấy đến bây giờ như vẫn còn phảng phất nơi khứu giác tôi, làm cho vị giác nhột nhạt phát chảy nước miếng, cứ phải nuốt ừng ực.
Sau khi nhúng bánh hủ tíu vào nước sôi rồi bỏ vào tô trong lúc còn bốc khói nghi ngút, ông ta ngắt một lá sà-lách, vài cọng lá hẹ bỏ lên trên
. Quen tay ông ấy tính rắc thêm chút hành, nhưng tôi đã xua tay loạn xạ. Đến lúc đó tôi vẫn còn dại dột chưa biết thường thức món hành lá.
Kế đó, ông ta bốc vài miếng xá xíu mỏng tanh trắng ngà có viền phẩm đỏ xếp lên mặt bánh
. Ngay sau đó là múc từ một cái liễn nhỏ ra một muỗm thịt bằm. Công đoạn cuối cùng đối với tôi mới thật là quan trọng. Đó là một thìa tóp mỡ với những miếng tóp mỡ vàng óng, béo ngậy. Thiếu cái món này thì không còn ra tô hủ tíu.
Chẳng có được bao nhiêu miếng tóp mỡ nên phái ăn dè, ăn xẻn, không dám phung phíCuối cùng, gom lại vài miếng để và một vốc hủ tíu chót vào miệng với tất cả những gì vụn vặt còn lại cho sướng. “Save the best for the last” là như vậy.
Cho đến bây giờ chủ trương ăn uống của tôi vẫn trước sau như một, đúng như tựa của một bài hát ngoại quốc nổi tiếng cách đây chừng mười năm là “Save The Best For The Last”!
Trên đường Nguyễn Tri Phương gần ngã sáu Chợ Lớn có khu bán nghêu nổi tiếng, từ nhà tôi thả bộ ra gần xịt.
..Sau đó. Và năng khiếu của tôi bắt đầu có cơ hội phát triển với những “đặc sản” quanh vùng, nhiều vô số kể Gần nhà nhất là bà Tư bán khô mực, hột vịt lộn. Sau giờ đi học về, tôi chỉ ngong ngóng chờ bà Tư dọn hàng để lẻn ra quất một miếng khô mực hoặc khô cá thiều, cá đuối.
Bà ấy không thuộc loại “tân tiến” để có máy xay khô mực như mấy anh Tầu.
Chỉ hoàn toàn thủ công với những nhát búa đập liên hồi lên con khô cho đến khi nào tơi sớ ra là xong. Cô hàng xóm có bắt gặp cũng chẳng có chi phải xấu hổ.
Đấng nam nhi nhậu nhẹt chút có sao. Nói cho oai, thật sự chỉ nhâm nhi mồi với ly đậu đỏ bánh lọc hay ly mãng cầu xiêm với đá bào được xịt vào mấy giọt “si-rô” đỏ lòm của dì Mười bên cạnh
. Vậy mà cũng “bắt” ra phết khỉ nhìn mấy đấng trượng phu khác nốc rượu đế hay la ve Larue “Con Cọp” mà ngưỡng mộ quá sức.
Lại còn phì phèo điếu thuốc “Mélia” hay “Cotab” mới thật hách xì xằng
. Có vẻ giang hồ lãng tử cóc chịu được. Đầu óc thằng nhỏ bắt đầu đã tưởng tượng, vẽ vời ra cái dáng dấp và phong cách oai hùng đó sau này...
Cạnh đó là ông tầu già bán hủ tíu, mì, hoành thánh. Một tuần ít ra tôi cũng xà vào cái xe có vẽ những cảnh được tả trong truyện “Tề Thiên Đại Thánh” mà tôi đang mê man đọc ít ra một lần. Hương vị ngào ngạt của tô hủ tíu Ba Tầu ấy đến bây giờ như vẫn còn phảng phất nơi khứu giác tôi, làm cho vị giác nhột nhạt phát chảy nước miếng, cứ phải nuốt ừng ực.
Sau khi nhúng bánh hủ tíu vào nước sôi rồi bỏ vào tô trong lúc còn bốc khói nghi ngút, ông ta ngắt một lá sà-lách, vài cọng lá hẹ bỏ lên trên
. Quen tay ông ấy tính rắc thêm chút hành, nhưng tôi đã xua tay loạn xạ. Đến lúc đó tôi vẫn còn dại dột chưa biết thường thức món hành lá.
