Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Nguyễn Bính: gài nhiều “mật mã” trong thơ


  Ở ta, khi viết thơ tình, đa phần các nhà thơ đều không muốn đưa tên thật của "nguyên mẫu" vào trong tác phẩm của mình.
 Đó có thể do họ ngại... phiền phức, hoặc do thói quen. 
Riêng Nguyễn Bính thì khác hẳn. Mỗi lúc thầm yêu trộm nhớ một "em" nào, ông đều tìm cách đưa được tên người đó vào thơ. 
Tất nhiên, vì là nhiều... "em", nên nhà thơ thường cũng chỉ dám đưa một cách kín đáo, nghĩa là để nó đồng âm đồng nghĩa với một chữ nào đó trong câu thơ, và phải là người "trong cuộc" hoặc thật thân gần mới nhận ra.
 Bởi vậy, nói Nguyễn Bính là người cài đặt nhiều "mật mã" trong thơ, kể cũng không ngoa.
Theo sách "Giai thoại văn học"  thì mùa hè 1941, Nguyễn Bính trên đường vô Nam đã dừng bước tại thị xã Thanh Hóa. 
Tại đây, trong thời gian ăn nghỉ ở nhà người bạn làm thư ký hỏa xa là Nguyễn Hải Thoại, Nguyễn Bính đã bị hút hồn bởi một giai nhân tên Thuận.
 Có không ít đêm, Nguyễn Bính tít mít ở xóm Lò Chum nơi cô Thuận đang sống phận đào nương. 
Sợ bạn sốt ruột, lo lắng, Nguyễn Bính làm mấy câu thơ nhờ người đưa về cho Hải Thoại:

"Thuận lòng đón gió cành đưa/
Hẹn ngày có thấy cho vừa lòng nhau".

Đọc hai câu thơ trên, lại thấy chữ Thuận được viết đậm, Hải Thoại đoán ngay Nguyễn Bính đã phải lòng cô Thuận. Ông tức tốc xuống xóm Lò Chum tìm bạn. Quả nhiên Hải Thoại đã gặp Nguyễn Bính ở đây.

Nữ sĩ Mộng Tuyết, trong hồi ký "Dưới mái trăng non" có nhắc tới chuyện tình của Nguyễn Bính với "một người con gái quê" có tên là Ngọc.
 Bà kể, một buổi chiều, cô gái này đã trao cho bà một mảnh giấy nhàu nát, nội dung là "xin một cây bút máy tốt và chiếc đồng hồ đeo tay".
 Cuối tờ giấy là dòng chữ "Người yêu Ngọc" (mà bà gọi là "Bính ký ẩn danh") và hai câu thơ của Nguyễn Bính:

"Than ôi, không có giá liên thành/
Để đổi cho tròn viên ngọc ấy".

Cùng là người làm thơ, chẳng khó khăn gì mà nữ sĩ Mộng Tuyết không nhận ra tâm sự của Nguyễn Bính với người con gái tên Ngọc trong câu thơ có nhắc tới chữ "ngọc" ấy.Trong bài thơ "Diệu vợi", làm lời kẻ thất tình, Nguyễn Bính đã hốt nhiên thốt lên một cái tên:

"Tôi tưởng rồi tôi quên được người/
Nhưng mà nản lắm, Tú Uyên ơi!/
Tôi vào sâu quá và xa quá!
Đường lụt sương mờ lụt lá rơi...".

Đọc đến đây, hẳn bạn đọc yêu thơ sẽ nghĩ ngay rằng, Tú Uyên là một cái tên có thật, và người con gái đó hẳn phải có quan hệ sâu nặng mức nào mới khiến thi nhân đủ "can đảm" đưa tên công khai như thế.

 Sự thật thì đấy chỉ là một "bí danh" do Nguyễn Bính tách ra từ chữ Tuyên (em gái nhà văn Nguyễn Đình Lạp, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Tuyên)
.Chưa dừng ở đó, trong bài "Người con gái ở lầu hoa", Nguyễn Bính còn "mã hóa" nơi ở của cô gái qua hai câu thơ:"Nhà nàng bên gốc cây mai trắng/ Nguyễn Bính đã giải thích với một người bạn, đại ý, cô gái ở Bạch Mai (bấy giờ được coi là một xóm ngoại ô của Hà Nội), vậy "Nhà nàng bên gốc cây mai trắng" chẳng là Bạch Mai là gì? 
Còn "Trên khóm mai vàng" thì đúng là Hoàng Mai. "Dưới đế kinh", tức... dưới phố Huế.

Với nữ sĩ Anh Thơ, người từng một thời làm Nguyễn Bính "say như điếu đổ", Nguyễn Bính cũng đã có thơ tặng. Bài thơ viết theo thể lục bát:

Anh đi không hẹn ngày về
Chỉ thề ai buộc, tóc thề ai chôn?
Muốn gì anh muốn gì hơn
Hôn hoàng nay, lại hoàng hôn mai ngày
Môi khô vóc liễu thêm gầy
Anh xa, em kẻ lông mày với ai
Thơ không làm trọn một bài
Đàn không gảy trọn một vài khúc ngâm
Ông tơ già quá nên nhầm
Ai làm sum họp, ai làm chia phôi
Chẳng thà đừng kết duyên đôi
Có cho sum họp để rồi xa nhau
Tính năm tính tháng thêm sầu
ấy hai con én ngang lầu bay bay...

Cái độc đáo của bài thơ là ghép tất cả những chữ đầu của 8 câu thơ, ta sẽ đọc ra thông điệp của tác giả "Anh chỉ muốn hôn môi Anh Thơ.


 Đàn ông ai chẳng có tính ấy". Thật là một cách tỏ tình... táo bạo. Táo bạo nhưng lại được thể hiện một cách khá... kín đáo. Bởi nếu tác giả không chỉ dẫn, hẳn không phải ai cũng nhận ra.Trong một bài viết có tựa đề "Mảnh vườn ao của nhà ngoại Nguyễn Bính", nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn cho biết: Ở thôn Vân (quê ngoại Nguyễn Bính) có cô Diễm đẹp nổi tiếng một vùng.
 Trong thời gian ở đây, Nguyễn Bính thường trò chuyện với cô và giống như cánh trai làng, ông gần như "chết mê chết mệt" trước nhan sắc và sự duyên dáng của Diễm. Và, ông đã bày tỏ tình cảm với cô qua bài thơ "Hoa và rượu" sau khi đã đổi Diễm thành Nhi:

"Ngày xưa còn nhỏ Nhi còn đẹp
Huống nữa giờ Nhi đã đến thì
Tháng tháng mươi mười lăm buổi chợ
Cho người thiên hạ phải say Nhi".

