Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Danh ngôn cuộc sống


“Lệ Ðá,-Nhạc sĩ Trần Trịnh

Không những là một nhạc sĩ sáng tác, Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ  có nhiêu gắn bó nhất với lãnh vực phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước năm 75. Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá (do Hà Huyền Chi viết lời) đã dính liền với cuộc đời sáng tác của ông.  Ngoài nhạc phẩm điển hình đó, Trần Trịnh còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm đặc sắc khác, trong số có nhiều bài cùng với hai người bạn nghệ sĩ là Nhật Ngân và Lâm Đệ được ký dưới tên Trịnh Lâm Ngân trong những thập niên 60 và 70.
 Tuy đã bước vào lớp tuổi 70, nhưng Trần Trịnh vẫn còn nhớ rành mạch rất nhiều chi tiết khi tâm sự với người viết về quá trình hoạt động âm nhạc lâu dài của ông cùng với cuộc sống tình cảm trong cuộc sống thăng trầm của một người nghệ sĩ chịu một ảnh hưởng lớn của nền văn hoá Tây Phương.
 Với một giọng kể chuyện say mê, Trần Trịnh cho biết âm nhạc đã quyến rũ ông mãnh liệt khi theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn trong suốt 10 năm, từ năm 1945 cho đến khi ra trường vào năm 1955 với mảnh bằng Bacc 2 (Tú Tài 2 Pháp).
 Nhưng niềm đam mê nơi ông đã gặp một trở ngại lớn là sự không đồng ý của bố mẹ để chấp thuận cho ông theo ngành âm nhạc, ngoài những giờ học nhạc trong chương trình của trường.
 Mặc dù là một nhân viên của tòa đại sứ Pháp theo tây học, nhưng thân phụ ông vẫn tỏ ra không mấy  có cảm tình với cuộc đời nghệ sĩ. Và mẹ ông, một phụ nữ người Lào – vợ sau của thân phụ ông – cũng chẳng tỏ ra khuyến khích cậu con trai út trong số 3 người con của mình.
 Tuy vậy, cậu học sinh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1936 tại Hà Nội* vẫn luôn ấp ủ giấc mơ đến với âm nhạc một ngày nào đó.

 Trong những năm học ở Taberd, Trần Trịnh đã rất khâm phục sư huynh Rémi mang họ Trịnh, trong những giờ học nhạc do ngài phụ trách. Sư huynh Rémi đã trở thành thần tượng của ông để ông ghép họ của mình với họ của sư huynh Rémi là Trịnh thành nghệ danh Trần Trịnh ngay từ khi sáng tác nhạc phẩm đầu tiên.
 Thật ra Trần Trịnh đã mon men đến với lãnh vực sáng tác từ khi mới 14 tuổi nhờ có khả năng thiên phú cộng với một đầu óc nhận xét nhạy bén trong khi theo học những giờ  nhạc do sư huynh Rémi hướng dẫn.
 Sáng tác đầu tiên của ông là Cung Đàn Muôn Điệu, được viết vào năm 1950 là năm ông được 14 tuổi.

 Nhưng mãi đến năm 17 tuổi mới được phổ biến bởi nhà xuất bản An Phú.
 Ba năm sau, vào năm 1956, nhạc phẩm này lại đã được nhà xuất bản Diên Hồng tái bản.
 Sau đó, nhạc phẩm này còn được dùng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với bài Chuyến Xe Về Nam, do nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành vào năm 55. Cũng trong năm 1956, Trần Trịnh lại cho ra đời thêm một nhạc phẩm khác là Viết Trên Đường Nở Hoa.
 Sau khi đậu bằng Bacc 2 vào năm 1955, Trần Trịnh được gia đình gửi lên vừa học vừa làm tại Nha Kiến Trúc Đà Lạt. Qua năm 1957, ông thi hành nghĩa vụ quân dịch khóa đầu tiên là khoá Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

 Đánh dấu cho dịp này, ông đã viết bài Đôi Mươi, do Anh Ngọc trình bày lần đầu tiên.
 Trần Trịnh đã phục vụ 2 tháng ở liên đoàn A và 2 tháng ở liên đoàn B và sau đó vào phục vụ trong ban văn nghệ TTHL Quang Trung cho đến khi về.

 Trong thời gian đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn.
 Sau khi được trở về nguyên quán vào năm 58, Trần Trịnh thực hiện giấc mơ của mình khi ghi tên theo học với thần tượng âm nhạc của ông là sư huynh Rémi, tiến sĩ âm nhạc ở Rome và cũng là tác giả nhạc hiệu của Institution Taberd.

     Khi học tại trường, khi học tại cư xá của các sư huynh dòng La San tại Thanh Đa, Trần Trịnh đã được huấn luyện về âm nhạc trong suốt 9 năm trời – từ năm 58 đên năm 67 - nên đã có được một căn bản vững vàng về nhạc pháp cũng như về nghệ thuật sử dụng piano.  
 Không những là một nhạc sĩ sáng tác, Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ  có nhiêu gắn bó nhất với lãnh vực phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước năm 75.
 Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá (do Hà Huyền Chi viết lời) đã dính liền với cuộc đời sáng tác của ông.
  Ngoài nhạc phẩm điển hình đó, Trần Trịnh còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm đặc sắc khác, trong số có nhiều bài cùng với hai người bạn nghệ sĩ là Nhật Ngân và Lâm Đệ được ký dưới tên Trịnh Lâm Ngân trong những thập niên 60 và 70.
 Tuy đã bước vào lớp tuổi 70, nhưng Trần Trịnh vẫn còn nhớ rành mạch rất nhiều chi tiết khi tâm sự với người viết về quá trình hoạt động âm nhạc lâu dài của ông cùng với cuộc sống tình cảm trong cuộc sống thăng trầm của một người nghệ sĩ chịu một ảnh hưởng lớn của nền văn hoá Tây Phương.
 Với một giọng kể chuyện say mê, Trần Trịnh cho biết âm nhạc đã quyến rũ ông mãnh liệt khi theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn trong suốt 10 năm, từ năm 1945 cho đến khi ra trường vào năm 1955 với mảnh bằng Bacc 2 (Tú Tài 2 Pháp).
 Nhưng niềm đam mê nơi ông đã gặp một trở ngại lớn là sự không đồng ý của bố mẹ để chấp thuận cho ông theo ngành âm nhạc, ngoài những giờ học nhạc trong chương trình của trường.
 Mặc dù là một nhân viên của tòa đại sứ Pháp theo tây học, nhưng thân phụ ông vẫn tỏ ra không mấy  có cảm tình với cuộc đời nghệ sĩ.

