Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Nồng nàn mùa Thu

Có thể nói, mùa thu ở các nước xứ lạnh thường rất đẹp bởi màu vàng rực của lá cây, và ấn tượng ấy càng đẹp hơn khi người ta liên tưởng đến bức tranh nổi tiếng “Mùa thu vàng” của họa sĩ Levitan.
Sau những rung động đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những hàng cây vàng rực và đỏ thẫm mùa thu, du khách có thể đến đảo JeJu – một điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong năm. Không ít người khi tới đây đã phải thốt lên: “Chắc chắn chẳng có nơi nào mùa thu lại đẹp hơn JeJu được nữa”.
Tất cả như một bức tranh êm đềm với những nét vẽ tưởng chừng như đơn sơ của thiên nhiên, song lại ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu…

 Người Nhật thường nói: “Đến Kyoto để ngắm mùa thu và đến Osaka để thưởng thức ẩm thực”. Thu nước Nhật vô cùng quyến rũ.
 Vùng ngoại ô Kyoto, trong đó quận Arashiyama là nơi có mùa thu điển hình. 
Từ cầu Togetsukyo, có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi đền nằm yên bình giữa bức tranh lá cây đủ sắc màu. Nhưng tuyệt vời nhất là khi bạn đứng từ đỉnh núi, nơi tọa lạc của chùa Kiyomizu nhìn xuống thung lũng và sườn núi ngập sắc vàng, đỏ.
                                       ~~~~  St ~~~

Las Vegas

Nhắc đến cái tên Las Vegas thì có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến hai chữ: Cờ Bạc. Mà đúng vậy. Chỉ cần bạn đáp xuống phi trường Las Vegas, chân bước chưa tới nơi để lấy hành lý thì bạn đã thấy hàng hàng lớp lớp máy quay, máy kéo đua nhau rủ rê bạn với tất tần tật các giải thưởng lớn nhỏ. Từ vài chục cho đến vài triệu đô.
 Bảo đảm không cần ai chỉ bảo bạn cũng biết là bạn đã đến Las Vegas, trung tâm cờ bạc lớn nhất nước Mỹ và cũng là biểu tượng cho sự ăn chơi, phung phí thâu đêm suốt sáng không nơi nào sánh bằng.
Nhưng tình thật mà nói đối với riêng cá nhân tôi thì chưa bao giờ tôi cảm thấy mặn mà với cái chốn ăn chơi nổi tiếng này. Mặc dù tôi cũng tự biết mình là thằng thường thích cả hai loại ăn và chơi!
Vì thứ nhất, tôi thấy ở đây cái chi cũng giả tạo. Hồ nước giả, đài tháp giả, thuyền buồm, cây cảnh giả. Thậm chí đến không khí cũng giả tạo nốt.
 Tôi vẫn nghe nhiều người bảo rằng lý do tại sao không ai cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ khi đi đánh bài ở Las Vegas là vì sòng bài nào họ cũng cho ‘pump’ bơm thêm khí oxyen vào để cho mọi người luôn luôn tỉnh để… đánh. Đánh đến hết tiền trong túi thì vẫn có thể tiếp tục đánh dùng thẻ vì máy tự động rút tiền ATM được đặt ngay bên trong sòng bài. 
Không ai cần đi đâu xa, dể mất hứng.
Thứ hai đơn giản hơn vì ở đây cái chi cũng ê hề, thừa thải. Nhất là đồ ăn, thức uống. Không có nơi nào mà tôi thấy có quá nhiều món ăn kiểu buffet với quá nhiều sự lựa chọn như ở Las Vegas. 
Ăn buffet riêng nó đã là một sự dư thừa vì muốn ăn bao nhiêu thì ăn với một mức giá nhất định. Thế nhưng ở Las Vegas thì bạn chỉ cần trả $49.95 là bạn sẽ được ăn uống thoải mái trong vòng 24 giờ đồng hồ với sáu loại buffet khác nhau ở 6 sòng bài, khách sạn khác nhau như Rio, Paris, hay Planet Hollywood là nơi mà tôi đã túc trực trong suốt gần một tuần vừa qua để làm show ‘Hoa Hậu & Nam Vương Người Việt Toàn Cầu năm 2012’.
 
 Và đấy cũng là lý do cuối cùng tại sao tôi không thương yêu Las Vegas gì cho lắm. Vì đối với mọi người đã nhắc đến Las Vegas là phải nói đến chuyện ăn chơi. Thế nhưng đối với tôi và các nghệ sĩ thì phần lớn ai đến thành phố này cũng chỉ là để đi làm. Kiếm tiền hơn là xài tiền. Suốt ngày chỉ biết quanh quẩn tập dợt trên sàn diễn hơn là đi vòng vòng kiếm độ
. Hay rủ nhau đi shopping, xem show.
Bởi thế mặc dù tôi đã đến Las Vegas trên dưới 10 lần nhưng chưa có lần nào tôi có dịp đánh bạc. Hay trúng lớn!Nói như thế không có nghĩa là tôi hoàn toàn không thích đến thành phố này.
 Vì tôi vẫn thường nghĩ rằng đối với bất kỳ vấn đề nào, hay ở đâu, nếu muốn, chúng ta vẫn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm để hoàn thiện bản thân, kiến thức cho riêng mình. 
Kể cả ở những nơi xa hoa, phù phiếm như Las Vegas.
Ít có ai biết được rằng Las Vegas là nơi có nhiều show diễn live sống động và đặc sắc nhất trên thế giới. 
Từ ca nhạc, thể thao cho đến những chương trình xiếc xuất sắc của đoàn nghệ thuật Cirque Du Soleil từ Canada, nếu có dịp đến đây, chắc chắn bạn phải đi xem một lần cho biết.
 Như show ‘O’ đầy những màn diễn táo bạo, khi dưới nước, lúc trong lửa mà cuối cùng tôi đã tìm được một tấm vé để vào xem.
 Để cùng mọi người ngưỡng mộ và cảm phục tài năng của các nghệ sĩ cũng như cách dàn dựng công phu, tuyệt hảo có một không hai, không thể tin vào mắt của chính mình.
Cho đến khi tôi xem hết show ‘O’ lừng danh thế giới và chỉ có ở Las Vegas mà thôi thì tôi mới hiểu rõ tại sao trong suốt hơn mười mấy năm qua, mặc dù ngày nào cũng có hai xuất diễn nhưng lúc nào show này cũng bị cháy vé. Mặc dù vé rẻ nhất cũng xấp xỉ gần 100 đô!
 
 
Đến hôm đó tôi mới nhận thức được một điều là không phải ai đến Las Vegas cũng để đánh bạc. 
Mà hơn hết họ đến để xem những show diễn rất chuyên nghiệp, rất công phu mà không phải ai có tiền cũng mua được.
Giá phòng khách sạn phải chăng. Đồ ăn, thức uống dư thừa, lại tiện, rẻ nên việc quanh năm suốt tháng khách du lịch từ khắp nơi cứ đổ về âu cũng là điều dễ hiểu.
 Bất kể là thời tiết vào mùa hè nó nóng đến độ nào. Như hôm tuần trước ngày nào vào buổi trưa nắng cũng nóng lên đến 40 độ. Hoặc hơn.
Đó cũng là lý do tại sao có khá nhiều người Việt chọn thành phố Las Vegas làm quê hương thứ hai kể cả một số anh chị em tỵ nạn từ Phi Luật Tân mới sang định cư ở Mỹ sau này. 

Hôm gặp lại các anh em cùng ngồi ăn, tán dóc tôi mới biết được thì ra người Việt ở đây cũng đã và đang làm chủ rất nhiều cửa tiệm làm nails, hay quán ăn mở cửa 24 giờ mỗi ngày.
 Đến 3, 4 giờ sáng vẫn có khách đứng chờ để vào vCàng thú vị hơn nữa Las Vegas là thành phố duy nhất mà bạn vừa có thể ăn phở vừa… cá độ.
 Dưới sự điều động của chính chủ nhân tiệm phở 87 cũng là một bác sĩ hẳn hoi có bằng cấp đàng hoàng nhưng hiện nay chị đã không còn hứng thú để mở phòng mạch.
 Mà thay vào đó là mở một tiệm phở có một không hai. Rất sạch. Rất ngon. Nhưng quan trọng hơn hết là tô phở được chị đặt cho cái tên rất độc: Phozilla.
Một tô phở chắc có lẽ chỉ nên dành cho những con khỉ khổng lồ Gozilla. 