Ngoài những trường hợp kể trên, đọc thơ Nguyễn Bính, độc giả thi thoảng lại thấy ông nhắc tới một nhân vật mà ông gọi là "chị Trúc" (các bài "Lỡ bước sang ngang", "Xuân tha hương, "Xuân vẫn tha hương"...).

 Vẫn theo thông tin từ nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn thì "chị Trúc" là người đàn bà đẹp nổi tiếng ở thị xã Hà Đông trước đây. Chị họ Lê, tên thật viết tắt là Th, là người yêu của nhà viết kịch Trúc Đường, anh ruột Nguyễn Bính.
 Với cái lý: Vì là người yêu của anh, nên tên cũng phải được gọi theo tên anh, khi đưa tên chị Th vào thơ mình, Nguyễn Bính đã đổi ra thành chị Trúc.
 Được biết, mặc dù là phận em, song trong tình cảm, có lúc Nguyễn Bính tỏ ra rất quyến luyến, mê đắm người phụ nữ này.
Chắc chắn, những ví dụ trên vẫn chưa thể hiện được một cách đầy đủ sự "mã hóa" tên người trong thơ Nguyễn Bính...

                                    Tường Duy

                  

Con đường khoan dung

Chúng ta không thể nào có hạnh phúc, nếu trong tâm thức của mỗi chúng ta có quá nhiều ước mơ. 
Bất cứ ước mơ nào cũng làm cho đời sống của chúng ta đều đi bị hỏng đất. Ta có những giấc mơ làm giàu, giấc mơ làm những nhà tỷ phú.
 Chính giấc mơ nầy đă đưa ta chạy đua về hướng ấy, và đă giết chết đời sống thanh thản và tự do của ta.
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hănh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hănh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hăi, nghi ngờ và bất hạnh cho họ.
Ở trên đời, không có nhà giàu nào bận rộn đối với áo cơm, nhưng họ rất bận rộn đối với cách cất giữ tiền bạc, họ lo lắng về sự mất mát tiền bạc và tài sản.. 
Những sự biến động bất chừng của thị trường chứng khoán, hay bất cứ những sự biến động nào, đều khiến cho họ ăn không ngon và ngủ không yên. 
Trong tâm thức họ, những hạt giống nghi ngờ và đề pḥng, chúng hoạt động hết sức mănh liệt và  họ tuy ở trên tiền bạc, mà hạnh phúc hay b́nh an đối với họ quả thực là hết sức khan hiếm.
 Có khi ta không ước mơ làm người giàu, nhưng ước mơ làm người có nhiều quyền lực trong xă hội.
 Chính ước mơ nầy đă giết chết những tâm hồn thanh thản và tự do của ta.
 Tâm kiêu mạn ở trong mỗi chúng ta thường làm sinh khởi những giấc mơ quyền lực cho ta và đưa ta chạy đua theo hướng ấy.
Ở trên đời không có nhà quyền lực nào thực sự có tự do. 
Và ở trong đời, không có người nắm quyền lực nào là không sợ hăi. Ta có thể đặt câu hỏi rằng, ở trên đời, ai là người có nhiều sự sợ hăi, lo lắng và đa nghi nhất? 
Trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, chính là những người nắm quyền lực. 
Tại sao? V́i người đam mê quyền lực thường được dẫn khởi từ ḷng tham và tâm kiêu mạn của họ.Ḷòng tham thường dẫn sinh sự lo lắng và sợ hăi.
 Ḷo`ng tham giết chết sự tự do trong đời sống của mỗi chúng ta. Và tâm kiêu mạn thường dẫn sinh cảm giác cô độc cho ta và giết chết đời sống từ ḥa ở trong ta đối với mọi người. 
Lại nữa, người nắm quyền lực, những hạt giống nghi ngờ hoạt động ở trong tâm thức của họ là vận hành thường xuyên và mănh liệt, khiến niềm tin tưởng của họ đối với mọi người bị xói ṃo`n.
 Có đôi khi ta không ước mơ làm giàu hay ước mơ nắm quyền lực, nhưng lại ước mơ ḿnh sẽ là người đẹp hay ít ra ḿnh được sống với người đẹp.
Ước mơ ḿnh sẽ là người đẹp và được sống với người đẹp, đó là những ước mơ chung của tất cả chúng ta. 
Nhưng, có những phương pháp nào giúp ta đạt được những ước mơ ấy ??
Biến ước mơ trở thành hiện thực chẳng đơn giản chút nào.Có những khi ta chỉ đẹp thể xác, nhưng không đẹp tâm hồn, hoặc có khi ta chỉ đẹp tâm hồn, nhưng không đẹp thể xác, hoặc có khi ta không đẹp thể xác mà cũng không đẹp luôn cả tâm hồn và có những khi ta vừa đẹp thể xác và đẹp luôn cả tâm hồn.
Ta muốn đẹp thể xác, các Thẩm mỹ viện có thể giúp được cho ta, nhưng ta muốn đẹp tâm hồn, th́ không có bất cứ Thẩm mỹ viện nào có thể giúp ta nổi.
 Ta muốn có một tâm hồn đẹp, th́ tâm hồn ta phải có đầy đủ bốn chất liệu 
Từ, Bi, Hỷ, Xả.Ta có Từ là ta biết chăm sóc nỗi đau của ḿnh và người khác, khiến cho những nỗi đau ấy không loan lỗ ra trên mặt ư thức, cũng như trên những biểu hiện thực tế của thân và ngữ.
Ta có ḷng Bi là ta biết làm giảm và triệt tiêu khổ đau của ta và người, không phải chỉ ở mặt hiện tượng mà ở mặt bản chất; triệt tiêu không phải chỉ mặt biểu hiện của ư thức mà ở mặt tích lũy của tâm thức.
Ta có ḷng Hỷ là tâm ta không có những hạt giống khoe khoan những ǵ tốt đẹp của ḿnh và tật đố hay ganh tỵ đối với những ǵ tốt đẹp của người.
 Ta biết khắc phục những  thấp kém nơi ta và tùy thuận với những tốt đẹp của người.
Ta có ḷo`ng Xả là ta có hành động để giúp người, nhưng tâm không hề thủ lợi, không hề khởi lên những ư niệm về cái tôi và cái của tôi.
Bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả nầy sẽ tạo nên một tâm hồn và đời sống cao đẹp cho ta, không phải chỉ khi ta thức mà cả khi ta ngủ, không phải chỉ trước mặt mọi người mà cả sau lưng mọi người, không phải chỉ nơi nầy mà cả nơi kia, không phải chỉ đời nầy mà cả đời khác nữa. 
Như vậy, Từ, Bi, Hỷ, Xả là chất liệu tạo nên cái đẹp cho ta từ nội dung đến h́nh thức, từ thân thể đến tâm hồn. Cái đẹp ấy, chính là cái đẹp của chân thiện và chân mỹ.
Ta chỉ ước mơ mà không có phương pháp thực hiện, th́ những ước mơ của ta chỉ là hăo huyền.
 Hạnh phúc đến với ta chỉ là những kết quả của ước mơ. Kết quả ấy chỉ xẩy ra cho ta khi nào ta có một tác nhân và tác duyên lành mạnh.
 Tác nhân lành mạnh là tâm cao thượng và trong sáng nơi ta; tác duyên lành mạnh là thầy ta, là những thiện hữu tri thức của ta đă tác thành và hỗ trợ cho ta khiến cho tâm từ bi, tâm hỷ xả nơi ta càng lúc càng phát triển lớn mạnh làm dẫn sinh hoa trái của hạnh phúc.
Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đă có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượng hay trí tuệ và từ bi.