 Và mẹ ông, một phụ nữ người Lào – vợ sau của thân phụ ông – cũng chẳng tỏ ra khuyến khích cậu con trai út trong số 3 người con của mình.
 Tuy vậy, cậu học sinh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1936 tại Hà Nội* vẫn luôn ấp ủ giấc mơ đến với âm nhạc một ngày nào đó.

 Trong những năm học ở Taberd, Trần Trịnh đã rất khâm phục sư huynh Rémi mang họ Trịnh, trong những giờ học nhạc do ngài phụ trách.
 Sư huynh Rémi đã trở thành thần tượng của ông để ông ghép họ của mình với họ của sư huynh Rémi là Trịnh thành nghệ danh Trần Trịnh ngay từ khi sáng tác nhạc phẩm đầu tiên.
 Thật ra Trần Trịnh đã mon men đến với lãnh vực sáng tác từ khi mới 14 tuổi nhờ có khả năng thiên phú cộng với một đầu óc nhận xét nhạy bén trong khi theo học những giờ  nhạc do sư huynh Rémi hướng dẫn.
 Sáng tác đầu tiên của ông là Cung Đàn Muôn Điệu, được viết vào năm 1950 là năm ông được 14 tuổi.

 Nhưng mãi đến năm 17 tuổi mới được phổ biến bởi nhà xuất bản An Phú. 
Ba năm sau, vào năm 1956, nhạc phẩm này lại đã được nhà xuất bản Diên Hồng tái bản.
 Sau đó, nhạc phẩm này còn được dùng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với bài Chuyến Xe Về Nam, do nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành vào năm 55. Cũng trong năm 1956, Trần Trịnh lại cho ra đời thêm một nhạc phẩm khác là Viết Trên Đường Nở Hoa.
 Sau khi đậu bằng Bacc 2 vào năm 1955, Trần Trịnh được gia đình gửi lên vừa học vừa làm tại Nha Kiến Trúc Đà Lạt. Qua năm 1957, ông thi hành nghĩa vụ quân dịch khóa đầu tiên là khoá Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đánh dấu cho dịp này, ông đã viết bài Đôi Mươi, do Anh Ngọc trình bày lần đầu tiên.
 Trần Trịnh đã phục vụ 2 tháng ở liên đoàn A và 2 tháng ở liên đoàn B và sau đó vào phục vụ trong ban văn nghệ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến khi về. Trong thời gian đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn.
 Sau khi được trở về nguyên quán vào năm 58, Trần Trịnh thực hiện giấc mơ của mình khi ghi tên theo học với thần tượng âm nhạc của ông là sư huynh Rémi, tiến sĩ âm nhạc ở Rome và cũng là tác giả nhạc hiệu của Institution Taberd.
 Khi học tại trường, khi học tại cư xá của các sư huynh dòng La San tại Thanh Đa, Trần Trịnh đã được huấn luyện về âm nhạc trong suốt 9 năm trời – từ năm 58 đên năm 67 - nên đã có được một căn bản vững vàng về nhạc pháp cũng như về nghệ thuật sử dụng piano.  

          Và chính nhờ ở những nhạc phẩm Trần Trịnh vừa kể được ký dưới tên Trịnh Lâm Ngân, cặp song ca kích động nhạc Hùng Cường-Mai Lệ Huyền đã gặt hái được những thành công đáng kể để được mệnh danh là “Cặp Sóng Thần”, một thời làm mưa làm gió trên các sân khấu đại nhạc hội ở Sài Gòn.
 Sau hơn 10 năm sống bên nhau, Mai Lệ Huyền đã từ giã chồng con ra đi vào tháng 4 năm 75, trong khi ông không thể đi cùng để bỏ lại song thân đã cao tuổi, cũng là hai người đã nuôi đứa cháu nội từ khi mới lọt lòng. Hai người coi như xa nhau từ đấy.
 Hai năm sau khi rời khỏi Việt Nam, Mai Lệ Huyền viết thư về cho con gái, đại ý khuyên Trần Trịnh bước thêm một bước nữa trong khi chị cũng đã đi đến quyết định như vậy.
 Vào năm 1977, Trần Trịnh lập gia đình lần thứ hai.  Người vợ sau của ông đã cho ông 3 người con trai. Nhưng chả may người con đầu bị thiệt mạng trong một lần đi tắm sông với bạn bè khi mới được 17 tuổi.
 Người con thứ nhì của vợ chồng nhạc sĩ Trần Trịnh năm nay 24 tuổi hiên đang phục vụ trong binh chủng hải quân Hoa Kỳ, có khả năng sử dụng kèn trumpet. 

Trong khi người con út năm nay 22 tuổi cũng rất thích nhạc nhưng không có khuynh hướng đi theo con đường của bố.
 Sau biến cố tháng 4 năm 75, Trần Trịnh không còn mấy quan tâm đến công việc sáng tác. 

Ông chỉ chú trọng đến việc cộng tác với hết đoàn hát này đến đoàn cải lương hay gánh xiệc khác để mưu sinh.  ...
 Mãi đến năm 1982, khi các phòng trà được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về Sài Gòn làm nhạc trưởng tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn là nơi ông đã từng giữ vai trò then chốt về chương trình từ khi mới khai trương vào đầu thập niên 70. 

 Đây có thể coi như một ban nhạc có một thành phần đông đảo nhất với 11 nhạc sĩ.
 Liên tục đóng đô tại phòng trà (sau là vũ trường) Đệ Nhất Khách Sạn suốt gần 10 năm, Trần Trịnh sang cộng tác với vũ trường Maxim’s vào năm 1991. 
 Nhưng sau hơn 3 năm, ông đã xin nghỉ khi bị tai nạn khi ông đang chạy trên một chiếc xe gắn máy khiến ông bị thương nặng ở chân.

 Do tai nạn đó, đến nay Trần Trịnh vẫn cần phải dùng gậy trong việc đi đứng.
 Sau khi tĩnh dưỡng 6 tháng, vợ chồng Trần Trịnh cùng 2 con lên đuờng sang Mỹ theo diện ODP vào tháng 10 năm 1995 bằng sự bảo lãnh của người chị ruột ông là vợ của cố giáo sư Nguyễn Đình Hòa.
 Nhưng chỉ sau 3 tháng ở với gia đình người chị ở San Francisco, gia đình Trần Trịnh quyết định dời xuống Orange County.
 Nhưng thật sự hoạt động của ông chỉ duy trì được một tầm mức trung bình trong thời gian đầu, khi mà ông còn kiếm được lợi nhuận nhờ làm hoà âm cho một số trung tâm nhạc ở nam California.
 Nhưng chỉ một thời gian sau, khi tình trạng băng đĩa từ Việt Nam càng ngày càng đổ qua ào ạt khiến nhiều trung tâm nhạc cũng như nghệ sĩ độc lập phải chùn bước trước trước sự cạnh tranh đáng ngại này.