  Một tô phở mà nếu như bạn ăn hết, không những bạn sẽ không phải trả tiền mà hơn thế nữa bạn sẽ ẵm được hết tất cả số tiền cá độ đang nằm trong tô phở khổng lồ này.
Thế mới có câu mà chúng ta thường nghe: it only happens in Vegas. And whatever happens in Vegas, stays in Vegas!

Chuyện chỉ xảy ra ở Vegas. Và những gì xảy ra ở Vegas sẽ ở lại Vegas.

Mà chúng ta không bao giờ nên mang nó về nhà.
Thế đã nhé.! 

                                    TrịnhHội
                     @@  yup,tks , Las Vegas trip so exciting !! 

                    

Lai lịch bản nhạc "Đêm Thánh vô cùng .."

Thời gian: tháng 12 năm 1818. Địa điểm :một ngôi làng nhỏ mang tên Oberndorf, gần thành phố Salzburg bên nước Áo. 
Trận lụt nơi con sông Salzach chảy qua làng khiến cho cái đàn "organ" duy nhất nơi ngôi giáo đuờng sở tại không còn xử dụng đuợc.
 Mà ngày Giáng Sinh thì đã gần kề. Do đó mà một ngày mùa Đông lạnh lẽo, ngày 24 tháng 12 năm 1818, viên Mục Sư Franz Mohr của làng Oberndorf bèn cuốc bộ trên ba cây số để đi tìm gặp ông Franz Gruber ngụ nơi một thành phố kế cận để nhờ ông này tí việc.
 Ông Gruber là một nhà giáo kiêm trưởng ca đòan nơi nhà thờ giáo phận ông cư ngụ. Ông còn cái tài xử dụng đàn "organ" ở nhà thờ.
Mục Sư Franz Mohr hai năm trước đó có sáng tác ít dòng mang tính chất "Thánh Ca" thế nhưng... chưa có nhạc lồng vào đó!

 Vậy thì vào cái ngày 24 tháng 12 năm 1818 đó, ông Franz này bèn nhờ ông Franz kia phổ nhạc cho phần lời "Thánh Ca" của mình, với phần "arrangement" cho đàn guitare để ông đem về hát tại làng nhà trong đêm Giáng Sinh.
Chả biết Ơn Trên có hà hơi tiếp sức gì hay không, nhưng chỉ một vài tiếng đồng hồ là ông Franz Gruber viết xong phần nhạc cho phần ca từ mà ông Franz Mohr đã làm cách đó hai năm.

 Không những thế lại còn đủ thời giờ để sau đó hai ông cùng hát tập dượt với ca đòan nhà thờ .
Đêm Giáng Sinh, 24 tháng 12 năm 1818, tại ngôi giáo đuờng Thánh Nicolas

 ("Sankt Nicolaus Kirche") hai ông người Áo cùng mang tên Franz lần đầu tiên cùng hát bài "Stille Nacht, Heilige Nacht" ("Đêm tĩnh lặng, Đêm Thiêng Liêng") với phần phụ họa của một cây đàn guitare và ca đòàn của nhà thờ .
Bài hát, điệu nhạc phổ thông và nổi tiếng nhất thế gian cho mùa Giáng Sinh đã ra đời như thế.
Sau này, khi nó đã đuợc phổ biến rộng rãi thì phần nhạc của nó có khác đi chút đỉnh so với nguyên tác của ông Franz Gruber. Nhưng nỗi muộn phiền cho ông Gruber lại ở chỗ khác!

 Ở Âu Châu thời bấy giờ và cả cho đến gần hết Thế Kỷ 20, các nhà "sành điệu về âm nhạc" vẫn cứ một nghi mười ngờ rằng nhạc hay như thế chỉ có thể là của một Mozart, một ông Haydn hay một ông Beethoven !
 Mãi đến cuối thập niên 90, ông Mohr đã ra người thiên cổ từ lâu, và ông Franz Gruber cũng đã chết mất đất từ kiếp nào rồi (1863), thì bấy giờ người ta mới phát hiện ra bản nhạc chép tay của nguyên tác. 
Nó đuợc đưa đi giám định rồi thị thực là đúng do chính tay ông Gruber làm ra cho đời chứ chả có "Mô-Da" Mô-Diếc gì vào đấy !
Kính mời các bạn nghe bản nhạc "Stille Nacht, Heilige Nacht" của Franz Gruber do dàn nhạc Paul Mauriat hòa tấu ! Xin gửi lời chúc lành đến mội người !

                                          NS Thanh Trang 

@@ tks ,tks !wonderful song ..

GHEN



Nói tới ghen là trăm cái đầu như một nghĩ ngay tới Hoạn Thự Người đàn bà ở đất Hà Đông bên Tàu này còn cõng theo chú sư tử cho thêm phần dữ dằn nữa chứ! Trăm tội cứ đổ lên cái tài đặt vần của cụ Nguyễn
Dụ Cụ nỉ non sao mà nhân vật này biến thành cái biểu tượng không được các ông chồng ưng ý. Thực ra ở ngoài đời còn nhiều vụ ghen đầy sáng tạo mà Hoạn Thư chỉ đáng xách dép.

 Ghen có đính kèm tí lửa như cái ghen của cô Quờn, đính kèm tí át xít như cái ghen mà vũ nữ Cẩm Nhung là nạn nhân, đính kèm lưỡi dao ngọt sớt mất chỗ đi tè của chồng đang như một phong trào lan rộng trên khắp ta bà thế giới...
 Ghen máu lửa như vậy thì Hoạn Thư có đáng chi! Hoạn Thư ghen như thế nàỏ 
Bà bắt Thuý Kiều về làm oshin hầu hạ bà mẹ, chờ cho chồng là Thúc Sinh đi Lâm Truy thăm cha về mới bảo mẹ cho mang Thuý Kiều sang hầu hạ nhà mình. Buổi gặp gỡ giữa hai người tình Thúc Sinh và Thuý Kiều, giờ đã một bên là ông chủ, một bên là Hoa Nô, là một cuộc gặp gỡ "người ngoài cười nụ người trong khóc thầm" rất chi là cay đắng. Nhà đạo diễn tài tình Hoạn Thư đã đẩy nghệ thuật ghen lên
hàng thượng thừa: Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay

Ghen... trí thức như vậy dễ có mấy taỵ Ngày nay nhiều phụ nữ cũng có những chiêu ghen lạ lắm.

 Như cái ghen của chị Minh, ngụ tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, Sài Gòn.Chồng chị là anh Phụng vốn có tính lăng nhăng.
 Cuối năm 2002, chị Minh nghe đồn chồng có bồ với một phụ nữ ở quận Bình Thạnh, chị mới bắt đầu để ý mỗi khi chồng ra khỏi nhà.
 Đêm giao thừa Tết năm 2003, anh nói với chị là đi chúc tết sếp. Nhưng khi anh đã ra khỏi nhà thì một đồng nghiệp phone  tới hỏi mọi người đang chờ mà chẳng thấy anh đâu .
 Chị sinh nghị bèn nhờ một đứa cháu chở sang căn nhà của anh chị mới xây bên Quận Nhì. Chị bấm chuông, anh ra mở cửa,  sau anh là một cô gái trẻ đẹp. Chị liền quay về và... khóc.
 Vậy mà vô chiêu thắng hữu chiêu, anh chồng hối hận, thương vợ và...cải tà quy chính. Cũng như cái ghen của chị Vân ngụ tại Vũng Tàu.
  Chồng chị là anh Khánh, nghệ sĩ, vì công việc phải sống ở Sài Gòn. Vợ chồng sống xa nhau, anh nghệ sĩ giở trò chơi tuồng "xa vợ hiền cặp gái tơ"! 
Một bữa cuối tuần, chị bất thần lên Sài Gòn thăm chồng, bắt gặp một côgái lạ trong nhà. Anh Khánh vội giới thiệu là một đồng nghiệp tới... tập tuồng. Chị không một mảy may nghi ngờ.
 Tối ngày hôm sau, nghe tiếng gõ cửa, chị ra mở và cô gái tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: "Chị chưa về à?"
 Hỏi như vậy thì có ngu tới đâu đi chăng nữa cũng biết là hai... nghệ sĩ này chơi tuồng gì rồị Chị Vân tỉnh bơ, mời cô gái vào chơi, nói chuyện vui vẻ, lịch sự tiễn chân khi cô gái ra về. Anh Khánh bụng đánh lô tô đón chờ cơn bão sắp sửa ập tớị
Nhưng trời vẫn lặng gió, chẳng bão bùng chi cả. Anh Khánh vừa sợ, vừa thương vợ, bèn tự ý... hồi chánh!Ghen mà không ghen như vậy, thuyền quyên được tiếng thơm mà anh hùng vẫn phải qui giáo đầu hàng. Cần chi phải máu lửa lôi thôị 
Thuyền quyên thì như vậy nhưng anh hùng khi ghen không được như vậỵ Không ồn ào nhưng không phải trời không gió máy bão bùng. Như cái ghen của
anh chàng Floyd John Weseman ở tiểu bang Tennessee chẳng hạn.
Anh nghi chị vợ Brandi hay vụng trộm khi anh vắng nhà, bèn đi mua một ổ khoá nhỏ, rất nhỏ.