                        Thích Thái Ḥa

CHÚT ƠN NGHĨA CUỐI ÐỜI


 Một người chẳng may rơi xuống giếng sâu, có người trông thấy vội hô hoán lên: “Có người rơi xuống giếng!” ” Xóm giềng kẻ đem thang, người đem giây xúm lại cố cứu người kia lên khỏi miệng giếng.
 Ra khỏi chỗ hiểm nghèo, thoát chết, người kia chỉ thấy những người chung quanh đang cầm các dụng cụ để cấp cứu, mà không biết đến người đầu tiên đã phát giác ra việc y bị rơi xuống giếng sâu, thậm chí y chẳng phản ứng gì chứng tỏ y vừa thoát khỏi cảnh hiểm nghèo, được an toàn rồi, y cắm đầu đi thẳng. 
Gần đây, luận về một sự giúp đỡ trong quá khứ cho những người tù chính trị, người ta đã phân tích, đem sợi tóc chẻ làm tư để phủ nhận công ơn những ai đã giúp đỡ mình, dù ít dù nhiều, dù bằng cách này hay cách khác.
  “Có người phải mang ơn hay tránh mặc cảm là kẻ vô ơn, người ta phải tự lừa dối cả với chính mình bằng cách vẽ lại hình ảnh người ơn một cách xấu xa, bôi xấu đến mức tàn tệ. Khi xúc động với lòng biết ơn, người ta vẽ nên hình ảnh bà Tiên nhiệm mầu chan chứa lòng bác ái, khi bất bình người ta sẵn sàng tô vẽ hình ảnh ấy thành một mụ phù thủy quái ác. 
Thật ra, chúng ta không phải nhất thiết làm những chuyện như vậy, vì vào những ngày xa xưa ấy, những người bỏ công sức, bằng cách này hay cách khác để tìm cách cứu vớt những người lâm nạn, không có ai mong mỏi sẽ có một ngày nào đó được đền đáp lại, dù chỉ là một câu cám ơn đầu lưỡi.
Tôi còn nhớ chuyện có người cho tôi một cục kẹo nhỏ khoảng ba mươi năm về trước. 
Sau ba năm ở trại Cẩm Nhân, Yên Bái, vào giữa năm 1978, từ dưới sự quản lý của bộ đội Việt Cộng, nhóm tù miền Nam của tôi được chuyển về Bắc Thái, đặt dưới sự canh gác của bọn công an áo vàng.
 Mấy năm đầu tiên trên đất Việt Bắc, giữa núi rừng lam sơn chương khí, chúng tôi tưởng chừng như đã sức tàn lực kiệt, nhưng về với những trại giam công an, giữa bốn bức tường cao với những vọng gác, giây kẽm gai, ngày làm lụng vất vả như trâu cày, tối về còn bị ngồi lên đồng, kiểm thảo, phê bình, với cơn rét đậm cùng với cái bụng đói triền miên, những người tù miền Nam bắt đầu thấy tuyệt vọng khi nghĩ đến một ngày về. 
Thời gian ấy, một hạt muối cũng thiếu, đừng nói gì đến hạt đường, và cả bọn như những thây người xanh xao, nhợt nhạt, những con ma đói dật dờ.
Giữa lúc ấy, một người bạn cùng đội tù có vợ ra thăm nuôi. Ðây là một tin vui cho cả trại tù, vì như thế thì có thể một chiến dịch cho gia đình tù thăm nuôi để cứu sống bọn tù, nhưng không phải ai cũng được hưởng thứ ân huệ ấy, vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác.
 Chiều hôm ấy, trong giờ ăn tối, với lưng chén bánh canh bột mì lỏng bỏng như mọi ngày, người bạn tù hạnh phúc mới được thăm nuôi, phân phát cho anh em trong đội tù, mỗi người một chiếc kẹo. 
Chiếc kẹo màu nâu đen, nhỏ bằng đầu ngón tay út, được bọc bằng một mảnh giấy trong. 
Tôi cẩn thận giữ nó trong túi áo, sau khi dùng xong phần ăn, rửa chén muổng, súc miệng rồi mới tìm một góc hè, ngồi xuống để làm cái công việc trang trọng là thưởng thức một cục kẹo nhỏ sau gần ba năm tù đói khát. 
Viên kẹo ngọt từ từ tan trong miệng đưa chất ngọt theo nước bọt xuống cổ họng, như một vài giọt nước rơi xuống trên mảnh đất cát khô cằn.
 Khi viên kẹo tan hết trong miệng, thì nước mắt tôi cũng lưng tròng. 
Nghĩ đến cảnh ngộ lúc bấy giờ, không thể nào tôi ngăn được chút ý nghĩ xót xa về tấm thân tù đày phiêu bạt.
 Ba mươi năm rồi, từ buổi chiều hôm ấy ở trại tù Bắc Thái tôi vẫn còn nhớ đến viên kẹo nhỏ như mới hôm qua, cũng như không thể quên tên người bạn đã cho tôi viên kẹo: Tống Hữu Kinh.
 Bất cứ người bạn tù nào khi có quà thăm nuôi chắc chắn không thể nhớ rằng đã cho ai một cục kẹo vào một trường hợp như thế. Người cho không thể nhớ, nhưng người nhận thì khó quên.
 Bây giờ trên đất nước này, tôi có thể mua cả một tấn đường hay một xe tải kẹo bánh, nhưng tôi không thể dùng bất cứ thứ của cải nào để trả ơn lại cho người bạn tù năm xưa.
 Nhiều người quan niệm rằng không cần phải mang ơn người chỉ cho ta một cục kẹo, chỉ vì lý do cái vật ấy quá nhỏ.Tôi nghĩ không một ai trong chúng tôi, một người Việt Nam đã bỏ xứ ra đi vì chế độ Cộng Sản, về thăm thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của nước Mỹ mà không bỏ chút thời giờ ghé thăm “Bức Tường Ðá Ðen” khắc tên 58,000 người chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh nơi chiến trường xa xôi ấy, nơi vùng đất mà chúng tôi đã từ đó ra đi vì cuộc chiến bất thành, nơi mà “những kẻ xấu đã thắng trận” (the wrong guys won!) 
Tôi không nhớ rõ là tôi đã đến đây bao nhiêu lần, mỗi lần như thế nhìn hình ảnh của chính mình phản chiếu trong bức tường đá đen, chi chít những dòng tên họ xa lạ, tôi lại thấy ngậm ngùi.
                                                                                          HUY PHƯƠNG