 Bởi vậy, khả năng âm nhạc của ông cũng đã không còn được sử dụng.
 Tài năng ấy bây giờ chỉ nhắm vào việc hoạt động trong một ban nhạc có tên là The Stars Band gồm một số nhạc sĩ lớn tuổi, hợp nhau lại để trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng. 
 Ngoài Trần Trịnh, The Stars Band còn có các ca nhạc sĩ Quang Anh, Thanh Hùng, Phạm Gia Cổn (cũng là một vị võ sư!), ... Nói về nhạc phẩm Lệ Đá trước đây, nhà thơ Hà Huyền Chi cho biết:
Ngó lui mấy chặng đường Lệ Đá
- Nhạc phẩm “Lệ Đá” trước hết không phải là một bài thơ phổ nhạc. Phải nói là tôi đã đặt lời cho bản nhạc (vốn không tên) của nhạc sĩ Trần Trịnh.
 Do một cơ duyên đặc biệt, do người bạn tên Đông chơi Clarinet, giới thiệu Trần Trịnh đến với tôi, khi đó Trần Trịnh (giữa thập niên 1960) chưa có nhiều tiếng tăm trong làng tân nhạc thời bấy giờ:
- Nhạc Trần Trịnh khá lắm, nhưng rất ít người biết đến. Xin anh giúp thằng bạn em một lần, đặt lời ca giùm cho nó.
Tôi liền lắc đầu : “Em biết là anh vốn mù nhạc mà !”
- Em biết chứ, nhưng em thành thực nghĩ rằng chỉ có anh mới giúp được nó.
Còn Trần Trịnh cười hiền lành nói thêm :
- Xin anh giúp cho. Tôi nghĩ là sẽ có cách…
Bấy giờ tôi thẳng thắn đặt điều kiện :
- Nể thằng em, coi như tôi chấp thuận trên nguyên tắc. Tuy nhiên, tôi cần nghe anh đàn bản nhạc này vài lần để có khái niệm về nhạc tính. Và tôi cũng cần ý kiến thẩm định về nhạc thuật của bài này với những Pianist như Dzương Ngọc Hoán (chồng Pianist, ca sĩ Quỳnh Giao)
Chúng tôi kéo nhau lên đài phát thanh Quân Đội, Trần Trịnh ngồi vào piano.
 Và điều ngạc nhiên là tôi ưa ngay cái âm hưởng buồn ngất ngây dịu nhẹ đó, rất Pianissimo ấy. Melody thật tha thiết, ngọt ngào, bắt nhĩ.
 Khi ấy Đông đã kéo Dzương Ngọc Hoán qua và Hoán khen bản nhạc này không tiếc lời, khiến tôi có ngay quyết định giúp Trần Trịnh.
 Tôi nghe Trịnh đàn thêm vài lần nữa và cố gắng nhập tâm cái âm hương của bản nhạc.
Hôm sau, tôi đem đến Trần Trịnh lời ca thứ nhất của Lệ Đá. Kết quả ngoài sức tượng tượng, là không biết bằng cảm hứng nào đó, tôi đã hòa được cái rung cảm đích thực của thơ tôi vào nhạc Trần Trịnh.
 Trần Trịnh mừng rỡ tới sững hồn. Anh và Hoán cùng hân hoan hát Lệ Đá khiến tôi cũng choáng ngợp trong niềm vui.Lập tức tôi viết lời 2. Buổi trưa nắng gắt, dưới mái tôn thấp lè tè của quán cơm lính trong trại.
 Trên chiếc bàn bọc nhôm nóng bỏng, cáu bẩn, tôi thả hồn bay với Lệ Đá. Tôi viết thật dễ dàng, và khóc cũng dễ dàng với lời 2 này.
Tôi cứ vừa viết vừa khóc thế đó, như khi ngồi chép lại những dòng nàỵ Tôi bỏ dở bữa ăn, đem lời 2 lên đài Quân Độị gặp Nhật Trường trước phòng vi âm. 
Tôi đưa Lệ Đá ra khoe, Nhật Trường hát ngay với nỗi hân hoan bốc lửa. Hắn túm ngay lấy Trần Trịnh đòi soạn cấp kỳ hoà âm cho ban nhạc và 2 bè khác cho Mai Hương, Như Thủy ca.
 Khoảng nửa giờ sau Lệ Đá được thâu cấp kỳ. Nhật Trường, Mai Hương, Như Thủy, mỗi nguời trên tay một bản Lệ Đá “mì ăn liền” say mê hoà ca với nỗi xúc động đồng thiếp. “Take one Good take !” Hát và thâu hoàn chỉnh ngay lần thứ nhất.
Nhật Trường như bay ra khỏi phòng vi âm ôm lấy tôi và Trần Trịnh :
- Ông đặt lời thần sầu. Bản này sẽ là Top Hit.
Tôi nhún nhường:
- Top Hit được là nhờ nhạc Trần Trịnh bay bổng như diều đấy chứ.
Nhật Trường cướp lời :
- Nhưng ông là gió lớn. Đại phong mà…
Lời bài hát Lệ Đá  sáng tác cuối thập niên 60 

Hỏi đá xanh rêu…bao nhiêu tuổi đời 
 Hỏi gió phiêu du…qua bao đỉnh trời 
 Hỏi những đêm sâu… đèn vàng héo hắt
Ái ân… bây giờ là nước mắt /
Cuối hồn một… thoáng nhớ mong manh
Thuở ấy tôi như… con chim lạc đàn /
Xoải cánh cô đơn…bay trong chiều vàng 
 Và ước mơ sao…trời đừng bão tố 
 Để yêu thương… càng nhiều gắn bó 
 Tháng ngày là… men say nguồn thơ....
.
Điệp khúc
Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi 
 Là hoa.. rót mật… cho đời
 Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng
 Em nhớ gì… không em ơi
Mầu áo thiên thanh… thơ ngây ngày nào 
 Chìm khuất trong mưa… mưa bay rạt rào 
 Đọc lá thư xưa…một trời luyến tiếc 
 Nhớ môi em…và mầu mắt biếc 
 Suối hẹn hò… trăng xanh đầu non