 Mỗi khi vắng nhà, anh khoá cái động đào độc quyền của anh lạị Làm sao khoá được?
 Dễ ợt! Anh dùi hai lỗ nơi cánh cửa động, nong khoá vô, tách một cái là xong. Đút chìa khoá vô túi, anh vững tâm ra đị Nhưng chị vợ 25 tuổi không cam tâm.
 Chị tới phòng cấp cứu của bệnh viện để xin giải toả cái ách của chồng. Bệnh viện báo cảnh sát.
 Khi anh vừa mò về nhà là anh bi.... khoá. Dĩ nhiên chỉ ở tay chứ không có màn trả thù vào chỗ riêng tự Anh khai là anh hànhđộng với sự đồng ý của vợ chứ không có ép uổng gì. Vợ anh lại khai là sở dĩ chị phải theo anh tới chỗ thợ xâm để họ dùi lỗ, nếu không anh doạ sẽ dùng dao cạo rạch lỗ đau đớn hơn.
 Anh đang chờ ra toà về tội cố ý đả thương. Nhưng có lẽ anh sẽ bị truy tố về những tội nặng hơn nữa và có thể sẽ nằm khám tới 25 năm!
Anh Floyd John chơi màn ghen như vậy là đúng sách vở. Người ta cứ bảo ghen là biểu hiện một tình yêu quá đậm đà nhưng thực ra ghen chỉ là biểu hiện của sự lo sợ bị mất mát. Không có ai yêu cái kiểu... dùi lỗ như vậỵ
 Hành động của anh Floyd John chỉ là nỗi sợ mất cái độc quyền canh tác nơi... nhất khốn thổ!
 Như vậy ghen là tốt hay xấủ Cũng tuỳ! Ghen hợp lý thì tốt, ghen không hợp lý thì xấu ...
Thế nào là hợp lý? Nếu bạn thấy đức anh chường có những thay đổi rõ ràng trong
sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đặt một dấu hỏị Hỏi không có nghĩa là gây chiến nhưng cái dấu hỏi này là bước khởi đầu để tìm hiểụ 

Khi có chứng cớ cụ thể thì mới hỏi han anh chồng, cứ tuần tự nhi tiến. 
Đừng mất bình tĩnh cho bom nguyên tử nổ tiêu diệt hết cả nhân loại! Tiến ra sao thì mỗi người tuỳ hoàn cảnh mà xử sư..
 Cũng coi như là hợp lý khi trước mặt vợ mà đức anh chồng cứ tỉnh bơ có những cử chỉ không đúng mực với những phụ nữ khác.
 Lại phải khôn khéo chuyển được thông điệp của bạn tới chồng một cách nhẹ nhàng trước khi dùng tới những chiêu nặng hơn. 
Thế nào là không hợp lý? Đó là ghen kiểu xúc phạm tới chồng khi chẳng có chứng cớ gì rõ rệt. Binh pháp gọi kiểu ghen này là đánh phủ đầu cho biết tay! Cũng không hợp lý là ghen với quá khứ của chồng.
 Chỉ nguyên việc anh ta bỏ hết tất cả những người đàn bà khác để rước mình về... dinh đã chứng tỏ mình trên cơ rồị Ghen sẽ không xảy ra nếu cả hai bên đều có tình yêu và sự tế nhi.. 
Đừng có dồn nhau vào chân tường cho thoả tự áị Bạn có quyền biết vợ hay chồng mình làm gì, ở đâu nhưng đừng làm như công an điều tra tội phạm.
Chính sự tế nhị và tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo ra sự thông cảm và, với sự thông cảm, chẳng cần phải hỏi thì "đối phương" cũng tự động khai báo rõ ràng hành tung của mình một cách vui vẻ và tự nguyện.
 Nếu cuộc đời cứ xuôi theo dòng nước lặng lờ thì làm gì có ghen. Nhất là cái kiểu ghen thành thơ như cái ghen của nhà thơ Nguyễn Bính.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường, khách lại qua

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn khuất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ấm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được giẫm lên!

Tôi muốn, tôi muốn như vậy thì nên sắm một chiếc hòm kính bỏ cô vào cho chắc ăn.

 Cũng chưa chắc ăn! Phải tẩy não nữạ Cũng chưa chắc ăn, phải triệt tiêu bộ óc nữạ Khi đó nhà thơ của chúng ta sẽ chỉ còn có một con búp bê!
 Nhiều chục năm sau, nhà thơ Quan Dương cũng ghen ngang ngửa không kém gì đàn anh Nguyễn Bính.
 Ông ghen với trăng. Em đang thiêm thiếp giấc nồng
Trăng chui khe cửa đến nằm kề bên
Tựa đầu em gối lên trăng
Bỗng nhiên trăng cũng hồn nhiên như người
Mắc gì lại thẫn thờ tôi 

 
Nhà thơ ghen và công khai bảo là mình đang ghen nhưng thực ra đàn ông có ghen không? 

Hỏi các ông thì ông nào cũng lắc đầu lia lịạ 
Ai chơi cái trò... đàn bà đó! Nhưng cô nào đang có bồ ruột, thử vui miệng nhắc tới những người tình trước của mình coi xem bom nguyên tử có nổ không? Nổ là cái chắc. Không nổ lớn thì cũng có màn hậm hực, khó chịu, lơ là cho bõ ghét! 
Theo các nhà tâm lý học thì các ông thường tỏ ra rất anh hùng mã thượng nhưng khi rơi vào một tình huống mà họ cho là bị lừa dối thì lại dễ bị sụp đổ hơn phụ nữ. Trong khi đó
phụ nữ thì nước sôi rất dễ dàng sủi bọt ào ào khi bị lừa dối cũng như khi tưởng mình bị lừa dốị Vậy thì ông hay bà cũng... hoạn thư tuốt.

 Đó là một điều tốt vì nếu không ghen tức là nuốt cái ghen vào trong lòng để nó chi phối trong tiềm thức thì còn nguy hơn nữạ
Đó là kết luận của ông vua tiềm thức Sigmund Freud.Chúng ta hãy đi vào một trường hợp cụ thể. Một anh chàng luôn luôn tự hào mình không bao giờ thèm ghen. Ghen làm gì nhi??

 Nếu người yêu tôi mà lăng nhăng thì tôi không yêu nữạ Tôi khinh bỉ cô ta..
  Chấm hết! Khi các nhà tâm lý học đi ngược lại thời tuổi nhỏ của anh chàng này mới phát hiện ra anh là con trưởng của một gia đình có năm anh em.
 Ngay từ khi đứa em đầu tiên ra đời, anh đã cảm thấy mình bị bỏ rơi.
 Lần ghen tuông đầu đời này đã gây cho anh một chấn thương kinh khủng khiến sau này, từ trong vô thức, anh đã chối bỏ cảm xúc ghen với
kinh nghiệm là mình đã không đủ sức để chịu đựng nó. Điều này tạo cho anh cái cảm giác là mình không biết ghen. Nhưng thực sự cái ghen của anh đã biến thái thành một thái độ đối kháng ngược lại: anh lạnh lùng và căm thù đối tuợng ghen của mình! 