Sir Gustave Eiffel -Tượng Nữ Thần Tự Do

Tượng Nữ Thần Tự Do với tên đầy đủ là Tự Do Soi Sáng Thế Giới (La liberté éclairant le monde/Liberty Enlightening the World), là một món quà đặc biệt của nước Pháp dành tặng nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập (thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh).
 Cách Mạng Pháp 1789 là ngọn cờ thúc đẩy tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái lan rộng ở Pháp rồi ra toàn thế giới trong suốt những năm tháng tiếp theo.
 Một trong những người Pháp đi tiên phong trong trào lưu này là Édouard René Lefèvre de Laboulaye, một nhà chính trị kiêm nhà văn chuyên viết về lịch sử Mỹ. 
Chính ông là người đề xuất ý tưởng tặng nước Mỹ một món quà để ca ngợi nền tự do. Ý tưởng của ông lập tức được chính phủ Pháp ủng hộ, và việc thiết kế mỹ thuật được giao cho nhà tạc tượng trứ danh Frédéric-Auguste Bartholdi. 
Bartholdi đã thiết kế nên hình ảnh một phụ nữ khoẻ mạnh có nét đẹp kinh điển như những bức tượng Hy Lạp cổ đại với kích thước khổng lồ ở tư thế đứng thẳng, đầu đội vương miện với 7 tia hào quang toả ra tượng trưng cho 7 biển và lục địa trên trái đất, tay trái mang một phiến đá ghi dòng chữ "JULY IV MDCCLXXVI", tức là "Tháng Bẩy, Ngày 4 Năm 1776" (ngày độc lập của Mỹ), tay phải giương cao bó đuốc của tự do, thân mặc tấm áo choàng phủ kín tới chân.
 Nhưng ngay lập tức Bartholdi phải đối mặt với 2 bài toán nan giải: • Làm thế nào để bức tượng khổng lồ có thể tháo rời ra từng bộ phận để chuyên chở sang Mỹ? •
 Bức tượng sẽ được dựng trên Đảo Tự Do trong Cảng New York, vậy phải làm thế nào để nó chịu đựng được gió bão rất mạnh ngoài biển Đại Tây Dương?
 Người thích hợp nhất có thể giúp Bartholdi giải 2 bài toán hóc búa đó không thể là ai khác Gustave Eiffel! Tượng Nữ Thần Tự Do trên Đảo Tự Do, Cảng New York, biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ 
Vào thời gian  này, tên tuổi Eiffel đã được nhiều người biết đến như một công trình sư tài ba từng xây dựng nên những công trình khổng lồ có kết cấu phức tạp và chắc chắn, vì thế ông được mời giúp Bartholdi xây dựng Tượng Nữ Thần tự Do.
 Ngay lập tức Eiffel hưởng ứng và bắt tay vào việc. Trước hết, bài toán thứ nhất được giải bằng cách "cắt rời thân thể" Nữ Thần Tự Do ra làm 350 mảnh rồi chất lên chiếc thuyền buồm mang tên Isère để chở sang Mỹ. Tới Mỹ, nó được đưa lên một hòn đảo có tên là Đảo Tự Do (Liberty Island) ở cửa sông Hudson nhìn ra cảng New York (New York Harbour).
 Để giải bài toán thứ hai, Eiffel xây dựng một hệ thống cốt sắt làm cốt lõi bên trong để lắp ghép 350 mảnh đồng, tạo nên một bức tượng cao 46m, nặng tổng cộng 204 tấn, đứng trên một bệ cao 45,7m (bệ do người Mỹ xây dựng). Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m.
 Ngày nay du khách tới thăm bức tượng sẽ phải leo 354 bậc thang để lên tới vương miện. Bản thân vương miện là một "gian phòng" rộng với 25 cửa sổ, trông từ xa như 25 viên đá quý cài trên vương miện.
 Tổng cộng bức tượng bao gồm 31 tấn đồng và 125 tấn thép. Các tấm đồng làm bề mặt bức tượng có chiều dày 2,37 mm, được ghép với nhau sao cho cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.
 Mặc dù được hai tài năng xuất chúng là Bartholdi và Eiffel phối hợp thực hiện, dự án này vẫn không thể nào hoàn thành kịp thời hạn kỷ niệm 100 năm nước Mỹ độc lập (1876), mà phải đợi tới mười năm sau, tức 1886, Tượng Nữ Thần Tự Do mới được tổng thống Mỹ Groover Cleveland chính thức cắt băng khánh thành.
 Trong bài báo "Gustave Eiffel: The Man Behind The Masterpiece" (Gustave Eiffel: Người đứng sau tác phẩm bậc thầy), ký giả Karen Plumley viết: "Eiffel dựng một khung thép để gắn các tấm kim loại vào đó, và đặt nhiều chùm thép thẳng đứng cắm sâu vào trong bệ đá granite của nền móng để giữ cho bức tượng khổng lồ đứng vững. Kết quả là có một bức tượng nhẹ hơn (so với tượng đặc) nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn, có khả năng chịu đựng được một tải trọng khổng lồ và hàng loạt tác động khắc nghiệt khác. 
Một lần nữa, Eiffel đã chứng minh khả năng của ông trong việc giải quyết những bài toán kỹ thuật phức tạp và khó khăn nhất, trong đó sử dụng những kỹ thuật mà trước đó không ai dám làm".