Lời bài hát Lệ Đá (2)  sáng tác cuối thập niên 60
Tượng đá kiên trinh… ru con đời đời / Là nét đan thanh… nêu cao tình người / Là ánh chiêu dương… đẩy lùi bóng tối / Tháng năm xa… trùng trùng sóng gối / Ngóng nhìn từ… bát ngát chân mây
Bài hát ca dao… theo tôi vào đời / Và giữ cho tim… tôi xanh nụ cười / Nào biết trong em… còn nhiều trống vắng / Trái yêu đương… chỉ là trái đắng / Gã tật nguyền… buông trôi niềm tin
Điệp khúc
Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi / Là hoa… rót mật… cho đời / Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng / Em nhớ gì… không em ơi
Tương đá kiên trinh… ôm con đợi chồng / Nhạc lá thu mưa… hay chân ngựa hồng / Lệ đá tuôn rơi… dòng dòng nối tiếp / Ngóng chinh phu… đời đời kiếp kiếp / Suối vọng tìm… trăng xanh đầu non
Cái ma kiếp của một bài ca được yêu chuộng thường yểu tử, và xuống cấp.
 Nhưng Lệ Đá thì không. Nó may mắn thoát khỏi định số ước lệ ấý. Vào những năm 67, 68 nhạc phẩm “Lệ Đá” được cất tiếng thường xuyên hầu như ở khắp mọi sinh hoạt văn nghệ mà thời kỳ này nhạc Trịnh Công Sơn đang được mọi người hâm mộ. Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảy. 
Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy nước. 
Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá với tiếng hát Khánh Ly, phim do Thanh Nga, Đoàn Châu Mậu diễn xuất, và Bùi Sơn Duân đạo diễn.
May sao, Lệ Đá vẫn chưa trở thành nhạc sến, nhạc đứng đường. 
May sao, tôi vẫn được yên thân, bởi vẫn giữ kín cơ duyên “nhảy dù” vào nghề viết lời nhạc. Để mọi người đều hiểu lầm rằng Trần Trịnh phổ thơ tôi....

                         Trường Kỳ - Hà Huyền Chi


                              

Rồi Cũng Hư Hao


Trong bước chân đi tình nào bát ngát
khi dấu thu sang đông còn bỡ ngỡ
người còn se sắt tìm nhau tiếc nuối
ở chốn nào vương vấn lòng đau

Theo gió thu phong đông về lẩn trốn
tình đã theo mưa hoang lạnh chỗ ngồi
em hong tóc xưa ta về tịch cốc
ngỡ chiều xưa mưa ngụ hai vai

Phải đó, trong em có tình vội vã
gieo rắc theo mưa có lời hấp hối


Em như gió mưa co tình giông bão
hàng lá se sua còn ngỡ người về
theo nhau nuối đuôi đi về biển nhớ
còn những hồn nhiên rồi cũng hư hao

Nguyễn Đăng Tuấn

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Sài Gòn và chuyện tình li-mô-nát

Với tôi, Sài Gòn muôn đời vẫn là chốn phồn hoa đô hội, nơi tôi mong muốn được đến, đến để rong chơi, đến để tìm hiểu. 
Chứ bảo đến để sống, để lập nghiệp, chắc tôi phải suy đi nghĩ lại nhiều lắm.Hồi nào tới giờ tôi chỉ nghe nói người này là người Huế, người kia là người Hà Nội, người nọ là người Nha Trang,... chứ tôi chưa nghe ai xưng mình là người Sài Gòn bao giờ. 
Tôi nghĩ rằng Sài Gòn là nơi người tha phương đến lập nghiệp, lâu dần bén rễ, cho nên mới nhận là người Sài Gòn. Và đa số những người ngụ cư lâu đời ở Sài Gòn mỗi khi nói đến gốc gác của mình, họ vẫn nói “tui là người Hà Nội di cư vào Nam” hay “quê quán của tui ở Nghệ An, Thanh Hóa”...
Tính cách của người dân sống ở Sài Gòn rất dễ dàng cho tôi nhận ra được những nét đặc biệt của họ. Họ xuề xòa dễ dãi, hiếu khách và giàu tình cảm. Một khi thi ân họ bất cầu báo, đã giúp đỡ ai là họ giúp một cách tận tâm và nhiệt tình.

