Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Bản Đàn Hạnh Phúc



Thần thoại Ấn Độ kể rằng : Thượng Đế tạo ra đàn ông trước, thấy đàn ông bơ vơ lang thang tội nghiệp, bèn lấy vẽ yêu kiều của hoa, màu sắc rực rỡ của cầu vồng, tính mềm mại của gió, cái tinh quái của loài hồ ly, cái bất thường của mưa, và sức nóng của núi lửa mà tạo nên đàn bà. Rồi giao cho đàn ông làm vợ, đàn ông mừng lắm, dẩn đi. Không lâu sau đó, người đàn ông đem trả lại cho Thượng Đế, vì chịu hết nỗi đàn bà. Ngài thu nhận. Đàn ông bỏ đi, nhưng rồi không chịu được cô đơn, quay về xin lại. Thương đế đem đàn bà giao lại cho đàn ông. Nhưng rồi sau đó, đàn ông cũng đem trả lại lần nữa. Cứ xin và trả mãi. Đến lần thứ tư, thì Thương Đế bảo: “Lần nầy là lần chót nhé, đừng làm ta phiền nữa. Đem đi, may nhờ rũi chịu, rán mà chịu đựng nhau.” 
Câu chuyện có vẽ kỳ thị đàn bà do đàn ông đặt ra. Nhưng đó cũng là một ngụ ngôn, nói lên cái đáng yêu và đáng chán của đàn bà. Đồng thời, cũng nêu lên cái cần thiết và giá trị của gia đình, là sự kết hợp của hai giống đực, cái để tạo nên hạnh phúc cho cuộc sống. Hạnh phúc gia đình là một nguồn vui sướng và giá trị nhất trên đời, mọi thứ hạnh phúc khác đều trở nên phù phiếm, nếu mất hạnh phúc gia đình. 
Đứng trên khán đài cao nghe thiên hạ vổ tay rào rào chào đón , rồi về nằm queo một mình, đâu có sung sướng bằng vòng tay ấm áp của người thân yêu, nụ hôn thắm thiết của người bạn đời. Thành công về tài chánh, chính trị, văn chương, triết học, đều không có nghĩa lý gì, nếu thiếu hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc gia đình, không là gì cả, nhưng là tất cả. Ý nghĩa của đời sống là gì, nếu không phải là đi tìm hạnh phúc? 
Tuy hạnh phúc có muôn mặt, muôn khía cạnh, và mỗi người quan niệm hạnh phúc mỗi khác. Cũng có nhiều người đang sống trong hạnh phúc tràn đầy, nhưng họ không biết đó là hạnh phúc. Họ không cảm được là họ đang sung sướng. Chỉ khi họ gặp bất hạnh, đã mất đi cái họ đang có, thì mới biết, mới nghĩ được rằng, trước đây đã có hạnh phúc mà không hề hay biết, để cho nó trôi đi. Cũng như bình thường, ít ai ý thức rằng, được khỏe mạnh, không đau yếu, đã là hạnh phúc rồi. 
Chỉ cần đau răng nhức nhối thôi, thì cũng đã cảm nhận được điều đó. Chứ khoan nói đến những trọng bệnh, như mù mắt, tê liệt, ung thư... Người bị ung thư hành, thì thấy người đau răng là quá hạnh phúc. Hạnh phúc không phải xa xôi khó tìm, nó thực sự, tràn đầy chung quanh chúng ta, mà chúng ta hoặc vô tình không để ý đến, hoặc vì tham lam, muốn có thứ hạnh phúc mà mình chưa có, chưa đạt. Cho nên, cứ chạy đuổi theo cái bóng hạnh phúc, mà không bao giờ bắt gặp cả. Trong " Cổ học tinh hoa" kể rằng, có một ông đi trên đường một mình mà cười sằng sặc, sung sướng lắm. Có người hỏi chuyện gì mà cười vui thế?. Ông trả lời rằng, ông đang có ba điều sung sướng, nên vui mà cười. 
Một là trong sinh vật, có thú, có người, mà ông được làm người, thì là một điều sung sướng. Hai là trong loài người có người tàn tật bệnh hoạn, có người lành lặn, ông được lành lặn, thì là hai điều sướng .
 Ba là trong những người lành lặn, có kẽ là đàn ông, có kẽ là đàn bà, được làm đàn ông, thì là điều thứ ba sung sướng. Có ba điều sung sướng thì tại sao mà không vui cười cho được. Hồi còn nhỏ, đọc bài nầy, chưa hiểu, tôi tưởng là ông nầy mắc bệnh thần kinh. Chị em bạn gái, có thể cười sung sướng vì có hai điều hạnh phúc vậy.Gia đình là nơi mà mọi người dể dàng tìm được hạnh phúc nhất . Không có thứ hạnh phúc nào êm ấm, ngọt ngào, dịu dàng bằng hạnh phúc gia đình. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, không nơi nào cay đắng, bất hạnh và địa ngục bằng gia đình.
 Hạnh phúc gia đình như một vườn hoa, phải chăm bón, vun xới, thì hoa mới nở rộ, mới thơm tho, huy hoàng màu sắc.
  Không vun xới, tưới bón, thì cỏ dại mọc tràn lan, hoa lá tiêu điều. Người ta thường tưởng rằng, hạnh phúc gia đình sẵn có đó, cứ bính thản gặt hái mà không cần chăm sóc, không cần lưu ý đến, để cho nó mọc và nẫy nở phát triển tự nhiên. Nhiều gia đình rất hạnh phúc một cách tự nhiên, vì người vợ, người chồng đã hành xử đúng, đã thấm được cái nếp nhà, khi đang ở với cha mẹ.
 Cha mẹ họ biết dìn giữ hạnh phúc, và con cái học được và noi theo. 
Bởi vậy cho nên người xưa chọn dâu, chọn rể, thường chon tông, chọn tổ. Những gia đình nào ít hạnh phúc, thì con cái ít có cơ may học được những điều hay ho tốt lành trong đời sống hôn nhân, ngoại trừ họ tự học, tự tìm hiểu lấy.Có kẽ bảo rằng, có rất nhiều gia đình sống đã gần hết đời người rồi mà vẫn còn thất học trong vấn đề xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều đó có lẽ có thật. Cũng có nhiều người biết, nhưng còn mơ hồ, không để hết tâm trí vào việc vun xới hạnh phúc gia đình . Cũng có nhiều người khác, hiểu rất rõ, biết rất nhiều, nhưng không làm, nghĩa là không "tri hành hợp nhất". Những điều viết sau đây, thì chắc chắc mười người đều biết cả mười, không có chi mới lạ cả. Nhưng không phải vì thế, mà cố tình quên đi, không thèm nhắc nhở.
 Sau chừng năm bảy năm vợ chồng chung sống , mọi chuyện hầu như đã cũ lắm rồi. Chưa nói đến năm ba chục năm, thì xem như cũ gần bằng trái đất. Tình cảm lắng đọng, êm đềm, thâm trầm. Vợ chồng thương yêu, chăm sóc nhau như phản ứng tự nhiên, không còn đắn đo, không suy xét. Người cho cũng như người nhận, đều bình thản như hít thở không khí trời. Không ai nghĩ rằng, nếu trong chừng năm ba phút thiếu không khiù để thở, thì có thể bất tỉnh và khó sống nỗi. Thế mà có mấy ai biết mình đang sung sướng, đang có nguồn không khí trong lành để hít thở đâu. 
Vợ chồng, cho và nhận, đều ít cảm được cái rung động và sung sướng khi được chăm sóc, hy sinh và dâng hiến cho nhau. Cái tình cảm thâm trầm, không nói ra, đôi khi tưởng như lạt lẽo, chán nhàm. Phải đến khi mất nhau, khi đó mới thấm thía, mới tiếc những gì mình không cảm nhận, không làm, khi còn có nhau.
 Đời sống vợ chồng, có nhiều tháng ngày bên nhau, nhưng đừng bao giờ để cho hạnh phúc, sinh hoạt, và tình yêu trở thành cũ kỹ, lạt lẽo.
 Chúng ta, chồng cũng như vợ, có bổn phận phải làm cho nó sống động, tươi mát , thắm thiết trở lại. Phải biết đánh bóng cái hạnh phúc mà mỗi gia đình đang có. Phải biết nhắc nhở và cảm nhận được hết tất cả những hạnh phúc nhỏ nhặt nhất từng giây, tùng phút mà mình có được. Một nụ cười của người phối ngẫu, một nụ hôn của con, một đóa hoa nở trong vườn, mình phải biết nắm lấy, cảm nhận, và sung sướng thật sự, và nói lên cái hạnh phúc đơn sơ đó cho mọi người chung quanh cùng vui hưởng.Có người xem truyền hình đài Nhật bản, họ bảo trằng, biết mình may mắn không là đàn bà Nhật. Thấy mấy ông Nhật trong phim đang âu yếm vợ, đang tỏ tình, mà có cái giọng nạt nộ, gắt gỏng, như sắp thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. 
 Thật tội nghiệp cho các bà Nhật , nói thì lý nhí, đi thì như chạy chạy từng bước ngắn. Không biết mấy bà có tủi thân không. Ai mà không ưa dịu dàng, ngọt ngào?. Thế mới biết tại sao người ta thích nghe nhạc. Mặc dù biết lời nhạc là không thực, là tưởng tượng, là bày đặt. Nhưng vẫn cứ muốn nghe đi nghe lại mãi không nhàm, không chán. 
Phải chăng vì lời ca trong bản nhạc êm ái, dịu dàng, nói lên cái ước mơ của con người, ước mơ được thương yêu, ước mơ được hạnh phúc, được nghe những lời êm tai, thỏa lòng.
 Không ai không thèm khát được đối xủ tử tế, dịu dàng, ngọt ngào. Ngay cả những người tâm tính khó khăn bất thường nhất. Rất nhiều người tuy biết vậy, thế mà khi mở miệng ra, nói với chồng hoặc vợ, thì lên giọng sai khiến, gắt gỏng, lệnh lạc, như sĩ quan truyền lệnh trên chiến trường.
 Với thứ ngôn ngữ đó, thì chắc kẽ điên khùng cũng biết là làm cho người nghe khó chịu, và nếu có thi hành, cũng với nỗi bực tức trong lòng, miễn cưởng mà làm cho xong kẻo thêm rắc rối. Nhưng cũng cùng một việc đó, nếu biết nói với lời êm ái ngọt ngào, lịch sự, thì người nghe hăng hái, vui vẻ, sung sướng khi thi hành. Có lần, trước chợ, người thấy một bà hùng hổ, trợn mất, chỉ tay vào chồng gay gắt: " Đứng ì ra đó sao.
 Anh phải phụ với tôi chứ, nặng quá mà!". Anh chồng cúi đầu như con mèo cắt tai, vội vả chạy theo chị vợ vào bên trong chợ. Nếu thời mới yêu nhau, mà chị để lộ cái hùng hổ đó ra, thì chắc anh chồng đã ba chân bốn cẳng mà lánh xa ra. 
Tại sao chị không thỏ thẻ: " Anh ơi, nặng quá em khiêng không nỗi, anh có thể giúp em một tay được không?" Thế thì dù có phải gảy xương sống, anh chồng cũng vui vẻ cố làm cho xong.
 Và trong lòng anh còn vui vẻ hân hoan, vì nghe lời ngọt ngào, dể thương của vợ yêu. Nhiều bà lúc nào cũng sẵn sàng thấm mật ngọt trên môi mà: “Anh ơi, anh à, anh giúp em việc nầy được không?