Cái ghen của trẻ em khingười lớn quá chú ý và săn sóc đứa em của nó mới ra đời là điều mà chúng ta chắc ai cũng đã trải qua .
  Vì vậy các bậc cha mẹ nên để ý, đừng có mới nới cũ quá đáng mà có hại cho đứa nhỏ sau nàỵ 
Bởi vì khi trưởng thành có nhiều nguy cơ đứa trẻ này sẽ trở thành một người ưa đối kỵ, khó hoà hợp được vào cuộc sống xã hộị
 Đố kỵ là không muốn thấy người khác có những gì mà mình muốn có. Nó cũng họ hàng hang hốc với ghen. 
Tiếng Hy Lạp zelos có nghĩa là "tình cảm ức chế khi nhìn người khác hơn mình", diễn nôm ra là đố ky.. Zelos cũng chính là gốc của chữ jealousy trong tiếng Anh và jalousie trong tiếng Pháp đều có nghĩa là ghen.
Nếu bảo ghen mang lại lợi ích thì chắc có nhiều bạn tỏ vẻ nghi ngờ. 

Cái thứ khó chịu như thế thì lợi ích cái chỉ Theo nhà tâm lý học David Bush thuộc Đại học Texas thì ghen tuông là một dạng tình cảm giúp cho con người dò tìm, nhận biết và ngăn cản sự không chung thuỷ.
 Ông tâm lý gia này đã nghiên cứu chuyện ghen tuông trên 40 quốc
gia ròng rã trong 20 năm trường mới đi đến kết luận: ghen không phải là một thói xấu! 

Ghen là sự khôn khéo trong tình cảm mà tổ tiên chúng ta đã truyền lại cho các thế hệ saụ Ông David Bush đã khẳng định: "Chúng ta kế thừa tính ghen tuông, và điều này có thể tìm thấy trong mọi nền văn hoá.
 Cơn ghen của chúng ta ngày nay cũng giống
hệt như của tổ tiên ta vậy!"

 Trong cuộc nghiên cứu của Giáo sư David Bush, ông đặt câu hỏi với những người tham gia cuộc thí nghiệm gồm những người cư ngụ ở các quốc gia khác nhau như Đức, Hoà Lan, Hoa Kỳ, Nam Hàn và Zimbabwe.
 Có tới 67% nam giới cho rằng lăng nhăng trong tình dục là tồi tệ trong khi chỉ có 44% nữ giới đồng ý như
vậỵ Sau đó, những người này được yêu cầu tưởng tượng ra cảnh vợ hay chồng của mình phản bội lại mình. 

Ngay khi đang sống trong cảm giác bị phản bội đó, họ được kiểm tra nhịp tim, số nếp nhăn trên trán, lượng mồ hôi thoát ra từ hai taỵ 
Kết quả, giữa đàn ông và đàn bà, tỷ số được lặp lại tương tự như nhau trong cả hai thí nghiệm.
 Bush giải thích tại sao đàn ông lại hận những cuộc lăng nhăng tình dục hơn đàn bà như sau: người đàn bà bao giờ cũng biết chắc đứa con mình sinh ra là của mình trong khi người đàn ông không có niềm tin chắc chắn như vậỵ 
Vậy thì lợi ích ở chỗ nào.
 Ở chỗ đó là thứ tình cảm giúp cho người đàn ông duy trì được dòng giống đích thực của mình.
 Chắc tại ngày xưa chưa có lối thử DNA nên cần phải cảnh giác cao như vậỵ 
Ngày nay có DNA, cứ thử là chắc như bắp! 
Tính ghen kế thừa đó, tuy vậy, vẫn cứ hiển hiện nơi những đứa trẻ còn non tháng.
 Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas đã quan sát một đứa bé 6 tháng tuổị Khi cho người mẹ bồng một đứa bé khác hoặc một con búp bê, đứa bé mới 6 tháng tuổi này đã biểu lộ sự đố kỵ bằng nét mặt.
 Lớn hơn một chút, khi được 8 tháng tuổi, đứa bé thỉnh thoảng nổi cơn đập phá đồ chơi hoặc la hét um sùm cốt để gây sự chú ý của bố mẹ, khi bố mẹ đang nói điện thoại hay làm chuyện khác không ?
Đó là chuyện bình thường. Nó chứng tỏ lòng ghen hay sự đố kỵ đã nằm vùng trong mỗi người chúng ta từ những ngày tháng mới chỉ biết bú tí!
 Lớn lên, nếu không biết tự chế, ghen sẽ vượt biên đi ra ngoài lý trí.
 Hai chàng nói chuyện với nhaụ Một chàng tức tối:
"Vợ tôi đang lừa dối tôi!"
" Sao anh biết?"
Vẫn hậm hực, anh chàng cho rằng mình đang bị lừa dối tiếp:
"Tối hôm qua cô ấy không về nhà.

 Khi tôi gạn hỏi thì cô ấy trả lời là cô ấy ngủ lại nhà cô bạn của cô ấỵ Đời nào tôi tin, tôi hỏi nhà cô bạn nào, tên gì. Cô ấy bảo là cô Tâm. Anh thấy không, dối rõ ràng!"
"Sao anh biết là vợ anh nói dốỉ"
"Vì tối hôm qua, chính tôi ngủ ở nhà cô Tâm đó!"

 Lối suy nghĩ trưởng thượng như vậy rất hợp với xã hội nước ta ngày xưa, khi chế độ đa thê còn là một chuyện bình thường. 
Trai năm thê bẩy thiếp,
 gái chính chuyên chỉ có một chồng.
 Sự bình đẳng là một thứ xa xỉ.
 Lúc đó khi bị tình phụ, bị bội bạc, bị bỏ rơi, người đàn bà chỉ có thể trách.
 Mà trách cũng bâng quơ mang những thứ không có miệng như gió mây, sông nước ra làm cục kệ Trách người mà ở trên đời,
Thuỷ chung có bấy nhiêu lời không xong.
Làm cho lòng lại thẹn lòng,
Một sông nước chảy đôi dòng sao đang

Ca dao yếu ớt, nhũn nhặn như vậy đó. Than thân trách phận như vậy thì đi tới đâủ

 Chẳng cần đi tới đâu, mà cũng chẳng được phép đi tới đâụ Cứ thở than bâng quơ cho vơi nỗi niềm.
 Chỉ như vậy cũng đã là một niềm an ủi để sống còn.
 Nhưng, cũng ca dao, lại xác nhận cái ghen của người đàn bà, coi như một định luật.
 Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

Ca dao đã mang gia vị nêm vào món ghen. Nhiều người cho ghen là một gia vị của yêụ ..

Thỉnh thoảng cũng nên rắc tí ớt tí tiêu vào tình yêu cho nó ngon miê.ng.
 Cứ ngủng ngẳng tí chút, giận hờn nhè nhẹ, lúc làm lành lại với nhau tình yêu như lên ngôi
 Làm lành xong thường có màn...quan hê..
 Cái quan hệ sau một cơn sóng nhẹ thường mãnh liệt và... ấn tượng hơn những lần quan hệ thông thường bội phần.
 Bạn nào không tin cứ thử khắc biết. 
Tôi lại một lần nữa minh định rằng đó là ý kiến của các nhà tâm lý sau khi đã nghiên cứu đàng hoàng chứ không phải kinh nghiệm của tôị
 Vì vậy việc thử này tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có những trở ngại hay sự việc xảy ra ngoài ý muốn. Tính tôi vẫn chắc ăn như vậy, xin các bạn đừng lấy đó làm điều!
                                       Song Thao
                               @@ tks t/g Song Thao nhaa!

                                         
 

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Hai viên gạch xấu xí

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.Một chú tiểu được giao xây 1 bức tường gạch. 
Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem các viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không.
 Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. 
 Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sữa xây 1 bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.
Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.
 Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bổng thấy gì đó đập vào mắt: Mặc dù chú đã cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có HAI  viên gạch bị đặt nghiêng.
 Và điều tồi tệ nhất là 2 viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. 
Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu điều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chổ bức tường mà chú xây dựng.Một hôm có 2 nhà sư đến thăm ngôi đền.
 Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác, nhưng 2 người vẫn nằng nặc đòi đến bức tường mà chú xây dựng.
 Một trong  hai  vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên:"Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!"." Hai vị nói thật chứ?
 Hai vị không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên."Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành 1 bức tường tuyệt vời" vị sư già từ tốn.
Đôi khi chúng ta quá ngiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn ngiền nghẫm những lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là HAI  viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.
Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác.
 Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết.
 Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.
-Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. 
Một thế giới nhân ái trước hết là 1 thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.