 Bách khoa toàn thư Wikipedia cho rằng thiết kế kết cấu của Eiffel là điều kiện không thể thiếu để biến dự án Tượng Nữ Thần Tự Do khổng lồ thành hiện thực.
 Kể từ 1886, kiệt tác văn hoá này nhanh chóng trở thành biểu tượng quốc gia của nền tự do ở Mỹ, đem lại niềm kiêu hãnh cho người Mỹ, trở thành một tâm điểm thu hút khách du lịch và di dân từ khắp thế giới đến Mỹ, thúc đẩy nền kinh tế ở đây phát triển mạnh mẽ chưa từng có.
 Một số người Mỹ sống ở Pháp rất hài lòng với món quà mà người Pháp đã dành tặng cho đất nước họ, vì thế họ trả ơn người Pháp bằng cách xây dựng một phiên bản Tượng Nữ Thần Tự Do ở Pháp.
 Phiên bản này cũng bằng đồng, cao 11m (khoảng ¼ bức tượng ở New York) đã được dựng lên tại hòn đảo Thiên Nga cách Tháp Eiffel khoảng 2km về phía bắc. Tại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, cũng từng xuất hiện một phiên bản Tượng Nữ Thần Tự Do với kích thước nhỏ cao 2,85m, dân gian gọi là "Tượng Bà Đầm Xoè", lúc đầu được triển lãm trong Hội Chợ Đấu Xảo Hànội (Cung văn hoá hữu nghị hiện nay), sau được chuyển về Vườn Hoa Chí Linh (vườn hoa trước cửa Ngân Hàng Trung Ương hiện nay), sau đó đã được đặt trên nóc Tháp Rùa, rồi lại chuyển về Vườn Hoa Cửa Nam, cuối cùng bị giật đổ ngày 01-08-1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, vì bị coi là biểu tượng của nhà nước thuộc địa Bước sang năm 1887, chưa kịp nghỉ ngơi nhấm nháp vinh quang do Tượng Nữ Thần tự Do mang lại, Eiffel đã gặp cảnh "hoạ vô đơn chí": Vợ ông mắc bệnh nặng và ra đi vĩnh viễn; 
Nỗi đau chia tay người vợ yêu thương chưa kịp hồi phục thì một tai hoạ thứ hai giáng lên đầu ông, liên quan đến việc làm ăn với Công Ty Kênh Đào Panama của Pháp do Ferdinand de Lesseps lãnh đạo.
 Theo hợp đồng ký kết với công ty Lesseps, Công ty Eiffel tiến hành thiết kế và xây dựng những chốt khoá đóng mở cho kênh đào này.
 Nhưng không may, do quản lý kém, công ty Lesseps bị vỡ nợ, làm trắng tay hàng trăm ngàn nhà đầu tư Pháp.
 Một cuộc điều tra được mở ra, trong đó tất cả những ai dính líu đến việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đều bị luật pháp hỏi thăm, Eiffel không phải là ngoại lệ..
 Nếu bị kết án, ông có thể sẽ phải đối mặt với một bản án tù ít nhất 2 năm 
Nhưng sau 5 năm điều tra, Eiffel được chứng minh là vô can. Tuy vậy, cuộc điều tra đã làm ông mệt mỏi, dẫn tới quyết định về hưu vào năm 1893, khi ông đương chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty. 
Nhưng trong hoạn nạn mới rõ mặt anh hùng:
 Chính trong những ngày tháng mệt mỏi nhất vì phải đối mặt với cuộc điều tra, Eiffel đã làm nên công trình huyền thoại của đời mình - Tháp Eiffel! 
                                  unknow writer 

 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Giàu nghèo


Các lãnh tụ độc tài thường than phiền là báo chí tự do không bao giờ chịu loan tin tốt. Bất kể câu “No news is good news', vốn là tôn chỉ của nghề báo, các vị này muốn nhà báo loan tin vui, tin tốt. Ðể hài lòng quí vị, chúng tôi xin loan một tin vui. 
Theo tạp chí Forbes, Hoa Kỳ có 403 tỷ phú.
 Tuần này, 38 vị trong số các nhà tỷ phú này công khai lời hứa “danh dự” là họ sẽ cho đi ít nhất 50 phần trăm tài sản của mình ngay khi còn sống hay sau khi chết.
Ðây là bằng cớ hùng hồn chứng tỏ cho chúng ta thấy là tình người, lòng nhân đạo và lòng vị tha cũng có trong những nhà tư bản giàu có đến bạc tỷ chứ không phải chỉ có trong người nghèo.
Bởi mới đây, Viện Ðại Học California ở Berkeley đã chứng minh cho thấy khác với huyền thoại “phú quí sinh lễ nghĩa, nghèo khó sinh bần tiện,” người nghèo có lòng vị tha và sẵn sàng giúp đỡ người khác hơn là người giàu.Những cuộc thí nghiệm của Giáo Sư Paul Piff và nhóm của ông ở Berkeley còn chứng tỏ chuyện đó không phải chỉ ở những người đang giàu hay đang nghèo mà nó nằm trong bản chất của giàu nghèo.
Trong cuộc thí nghiệm, những người tham dự được cho biết họ có một partner vô danh ngồi ở một phòng khác. Mỗi người được cho 10 credits và được bảo cho công việc của họ là muốn giữ lại bao nhiêu trong số đó và bao nhiêu muốn trao cho partner của mình. Họ còn được bảo là cuối cuộc thử nghiệm, số credits còn lại sẽ được chuyển sang tiền thật.
 Một tuần trước khi cuộc chơi kết thúc, họ được cho một bậc thang 10 nấc trong đó so sánh giáo dục, lợi tức và nghề nghiệp và họ được yêu cầu sắp hạng mình theo 10 bậc thang này.
Kết quả cho thấy trung bình người ta cho đi 4.1 credits, nhưng kết quả cũng cho thấy người nào tự nhận vị thế xã hội của mình đang đi xuống lại rộng rãi hơn.
 Người bảo mình nằm ở mức chót bẹt của bậc thang cho đi 44 phần trăm nhiều hơn là những người tự cho mình ở tột đỉnh của bậc thang xã hội. 
Và điều đó đúng bất kể tuổi tác, giới tích, sắc tộc và tín ngưỡng.Trong một cuộc thử nghiệm sau đó, những người tham dự được bảo tưởng tượng ra và tả lại cuộc gặp gỡ giữa người thật giàu và thật nghèo.
 Mục đích là để cho họ cảm thấy ở một vị thế cao hơn hay thấp hơn thực tế.
 Và các nhà nghiên cứu tìm ra là cả những người thực sự nghèo cũng như những người tự cho mình nghèo giả định cảm thấy là một phần lớn hơn tài sản của một cá nhân cần được bỏ ra cho việc thiện. 
Nhà giàu bảo là 2.1 phần trăm lợi tức trong khi nhà nghèo bảo phải đến 5.6 phần trăm lợi tức nên dành cho làm việc thiện.
 Và ngay cả những người giả định giàu hơn hay nghèo hơn cũng khác biệt nhưng ít hơn. Những người giàu bị bảo nghèo đi nghĩ là 3.1 phần trăm là đủ trong khi những người nghèo được nói là giàu lên nghĩ 3.3 phần trăm là đủ.Thí nghiệm cuối cùng còn đáng chú ý hơn nữa vì không phải là chuyện tiền nong mà là chuyện giúp đỡ người khác.
 Lần này người tham dự được “dụ dỗ” hoặc không dụ dỗ qua video để giúp đỡ một người đến trễ thực hiện cuộc thử nghiệm.
 Ðối với nhà nghèo, dầu video có bảo là nên giúp đỡ người hay không, họ thường cảm thấy cần giúp đỡ người đến sau. 
Nhà giàu thì tùy, video bảo nên giúp đỡ sẽ làm cho họ tử tế hơn là video không bảo gì cả. Theo các nhà nghiên cứu việc này cho thấy nhà giàu có khả năng bác ái, nếu có ai nhắc nhở họ, nhưng tự nhiên thì không.Một diễn dịch cho sự khác biệt này có thể được giải thích là người ích kỷ thì mới dễ giàu. Nhưng Tiến Sĩ Piff không nghĩ như vậy. 
Ông bảo chính cái hoàn cảnh nghèo khó khăn kiếm sống đã giúp thúc đẩy sự tin tưởng và hợp tác vì có vậy mới sống còn được.
 Nói cách khác, khi người ta nghèo, người ta nhân ái hơn trong khi người ta giàu người ta đâm ra ích kỷ.
Nếu thí nghiệm của Tiến Sĩ Piff là đúng với bản chất con người thì những gì các ông bà tỷ phú trong số 38 vị ở trên đã đi ngược lại với bản năng của mình.