Anh có cho em đi Shopping không? Anh có thích giúp em việc nầy không, anh có vui lòng phụ giúp em ... Nếu anh giúp em việc nầy thì em cám ơn anh lắm..." Ngay cả những khi ông chồng bận rộn nhất, cau có nhất, bực mình nhất, mà nghe lời thỏ thẻ, nhẹ nhàng đó, thì anh cũng mau mắn, vui vẻ làm những việc vợ yêu cầu. Đổ nước đường ra, không mất gì cả, thì đàn ông, cũng như đàn bà, ai cũng vui vẻ, hăng hái. Nhiều ông chồng nghe ngọt ngào, thì cười mĩm và nháy mắt, tỏ ra anh biết tỏng là đang được uống nước đường của vợ, nhưng anh vẫn vui vẻ, hăng hái làm. 
Ngọt ngào với chồng, với vợ, thì hiệu quả hơn trăm lần xẳng giọng. Trong tình vợ chồng, những câu nói " Em yêu anh. Anh yêu em" nghe rất êm tai, rất thỏa lòng, hả dạ, nghe không bao giờ chán, không bao giờ nhàm. Càng nghe, thì tình yêu càng củng cố trong lòng người nói, và càng thắm thiết trong tâm người nghe.
 Tình yêu nhờ đó mà tăng trưởng, mà bền vững, mà thêm lòng tin. Lời tha thiết êm ái đó nhập tâm mỗi người. Tin chắc tình yêu mình đang cho và đang nhận vô cùng nồng nàn , ấm cúng.
 Thử hỏi tại sao tụng kinh, hay đọc kinh, thường phải lặp đi lặp lại một câu kinh, có khi cả chục lần, có khi cả trăm lần. Cũng như những điệp khúc trong các bài ca. Lặp lại, nhưng không bao giờ nhàm, không bao giờ chán. Câu nói xưa cũ, cổ điển , mà thần hiệu đó, nhiều gia đình đã quên đi, không nhắc nhở đến nữa, thật là một thiếu sót, uổng của đời.
Châm ngôn của nhiều bà là đừng bao giờ xẳng giọng, đừng bao giờ nói lời bất nhả, mật thì ngọt và kiến hiệu cay đắng thì làm đau lòng và không ai ưa.