Kế đó, ông ta bốc vài miếng xá xíu mỏng tanh trắng ngà có viền phẩm đỏ xếp lên mặt bánh
. Ngay sau đó là múc từ một cái liễn nhỏ ra một muỗm thịt bằm. Công đoạn cuối cùng đối với tôi mới thật là quan trọng. Đó là một thìa tóp mỡ với những miếng tóp mỡ vàng óng, béo ngậy. Thiếu cái món này thì không còn ra tô hủ tíu.
Chẳng có được bao nhiêu miếng tóp mỡ nên phái ăn dè, ăn xẻn, không dám phung phíCuối cùng, gom lại vài miếng để và một vốc hủ tíu chót vào miệng với tất cả những gì vụn vặt còn lại cho sướng. “Save the best for the last” là như vậy.
Cho đến bây giờ chủ trương ăn uống của tôi vẫn trước sau như một, đúng như tựa của một bài hát ngoại quốc nổi tiếng cách đây chừng mười năm là “Save The Best For The Last”!
Trên đường Nguyễn Tri Phương gần ngã sáu Chợ Lớn có khu bán nghêu nổi tiếng, từ nhà tôi thả bộ ra gần xịt.
Thời đó những hàng bán nghêu,
hột vịt lộn,
...Còn là những chiếc bàn chiếc ghế lỏng lẻo, lụp xụp, không “hoành tráng” như những nhà hàng bán đồ biển 4, 5 tầng, đèn “néon” sáng trưng như Quý Thành, Phượng Vỹ,… bây giờ.
Mỗi nơi bán nghêu chỉ có một vài cây đèn dầu leo lét, nhưng ngồi bên cạnh mấy bếp than hồng cảm thấy ấm áp vô cùng, ánh sáng mờ mờ ảo ảo ấy đâu thua gì ăn theo kiểu Tây “à la chandelle”!
Từng thau nghêu bằng nhôm nghi ngút khói vừa được đặt lên bàn là ta “a-lát-sô” tới tấp và xối xả.
Mở vỏ ra, múc thẳng vào chén nước mắm, đưa lên miệng chơi một cái “rột” ngon lành.
Con tì, con phế cũng sướng rêm cả lên.
Cứ thế mà làm liền tù tì, có khi đến 2 thau mà vẫn thòm thèm. Từ đó, cứ vài ngày vào mỗi khi màn đêm buông xuống là thằng bé len lén vòng cửa hậu, đi theo đường tắt bằng những con hẻm sau nhà để đến với những con nghêu mũm mĩm, căng phồng kèm theo màn phụ diễn 1, 2 hột vịt lộn với rau răm, muối tiêu đậm đà tình dân tộc, ngạt ngào hương vị quê hương.
Chắc là phải ngon hơn là chùm khế ngọt và rau đắng mọc sau hè !
...Còn là những chiếc bàn chiếc ghế lỏng lẻo, lụp xụp, không “hoành tráng” như những nhà hàng bán đồ biển 4, 5 tầng, đèn “néon” sáng trưng như Quý Thành, Phượng Vỹ,… bây giờ.
Mỗi nơi bán nghêu chỉ có một vài cây đèn dầu leo lét, nhưng ngồi bên cạnh mấy bếp than hồng cảm thấy ấm áp vô cùng, ánh sáng mờ mờ ảo ảo ấy đâu thua gì ăn theo kiểu Tây “à la chandelle”!
Từng thau nghêu bằng nhôm nghi ngút khói vừa được đặt lên bàn là ta “a-lát-sô” tới tấp và xối xả.
Mở vỏ ra, múc thẳng vào chén nước mắm, đưa lên miệng chơi một cái “rột” ngon lành.
Con tì, con phế cũng sướng rêm cả lên.
Cứ thế mà làm liền tù tì, có khi đến 2 thau mà vẫn thòm thèm. Từ đó, cứ vài ngày vào mỗi khi màn đêm buông xuống là thằng bé len lén vòng cửa hậu, đi theo đường tắt bằng những con hẻm sau nhà để đến với những con nghêu mũm mĩm, căng phồng kèm theo màn phụ diễn 1, 2 hột vịt lộn với rau răm, muối tiêu đậm đà tình dân tộc, ngạt ngào hương vị quê hương.
Chắc là phải ngon hơn là chùm khế ngọt và rau đắng mọc sau hè !
Ai là tác giả nhạc phẩm Tháng Sáu Trời Mưa phổ từ thơ Nguyên Sa?
Trong
những năm gần đây, khi kỹ thuật ứng dụng trong công nghệ máy tính và Internet đã lên đến đỉnh cao nhất của thời đại, thì những thông tin trên
mạng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa cũng
như tư tưởng đến với đại đa số quần chúng trên toàn thế giới!