 Có lẽ câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” đã ngấm vào máu, cho nên đã tạo nên lối sống và cách cư xử rất đặc thù của những người dân Sài Gòn chăng!
Và cũng có lẽ vì những buổi đầu tiên trên bước đường tha phương cầu thực, họ đã gặp biết bao nhiêu sự trắc trở, khốn khó nơi xứ lạ quê người, cho nên họ dễ thông cảm với những kiếp người phải lìa bỏ nơi chốn nhau cắt rốn đi tìm kế sinh nhai như những gì họ đã từng trải qua.Nói đến “người Sài Gòn,” tôi lại chạnh nhớ đến “cô hàng nước” mà tôi đã mon men làm quen lúc gia đình vào Sài Gòn chờ chuyến bay đi đoàn tụ ở Mỹ vào đầu năm 1986.
Có thể nói cô là một tổng thể của người Sài Gòn, rặt chất Sài Gòn mỗi khi tôi nhớ về chốn ấy.
Thật ra bây giờ hỏi tên cô là gì, vóc dáng ra sao... tôi không thể nào nhớ nổi, vì chỉ mới gặp gỡ và quen nhau vỏn vẹn có một tuần lễ thôi. 
Sau đó tôi ra đi biền biệt, chưa một lần có dịp trở về thăm lại chốn xưa, hòng tìm lại người xưa để nhắc lại chuyện xa xưa mà có lẽ chính cô cũng chẳng còn nhớ tôi là ai của những ngày xưa nữa....Nhà cô ở Chợ Lớn. Trước nhà là quán nước có kê một chiếc bàn và dăm ba chiếc ghế đẩu cũ kỹ. 
Cô bán linh tinh vài loại nước giải khát, nào là xá xị, nước cam, và một thứ nước ngọt có ga từa tựa như 7-up hay Sprite, tôi nhớ mang máng hình như li-mô-nát thì phải. Bên cạnh đó là tủ thuốc lá, bày dăm gói Hoa Mai, Ðà Lạt, Vàm Cỏ, Sài Gòn Ðen, và lèo tèo vài gói thuốc ngoại Zet, Si-Mit...Lúc đó nhờ bán được một mớ băng nhạc cát-sét, rủng rỉnh tí tiền nên tôi tập tành làm người sành điệu ăn chơi vung vít.
 Chiều xuống tôi thường tém thùng, tóc tai chải gọn gàng, diện giày cho ra dáng công tử vườn lạc bước đến Sài Gòn hoa lệ.
 Lang thang vô quán của cô, tôi tay kéo ghế, ngồi tréo chân, miệng e hèm gọi nước, không quên kêu thêm vài điếu thuốc có cán, điếu vắt mang tai, điếu cắm vô mồm, ngậm lệch một bên, nheo nheo mắt mơ màng thả khói (bây giờ mỗi lần nhớ lại những trò khế khế đó, tôi còn rùng mình sởn cả da gà da ngỗng, không hiểu bà nhập hay sao tôi lại có thể cả quỷnh đến như vậy) .Cô hàng nước mặc xác tôi thỏa thuê tác điệu, miệng mím mím cười bưng nước và lấy thuốc ra cho khách, xong rồi khều nhẹ một câu, “Anh ở đâu dô đây dậy!”Tôi giật thót người:-Tui là dân ở đây mà!
-Xạo!
-Sao chị biết?Thứ nhứt, hông ai kêu tui bằng chị giống như anh. Thứ hai dân Sì Gòn bi giờ hổng có ai ăn diện kỳ cục như anh hết. Thứ ba là anh nói tiếng gì khó nghe thấy bà nội!Tôi biết là tôi đã lộ tẩy là tên nhà quê chính hiệu rồi, nên đành nhe răng cười trừ.
 Cô thấy tôi ngố nên cứ hỏi dồn hỏi dập, rồi cô ôm bụng cười nghiêng ngửa mỗi khi tôi nói thứ tiếng quái quỷ gì “lạ quắc lạ quơ.”Tôi là tên nhà quê chứ tôi không phải là tên nhát gái.
 Biết tỏng là cô thích nhái giọng, cho nên tôi cứ lôi giọng nói nặng trình trịch ra xài, mục đích để được cô gần gũi sửa giọng giùm.-Anh gì đó ơi, có quỡn tới đây em dạy anh nói giọng Sì Gòn nhen anh!Có ngu lắm mới không ừ cho lẹ.Kể từ đó trở đi tôi rất siêng lui tới, có hôm đến hai ba bận. Giọng Sài Gòn là giọng nghe ngộ lắm, viết một nơi phát âm một ngả.
 Thí dụ cô hỏi tôi chừng nào thì đi Mỹ. Tôi nói đang đợi chuyến bay, và có lẽ Thứ Sáu tuần sau là lên máy bay rồi.Cô phát lên cười sằng sặc:
-Gì mà “thứ sấu từng sâu” với lại “mứa bưa!” Phải nói là “thứ sáo tuần sao, mái bai,” và nhớ phải đãi giọng ở cuối câu sao cho dẻo thiệt là dẻo mới đúng điệu.Tôi cười he he:-Cô ơi, tui là dịt, cô là gừa. Cô cho dịt “ở chung” dứ gừa, thớ nào dịt cũng biết gứa òa óa oa...-Anh nói cái gì mà nghe mắc cười thí mồ đi!
 Ngày lên đường cũng đã đến. Tối hôm đó cô đãi tôi một chai nước li-mô-nát mà mỗi lần đến quán tôi hay kêu. Chính tay cô khui chai nước, rót chầm chậm vào ly. 
Cô dùng móng tay quay quay viên đá lạnh, mái tóc đen tuyền xõa xuống vai, che hết một bên mặt.
Cô châm cho tôi điếu thuốc, tránh nhìn vào mắt tôi, cô nói nhỏ “anh qua đó nhớ viết thơ dìa nghe!”
Tôi rít một hơi thuốc thật sâu, thở ra nhè nhẹ. Khói thuốc làm nhạt nhòa bóng dáng cô, và khói thuốc cũng làm cho tôi cay mắt quá.
- Ờ! Tui nhớ.
- Anh nói hổng đúng, phải nói là
 “Ừa! Anh nhớ!”
 Anh nói lại em nghe đi.Tôi cười cười mà miệng không thể nào thốt lên thêm lời nào nữa hết, vội quay lưng chỉ kịp thấy mắt cô hàng nước long lanh nước...Năm tháng đã vùn vụt trôi qua, tất cả giờ chỉ còn là kỷ niệm.
Quán nước nghèo gần bên Tòa Án Quận Năm chắc dâu bể lâu rồi. Cô hàng nước bây giờ ra sao tui cũng hoàn toàn mù tịt. 
Lần mò dò hỏi chốn xưa, không một ai biết con đường nhỏ trước bảy lăm có tên Lý Thành Nguyên ở Chợ Lớn đã một lần đổi thành đường Lê Thị Riêng bây giờ mang tên gì nữa.Cô hàng nước ơi, tôi vẫn còn nợ cô một món nợ mà tôi không thể nào trả được.
 Không phải tiền nợ của điếu thuốc, của ly nước chanh lúc vội ra đi quên trả.
 Cũng không phải là lời hứa của lá thư không bao giờ gởi về. Mà là nợ về giọng nói dễ thương của cô, của người Sài Gòn đã từng chỉ dạy cho tôi.
                                 Diệp Bảo Khương 
                                     @@ tks t.g DBK .....!
                                                                    

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Mệt....

                                 
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt  , tâm can mệt mới là mệt.
Người viết bài này không mệt,

Người chuyển tiếp bài này không mệt,

Người đọc bài này mới mệt...

Cho nên... mới xem tựa bài đã thấy... 
« Mt"
St 

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Du Tử Lê, .. Có Những Câu Thơ Thành Ngôn Ngữ Hằng Ngày

 “Những ý kiến tôi đã diễn tả trước đây, 15 năm, (97) cho đến nay vẫn còn đúng.
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi.
 Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Bởi vì, thi sĩ phải là một thi sĩ riêng cho mình, không thể lẫn vào một thi sĩ khác được.
 Du Tử Lê vẫn luôn luôn tìm cách làm mới tiếng nói của mình. 
Tức là làm mới thơ của chính Du Tử Lê; cũng như góp phần làm mới thi ca của người Việt Nam. 
Chúng ta biết thơ có hai cách diễn tả: Tự nguyên thủy, thơ là lời nói, lời phát âm ra.
 Rồi, từ cả vài ngàn năm nay, loài người dùng chữ viết, thành ra thơ cũng là một nghệ thuật dùng chữ viết, in ra nữa.Hai hình ảnh mà ta tiếp nhận thơ là nghe lời người ta nói và đọc bài thơ trên giấy.
 Cả hai hình thức đó Du tử Lê đều tìm cách làm mới cả. 