Cứ nhớ lại cái thời vợ chồng mới quen biết nhau, sao mà thơ mộng, sung sướng và đẹp quá chừng. Tưởng không lấy được nhau thì đất trời nầy sụp đổ, cuộc đời không còn nghĩa lý gì nửa. Thời đó, chỉ mới cầm tay nhau thôi, mà trong lòng dạt dào sung sướng, xúc cảm, đến run lên. Và cảm thấy trời đất nở hoa rực rở, và ngàn tiếng du dương vang vọng trong lòng. Hai người cư xử đẹp, tử tế, dịu dàng như trong chuyện thần tiên. Có thế mới bỏ cả cha mẹ, anh em, bạn bè mà theo nhau. Khi đó, họ còn có thể sẳn sàng chết cho nhau mà không chút ân hận. Những vòng tay thời đó, thắm thiết, tràn đầy tình yêu, những câu nói ăm ắp ngôn từ đẹp đẻ, những nhường nhịn, hy sinh không chút đắn đo, không chút thắc mắc. Sau đó, người ta quên đi những nhường nhịn, tử tế lúc ban đầu, để lộ ra cái tranh đua, ganh tị, cáu kỉnh, ích kỷ của mỗi cá nhân, một cách quá sổ sàng, không cần che dấu, không kiêng dè.
 Những va chạm thường ngày làm sao mà khỏi tổn thương đến cái hạnh phúc gia đình, trong lúc mục tiêu chính của gia đình là tạo dựng hạnh phúc cho chính mình, cho người mình thương, cho con cái, cho tất cả. Đa số, chúng ta có được cái hạnh phúc ban đầu vô cùng phong phú, thế mà rất nhiều gia đình, không biết giữ dìn cho nó lâu bền, tốt đẹp. Mà cứ xói mòn, làm cái vun đầy ban đầu hao hớt, vơi đi, và có khi khô cạn. 
Thay vào cái hạnh phúc bằng sự nhàm chán, bất hạnh, chịu đựng. Có nhiều gia đình biến thành địa ngục, mà mỗi người thở cái không khí nồng cháy nặng nề của khó khăn, tranh chấp, thù ghét .
 Không ai mà không mơ ước cuộc sống gia đình được đẹp đẻ, thơ mộng, đáng yêu mãi như thuỡ ban đầu. Người ta mong muốn, ước mơ, nhưng người ta không biết cố gắng để giữ dìn và hành động , để làm sao cho gia đình mãi mãi còn là những nồng ấm, thơ mộng của thuỡ xa xưa đó. Có người luôn luôn ý thức được rằng, hạnh phúc nằm trong tầm tay họ, biết vun xới, tưới bón ù, thì nó tươi tốt, hoa lá sum sê, nếu bỏ lơ là, không chăm sóc, thì cỏ dại mọc um tùm, cành lá khô héo.
 Nếu cố gắng đối xử vối kẽ phối ngẫu tế nhị như thuở ban đầu, và nhắc nhở nhau dìn giữ trân trọng mối giao hảo song đôi. Tương kính nhau, tránh những lời nói làm buồn lòng, làm đau lòng nhau. Mỗi ngày, vuốt ve nhau với niềm xúc cảm tràn đầy của thuỡ ban đầu. Vòng tay ôm thắm thiết, truyền cho nhau tình thương nồng nàn thấm qua làn áo, nắm tay nhau với xúc cảm chân thành, hôn nhau say đắm như nụ hôn đầu. Không phải hôn nhau chiếu lệ, không phải "ôm nhau như ôm khúc củi mục" lỏng lẽo.
 Khen tăng nhau, cám ơn nhau những săn sóc, những lưu ý. Dù hôm nay bà vợ có bằng đầu, bằng đuôi, như một hình vuông, và má phính núc ních, thì chồng vẫn khen vợ đẹp, đẹp dưới nhãn quan của chàng. Thế là làm gia đình vui, tin tưởng và yêu đời hơn, vợ chồng yêu nhau hơn, và yêu gia đình hạnh phúc đậm đà hơn. Nhiều bà cũng đủ khôn ngoan để biết mình chỉ là thứ nái xề, chẳng có đẹp đẻ gì với ai, nhưng đẹp riêng đối với chồng là quá đủ. Vợ chồng cũng phải biết cám ơn những chăm sóc âu yếm của nhau. Cũng nên biết nói với nhau những câu mà người ta tưởng là thừa thải, đương nhiên, không cần nói ra, đại khái như: "Cám ơn tình thương của anh/em dành cho, không ai trên đời nầy thương anh/em bằng thế nầy cả." Người phối ngẫu, khi nào cũng cảm động nghe những lời biết ơn của đó. Nhờ vậy, tình yêu càng nồng nàn thắm thiết. Dù đã nhiều năm chung sống, làm sao cho vợ chồng còn say đắm nhìn nhau, và cảm thấy hạnh phúc êm đềm trong ánh mắt, lòng biết ơn nhau.
 Mỗi người biết hy sinh một ít cá tính, để hòa đồng nhau trong cuộc sống chung.
Gia đình nào cũng có một vài hủ mắm thối, nên chôn thật sâu, thật kỹ, đừng để bay mùi ra làm thương tổn đến hạnh phúc chung. Người xưa có dạy,không ai hoàn toàn. ( nhân bất thập toàn) Ai cũng có tính tốt, tính xấu. Và cuộc đời , mỗi cá nhân phải đấu tranh không ngưng nghỉ giữa cái thiện và cái ác. 