Và chính sức mạnh lan truyền toàn cầu của internet đã giúp cho con người nắm bắt được hết những thông tin cần biết trên mọi lĩnh vực, và sự tiện ích này cũng gây nhiều tai hại, nếu những thông tin đưa lên mạng không chính xác, kéo theo nhiều ngộ nhận và thắc mắc cho độc giả.
Trong lĩnh vực âm nhạc, những thông tin về xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật, nhất là tên tuổi của những nhạc sĩ sáng tác, thường xuyên bị nhầm lẫn. Khi người đầu tiên đưa thông tin lên mạng không nắm vững xuất xứ của bản nhạc, thường kéo theo những thông tin sai lệch khác, ngay cả trên những cơ quan truyền thông lớn có số lượng truy cập cao!…
Và chính sức mạnh lan truyền toàn cầu của internet đã giúp cho con người nắm bắt được hết những thông tin cần biết trên mọi lĩnh vực, và sự tiện ích này cũng gây nhiều tai hại, nếu những thông tin đưa lên mạng không chính xác, kéo theo nhiều ngộ nhận và thắc mắc cho độc giả.
Trong lĩnh vực âm nhạc, những thông tin về xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật, nhất là tên tuổi của những nhạc sĩ sáng tác, thường xuyên bị nhầm lẫn. Khi người đầu tiên đưa thông tin lên mạng không nắm vững xuất xứ của bản nhạc, thường kéo theo những thông tin sai lệch khác, ngay cả trên những cơ quan truyền thông lớn có số lượng truy cập cao!…
Trong
điều kiện hạn hẹp của trang web cá nhân này, chúng tôi chỉ muốn đưa ra
một số ví dụ điển hình của riêng cá nhân tôi, để khán thính giả yêu nhạc
có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về xuất xứ và trường hợp sáng tác
của những nhạc phẩm đã được phổ biến sâu rộng trong quần chúng:Nhạc phẩm Tháng Sáu Trời Mưa:
Có nhiều người ở Việt Nam cũng như hải ngoại lầm tưởng nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” phổ thơ Nguyên Sa do ca sĩ Thái Hiền đầu tiên trình bày là sáng tác của NS Ngô Thụy Miên?!
Có nhiều người ở Việt Nam cũng như hải ngoại lầm tưởng nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” phổ thơ Nguyên Sa do ca sĩ Thái Hiền đầu tiên trình bày là sáng tác của NS Ngô Thụy Miên?!
Thật sự thì NS Ngô Thụy Miên cũng có
phổ nhạc bài thơ này của thi sĩ Nguyên Sa vào năm 1984. Nhưng khi bản
phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm ra đời năm 1987 và tạo thành một hiện
tượng, thì xảy ra sự lẫn lộn tên tác giả giữa 2 nhạc phẩm cùng tựa này!Nói
rõ hơn là có một số người khi “nghe” và “hát” bài “Tháng Sáu Trời Mưa”
bản phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm thì cứ khăng khăng cho rằng tác giả là
Ngô Thụy Miên (Vì NTM cũng phổ nhạc bài này!).
Và cũng ít ai biết được
rằng bài thơ này có tới 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Ngô Thụy Miên và Hoàng
Thanh Tâm. Trong số những người biết bài “Tháng Sáu Trời Mưa” của Hoàng
Thanh Tâm, thì lại không biết còn một bản nữa của Ngô Thụy Miên.Ngược lại những người biết nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có phổ nhạc bài “Tháng Sáu Trời Mưa”, thì không được nghe chính bài hát của NTM qua tiếng hát duy nhất của ca sĩ Hải Lý, mà chỉ được nghe bản phổ nhạc của HTT! Nên cứ nghĩ bản nhạc mình đang nghe là của NS NTM!Điển hình như trên diễn đàn bentre forum tại Mỹ, ngay cả những người trong ban điều hành trang web, đều bị nhầm lẫn tên tác giả.
Riêng bản thân tôi, khi tôi phổ nhạc bài thơ “Tháng Sáu Trời Mưa” của thi sĩ Nguyên Sa năm 1987 tại Canberra, Úc Châu.Tôi không hề biết NS Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc bài này năm 1984, tức là trước đó 3 năm.
Cho đến vài năm sau (khoảng 1990/1991) khi biết NS NTM cũng phổ nhạc bài này, thì tôi cứ nghĩ nhạc phẩm này được viết sau bản phổ thơ của tôi. Mãi đến năm 2003, qua những thông tin trên web site tôi mới biết NS NTM viết bài này vào năm 1984, trước tôi 3 năm.
NS Hoàng Thanh Tâm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)