 Dĩ nhiên họ đã bị áp lực vì cuộc vận động của hai ông Bill Gates và Warren Buffet.
 Hai ông này đang tổ chức một cố gắng xúi bẩy những người bạn giàu hãy rộng rãi hơn.Nhưng còn trường hợp ông Bill Gates thì sao.
 Ông là người đầu tiên sau một đời làm giàu đột nhiên bảo bây giờ đến lúc ông phải “trả nợ” cho xã hội qua việc thành lập Bill & Melinda Gates Foundation và đổ nhiều chục tỷ vào đó. 
 Sáng hội của ông bà đã đóng góp một cách cụ thể và thành công vào một số dự án quan trọng trên thế giới kể cả cố gắng tận diệt bệnh sốt rét.
 Và không những đổ tiền, hai ông bà còn đem hết sức mình để làm sao cho công việc đó thành công.
 Cho đến nay trong số tài sản khoảng 53 tỷ đô la, ông bà đã đổ vào việc thiện 28 tỷ đô la.
Trước đó ta cũng phải kể ông Ted Turner, sáng lập ra đài CNN, người đã cho Liên Hiệp Quốc tròn một tỷ đô la để thành lập Sáng Hội Liên Hiệp Quốc.
 Và sau ông bà Gates là ông Buffett. Năm 2006 ông hứa sẽ đóng góp 99 phần trăm tài sản của mình, trị giá nay khoảng 47 tỷ đô la cho Bill & Melinda Gates Foundation. Khi cho tiền ông có nhận xét một điều lý thú, đó là đã giàu đến mức như ông, có thêm hay bớt đi vài chục tỷ cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.
Từ tháng 6 vừa qua, hai ông Gates và Buffett đã tổ chức mời nhiều ông bà tỷ phú đến ăn cơm để thuyết phục họ tham gia vào “The Giving Pledge,” một lời hứa công khai trên danh dự nhưng hoàn toàn tự nguyện sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản của mình trong khi còn sống hay sau khi qua đời.
Thấy thiện ý của hai ông mà nghĩ buồn cho những người nghèo ở các quốc gia “chậm tiến” như Việt Nam. Khi tờ báo điện tử VnExpress mở chiến dịch lạc quyên độc giả để xây một cây cầu qua sông Poko, không thấy ông nhà giàu nào đứng ra đóng góp cả.
 Hẳn quí vị còn nhớ cảnh các em học sinh, cô giáo, dân làng đu dây qua sông vì mùa lụt năm ngoái các cây cầu đã bị nước lũ cuốn trôi hết.
 Trong khi đó các “đại gia” chỉ lo đua nhau mua máy bay. Ông này bỏ ra 5 triệu đô la, ông kia khoe của bỏ ra 7 triệu đô la, ông đi sau còn bạo hơn nữa tính chuyện đến 12 triệu đô la, và có ông còn chơi trội đòi đặt riêng một cái theo đúng đòi hỏi của mình mặc cho tốn kém.
Thế ra họ chỉ biết làm nhà giàu ích kỷ chứ không biết làm tư bản vị tha!
                                                         
                                         Lê Phan

                                      @@ tks t/g LPhan

Clip vẽ chân dung nghệ thuật


Ranh Ngôn Thời @

 1. Giá vàng có lúc xuống, lúc lên, giá rau muống chỉ có lên, không khi nào xuống.
2. Trong rất nhiều đám cưới người ta đeo vàng.
Nhưng sau rất nhiều đám cưới, người ta ăn rau muống.
3. Có vàng giả, không khi nào có rau muống giả.
4. Có rất nhiều vụ cướp vàng  ,nhưng ít khi có cướp rau muống.
5. Khi bị chìm tàu, lạc ngoài hoang đảo,
ai cũng nghĩ tới rau muống chứ chẳng nghĩ tới vàng.
6. Vàng càng nhiều tuổi càng tốt.
Rau muống càng non càng tốt.
7. Rất nhiều người có “tấm lòng vàng.”
Suốt đời trong ruột không có vàng, chỉ có rau muống.
8. Có rau muống xào, rau muống luộc chứ không khi nào có vàng luộc hay xào.
9. Người bán vàng vẫn mua rau muống. Người bán rau muống rất ít khi mua vàng.
10. Có rất nhiều huy chương vàng.
Nhưng chưa khi nào có huy chương rau muống.11. Giá vàng được nhắc trên tivi. Giá rau muống được nhắc trong gia đình.
12. Có vàng tìm mọi cách khoe ra. Có rau muống tìm mọi cách giấu đi.
13. Vàng có cẩn hạt xoàn. Rau muống thỉnh thoảng có cẩn sâu.
14. Bạn bè thân thiết mời nhau bữa cơm rau, không ai mời bữa cơm vàng.
15. Rất ít người biết câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” là nói về hai cô tát ruộng rau muống.16. Có nhiều kẻ chết vì vàng và có nhiều người sống nhờ rau muống.
17. Nhìn giá vàng biết nền kinh tế. Nhìn giá rau muống biết cuộc đời.
18. Vàng càng đỏ càng tốt. 