Khi yếu đuối, thì cái ác làm chủ, xui khiến con người làm những điều tệ hại. Có những cái người ta biết là không tốt, nhưng vẫn cứ làm, như hút thuốc, uống rượu, đánh bài. Đôi khi những cái xấu nho nhỏ, làm cho con người đáng yêu hơn, cuộc sống bớt thánh thiện, nhưng lại có nhiều vui. Quá thánh thiện cũng trở thành công thức, khó khăn. Bởi vậy, chúng ta phải biết tha thứ cho người phối ngãu, những sai lầm đã phạm phải trong quá khứ, dù cố ý hay vô tình.
 Dù sao thì cũng là việc đã qua, không thể quay lại được nữa. Nên quên đi, đừng bao giờ moi móc ra làm khổ nhau, làm tội làm tình nhau. Chẳng ích lợi gì, mà chính là làm cho mình đau đớn, dằn vặt hơn ai hết. Sai lầm nào cũng có thể tha thứ được cả, nếu biết chấm dứt và hối lỗi. Ngay cả những kẽ giết người, đôi khi còn được pháp luật khoan thứ nữa là. Quá nghiêm khắc cuộc sống mất vui. Vã lại, mỗi chúng ta hãy tự xét mình, xem mình có hoàn toàn không? 
Chắc chắn là không. Tại sao mình tự tha thứ cho lỗi lầm của mình được, mà không tha thứ cho lỗi lầm của người khác, nhất là người bạn đường của mình?. Tại sao lỗi lầm của mình, thì quên mau lắm, không muốn ai nhắc nhở đến, mà cứ muốn bươi móc lỗi lầm người khác ra?.
 Cảm thông và tha thứ, rất cần thiết để giữ hòa khí gia đình, và giữ cho ngọn lửa ấm hạnh phúc còn cháy mãi, sáng mãi trong trái tim của mỗi người.
Tình thương thường như như giao thoa cọng hưởng. Tình thương cho đi, thì có tìình thương trở về.Tình thương trở về làm nẫy sinh tình thương khác cho đi. Cứ thế mà chập chùng, mà vun dầy thêm lên.

 Khi ta thương yêu ai với tấm chân tình, không vụ lợi , không ích kỷ, thì sớm hay muộn , chắc chắn tình thương đó sẽ được đáp đền. Trong đời sống lứa đôi, càng cho nhiều thì càng nhận được nhiều. Tình thương thường cho đi mà không mong đền đáp, nhưng thường vẫn được đáp đền nhiều hơn mong tưởng. Ghét bỏ, hận thù, sẽ được đáp lại bằng hận thù và ghét bỏ.
 Không lợi cho ai cả, mà nó làm cho tâm tư u uất, làm cho cái bao tử ung thối, làm cho thân thể bệnh hoạn, yếu đuối. Không cần phải có cái tâm bồ tát đem ra thương người, chỉ cần có cái tâm thành của vợ yêu chồng, của chồng yêu vợ, hai bên trao tình thương cho nhau không ngưng nghỉ, không đắn đo, rồi từ đó tình thương thành giao thoa cọng hưởng.
 Gia đình hạnh phúc. Không thể nào một bên, ri rỉ tình thương, mà hy vọng nhận được tình thương tràn đầy không điều kiện.Mỗi người hãy nhớ rằng ngày tháng qua mau, cuộc sống của con người có giới hạn. Bảy tám chín chục năm, rồi sẽ chết. Mỗi người đều có sẵn bản án tử hình treo trên đầu mà chưa thi hành. Nhưng thái độ của đa số thế nhân, như họ sẽ được cho sống đời đời, không bao giờ chết.
 Phải ý thức được, mỗi ngày, chúng ta bước gần đến huyệt mộ thêm một bước, không cưởng lại được. Bởi vậy, mỗi ngày sống của chúng ta rất quý báu.
 Mất đi thì là hết, không thể nào tái tạo, dù có tiền rừng bạc bể, quyền uy ngất trời. Làm sao cho mỗi ngày sống của chúng ta được đẹp đẻ, vui tươi, ý nghĩa và hạnh phúc. Chúng ta phải tự tạo lấy, vun xới lấy. Chờ đợi, thì nó cũng có thể đến, có thể không. Nhưng tệ hại nhất là những kẽ tự đập phá hủy hoại thời gian quý báu của mình bằng gây gổ, bằng hận thù, bằng trách móc, than vản. Phí phạm thời gian thật uổng . Người xưa, ý thức thời gian quý báu, cho nên còn có kẽ thắp đuốc đi chơi, sợ đời chóng hết. 
Một gia đình hạnh phúc, có đời sống lâu dài bằng hai ba lần hay cả chục lần đời sống của một gia đình bất hạnh. Thà sống hai mươi năm tràn đầy hạnh phúc, còn hơn sống một trăm năm thiếu hạnh phúc. Những gia đình thiếu hòa thuận, thì nên ngưng cuộc chiến lại, ký hiệp định đình chiến ngay để cứu vản thời gian, cứu vản hạnh phúc của đời sống cho chính mỗi cá nhân trong cuộc chiến, cho con cái và những người liên hệ. Đừng để thời gian mất, hạnh phúc phí phạm, rất uổng.Mỗi ngày thi hành một điều hiến dâng.
 Vợ chồng, cứ giao ước, mỗi sáng thức dậy, cố đem lại cho nhau một niềm vui nho nhỏ. Có thể là một câu nói làm đẹp lòng nhau, có thể là một lời khôi hài, có thể là một chuyện vui trong giấc mơ, cũng có thể là một nụ hôn thật ấm từ tấm tình thương nồng nàn, không phải là nụ hôn chiếu lệ, trả nợ quỷ thần. Mỗi ngày, gắng làm vừa lòng nhau, cứ bên tung, bên hứng, hòa hợp tâm tư, hòa hợp đời sống. 
Cũng có những lúc bất đồng, thì phải biết nhân nhượng, mỗi người bước lui một vài bước cho đến khi đồng ý nhau, gặp nhau ở một điểm nào đó, mà cả hai đều vui vẻ chấp nhận. Khi đã chấp nhận, thì dù kết quả nào, cũng lấy đó làm vui.
Chuyện thần thoại Ấn Độ nên sưả lại rằng: Thượng đế tạo nên nhiều người đàn ông xong, thấy họ sống không có ý nghĩa, cầu bơ cầu bất, lại ăn ở dơ dáy, bẩn thỉu, hỗn độn. Ngài bèn lấy tinh hoa của trời đất, và tinh quái của yêu ma tạo nên nhiều người đàn bà, cho kết hợp với mỗi đàn ông thành vợ chồng. 