                               HƯƠNG GIANG (dịch)


Chiều còn xanh















Chiều còn xanh

Chiều hãy còn xanh
Mặt trời đã say sau màn lụa đỏ
Con chim se sẽ nhỏ
Nhặc vội vàng hạt nắng phai nhanh

Chiều hãy còn xanh
Hai bàn tay thon gầy vội gõ
Trên con đường hôm đó
Gương mặt nào vẫn cứ xoay quanh

Chiều hãy còn đây
Thắp một nén hương cho ngày sắp hết
Thôi người đừng keo kiệt
Thả bài thơ ra khỏi bàn tay

Chiều hãy còn đây
Cánh cửa sắt lâu đài đóng lại
Vó câu phi cuồng dại
Dấu ngựa hồng đã khuất chân mây 


 Duy Định

Ký ức áo dài trên đường phố Saigon xưa


Áo dài là trang phục thường ngày của phụ nữ Sài Gòn những năm trước 1975. Hồi ấy, các cô mặc áo dài mọi lúc, mọi nơi. Tuổi nào thì màu áo ấy.
 Không hiểu là trào lưu hay một nét văn hóa trang phục, nhưng chính các cô với những chiếc áo dài đã trở thành một phần trong đời sống người Sài Gòn trước 1975.
 Cứ tưởng tượng nếu thiếu những thiếu nữ với chiếc áo dài thướt tha thì đường phố Sài Gòn lúc đó sẽ buồn bã lắm và bớt thi vị.
 Bởi ngày ấy, mỗi ngày trên phố có biết bao ánh mắt mê đắm nhìn theo tấm lưng cong trong chiếc áo dài, thấp thoáng sau suối tóc dài đổ xuống vai.
 Mỗi ngày, có biết bao cậu thanh niên lẽo đẽo theo sau một tà áo dài như người mộng du, rồi đêm về thổn thức làm thơ…
 Như nhiều gã si tình thời ấy thừa nhận, đẹp nhất vẫn là hình ảnh các cô mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, một loại xe đạp cổ của Pháp có gắn động cơ. 
Chiếc xe Velo Solex mang đến nét sang trọng, lãng mạn kiểu Pháp; thêm một thiếu nữ duyên dáng trong chiếc áo dài, khép nép trên chiếc xe Solex.
  Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon, bộ ngực phập phồng và phía sau là vạt áo dài, mái tóc huyền tung bay theo gió. Hình ảnh ấy mang lại cho người ta sự rung động sâu xa trước cái đẹp, trước cái dịu dàng, kiêu sa và quyến rũ của phái nữ.
 Bởi áo dài vốn là một trang phục gợi cảm nhất trong sự gợi cảm, vì nó kín đáo và trang nhã, nhưng kỳ thực lại khoe được những đường cong mỹ miều của phụ nữ. Chẳng thế mà có câu chuyện rằng:
 Một anh lính Mỹ vì mê mẩn chiếc áo dài Việt Nam, nên đặt may một chiếc gửi về cho vợ. Người vợ thấy đẹp đã mặc nó đi dạ hội rồi chụp ảnh gửi cho chồng. Khi nhận hình, anh lính tá hỏa vì vợ anh quá gợi cảm trong chiếc áo dài mà anh đã quên đặt may kèm với cái quần.
Với những tâm hồn thi sĩ, nhan sắc Sài Gòn trong tà áo dài phấp phới tung bay mãi như dải lụa mềm mại quét ngang qua tầm mắt của những gã si tình, rồi rung lên những thanh âm ngân nga.
 Chẳng phải Nguyên Sa đã từng thốt trong bài thơ "Áo lụa Hà Đông" những câu mở đầu đến nao lòng: "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông".
 Hay hình ảnh tà áo dài bồng bềnh như dải trăng thu huyền ảo trong thơ Nghiêu Minh: "Dấu thu kinh tự còn mê/Em mang tà áo bốn bề là trăng" 
(Thu vô lượng)…
 Và ngay cả khi đang ở một phương trời khác, ở một đất nước không có bóng dáng của chiếc áo dài, Nguyên Sa nhìn dải sương mù lướt thướt trên bến sông Seine giữa kinh thành hoa lệ Paris mà gợi nhớ một vạt áo dài mềm mại nơi chốn quê nhà: "Anh về giữa một dòng sông trắng/Là áo sương mù hay áo em"
 (Paris có gì lạ không em?). 
            Bây giờ, Sài Gòn vẫn không thiếu những tà áo dài, dù cho nó không phải là trang phục hàng ngày của các cô gái, nhưng sao nhiều người vẫn nuối tiếc những tà áo dài xa xưa ấy?
 Phải chăng chiếc áo dài không còn làm nao lòng người như xưa nữa, để nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phải thở than: "Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng/Duy Tân im lìm phố vắng/Thương cây lá hoang tàn"
 (Nhớ Sài Gòn).
 Có lẽ vì thế, những người đẹp Việt Nam hiện nay, lâu lâu lại mang "hồn thu thảo" của một Sài Gòn xưa qua những tấm ảnh với áo dài kiểu cổ, tóc thề xõa vai.
 Phải chăng những nét hiện đại, chật chội đã phá vỡ không gian, khiến cho chiếc áo dài không còn bừng lên khoảnh khắc đẹp từng lộng gió đi vào thơ vào nhạc; mềm mại, êm ái đi vào cuộc đời, vào lòng người?.
 Hay bởi con người ta thường hoài cổ với những gì xưa cũ?. Trong vùng ký ức mênh mang ấy, mảng quá khứ nào cũng rất đỗi yêu thương…              

                                     Hương Lam
                                                              

TÔI VỀ ( t.theo )