 Nhiều người cho rằng Du tử Lê hơi cầu kỳ. Khi anh sử dụng rất nhiều thứ dấu khác nhau. Như dấu phẩy, dấu chấm, dấu ngang, dấu dọc, gạch chéo, gạch ngang…để làm cho thơ của anh khác thường.
Nhưng tôi nghĩ, người thi sĩ có những lúc có nhu cầu là phải làm sao để diễn tả được đúng tâm trạng của mình. Họ sợ rằng người đọc bài thơ trên giấy không thấu hiểu hết ý của mình, nên phải dùng thêm dấu nọ dấu kia, để theo đó mà người đọc thấu hiểu thêm.
Thí dụ câu thơ dưới đây trong tập thơ mới của Du Tử Lê. Nếu tôi đọc những câu thơ này theo lối bình thường, tôi sẽ đọc là: 

      Người cho tôi vực khuya
      Đêm vọng nồng tiếng hát
      Những ngón tay xuân thì
      Bươi tìm tôi thất lạc. 


Đó là những câu thơ rất đẹp.Nhưng nếu chúng ta theo cái cách của tác giả diễn tả.
 (Tôi rất tiếc là không thể trình với quý vị nguyên văn của bản thơ đó trên màn hình.
 Nhưng chắc chắn ban kỷ thuật sẽ làm được việc đó.) 
Và khi người đọc được nhìn vào bản văn với những dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu ba chấm của tác giả, người đọc sẽ đọc nó khác đi một chút. Nó có thể sẽ là: 
      Người cho tôi vực, khuya
      Đêm vọng, nồng tiếng hát.
      Những ngón tay xuân thì:
      Bươi, tìm tôi-thất-lạc. 


Chữ “tôi-thất-lạc”, tác giả gạch giữa. Ba chữ đó là một tiếng mà thôi.
 Chúng trở nên một cụm từ, dính liền nhau. Cái “tôi-thất-lạc”.
 Người ta thấy tác giả diễn tả một cái gì khác. Không phải là... tôi thất lạc.
Đó là một cố gắng của Du Tử Lê. Cố gắng làm cho tiếng nói và thơ của ông diễn tả đúng tâm trạng của ông hơn.
Tuy nhiên, nếu quý vị thấy mình có thể tiếp nhận một cách khác, hoặc cho rằng tại sao lại phải cầu kỳ như vậy thì có thể tùy ý.
Dù sao thì chúng ta phải nhận thấy rằng Du Tử Lê không phải là người cầu kỳ.
Bởi vì người cầu kỳ thì thơ sẽ làm cho người ta kinh ngạc. Người ta sợ, mà người ta không yêu được.
Chúng ta phải công nhận rằng Du Tử Lê đã thành công trong việc làm cho nhiều người yêu thơ ông. Phải nói là, Du Tử Lê đã làm chủ được ngôn ngữ mà ông đã sử dụng, là tiếng Việt Nam. 
Ông đã sống với nó, đã yêu nó. Nhờ thế mà Du Tử Lê đã diễn tả được những điều rất giản dị, không cầu kỳ; làm cho ai cũng hiểu và, tự nhiên mà nhớ.
Tôi lấy thí dụ một câu thơ của Du Tử Lê đã trở thành ngôn ngữ hằng ngày của mọi người:  
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu!”  
Thật ra câu này không phải dễ hiểu. Nhưng trong một số tình huống nào đó, thì nó lại là câu nói nói cửa miệng.
Thí dụ một ông chồng gọi điện thoại cho vợ nói:
“ Em ở đâu đó? Sao em hẹn anh ở ngã tư có cây xăng, mà sao anh không thấy em đâu cả?
 Hay chắc là em đang ở chốn nhân gian không thể hiểu rồi!”
Vậy câu thơ trên đã trở nên ngôn ngữ thường ngày.
Lâu lâu tôi lại nghe câu thơ của Du Tử Lê “ ở chỗ …,” lúc thì để diễn tả một tâm trạng vui; cũng có khi để diễn tả một tâm trạng buồn.
Tôi cho đó là thành công của một nhà thơ.
Một thí dụ khác, một câu thơ khác của Du Tử Lê, cũng thường được dùng để van lơn nhau, để khuyên bảo nhau, hay để than vãn với nhau:  
Đi với về, cũng một nghĩa như nhau.”  
Câu thơ này người ta cũng có thể nói trong lúc buồn:
“ Thế anh mới đến chơi mà đã về rồi à?”“
Tôi vừa mới gặp cô Tiểu Muội, rồi cô lại đi Texas…”
Có thể người nào đó sẽ nói:
Đi với về, cũng một nghĩa như nhau”.
Hoặc mình có thể dùng câu đó để đùa với nhau cũng được.
Một thi sĩ có những câu thơ thành ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta, tôi cho đó là một thành công.
Người thi sĩ đó đã sống bằng tiếng Mẹ đẻ của mình và, hòa nhập với cộng đồng của những người cùng chung ngôn ngữ. Đó là một thành công.
Có thể nói Du Tử Lê là một trong những người hiếm hoi, luôn luôn tìm cách đổi mới.
 Nhưng lại không quá mới đến độ xa lìa cộng đồng cùng dùng chung ngôn ngữ với mình.”
                                        Đỗ Quý Toàn
 

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Shihanoukville - bãi biển đẹp nhất Cambodia

Trải dài suốt 20 km, các bãi tắm tại Shihanoukville được chia thành nhiều khu vực khác nhau, phù hợp với các đối tượng khách khác nhau.

Shihanoukville là thành phố trẻ nằm sát biển, cách thủ đô PnomPhenh 230km.Từ Saigon đến thành phố này có hai đường:Chạy từ Saigon qua cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh đến Phnom Penh, từ đó chuyển xe đi Shihanoukvill, giá khoảng 20 USD/người. Thời gian di chuyển khoảng 10 – 12 hr Vé bán tại các đại lý xe đi Camphuchia trên phố Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão.

Chạy từ Sgon  đến cửa khẩu Kampot sát biên giới Hà Tiên, từ đây sang đến thành phố khoảng 2 hr đi xe, gần hơn rất nhiều.Occheuteal Beach và Serendipity Beach nằm ở khu vực trung tâm là nơi này tập trung nhiều nhà nghỉ, khách sạn, các nhà hàng, các công ty du lịch nhất Shihanoukvill với khu phố Tây nhộn nhịp về đêm và những quán ăn suốt dọc ven biển.

Bạn có thể kiếm được phòng giá từ 6 – 7 USD/ người tại đây với những căn phòng sạch sẽ, duyên dáng và tiện nghi.