Rau muống càng xanh càng tốt.
19. Nhiều gia đình tan nát vì vàng. 

Nhiều gia đình cũng tan nát vì rau muống.
Nhưng trong hai hoàn cảnh rất khác nhau.
20. Người ta hay để vàng lại cho con cháu nhưng để rau muống lại cho nhân loại.

 21. Nhiều kẻ suốt đời đi tìm vàng, còn rau muống chẳng cần tìm, luôn ở ngay bên cạnh.
22. Có vàng ngoại. Không bao giờ có rau muống ngoại.
23. Có “răng vàng;” nhưng mà không có “răng rau muống”
– Chỉ có “rănh dính rau muống.”
24. Câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” là nói về ao rau muống.
25. Ai cũng thuộc câu hát:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương;”
nhưng rất ít người biết câu hát về vàng.
26. Câu tục ngữ:” Đói ăn rau
Đau uống thuốc” là nói về ăn rau muống
– Vàng ăn không được!
27. Kẻ bán vàng có thể lừa người lớn.
Kẻ bán rau muống không lừa trẻ con! 

 • Bạn hãy nhớ đừng bao giờ nhìn thẳng vào. mặt mình mà hãy nhìn qua gương.
• Không mày đố thầy dạy ai.
• Vịt là 1 loài có 2 chân, chạy nhanh hơn rùa, bay cao hơn. chuột, tuy nhiên lại bơi chậm thua cá.
• Muốn thi Giọng Ca Vàng nhớ mu dàn karaoke thiệt xin ,loa thiệt tốt và micro Sony để hét cho vang nhà bạn nhé
• Đừng bao giờ xem Ti vi mà quên chưa cắm điện, và nhớ là đang ăn thì không được đánh răng đâu đấy.
• Một dòng sông mà chia làm 2 nhánh có nghĩa là nó bị tẻ làm 2 nhánh lời nhà văn Nguyễn Tuân).
• 1 năm có 365 ngày, vậy 1 ngày có bao nhiêu năm (đến bây giờ khoa học vẫn chưa giải thích được).
• Trông bạn quen quen, hình như tui chưa gặp bao giờ.
• Con gái đẹp là con gái trong mơ, con gái ngoan là con gái trong nhà trẻ.
• Khi bạn gặp chó dại hay rắn độc thì bạn hãy đứng yên để cho nó cắn, vì đằng nào chạy thì nó cũng cắn.
• Bạn có biết ai mà bạn ghét nhất và căm thù nhất không. Đó chính là.kẻ thù của bạn.
• Đừng hỏi tôi bạn là ai, hãy hỏi mẹ của bạn.
• 1 người mà 90 tuổi thì chắc chắn là sống lâu hơn người 60 tuổi rồi, bạn nhỉ!
• Nếu bạn không mua được cái gì bằng tiền, bạn hãy tin rằng nó sẽ mua được bằng... nhiều tiền hơn.


 St

Street-styles chớm Thu -Đông ( Autumn-Winter)


Tình Nắng & Lá

                              
                         Nếu  anh là nắng
                          Em sẽ là
                         chiếc lá xanh
                           Nắng
                           nồng nàn
                           Nhẹ nhàng
                          bao phủ lá xanh
                             Lá bẽn lẽn
                           e ấp bên nắng hanh

                           Ngày tháng trôi nhanh
                              Bỗng một ngày
                            nắng lá lìa nhau


                            Chỉ do cơn gió
                             vô tình vụt qua
                            Lá ngậm ngùi
                           

                            nói lời  chia xa
                           Tình nắng lá đẹp
                           tựa như khúc nhạc
                               Riêng em
                           vẫn hoài mơ màng
                             Tình yêu nắng lá
                             chẳng hề nhạt phai


                                      Camly

Một Thoáng Hư Ảo


Một hôm nao anh quay về
Về lại chốn cũ phố cao thân quen
Chỉ mong tìm bóng dáng em
Qua vạt nắng như thấp thoáng bóng ai
Cho anh nhắn câu thì thầm
Gởi đến khúc nhạc đồng xanh dịu dàng
Gởi trọn cơn mưa đầu mùa
Gởi hết êm đềm của cơn gió hạ
Như tình nồng thắm cho em
Lòng anhchỉ mong gặp lại cố nhân
Dù chỉ là thoáng hư ảo
Anh vẫn hoài chờ đợi bóng dáng người xưa 

Camly 


Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

CBC Band -Vietnam Vets Reunion

This is amazing, after all there is something worthwhile watching on Fox.
 I was in Houston six years ago, where they settled down, unfortunately CBC wasnt on my screen then, had I known sooner...
 Why is nothing on tape or CD available from the CBC?
  Unfortunately nobody knows them today in the numerous music stores in Saigon either. 
                        writer soul69charge ,tks

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Con Ốc

 Chàng rời khỏi sở vào chiều thứ sáu. Một cuối tuần có quá nhiều thinh lặng ở một thành phố xa lạ. Chuyến này, chàng được sở phái đi làm xa cả mấy tháng. Ba tuần một lần, chàng được sở cho vé bay về thăm gia đình cuối tuần.
Từ sáu tháng nay, sở phải chuyển nhân viên đi nhiều nơi làm việc. Công việc ở sở cũ không còn nhiều nữa, cả trên chục ngàn người bị sa thải.

 Những nhân viên làm lâu cho sở, thường được kêu gọi về hưu sớm với những khoản bồi đắp đủ đền bù cho một thời gian dài làm việc cho hãng. 
Trường hợp của chàng thì khác.
 Chàng đã được hãng gửi đi học những khóa chuyên môn cao, đã được đào tạo để đảm nhận những chức vụ tốt của hãng. Chỉ có một điều khiến chàng không thể chấp nhận :không thể di chuyển vì còn vợ, còn con, còn nhà, còn bao nhiêu những liên hệ khác.
Ở nước này, mỗi lần di chuyển tới một thành phố hay tiểu bang khác giống như tới một quốc gia mới. Mọi chuyện phải làm lại từ đầu : công ăn việc làm, nhà cửa, sự liên hệ. Thường mỗi lần di chuyển như thế cũng phải mất cả thập niên mới có một chút rễ bám vào vùng đất mới.
Người Mỹ thường di chuyển theo công ăn việc làm và ít để ý đến việc ở một nơi vĩnh viễn. Cái tâm tình của người mình là an cư rồi mới lập nghiệp.