Giao cho mỗi cặp hai cây đàn thần, bảo rằng, nếu biết hòa điệu hòa âm, hòa nhịp, thì có được nguồn hạnh phúc vô biên, và đời sống phong phú an lạc. Nhưng nếu mỗi người chỉ muốn độc tấu riêng rẽ, không muốn hòa hợp thanh âm, thì sẽ tìm thấy địa ngục. Sau một thời gian, những cặp vợ chồng biết phát huy cái tinh anh của trời đất trong người nữ, biết hòa hợp âm thanh, thì đều mọc cánh và bay lên trời thành tiên.

 Những cặp chỉ biết triển khai cái tinh quái, nên độc tấu, không chịu hòa nhịp, hòa âm, đều mọc lông lá đầy mình, trở thành dã thú, chạy vào rừng trốn chui trốn nhũi. Còn những cặp khác, hòa âm, hòa điệu chưa được nhịp nhàng, ăn ý, thì vẫn còn giử lại hình thể của con người, và phải luyện tập thêm cho đến ngày mọc cánh thành tiên.Muốn gia đình trở thành một góc của thiên đường cũng không khó. Mà muốn gia đình trở thành một xó của địa ngục cũng rất dễ. 
Chỉ có quyết tâm và hiểu biết của hai vợ chồng. Làm sao cho ăn nhịp, hòa điệu, biết khai thác cái vốn dồi dào trời đất sẵn ban cho. Đời sống gia đình có hạnh phúc là đạt được toàn vẹn ý nghĩa của kiếp sống, không cần phải đi tìm ở nơi nào xa xôi.
                             Tràm Cà Mau
                @@ tks t/g .Happy Newyear 2013 !

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI. 2013

Chúc  gia đình bạn vạn sự như ý,
 Tỉ sự như mơ,
 Triệu triệu bất ngờ, 
Không chờ cũng đến!
 Chào buổi tối, chào tạm biệt ngày cuối cùng của năm, chào tạm biệt những buồn vui lẫn lộn, chuẩn bị sẳn sàng để đón chào năm mới, đêm nay giao thừa lại về, năm mới lại đến, chúc cho ai đó hạnh phúc bên nữa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẽ,chúc cho ai đó tìm được nhau sau tháng năm dài xa cách, chúc cho năm mới tràng đầy niềm vui, hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều,
 HAPPY NEW YEAR 2013
- Chúc ông chúc bà 
Chúc mẹ chúc cha 
Chúc cô chúc cậu
 Chúc chú chúc dì
 Chúc anh chúc chị ..
- Cung chúc tân niên. 
-Vạn sự bình yên. Hạnh phúc vô biên.
 Vui vẻ triền miên.  Sung sướng như tiên
- Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
 Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. 
- Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
 Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều”
- Hoa đào nở, chim én về, mùa Xuân lại đến.
- Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…
Chúc mừng năm mới
 Đa lộc, đa tài, đa phú quý
 Đắc thời, đắc thắng, đắc nhân tâm
-Thần tài rảo bước khắp mọi nhà,
 Tiền lộc đầy ắp, xuân hạnh phúc,
 Mọi người xum họp vui năm mới
- Năm hết Tết đến Đón hên về nhà
 Quà cáp bao la 
-Một nhà không đủ
 Vàng bạc đầy tủ
 Gia chủ phát tài
- CHÚC xuân bao chuyện tốt lành 
MỪNG mùa én liệng trên cành hoa mai
- Xuân an khang đức tại như ý
- Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
- Xuân vạn phúc, xuân thịnh vượng
 Chúc mừng năm mới vạn sự như ý
 Phát tài phát lộc
 An khang thịnh vượng
 Sức khỏe dồi dào
- Xuân đến hy vọng 
Ấm no mọi nhà
 Kính chúc ông bà
- Sống lâu trăm tuổi
Chúc mừng năm mới Xuân đến gia đình vui xum họp Tết về con cháu hưởng bình an
- Chúc năm mới
-Công thành danh toại 
Chúc năm mới
--Trẻ mãi không già
- Chúc năm mới
--Phúc lộc trường tồn
  Chúc năm mới
-Tấn tài,tấn lộc
                                                           St 

Người quan trọng nhất trên đời!

 Chuyện xảy ra tại một trường đại học.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,
- "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.
Giáo sư nói,
- "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...
Giáo sư nói:
- "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói:
- "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:
- "Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba tên: bố mẹ, vợ, và con.Cả giảng đường im phăng phắc,
Mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi !!
Giáo sư bình tĩnh nói tiếp :
- "Em hãy xóa thêm một tên nữa! "
Chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn... anh đưa viên phấn lên... và gạch đi tên của bố mẹ!
- "Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.
Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi:
- "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được

 Vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó rời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:
- "Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!Nói xong rồi chàng trai quay sang nói nhỏ vào tai vị giáo sư:
- "Thưa thầy con phải nói như vậy là vì con vợ của con đang ngồi bên dưới ... không nói như vậy thì chỉ có chết với nó, xin thầy thông cảm giùm con."
Vị giáo sư cười như mếu:
-"Thầy cũng chẳng khác gì con!"