 Sokha Beach và Independence Beach nằm cạnh nhau được coi là khu nghỉ riêng của những người có tiền. Hai khu nghỉ này hoàn toàn khép kín với bãi tắm riêng biệt, các quán ăn nhà hàng nằm trong khu nghỉ. Các cặp đôi lãng mạn và các gia đình có con nhỏ thường chọn khu nghỉ này cho kỳ nghỉ của mình. Giá phòng tại đây khoảng 60 – 100 USD/ đêm. 

 Otres Beach, Hawai Beach, Victory Beach khá yên tĩnh. Otres Beach có rất nhiều làng chài nhỏ nằm sát biển, tạo khung cảnh thanh bình hiếm có cho người đến thăm. Bãi biển với bờ cát trắng mịn và làn nước trong xanh. 

Victory Beach là điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên toàn Shihanoukvill, nơi có các quán bar nằm sát bên sườn đồi trông ra biển và những buổi chiều lãng mạn trên những triền cát mịn.

Vào tất cả các tối, các nhà hàng dọc bãi biển phục vụ hải sản tự chọn với giá 3 USD/suất. Các suất ăn có mức từ 3 – 8 USD/bữa/ người là thoải mái. Một cách khác để bạn thưởng thức hải sản ngon, bổ và rẻ là tự mua hải sản trong khu chợ Cũ, nằm gần khu trung tâm và mang về ăn tại khách sạn. 

Tại khu chợ này, người Việt sang bán hàng rất đông. Bạn có thể chọn cua, ghẹ, tôm hay ngao, sò huyết với giá rẻ. Ngay trong chợ có quán chế biến. Sau khi chọn hải sản, bạn mang qua cửa hàng này để chế biến và mang về nhà đồ ăn nóng sốt.

 Đây cũng là cách ăn hải sản được nhiều dân đi bụi chọn lựa. Lưu ý tại chợ, ghẹ được đánh bắt tại Cam còn cua được mang từ Việt Nam sang.

 Người Camphuchia sử dụng đồng Riel và đồng USD để trao đổi mua bán.Bạn có thể sử dụng cả hai loại tiền này. Ngôn ngữ tiếng Anh khá phổ biến.  Đến Sihanoukville, sau khi tắm biển cả ngày và chơi những trò chơi các trò chơi dưới nước, bạn có thể mua những tour đi về trong ngày để khám phá những đảo lân cận như Bamboo Island, Koh Rong, Koh Rong Samlon… 

 Giá tour đi trong ngày bao gồm xe đưa rước tại nơi bạn ở, ăn trưa, nước uống và lặn biển khoảng 15 USD. Nếu bạn lựa chọn đi khám phá thêm những khu rừng ngập nước cực thú vị, giá tour có thể lên khoảng 25 USD. Trò chơi lặn biển và ngắm san hô này cực kỳ hút khách.

 Với làn nước trong xanh đến tận đáy, bạn thỏa sức ngắm nhìn những đàn cá đủ màu cũng dãy san hô đẹp mắt, bơi lội và chơi đùa dưới ánh nắng mặt trời rực rỡSau một ngày hoạt động không mệt mỏi, hãy thư giãn với buổi spa hay matxa chân ngay trên bãi biển gần nhà, đi dạo dưới bóng hoàng hôn. 

Và đêm về, nhớ mua thật nhiều pháo hoa để được tự tay tạo nên lễ hội đốt pháo hoa tưng bừng trên bãi cát dài dưới ánh trăng nhạt, bầu trời sao nhấp nhánh và tiếng sóng không ngừng.


                                             Lam Linh
                                  @@ tks LLinh ,!!

Không chỉ là ‘tô cháo lòng Tam Biên’

Cho hai tô cháo lòng ăn ở đây,” “Bán cho tôi một phần bún vịt xáo măng to-go,” “Lấy cho tôi hai pounds đồ lòng đủ thứ, nhớ lấy phèo nhiều nghen,” “Tính tiền giùm hai hộp cà ri dê này.
 Cân cho một pound nạc thăn luôn”