 Do đó tạo nhà cho có nơi có chốn rồi mới tính đến chuyện làm ăn. Ở một đất nước người ta khó có thể biết trước được những dự tính của mình xây dựng, nhất là công ăn việc làm, việc buôn bán hay kinh doanh.
 Những người làm ăn theo kiểu ăn xổi ở thì đều thành công ở xứ sở này : thấy chuyện gì được là tính ngay, tính vội.
Thấy chuyện làm ăn phát lên mà bán được cơ sở có lời là bán ngay.

 Những người này thường thành công và có nhiều cơ hội nhảy những bước rất tự tin : họ là người của cơ hội.Dân ta đâu có như thế ! mong làm một việc lâu rồi về hưu, ở một chỗ lâu để trở thành thổ công. Văn hóa và quan niệm sống của người mình không thích hợp cho một lối sống vội và sống nhanh như giòng nước chảy.
 Người sống ở xứ sở này lúc nào cũng nắm lấy cơ hội tốt, quyết định vội và quên đi những vấn vương, những níu kéo.Chàng đi ra bờ biển vào một buổi chiều, lòng chùng xuống. Tới một ven bờ đá, chàng ngồi xuống, thu mình nhỏ lại, đưa mắt nhìn xa ra bầu trời xanh thẳm. Sóng êm, những lớp sóng nhỏ đổ chậm vào bờ,
 Những tiếng sóng nhẹ nhàng như mơn trớn ru ngủ.. Tâm tư chàng lúc này bình thản hơn lúc nào hết. Chàng nghĩ đến chuyện đời mình.
 Chàng đang nhìn vào trong tâm khảm để tìm về những quá vãng của những năm tháng. Chàng thấy một con ốc trắng nõn nà trên lớp cát mịn.
 Đưa hết tâm hồn vào đó, chàng cảm thấy như dồn hết tâm trí cho một suy niệm để rồi đi tới một quyết định cần phải có trong lúc này.
Ngắm lâu lắm, chàng đứng dậy, từ từ tiến tới, cúi xuống, lượm con ốc tuyệt đẹp đã thu hút tâm hồn của chàng trong giây lát lâu của buổi chiều tàn trên bãi cát.
Chàng lấy tay phủi những bụi cát trắng óng ánh, lấy miếng giấy gói ốc rồi bỏ vào túi. Chàng cảm thấy một niềm vui như tìm được một giải đáp cho cuộc sống sau những ưu tư kéo dài cả mấy tháng nay.

Chàng từ từ bước ra xe, mở khóa, lái thật chậm đi vào bóng tối. Màn đêm tới mau lẹ của buổi chiều thu. Chiều thu đã đưa chàng có được cái tâm tư lắng đọng, không vội vàng, không nóng nảy. Khi những ánh đèn của thành phố vừa lóe lên đã đóng chặt lại những âm hưởng, những rung cảm thú vị của im lặng, của tiếng rì rầm nhẹ trải dài của sóng biển trên bãi cát.
Nửa giờ sau, chàng đã về tới nhà. Từ hộc tủ lạnh, chàng lấy ra một ổ bánh mì đã mua mấy ngày trước. Chàng mở lò nướng, cho bánh vào. 

Ít phút sau, bánh nóng trở nên dòn. Chàng cắn miếng bánh, nghe những âm thanh rau ráu của miếng bánh dòn vỡ ra.
Chàng thấy thật đơn giản khác hẳn những buổi cơm chiều, vợ chàng phải nấu ăn cả tiếng cho gia đình đơn giản chỉ có ba người.
Cái đơn giản chàng sống một mình khác với cái phức tạp cuộc sống gia đình. Vợ chàng đi làm về, hì hục nấu nướng để có những giây phút gia đình đoàn tụ. Những hương vị của món ăn khiến cho dịch vị tiết ra. Những lời chào đón âu yếm làm ấm lại tình nghĩa gia đình. Vậy những việc cầu kỳ cũng có lý của nó chứ! 

 Cái đơn giản so với cầu kỳ là hai khuôn mặt của cuộc sống mà người ta đã lựa chọn.
Chàng nhấc điện thoại kêu cho vợ để hai tuần tới, nàng sẽ bay tới đây và hai người sẽ có một cuộc đi chơi xa về miền bắc. Nàng nhận lời mau lẹ.

 Sự xa cách bây giờ đã gợi lại cho hai người biết bao nhung nhớ, biết bao mong đợi.
 Có một lúc chàng nghĩ rằng bây giờ chàng và vợ sống trong tâm tình của chàng Ngưu chức Nữ.
 Những ngày tháng này, gợi lại cho cả hai bao nhiêu kỷ niệm đẹp của tuổi thơ ấu, tuổi học trò vừa mới biết yêu và hai người đã gặp nhau, thương yêu nhau rồi mong rồi nhớ. 
Chàng lấy cuốn sách ra, đảo qua mấy trang về hạnh phúc của cuộc đời. 
Chàng đã rơi mau lẹ vào giấc ngủ . Trong giấc ngủ, chàng thấy những mộng vàng hé mở : Hạnh phúc là do ta biết tạo ra trong bất cứ cảnh ngộ nào.
Hai tuần sau, chàng đón vợ ở phi trường. Hai người đổi phi vụ về miền bắc. Mùa thu đã xuất hiện với hơi lạnh khiến họ phải mặc thêm áo ấm. 

Họ đi bên nhau dưới những hàng cây lá đổi mầu. Hai chân bước trên những mầu lá vàng đỏ rơi xuống lẫn lộn. Lá vẫn rơi. Hai người sát vai nhau di. 
Họ không nói một lời . Cứ chậm rãi đi nhẹ, lắng nghe những rung động của tâm tình trìu mến.
Chàng nghĩ lại con ốc trắng tinh chàng lượm trên bãi cát. Con ốc đã thu hút cả tâm tư của chàng.

 Con ốc là mô thức của tư duy, của sự chăm chú vào nội tâm để tìm những hình ảnh đẹp của cuộc đời.

                                   Trần Khánh Liễm 

                                @@ tks t/g !!