Bích Xuân & nhà văn Văn Quang( 2005 )
Tây ba lô dưới mắt người Việt ở trong nước là dân nghèo, nên giới con buôn không thèm chào mời. Các phi công người Pháp làm cho hãng máy bay Vietnam Airlines khôn lắm, khi ra phố cũng quần cụt, xách đeo lưng như vậy họ sẽ được yên thân. Từ một xứ văn minh, người ta đã hưởng đủ thứ tiện nghi trên đời, cần gì mà phải xa xỉ một nơi mà người dân chưa rành luật đi đường. 
Có những nhóm người Âu Châu, vai đeo ba lô đi tận vào thôn quê hoang vắng, chong lều để tìm cảm khoái lạ, hay là muốn tìm hiểu một cái gì đó!
 Một cô gái địa phương chỉ nhóm người vừa đi ngang qua nói với tôi: “Tây ba lô nghèo!” Khi nghe tôi giải thích cô gái “A” một tiếng ý là như đã hiểu ra. Người Việt mình nhìn khách du lịch ba lô kiểu này coi thường lắm! Người đời cũng lạ! Cái lớp bề ngoài đôi khi cũng dễ đánh lừa được người ta. 
Ai thích làm đại gia áo lượt, quần là sẽ được “Việt gian” o bế tận tình và“ chém” đẹp vô tội vạ biết chừng nào !Tôi ngồi bên cạnh người vá giày ở trên đường Nguyễn Huệ chờ làm đóng lại cái đế giày với giá 15.000 đồng một đôi (khoảng $1 đô) thấy rẻ, tôi đóng hết cả ba đôi vừa mới mua. Trong khi chờ đợi tôi hỏi chuyện anh thợ giày:
“ Làm nghề này lâu chưa anh ? ”
“ Trên hai mươi lăm năm rồi cô”
“ Có bị đóng thuế không ?”
“ Nghề làm chui mà thuế gì cô”
“ Làm vậy mà gọi là chui sao ?”
“ Khi nào thấy “mấy ổng” tụi tôi ôm đồ chạy thấy mồ đó chớ !”
“ Chỗ làm của anh có người tới dành thì sao ?”
“ Thì mình năn nỉ “họ” trả lại chỗ cho mìnhï, vảû lại họ biết chỗ này của mình rồi “nó” không chiếm đâu”.
Tôi nhìn anh thợ giày trẻ tuổi đang ngồi phía trước, có khuôn mặt khôi ngô, trên tóc có nhuộm vài sợi tóc màu vàng, rất hợp thời trang đang làm mấy chiếc giày của tôi một cách thong thả, không có gì là vội vàng, mặc dầu bên cạnh còn nguyên một xách giầy chưa làm xong. Cứ ba mươi phút có khách đưa giày đến làm. Tôi nhìn người đánh giày trẻ tuổi rồi quay sang hỏi anh đánh giày lớn tuổi:
“Đệ tử của anh đó hả ?”
“ Lúc trước là đệ tử, bây giờ tôi phải trả lương cho nó”
“Bao nhiêu mỗi tháng ?”
“ Một trăm ngàn đồng mỗi ngày” (khoảng $5 đô )
“ Anh ngồi đây thấy có gì lạ không ?”
“ Lạ chứ !”
“Lạ như thế nào?”
“Lạ là ...à mà sao cô hỏi kỷ quá vậy, nhà báo hả ? Thôi, tôi không nói đâu, lần trước có một anh đến hỏi rồi đem chuyện tôi nói lên báo, mà còn đăng hình tôi nữa. Thôi tôi không nói đâu ...
 Đang nói chuyện có người đẩy xe bán nước dừa đi ngang qua, người đi đường xúm lại mua, trời nóng quá mà, tôi cũng đến mua một trái giá với giá 4.000 đồng. Bỗng một người đàn bà to lớn, mặt rất dữ tợn, từ trong quán bước ra, đầu đội nón, mặc bộ đồ bông đỏ, chống nạnh la lớn:
“ Ê ! thằng kia ! *** mầy bán dừa phá giá phải không ?
Anh bán dừa vừa thối tiền cho khách vừa trả lời:
“ Bốn ngàn một trái mà phá giá ?
 bán bốn ngàn cũng như chị .. .”
Người đàn bà trợn mắt hét :
A, dừa ở đây tao bán năm ngàn, mày bán bốn ngàn mà nói không phá giá hả ? Mày còn đứng đó tao đập bể nát xe bây giờ.”
Thấy người đàn bà hung tợn chưởi anh bán đừa, mấy người khách không dám mua họ liền bỏ đi. Người bán dừa cũng vội đẩy xe đi một mạch. Tôi hỏi nhỏ anh làm giày: “ Có phải chỗ này của bà ta không ?”
“ Hỏng có ! Người ta bán ngoài đường, ai muốn mua thì mua ! Mấy bà ở chợ dữ như chằng cô ơi !
Đang nói chuyện thì có khách đến lấy giày, người khách hỏi trả bao nhiêu anh làm giày nói 5.000 đồng, A! giày của tôi cũng đóng đế giống nhau mà phải trả 15.000 đồng một đôi, so ra hơn gấp ba lần .. .
Gặp lại anh bạn cũ của thời thơ ấu, bây giờ là họa sĩ Nguyễn Thiên Chương, anh trình bày các bìa sách báo ở Sài Gòn, anh đưa tôi đi uống cà phê bên lề đường trong một góc phố, ít người và xe qua lại.
 Tôi không thích ngồi quán cóc, vì ghế không có chỗ dựa lưng. Ghế thấp thật khó chịu cho cái bụng vô cùng. Độ mười lăm phút thì nhà thơ Phạm Thiên Thư (tác giả bài thơ Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, được Phạm Duy phổ thành nhạc) nổi tiếng trước năm bảy lăm. Nhà thơ bây giờ bị điếc một tai nên nói chuyện phải nói lớn, hoặc kề sát gần tai. Bây giờ ông hơi lừng khừng, viết một câu văn không thành, phải có người đọc thì ông viết được. 
Nhà thơ Phạm Thiên Thư mở tiệm cà phê lấy tên Hoa Vàng, tiệm nhỏ nhưng rất xinh, có bàn ngồi uống cà phê ở trên sân thượng rất trữ tình. Chỗ tôi ngồi uống cà phê bên lề cũng là của ông.
 Ngồi bên này đường nhìn sang bên kia đường là tiệm cà phê Hoa Vàng. Ông tặng tôi tập thơ Tự Điển Cười dày gần bằng một gang tay nặng quá chừng. Ông hỏi Nguyễn Thiên Chương viết ký tặng làm sao ?
 Anh Chương đọc, ông ghi lại y chang. Khi tôi chào ông để ra về ông nói: “Nghe anh Chương nói cô làm thơ tình hay lắm hả ? Đọc vài câu nghe chơi”. 
Tôi kề sát vào tai ông đọc nhỏ (trích bài thơ Yêu Em):Ước em làm nắng thế mưa
Để anh khát nước sáng trưa đến chiều .. .

Ông nhà thơ nổi tiếng một thời,vừa nghe xong mấy câu thơ như bị ai thọt lét, ông hét lớn: “Ui giời ơi, ui giời ơi” rồi cười ré lên khanh khách. Tôi lại kề sát vào tai ông thủ thỉ:
Bây giờ em vui em hát reo cười
Đang run rẩy trên làn môi đợi cắn ….