Những lời mua bán qua lại như thế cứ rộn ràng, nhộn nhịp suốt ngày tại nơi có tên gọi “Chợ Tam Biên,” nằm gần ngân hàng Wells Fargo, trong khu thương mại tại góc đường Bolsa và Bushard.
Chợ Tam Biên không chỉ “là lạ” ở mô hình “one stop service” vừa là “mini market” vừa là “food-to-go,” mà Tam Biên còn khiến người ta phải quay trở lại, tìm đến nó, bởi sự bình dân, gần gũi chất chứa trong từng mặt hàng bày bán lẫn cách phục vụ chừng mực, lịch sự mà không phải chợ nào, tiệm nào cũng có thể tìm được tại Little Saigon.
  Chợ Tam Biên, được mở từ 10/2009, đến nay, chưa hẳn là quen thuộc với hầu hết những người nội trợ, bởi lẽ, mang tiếng là “chợ” nhưng người ta không thể đến đây để mua bó hành, cọng rau, ký bún, cân cà, cũng không ai đến Tam Biên để tìm mua bao gạo, chai dầu, con cua con cá.....
Khách đến chợ Tam Biên là để mua lòng heo, mua gà tươi, vịt tươi, dê tươi, và mua thịt heo “nóng.” Hay mua các loại chả, từ chả cá, chả chiên, đến chả lụa, chả bì, giò thủ, chà bông, chả giò, giò sống, hay nem bò, nem chua, đồ chua.
Nhưng hơn hết, chợ Tam Biên được tìm đến là vì món cháo lòng nóng hổi, thơm lừng mùi gừng, mùi hành, quyện trong tim, trong gan, trong huyết, trong dồi, trong phèo, trong bao tử, mà giá chỉ có $3.5. 
  Người ta đến chợ Tam Biên còn là vì tô bún vịt xáo măng béo ngậy những miếng thịt vịt không thoáng mùi lông, vì những hộp cà ri gà, cà ri dê, dê rựa mận, bê thui,... chỉ với giá từ $5 đến $10 cho một người đến hơn hai người ăn.
Cứ nhìn cách người ta đến ăn ngay tại chợ, bất kể giờ nào, từ khi mở cửa lúc 7 giờ rưỡi (am )đến khi gần đóng cửa lúc 8 giờ tối(pm ), hay cứ hết người này đến người khác đến mua thức ăn mang về, cũng có thể hiểu được sự hấp dẫn của các mặt hàng nơi đây đối với khách địa phương lẫn người từ phương xa tới thưởng thức và cứ nhắc nhau phải trở lại Tam Biên ngay khi có dịp.
   Với cách kinh doanh “one stop service,” những mặt hàng tươi được bày bán tại chợ Tam Biên cũng chính là những mặt hàng được mang đi chế biến thành món ăn để bán ngay tại chợ.
    Ðó có lẽ là lý do vì sao những mặt hàng food-to-go tại đây có vẻ ngon hơn, tươi hơn và rẻ hơn nhiều nơi quanh vùng OC .
“Có thể nói đến 95% mặt hàng bày bán tại đây là do chúng tôi tự làm lấy, tự chế biến lấy.
 Ðó là điều nhiều nơi khác không có
Chính vì tự làm, từ heo, dê, gà, vịt, và mang chúng đi nấu thành những món ăn thuần túy Việt Nam bán ngay tại tiệm nên chúng tôi chủ động được trong vấn đề kiểm tra chất lượng các món ăn, các sản phẩm cho luôn phù hợp với thị hiếu của khách hàng đa phần là người Việt Nam nơi đây.”
 Anh Linh Nguyễn, một trong những người điều hành ngôi chợ nhỏ này, cho biết.
Sống trong nghề làm heo “cha truyền con nối” từ những ngày còn ở phường Tam Biên, Biên Hòa, Ðồng Nai,VN, vợ chồng ông Chư Nguyễn, thân sinh của anh Linh Nguyễn, cùng năm người con trai, sang định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1993, mang theo bí quyết nghề nghiệp gia truyền, từ làm heo đến làm giò chả, tiếp tục gầy dựng và phát triển sự nghiệp nơi xứ người
 Khởi đầu, theo anh Linh Nguyễn, Tam Biên chỉ là một chợ nhỏ “mini market,” bán thịt tươi như heo, lòng, dê, gà, vịt.
“Rồi do nhu cầu của khách hàng muốn có thêm món này món kia nên từ từ chúng tôi thêm vào trong các mặt hàng của mình, để bây giờ mô hình của Tam Biên là một 'mini market' và 'food-to-go.'”
 Anh Linh chia sẻ.
Khách đến chợ Tam Biên có lẽ dễ dàng nhận ra một điều, đó là không khí gia đình, thân thiện, gần gũi.
    Không chỉ là mối quan hệ giữa chủ và nhân viên, giữa nhân viên và khách hàng, mà còn cả ở những người khách cùng ngồi thưởng thức tại chỗ các món ăn của chợ.
Vì đây là chợ nên không thể trông mong mình có thể tìm được những chiếc bàn ngồi riêng rẽ cho từng thực khách hay nhóm thực khách.
 Là chợ, nhưng lại có chiếc bàn dài, kê thêm những chiếc ghế tựa cho những ai muốn ghé ăn liền các món mình khoái khẩu, nên thì cứ thấy dư ghế, thấy chỗ trống thì ghé mông vào.
 Không cần ngại ngùng, không cần e thẹn. Như những ngày còn ở quê nhà, ghé vào quán trong xóm, bên đường, xì xà xì xụp thưởng thức tô cháo gà, tô cháo lòng, tô cà ri, tô bún vịt, tô bún bò...
 Sẵn tiện mua thêm ít giò chả, hay giò sống, chả cá, hoặc dăm ba pounds sườn non, nạc đùi còn tươi nguyên sắc đỏ về nấu bữa cơm gia đình, hay mua ít lòng heo, hộp bê thui, dê rựa mận, hay dê xào lăn, dê tiềm thuốc bắc... về nhâm nhi cùng bạn bè, người thân sau một ngày làm việc để cùng cười, cùng vui, cùng “xả stress.
Một điều gì đó rất hiền lành, thật thà, đáng mến trong cách những người chủ, tức vợ chồng con cái ông Chư Nguyễn, cùng làm việc, đối xử với nhân viên, và nói chuyện với khách hàng, cả cách những người nhân viên bê từng cái mâm mang thức ăn ra cho khách.
  Hối hả, khẩn trương, lẹ làng nhưng không xô bồ, chụp giựt, ồn ào, dù rằng thế mạnh của chợ Tam Biên là “food-to-go” chứ không phải là phục vụ thực khách tại chỗ.
“Chúng tôi làm theo phương cách gia đình, nên cứ nghĩ món gì chúng tôi nấu được, cảm thấy ngon miệng thì chúng tôi mang món đó ra giới thiệu với khách.”
 Anh Linh nói một cách khiêm nhường, “Nhiều người thích đến đây vì những món ăn đơn giản, không phải là xuất chúng, là ngon nhưng tương đối ăn vừa miệng, trên trung bình, quan trọng nhất là giá cả phải chăng, nên được bà con ủng hộ.”
Quả thực, trong tình hình kinh tế hiện nay, bước chân vào chợ Tam Biên, nhìn bảng giá cháo lòng chỉ có $3.5/tô, bún vịt xáo măng đủ cho một thanh niên đang độ tuổi ăn tuổi lớn vừa ngon miệng vừa no bụng chỉ có $5 một phần, hay hộp lòng heo đủ loại gần 2 pounds có sẵn hộp mắm tôm, ít rau quế chỉ có $10, tương tự giá đó cho dê nướng, dê hấp, bê thui, hay giò sống chỉ có $3/hộp, mua hai hộp $5, rẻ hơn rất nhiều so với mua tại các chợ Việt Nam, sẽ là lý do để níu chân khách hàng quay lại.
Anh Linh chia sẻ, “Một hộp cà ri dê có thể 2 người ăn cũng được, chúng tôi chỉ bán với giá $7.
 Tất cả đều cho chính tay chúng tôi nấu nên xem như lấy công làm lời, góp gió thành bão.”


“Mỗi hộp lụm vài cents” nhưng với lượng khách tìm đến chợ Tam Biên ngày càng nhiều như hiện nay khiến chủ nhân ngôi chợ này quyết định phải mở thêm một tiệm nữa tại góc đường Brookhurst và Westminster, trong khu Mall of Fortune vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5 tới đây, “chỉ tập trung vào bán food-to-go và ăn tại chỗ, không muốn để mọi người phải chờ lâu, đợi đông như hiện nay.”
Mùi cháo lòng vẫn bốc lên thơm lừng trên chiếc mâm được người phục vụ hối hả mang ra cho khách.
 Bên tô cháo nghi ngút khói, một đĩa giá trắng ngần, một lát chanh thái nhỏ, và ớt đỏ, và giò cháo quảy vàng rộm.
 Chỉ vậy thôi, mà người ta truyền tai nhau về một ngôi chợ nhỏ có tên Tam Biên giữa lòng Little Saigon.
                                        Ngoc Lan
               @@ woa, cháo lòng ngon ngon ,
                                        tks t/g NLan!!