 St 
@@ Hihihi, so funny !

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

18 ĐIỀU SUY NIỆM


1/   Kho tàng vô tận của ta là nụ cười
    2/   Thông minh nhất của ta là tự chủ
    3/   Công bình nhất ta có là thời gian
    4/   Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ
    5/   An ủi nhất của ta là bố thí
    6/   Sức mạnh nhất của ta là khoan dung
    7/   Thông thái nhất của ta là tình thương
    8/   Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi
    9/   Thành công nhất của ta là sự lễ độ
    10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng
    11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm
    12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng
    13/ Đau khổ nhất của ta là tự ty
    14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá
    15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu
    16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ
    17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ
    18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.


                                      ~~~ St ~~~

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Nghề Bán Hy Vọng Và Ảo Tưởng ( t.theo )

 
......Người đời thường thắc mắc là tại sao các thầy biết hết mọi sự cát-hung cho thiên hạ, nhưng tại sao họ không thể đoán được tương lai của chính họ?
Đó cũng là trường hợp chiêm tinh gia Huỳnh Liên, một thời tung hoành tại Sài Gòn, sau 75 vẫn còn nán ở lại, chưa chịu vọt...
Và nghe nói mấy năm sau đó thầy bị cướp giết chết thảm!
«…Khi chị bếp trở lại thì nghe có tiếng động khả nghi, chị chạy lên lầu thì thấy một cảnh tượng hãi hùng:

 Một người cầm khúc dây điện ngắn xiết chặt cổ ông Huỳnh Liên, ông trợn mắt và không la lối gì được.
 Chị bếp bỏ chạy xuống đường, vừa lúc gặp hai xe bộ đội từ chiến trường Tây Nam trở về, lính trên xe bắn súng chỉ thiên chơi.
 Hai tên giết người nghe súng nổ, tưởng rằng công an đã đến nơi, vội vàng lên xe tháo chạy. Trong lúc quýnh quáng, chúng quên mất hai cái áo còn cởi bỏ trong nhà. Chị giúp việc chạy đi cầu cứu. Lúc công an đến thì ông Huỳnh Liên đã chết…» 
(Vi Khuê
-Ngày xuân nói chuyện thầy bói).
Phải chăng đây chỉ là môn tâm-lý-trị-liệu?
Phải chăng bói toán, bói chim (loại hai cánh), bói lá, bói bài, xin xăm, xem chỉ tay, tướng số, chiêm tinh học, tử vi đẩu số, bấm độn, phong thủy, thư ếm bùa giải trừ ma quỉ, vân vân là những ngón nghề tâm-lý trị-liệu (!).
-Phải chăng chúng giúp cho người xem bớt rầu lo, bớt stress và hy vọng vào một cái gì đó, vì thế mà khi xem xong, người ta cảm thấy được an ủi hơn, phấn khởi hơn, lên tinh thần hơn, và lại còn cảm thấy thật là...đáng đồng tiền bát gạo nữa (!).
-Thời VNCH, một số thầy tướng số tại Sài Gòn rất được các cấp chánh quyền trọng dụng. Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Lương và một số sĩ quan cao cấp đã từng tham khảo tư vấn với các thầy tướng số.
“…Cũng không phải chỉ riêng ở nước ta, mà hình như ở đâu thì chính khách cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề bói toán. 'Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên'. Không tin hẳn, nhưng nếu cứ bói thử thì vẫn còn hơn là tự quyết định vận mệnh quốc gia.

 Có lẽ ở quốc gia nào, dù Tây phương hay Đông phương, thì mỗi chính khách đều có riêng một ông thầy, cũng như một ông bác sĩ tư, một bà bí thư riêng nữa vậy!
Với các chính khách, các thầy không những bấm độn, coi tướng, mà còn đưa ra những lời khuyên để thay đổi tướng mạo cho được ông thành danh toại hơn…”

(Vi Khuê-Ngày xuân nói chuyện thầy bói)

 Nảy giờ chắc có bạn cũng nực với cái lối nói cù nhầy của người gõ.
 Bà con cô bác muốn biết cá nhân người gõ có đi coi bói rồi chưa và có tin hay không?
-Xin trả lời một cách rất huề vốn là: mình cũng như thiên hạ có đi coi bói, và thật sự không dám nói là tin hay không tin nữa. Ai sao mình vậy!
Ngày xưa, vì tò mò nên lúc 25 tuổi mình có đi lấy lá số tử vi để biết xem tương lai và hậu vận, vợ mình sau nầy là con cái nhà ai, dung nhan ra sao, vân vân?
Rồi lúc đổi đời lại chán đời quá, nên đi coi bói để xem mình có số thiên di không?

 Và vọt thì có lọt hay không?
-Người gõ đoán chắc rằng trong thời điểm đó thì ai ai cũng đều có đi coi bói hết, xem coi mình có số thiên di không vậy đó mà...
-Riêng trường hợp người gõ thì có thầy nói sai và cũng có thầy cũng nói đúng, bởi vậy mới bị ủ tờ hai lần, đến lần cuối mới đi lọt!
Tin hay không tin
Có người cho rằng bói toán là dị đoan, là mê tín, là không khoa học, v.v.
Ngược lại, có người thì nói rằng đó là một khoa học chân truyền cổ xưa từ Trung Quốc, Ai Cập, hay Ấn Độ gì đó.
Một số thầy còn quảng cáo một cách hơi quá lố là họ đã tu luyện lâu đời với một ông lục sãi nào đó vùng Thất-sơn, trên núi Tà-lơn (?)... gì đó cho nó có vẻ huyền bí lên một chút...
Có người còn gắn thêm chữ Phật hay Thánh trong quảng cáo cho có vẻ linh thiêng hơn.
Cũng có một số thầy ngày nay dựa vào tên tuổi của một số chiêm-tinh-gia nổi tiếng thời trước để cho dễ bề quảng cáo làm ăn.
Có vị còn khoe rằng mình là cháu của cụ...nhà tiên tri nổi tiếng của Việt Nam 60 năm về trước.
Có thầy lại lấy thêm tên Campuchia, tên Lèo, tên Ấn Độ hay tên Miến Điện…cho nó có vẻ huyền bí hơn (?)