Lại “ui giời ơi, ui giời ơi”, ông vừa cười ha hả vừa chu cái môi trên hàm răng hô của ông, trông ngồ ngộ đến tức cười. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi biết ông đã đồng cảm mấy câu thơ trên, và tôi cũng rất may mắn được gặp một người mà tôi từng ái mộ từ lâu. Ông xuề xòa, tính nết dễ chịu, tôi càng quý mến thêm, không ngờ gặp ông thật tình cờ, âu trời cũng không phụ lòng người.
 Xin từ giã nhà thơ, ông để lại trong tôi một ngày hạnh ngộ nhiều kỷ niệm thân thương khó quên. Mấy ông bạn ở Việt Nam có cái nhìn hơi lập dị, thường đưa tôi đi cà phê ở quán cóc.
 Mấy ông họa sĩ này không hiểu họ nghĩ cái chi mà sáng mô cũng ngồi trên cái ghế tí tẹo gần sát mặt đất. Xe cộ qua lại hà rầm, ông đi qua bà đi lại nhìn nhìn, ngó ngó, tôi không thấy tự nhiên tí nào, lần sau thì tôi từ
chối không ngồi cà phê kiểu này nữa, không như ngồi quán với nhà văn Văn Quang trong tiệm có máy lạnh, mát mẻ mới thấy khoan khoái trong lòng.
 Trời Sài Gòn nóng quá ít ra cũng phải vậy. Văn Quang là nhà văn nổi tiếng trước năm bảy lăm, có nhiều tác phẩm được làm phim, hiện giờ vẫn còn viết cho các báo trong nước và ở hải ngọai, ông viết về phóng sự nhiều hơn. Ông cộng tác với ba tờ báo ở nước ngoài. Một lần khác, ngồi quán cà phê tình cờ trúng ngay quán cóc con trai họa sĩ Thái Tuấn, Thái Tuấn hiện cư ngụ tại Pháp không ngờ tôi gặp con trai ông ở đây.
Đà Nẵng là nơi tôi sinh ra và lớn lên, ai ra đi cũng mong có ngày về thăm lại làng thôn của mình, nhưng bây giờ làng xưa lối cũ không còn nữa. Tôi ngạc nhiên làng xưa bây giờ hoàn toàn đổi khác. Ngôi làng có ruộng đồng cây xanh lá, lưa thưa vài mái nhà bây giờ biến thành một khu nhà xây cất chằng chịt theo từng lô đất có giới hạn, không có nhà nào có dư đất để làm vườn. 
Những ngôi nhà cũ đã giải tỏa, nhà của ba mẹ tôi cũng đã bị giải tỏa, và dọn đến ở nơi khác trên một miếng đất nhỏ xíu. Nhà nào bề ngang cũng năm thước đất, bề dài hai mươi lăm thước.
 Đất ít thì xây cao lên ba, bốn tầng (nhìn như cái hộp).Chị em tôi đi thăm thắng cảnh Ngũ Hành Sơn ở Non Nước, bây giờ lên núi phải mua vé. Tất cả những gì như chùa chiền, hang động ở đây vẫn còn nguyên theo năm tháng của bụi mù. Những bức tượng thật đẹp do những bàn tay nghệ nhân điêu khắc thật tinh vi sắc sảo, thể hiện trong thần hồn linh động.
 Tôi mua một tượng Di Lặc bụng phệ ngồi xếp bằng cười toe toét, thật là vui nhìn ai cũng phải cười theo . Tôi lại mua thêm ba miếng mề đay bằng đá xanh Phật Bà với giá 60.000 thay vì 6.000 (lại bị gạt vì đá giả )Đi vào phố cổ Hội An tôi càng ngạc nhiên hơn. Phố cổ Hội An lịch sự trong yên lặng đằm thắm. Đường phố có lớp lang đâu vào đó (không buôn bán xô bồ) và qua cách trình bày các sản phẩm thể hiện về nghệ thuật, nhiều nhất là các gian hàng về hội họa, và đồ thủ công nghệ rất khéo tay. 
Các nữ chủ nhân đa số nói được tiếng Pháp. Tôi cảm thấy có cái gì đó rất gần gũi và thương mến với mình.
 Hội An có bờ biển cát trắng là Cửa Đại, sóng nhẹ nước trong, xuất phát từ cảng du lịch đến với thắng cảnh thiên nhiên Cù Lao Chàm 20 phút bằng tàu cao tốc, tàu thường một tiếng. Cù Lao Chàm đã có cách đây 300 năm tuổi nằm giữa đại dương mênh mông cách phố cổ Hội An 19km về phía đông. 
Từ thế kỷ mười lăm trở về trước, người Champa là chủ nhân của Cù Lao Chàm. Thế kỷ mười sáu người Việt đã có mặt và định cư ở đây. Dân số chừng 3.000 người, sinh sống bằng nghề biển tại hai bãi lớn nhất: Bãi Làng và Bãi Hương. Hồn Cù Lao rất phong phú tuyệt vời, quanh đảo cả một đại dương tĩnh lặng, chỉ nghe tiếng sóng vỗ vào bờ cát mịn hòa nhịp với tiếng gió như cõi thiên đường hoang sơ, đã gợi lòng khách nhiều bâng khuâng lưu luyến đến lúc ra về có chút quà: Bánh su xê, Bánh ít lá gai do bàn tay của người trên đảo làm ra. Cù Lao Chàm đã xứng đáng được bình chọn làm khu bảo tồn biển thứ hai tại Việt Nam, sau Hòn Mun (Nha Trang, Khánh Hòa) . 
  Đến Hội An, tình cờ tôi gặp lại họa sĩ Từ Duy trong một tòa nhà lớn với hai tầng lầu treo đầy tranh ảnh của anh nằm ngay trung tâm thành phố .
 Từ Duy đã từng được mời sang Paris và Hồng Kông triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, đặc biệt tại Paris được phu nhân Tổng Thống Mitterant mua một bức tranh để kỷ niệm với người họa sĩ tài hoa.
 Từ Duy tâm sự đó là một vinh hạnh lớn trong cuộc đời một người nghệ sĩ trong chuyến đi ở hải ngọai vừa qua. Trong dòng máu đã có dấu ấn nghệ sĩ thì cái nhìn nghệ thuật sẽ khác hơn người thường.
 Gặp anh, tôi nhớ lại lần gặp anh ở Paris, tôi đã mến cái vẻ “bụi” của anh liền, râu ria bồm xồm, áo quần xốc xếch với cái túi vải một bên vai đúng là một nghệ sĩ.
 Hôm nay, anh vẫn áo thô quần nội hóa, nhưng không mất đi cá tính hài hước nghệ sĩ có duyên của anh. Tôi ra lại Đà Nẵng, ngay buổi chiều hôm đó anh đi tìm tôi để cùng gặp họa sĩ Vũ Dương. Vũ Dương cũng đã từng đi Paris triễn lãm tranh. Vũ Dương có cái nhìn về nghệ thuật cao, nhưng anh đạo mạo và áo quần đâu vào đó, nhìn anh như nhà mô phạm hơn là một nghệ sĩ.
 Ba chúng tôi ngồi dưới hàng thông bên cạnh biển Nam Ô ôn lại dĩ vãng những ngày hai anh gặp tôi tại Paris . Nhưng hôm đó tôi quá mệt, ( vì đi nhiều) trước gió biển mát mẻ, tiếng lá thông vi vu, tôi nói hai anh tiếp tục nói chuyện và chờ tôi một tí. Nói xong tôi nằm lăn trên cát ngủ vùi một giấc. Tỉnh dậy mà người vẫn còn mệt.Để tránh bị “chém” một cách vô tội vạ trong chuyến đi Hà Nội, tôi mua trọn gói chuyến du lịch cá nhân từ Đà Nẵng, Hà Nội đi bằng máy bay trong năm ngày, (ăn ba buổi tại khách sạn), hai ngày ở vịnh Hạ Long và ba ngày ở Hà Nội.
 Bước ra khỏi phi trường Nội Bài là có người của hãng du lịch đón chúng tôi tại cổng và đưa thẳng ra vịnh Hạ Long..Ra khỏi phạm vi của phi trường, đường ra vịnh Hạ Long chỉ một con đường đi thẳng.
 Hai bên là đồng quê và những ngôi nhà nghèo của nông dân, có vài ba căn nhà cao chen kẽ được xây hai, ba tầng, bề ngang nhỏ chừng năm thước, không thấy nhà nào rộng lớn xây cất theo như trong Nam.
 Thỉnh thoảng thấy bên lề đường tấm bản ghi “Mèo xuất” và “Ô tô đỗ” tôi hỏi anh tài “Bắc kỳ nho nhỏ” thì được giải thích “Mèo Xuất” là quán ăn có món thịt Mèo! “Ô tô đỗ” là có chỗ đậu xe .
 Đúng là Bắc kỳ. Kỳ cục…Con đường đến Vịnh Hạ Long chúng tôi ghé Hải Dương mua bánh gai và bánh đậu xanh, hai món này đặc sản tại đây.
 Bánh gai thì chẳng có gì đặc biệt, họ gói cả một đống lá chuối dày đặc, bên trong bánh mỏng tí tẹo, còn bánh đậu xanh từng miếng nhỏ trong hộp , vừa lấy ra thì đã nát tan trước khi cho vào miệng. Suốt con đường cách 10 phút có bản để “Thịt Chó” và “Mèo xuất”. Quán thịt Chó nhiều hơn là quán thịt Mèo .
... Một ngày lênh đênh ngoài vịnh Hạ Long tôi không có cảm giác hứng khởi rạo rực trong lòng, thằng em tôi cũng vậy. Hay là tôi có quá nhiều ấn tượng về vịnh Hạ Long qua sách báo ở hải ngọai, hoặc là tôi đã đi qua một Hòn Cù Lao Chàm thơ mộng, với biển cát mênh mông, nên khi nhìn thấy hang động Thiên Cung ở Hạ Long bớt đi cảm xúc chăng ?Buổi tối chúng tôi viếng đảo Tuần Châu. Nơi đây họ trang trí và để nhạc trong các hàng cây theo nhạc điệu Trung Hoa.