Đúng hay sai, chỉ có ông Trời trên cao mới biết được mà thôi!Rồi còn ba cái vụ đồn đại để cạnh tranh với nhau nữa!
Thầy nầy chê bai thầy kia là dỏm, còn mình là nom-bờ-one, khoe thân chủ của mình toàn là ông nầy bà kia rất có máu mặt trong xã hội mà ai ai cũng đều biết tiếng biết tăm hết...Thầy còn phán là coi hổng kịp...

Chỗ nầy năn nỉ chỗ kia cầu cạnh, mua vé máy bay, bao hết, trả thù lao hậu hỉ nhờ thầy bay qua cúng kiến khai trương nầy nọ, vân vân và vân vân.
Một nghề hái ra tiền ngay tại Hoa Kỳ- Vnam
Theo bà thầy bói Rosanna Rogers cho biết:

Chúng ta đừng tưởng chỉ có những người quá nhàn rỗi hay làm biếng nhớt thây hoặc suốt ngày chỉ xem tivi và vidéo mới đi xem bói, mà người ta còn thấy có rất nhiều người nổi tiếng cũng như các xếp lớn ở ngay tại Hoa Kỳ chẳng hạn những nhà kinh doanh, những nhà trí thức, các chuyên viên ngân hàng, các luật sư Hollywood và các chủ tịch điều hành công ty CEO trong số 500 công ty liệt kê trong tạp chí Fortune, vân vân cũng cần đến ý kiến của thầy bói trong những quyết định quan trọng nữa chứ!
In 1994, the psychic counsellor Rosanna Rogers of Cleveland, Ohio explained to J. Peder Zane that a wide variety of people consulted her:“Couch potatoes arent the only people seeking the counsel of psychics and astrologers. Clairvoyants have a booming business advising Philadelphia bankers, Hollywood lawyers and CEOs of Fortune 500 companies...

 If people knew how many people, especially the very rich and powerful ones, went to psychics, their jaws would drop through the floor.”
 Ms. Rogers “claims to have 4,000 names in her rolodex.”
 (Wikipedia)
Thầy bói là một nhà tâm-lý-học
Tâm lý chung của người đi coi bói là họ đang có vấn đề lo nghĩ hay buồn rầu về một việc gì đó. Vì có ai vừa mới trúng số $ 5 triệu dollar  mà lại đi coi bói làm gì!
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò.

 Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để đoán thêm.
Thường thì những câu thầy nói ra có thể hiểu sao cũng được hết.
Đôi khi thầy chêm thêm ý-niệm phước-đức hết sức trừu tượng và mơ hồ để hỗ trợ hay để bào chữa cho những điều thầy đã hay sắp nói ra...
Thí dụ như “nhờ vào phước đức của ông bà tổ tiên để lại nên sẽ tai qua nạn khỏi” hoặc nếu không bị như vậy thì là tại “đức năng thắng số”...
Có khi thầy còn chơi luôn tiên lượng (pronostic), đưa ra một cái date chẳng hạn như:
“Nếu ông hay bà cụ (đang bệnh nặng) qua được ngày nào đó trong năm thì sẽ sống thêm được năm ba năm nữa, nếu không thì chẳng qua nổi con trăng nầy…”
Bác sĩ xì-pê-xa-lít đành phải chịu thua, bái phục sát ván mà thôi!
Phân tách kỹ về mặt xác suất thống kê, thì cái lối bói nầy có thể có 50% trúng và 50% trật.
Đây cũng là một tỉ lệ thấy cũng đáng được khích lệ cho các thầy....!

......
                 Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan 
                                  @@woa ,dzui dzui , tks 2t/g !!


Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Nghề Bán Hy Vọng Và Ảo Tưởng

Trong những ngày Tết, việc xem bói toán, lấy lá số tử vi và xin xăm là một trong những tập tục thường thấy của người Việt Nam dù sống tại quê nhà hay tại hải ngoại.
Lớp thế hệ trẻ ngày nay có lẽ ít có cái...bệnh đi xem bói hơn lớp tía má của chúng.
Tại sao vậy?
Thì tại tụi nó như vậy đó, chớ ai mà biết tại sao đâu!
Có thể nói lối 70% người trên 50 tuổi, đã có ít nhất một lần đi xem bói toán hoặc lấy lá số tử vi trong đời rồi.
Bạn chưa hề đi xem bói ư?
Nhưng có thể bà xã bạn hay mẹ bạn đã tự ý đi lấy lá số giùm cho bạn rồi đó!
Thường thì không có thầy nào đoán giống thầy nào cả.
Không tin, bạn thử…đi coi bói một lần thì sẽ rõ.
Tại sao thiên hạ thích coi bói?
Hình như phía quí bà quí cô rất ham ba cái vụ đi coi bói và lấy lá số tử vi lắm...
Xem để được an tâm, để được biết hên xui thể nào, tình duyên có lận đận không, gia đạo có yên ấm không, con cái học hành có suôn sẻ không, công danh sự nghiệp có thăng tiến không, làm ăn có phát đạt không, vận mạng hay sức khỏe có tốt không ....

Hễ có vấn đề gì thí dụ như muốn ra làm ăn cũng như muốn mở cửa tiệm hay mua nhà hoặc cưới gả, là người ta thường hay đi coi thầy, coi bói để… sung vào cái quyết định quan trọong sắp tới của mình.
Bởi vậy, nghề làm thầy bói dễ kiếm ăn lắm và chẳng cần phải có vốn liếng gì ráo trọi!
Làm việc tại gia, chỉ lấy tiền mặt, khỏi cấp biên nhận hay biên lai, khỏi thuế má gì cả, khỏe ru bà rù.
Chuyện coi bói thường hay được mấy bà mấy cô quảng cáo và PR cho nhau coi hăng dữ lắm.
Muốn là một thầy bói giỏi, thì cần phải có cái lưỡi cho dẻo nghĩa là phải khéo ăn khéo nói, và biết rành tâm lý, coi khách muốn cái gì thì thầy nói theo hướng cái đó thì là móc được hầu bao của khách một cách rất dễ dàng…
Thầy chân truyền có lẽ cũng có, nhưng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi!
Ai làm nghề thầy bói cũng được hết, còn hay hay dở thì...tính sau!
Nói cho cùng thì nghề nào cũng vậy, nhất nghệ tinh nhất thân vinh.
Chỉ cần khéo quảng cáo là ok thôi!