 Tôi hỏi anh tài xế có phải đảo này do người Tàu thành lập ? Anh tài xế nói người đề xướng thắng cảnh đảo Tuần Châu này thành nơi du lịch là cá nhân của một người Việt gốc miền Nam. Giữa rừng có một ngôi nhà màu trắng, xây theo kiến trúc của Ý. 
Bên trong treo các ảnh thời chiến tranh trước năm bảy lăm, và hình ảnh các tướng lãnh .
 . Hai chị em tôi đi chưa hết một phần ở hành lang, mồ hôi chảy rân rân trong lưng như con giun bò từ trên xuống dưới. Bước vào ngôi nhà triển lãm, bịt bùng, hừng hực nóng như lò lửa, tôi cảm thấy ngột ngạt đến khó thở. Hai chị em tôi vội vàng bước ra.
 Quái! ban đêm giữa hòn đảo mà trời im gió lặng thế này ? Mồ hôi ra như tắm, vừa rít vừa mệt làm tôi buồn ngủ vô cùng. Khiếp, du ngoạn gì nóng nực khổ sở quá vậy nè ! Mệt, làm tôi bước đi không vững...Từ Nhà Hát Lớn ngay trung tâm phố Hà Nội, chúng tôi đi bộ đến hai bờ hồ này không xa lắm. Hồ Hoàn Kiếm và Văn Thánh kề sát bên hồ Trúc Bạch. Giữa thành phố có “nước xanh liễu rũ” rất thơ mộng nhìn mát lòng khách giữa cơn nóng hiu hiu buổi trưa. 
Liễu rũ trên mặt hồ năm tháng rơi. Nước xanh không thấy chỉ thấy nước hồ sền sệt, màu xanh của nước đã ngã màu lục thẩm, liễu rơi đầy năm tháng không vớt nên nước hồ đã đổi màu, nhìn xa xa cảnh bờ hồ đẹp, đến gần thì cảm giác đẹp bớt đi. 
Băng qua con đường là đến phố Hàng Điếu, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Trống, Hàng Gà, Hàng Nón, Hàng Bông, Hàng Hòm v.v...
Trên các con đường, đường nào, tiệm nấy cũng nhỏ hẹp. Phía trên để ở, phía dưới làm nơi buôn bán. 
 Khách nước ngoài, khách nội địa, dân của địa phương qua lại tấp nập trên những con đường buôn bán chính. Ban đêm trên con đường này, khi cánh cửa các gian hàng khép lại, có đủ loại quán cóc lộ thiên ngay bên lề. Có người chỉ cần một cái bếp nhỏ liêu xiêu bên con hẻm, mùi hành tỏi bay ra làm hấp dẫn khách đi đường. Suốt con đường Hàng Điếu (Hàng Điếu là gì ?) chỉ nhờ vào đèn đường xe rọi sáng, người ta để một cái dĩa (bánh hay thịt gì đó) dưới đất, trên miếng thịt có cây tăm.
 Bên lề đường có những khúc xương và giấy lau miệng ngổn ngang dưới đất (hình ảnh này Sài Gòn cũng thấy). Hai người ngồi chồm hỗm ăn một dĩa, mà ba, bốn người một dĩa cũng có.
 Tôi có cảm tưởng người dân ở đây họ không quan trọng đến bụi bặm, ruồi muỗi, nóng nực mà chỉ chú trọng đến cái thú ăn đêm là chính. Lúc đầu tôi tưởng là dân bia rượu nhưng họ là cũng tình nhân vì họ còn rất trẻ. Tôi có ấn tượng đẹp về Hà Nội trong văn chương “Ba mươi sáu phố phường”. 
Hôm nay, nhìn một ba mươi sáu phố phường của Hà Nội vắng những cơn mưa, hay hoa sữa thôi bay trong bụi mờ đã vội tan ngay lòng như cục nước đá giữa buổi trưa hè. Tôi cố tìm một dáng Phố Hàng Đào, Hàng Giấy, Hàng Bông thơ mộng nhưng có gì đâu?
 Hỗn tạp như cái chợ ...Chị em tôi ngủ tại khách sạn nằm gần ga xe lửa. Đang trong giấc ngủ ngon khoảng ba, bốn giờ sáng đã nghe tiếng còi xe lửa tru tréo đánh thức. Trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh, chị em chúng tôi cứ chập chờn cho đến sáng. 
Thật không có gì bực cho bằng, khi giấc ngủ không được “trọn gói”. Trong hợp đồng du lịch, ngày ba bữa ăn, trừ nước uống khách phải chịu. 
Điểm tâm buổi sáng dân Hà Nội cũng như Sài Gòn ăn giống như buổi chính : Mì, phở, hủ tiếu v.v.. .
Chị em tôi không ăn mặn buổi sáng chỉ uống cà phê, khi rời khỏi phòng điểm tâm, nhân viên tính tiền cà phê, tôi ngạc nhiên thì họ nói cà phê là nước uống đấy ạ !Chấm dứt những ngày ở Hà Nội, anh tài xế đưa chúng tôi trở ra phi trường Nội Bài. 
 Anh để nhạc ngoại quốc, tôi yêu cầu mở nhạc Việt, anh đổi sang nhạc Việt và mở rất nhỏ,
 nhưng tiếng ca réo rắt chát chúa thật khó nghe, tôi nhăn mặt, anh ta đổi sang nhạc khác thấy dễ chịu và hợp với phong cảnh đồng quê hơn. 
Trên chuyến bay Vietnam Airlines từ Hà Nội vào Sài Gòn để chuyển máy bay Air France về lại Pháp, tôi ngã người ra hết phía sau, nhắm mắt hít thở không khí êm đềm trên không gian trong sáng.
 Tôi nhớ lại những gì đã qua. Nhớ bà chủ khách sạn và mấy cô dọn phòng làm tôi thật ngại ngùng lúng túng khi đưa ly cà phê cho tôi bằng hai tay. Nhớ con cháu dâu khúm núm cúi khom người khi tôi gọi nó đến ngồi ăn cơm. 
Trời! Mấy người làm kiểu gì kỳ vậy ? bộ tôi là Hoàng Hậu sao, mà có Hoàng Hậu mấy người cũng đừng làm thế ! Thời buổi này.. . Mấy người làm tôi “quê” quá! A, tôi nhớ lại rồi, khi tôi đi xe taxi người ta có vẻ “nể” hơn là đi xe gắn máy.
 Thấy ai có chiếc xe hơi riêng là những người xung quanh tự động hạ thấp giá trị của mình liền.Nhớ lúc đi cho đến lúc về, buồn vui lẫn lộn.
 Buồn là không thấy ngôi nhà thương yêu ngày xưa và mảnh vườn bây giờ thành quán cà phê trong có máy lạnh của một người nào đó lạ hoắc. 
Tôi về, muốn nhìn ngược lại thời gian nơi mình sinh ra và lớn lên, nơi mà ngày trông cho mau tàn, đêm mong chóng lớn, nhưng nơi ấy không còn nữa. Tôi bùi ngùi nhìn những ngôi mộ bên nội tổ và bố mẹ tôi sắp dời đến một phần đất nào đó, mà đã ba lần đã giải tỏa rồi. Mộ phần người chết vẫn chưa được yên.
 Vui, gặp anh chị em cô bác gần xa, và một thị xã Đà Nẵng quê hương tôi đã một chiều hướng thay đổi. Tôi không nói đến Sài Gòn, Hà Nội vì hai nơi này với tôi vẫn còn xa lạ vì tuổi thơ tôi chưa có ý thức cảm xúc.
 Tôi ở Sài Gòn, Hà Nội như người du khách phương xa. Những ngày ở Hà Nội chị em tôi không dám ăn một thứ gì , mâm cơm ở khách sạn dọn lên còn nguyên, chúng tôi chỉ ăn chén cơm chan tí tương xì dầu cho qua cơn đói, vì nghĩ đến các dĩa thịt trên bàn sợ có món thịt .. . chó và món “mèo xuất” pha trộn thì hoảng hồn. Sài Gòn chẳng có gì để lưu luyến tôi trở lại, thành phố sống động nhưng ồn ào. Tôi muốn trở lại Pháp ngay sau khi đến Đà Nẵng, nhưng tháng tám có nhiều du khách đến VN không còn chỗ, nên tôi tìm cách đi chơi, chờ đến hết ngày để về và những ngày ở trên biển cát làm tôi có nhiều cảm giác thú vị, vui thích. ..
Chuyện Việt kiều về Việt Nam thăm gia đình, thăm bạn bè hỏi ra ai cũng có tâm trạng na ná như nhau.
 Chuyện quà cáp anh em trong gia đình, người nói nhiều kẻ chê ít, phàn nàn, giận dỗi, ôi thôi là bực mình ! Việt kiều ngu ngơ như tôi rất sợ “Việt...gian”. 
Còn .. ở trong nước dễ dãi với Việt kiều, là để thâu ngọai tệ cho nhiều, chuyện này ai cũng biết, đó là về mặt tâm lý chính trị kinh tế, nhưng đừng tưởng bỡ mà không cẩn thận, nói năng cẩu thả sẽ biết hậu quả ngay .
Tôi rất thoải mái và rất hạnh phúc khi về lại căn nhà nhỏ thân yêu của mình bên dòng sông Seine trong vùng Ivry ngoại ô Paris. 
Tôi bỗng mỉm cười bâng quơ, mơ màng đâu đây những hình ảnh sau một chuyến du lịch vừa hồi hộp vừa lo xa với ít nhiều kỷ niệm vừa qua.
 
Bích Xuân -2005