Tại hải ngoại ngày nay cũng có một số ít nhà khoa bảng như dược sĩ, kỹ sư và giáo sư cũng nhảy ra làm thêm nghề tay trái như xem phong thủy, xem hướng nhà cửa, xem tướng mạng, lập lá số tử vi bói dịch, vân vân…
Có thầy hay, có thầy dở, có thầy dỏm, có thầy bịp...

Có đủ cả!
Nhưng họ học ở đâu, thật tình tác giả không biết được.

 Có lẽ là họ mua sách về tự học, hay học lóm các chiêu thức từ những thầy khác chăng?
Sách thì ôi thôi nhiều lắm. Muốn thiết lập lá số thì cần phải có những quyển về tử vi đẩu số, tử vi hàm số, tử vi tổng hợp, v.v...
Muốn lẹ thì xin xăm self service
Đêm giao thừa vô các chùa thì mới thấy việc xin xăm của các bà các cô rất ư là nhộn nhịp.
Trước bàn thờ, người nào cũng có nét mặt rất ư là hiền từ.
Ngó quanh, ngó quẩn tìm một cái ống xăm.
Hai gối quì xuống, hai tay cầm cái ống lên, đưa lên ngang trán lâm râm khấn nguyện với một vẻ thành khẩn.
Rồi lắc lia lắc lịa cái ống, tiếng kêu rột rột đinh tai điếc óc đến khi có một thanh xăm mang số văng ra khỏi ống và rớt xuống sàn thì xong.
Tiếp theo là đến giai đoạn đi xin keo.
Keo ứng như vầy:
Một sấp, một ngửa (nhứt Âm, nhứt Dương) là Thầy ứng cho keo được.
Hai ngửa hết (toàn Dương) chỉ nghĩa keo vui nhưng chẳng được.
Hai sấp ngửa hết (toàn Âm) là keo buồn, chẳng ứng hóa.
Thỉnh keo đặng hay không, chỉ một lần mà thôi.
(Trích Cao Đài Ngoại Khuyết-
Hà Phước Thảo

  -Xong xuôi thì lạy tạ ơn Phật, rồi đến bàn lấy tờ giấy mang số tương ứng với thanh xăm mang số của mình để xem lời giản ý nghĩa của thanh xăm.
Ai được xăm thượng (tốt) thì vui mừng ra mặt.
Còn ai trúng nhằm xăm hạ (xấu) thì mặt lại buồn xo, chắc cũng dám…lén trở vào làm lại thêm một lần nữa lắm!
Các nhà tâm lý học Tây Phương nói gì?
Năm 1982, Danny Jorgensen, giáo sư về Tôn-giáo-học tại University of South Florida đưa ra lý giản tâm linh để giải thích tính chất phổ cập của nghề bói toán...
Theo ông, người ta xem bói để biết và hiểu rõ thêm về vấn đề đang giải quyết, và nhờ vậy họ đạt thêm đuợc sức mạnh cá nhân hay thành công thêm về phương diện nào đó trong cuộc sống.

 Tử vi trong thời đại tin học
Sách vở trưng đầy tủ hay bằng cấp căng đầy vách chưa chắc là một bảo đảm tuyệt đối.
Thấy vậy mà coi chừng hổng phải vậy đâu!
Ngày nay, thiết lập lá số tử vi cũng đã bước vào thời đại tin học hi tech computer.
Mua một cái dĩa logiciel về cách thiết lập lá số tử vi đem về load vô laptop là xong ngay!
Thậm chí còn có cả coi tử vi trên mạng (online) nữa!
Có thầy hay có thầy dở
Theo các người kinh nghiệm, thì thầy hay thầy dở là do cách giảng giải lý luận mà thôi.
-Cùng một giờ, cùng một ngày, cùng một năm sanh nhưng mỗi thầy cho ra những lá số khác biệt nhau và lẽ dĩ nhiên cách giải nghĩa, cách đoán bói cũng khác nhau.
Cũng theo các thầy, thì tử vi có cái giới hạn của nó: “Có tất cả 518.400 (60 can chi, 12 tháng, 30 ngày, 12 giờ, và 2 giới tính) lá số khác nhau trong Tử Vi. 

Có người dùng con số nầy để đi đến kết luận rằng Tử Vi không thể dùng để lý giải sự khác nhau của những người sinh cùng thời điểm.
 Tuy nhiên, muốn giải đoán chính xác một lá số của một người thì cũng nên khảo sát thêm những lá số của những người thân của người đó, mới có thể biết được khá chính xác lá số của người đó. 
Về điểm này còn gây tranh cãi, vì có người cho rằng có thể dùng ngũ hành, nạp âm để luận đoán cho những người sinh cùng thời điểm nhưng khác về vị trí địa lý và nguồn gốc huyết thống” ( Wikipedia)
 Chuyện bên nhà:
Càng nghèo thì càng đi xem bói toán.
Hiện nay, bên nhà còn thấy xuất hiện ra cả lố nghề đồng bóng, cô lên bà xuống (?), xác cô xác cậu ợ lên ợ xuống (!), nhà ngoại cảm, xuất hồn nói chuyện với cõi âm (?), ...
Trước là để cứu nhân độ thế, sau là để cho thuốc trị những bệnh thí dụ như bệnh nan y, bệnh tâm thần, kể luôn cả bệnh... cậu bé bất phục tùng của quý cụ nữa.
Khách đến xem, lớp đứng lớp ngồi, lố nhố chật cả hành lang nhà. hốt bạc thấy mà phát ham, đếm $$$ mỏi cả tay, cất nhà lầu cao xây thêm hai ba tầng chẳng mấy hồi mấy chốc!

Luke Ng's VN,Cambodia ,Myanmar