Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Phỏng Vấn Elvis Phương


Về Với Em -Ngọc Lan


Thank You For The Music


Mấy hôm nay tôi thích nghe lại bài hát này của ban nhạc Abba.
 Ðiệp khúc của bài có những lời hát như sau:
Thank you for the music, the songs I'm singing
Thanks for all the joy they're bringing
Who can live without it, I ask in all honesty?
What would life be without a song or a dance, what are we?
So I say thank you for the music
For giving it to me

(Cảm ơn bạn đã cho tôi những dòng nhạc, những bài hát mà tôi đang hát
Cảm ơn cho tất cả niềm hạnh phúc mà nó mang lại
Ai có thể sống mà không có nó, tôi thật lòng muốn hỏi?
Trong tuần vừa qua từ trời Âu sang đất Việt hình như nơi đâu cũng đượm màu tang tóc của những nghệ sĩ đã một thời lừng danh, vang bóng. Từ nữ nghệ sĩ cải lương lão thành, cụ tổ Phùng Há cho đến người đạo diễn sân khấu trẻ tuổi tài cao nhưng quá vắn số Huỳnh Phúc Ðiền.
Trên nhiều diễn đàn cũng như qua những lời chia buồn giữa các anh chị em nghệ sĩ, ngày nào tôi cũng nghe và đọc được những cảm xúc tiếc nuối khôn nguôi, thương mến người đã vội đi.
Lúc sống đời nghệ sĩ có thể bị gièm pha, phán xét.

 Nhưng khi qua đời, họ lại là người thường được ưu ái, trân trọng nhất.
 Bạn có biết tại sao không?
Có lẽ đơn giản là vì một phần trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn luôn mang đậm hình ảnh của họ. Cho dù chúng ta có lưu lạc đến phương trời nào.
Hoặc ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu nhắc đến cái tên Thanh Nga là những kỷ niệm của một thời mê sân khấu cải lương và tiếng đàn bầu réo rắt sẽ ùa về.
Tiếng Trống Mê Linh. Thái Hậu Dương Vân Nga. Những ai lớn lên ở Việt Nam vào gần cuối thập niên 70 sẽ hiểu tâm trạng của tôi đang muốn chia sẻ những gì.
Cũng như những ai lớn lên ở hải ngoại vào giữa thập niên 80 sẽ hiểu ý tôi muốn nói gì khi nhắc đến hai chữ “Modern Talking.”
 Khi những điệu nhạc của ban nhạc này nổi lên là y như rằng tôi sẽ nhớ lại những buổi party sinh nhật được tổ chức dã chiến ngay tại garage của người tổ chức sinh nhật.Dưới ánh đèn chớp tắt của vài ba cái bóng đèn được gắn sơ sài trên vách.
 Và tiếng trống thập thùng không stereo của giàn loa được mang từ phòng khách ra xài tạm qua đêm.
Ngay cả cách ăn mặc và cảm giác mới lớn được ba mẹ lần đầu tiên cho đi ăn party tôi cũng còn nhớ rõ.
 Con gái thì quần rộng lùng thùng nhưng ống lại bó sát.
 Con trai tóc xịt keo ép sát cả hai bên lên cho cao để tạo dáng cho mái tóc được lù xù xõa trước mặt. Ðể tự cho mình là cool.
 Rất cool.
Thế nhưng ở vào thời điểm ấy, khi tay chân luôn thừa thãi chẳng biết để đâu và mặt vẫn còn đầy mụn, thì có biết mình thích gần ai cũng chẳng bao giờ dám ngỏ lời.
Và phải đợi đến lúc có đầy người trên sàn nhảy garage lúc ấy mới dám bước ra đứng bên cạnh để nhún nhảy theo điệu nhạc New Wave của ban nhạc Modern Talking: “You're My Heart,” “You're My Soul,” hoặc “S.O.S For Love.”
Chỉ có âm nhạc mới có thể đưa chúng ta về lại quá khứ nhanh đến thế. Mặc cho vật đổi, sao dời.

 Hay chính người nghệ sĩ cũng đã thay đổi không còn được như xưa.
Như Michael Jackson.
Có thể đúng là anh đã thay đổi rất nhiều.

 Từ cách ăn mặc, đời sống gia đình, cho đến diện mạo cá nhân.
 Nhưng hôm tôi ngồi xem trực tiếp truyền hình ngày tưởng niệm cho anh ở Los Angeles, tôi có cảm giác như tôi và tất cả mọi người vừa được cho lên xe để đi ngược về quá khứ. Ðể dừng lại giữa thập niên 80 lúc anh đang ở trên đỉnh cao của ngọn đài danh vọng.
 Từ nhạc phẩm “Billie Jean” cho đến “I&ll Be There.” “Ben” cho đến “Beat It.”
Mỗi bài ca là một kỷ niệm của một thời học sinh trung học. Thơ ngây và vụng dại.

 Thích sưu tầm hình ảnh của ca sĩ và dán vào folder bài học chỉ để có dịp vào lớp mở ra xem cho đỡ nhớ. Thích xem đi xem lại kiểu anh đi moonwalk để xem mình có thể bắt chước đi được như vậy hay không trước tấm gương ở nhà.
Nhưng có lẽ điều mà làm cho nhiều người thích nhất và nhớ nhất là hình ảnh của tất cả các nghệ sĩ hàng đầu của Mỹ vào năm 1985 cùng hội tụ về đứng chung trong một studio để hát nhạc phẩm “We Are The World” nhằm mục đích gây quỹ cứu giúp người dân Ethiopia lúc ấy đang bị chết đói hàng ngàn, hàng triệu người.
Michael Jackson là một trong hai tác giả của bài hát đó. 



Và nếu như bạn vẫn còn nhớ, sau khi các ca sĩ khác cất lên tiếng hát của họ: Lionel Richie, Stevie Wonder, Tina Turner, Billy Joel, v.v... tiếng hát có một không hai của Michael Jackson đã vang lên. Rất nhẹ nhàng. Rất thanh cao. Rất trong sáng.
Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có một ca khúc hay một điệu nhảy, chúng ta sẽ là gì?
Vì vậy tôi chỉ muốn nói cảm ơn bạn đã cho tôi những dòng nhạc
Và đã đưa nó đến với tôi)


We are the world
We are the children 

So let's start giving

Nếu đấy không phải là thiên tài thì tôi thật không biết thiên tài nghĩa là gì.
Có thể anh không và chưa bao giờ là một người hoàn hảo.
Cũng có thể chính anh cũng không nghĩ là anh đã có đóng góp gì nhiều cho âm nhạc, cho đồng loại. Nhưng tôi chắc một điều là trong tuần lễ này có rất nhiều người cũng đang cùng có ý nghĩ như tôi:
Thank you for the music, the songs I'm singing
Thanks for all the joy they're bringing
Who can live without it, I ask in all honesty?
What would life be without a song or a dance, what are we?
So I say thank you for the music
For giving it to me

               Trịnh Hội 

                       @@ me too ,I love music!

Ba Câu Hỏi -Leon Tolstoi


Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào.
Ba câu hỏi ấy là:
1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc? 
. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?3/ Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
-
Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô.
 Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc.
Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết
.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ. 
Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm.
Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau.
 Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết
. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. 
Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ
. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia
.
Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất.
Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.
 

Nhà vua tới gần ông đạo và nói: “Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc? 
Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên?
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.Nhà vua nói: “Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát”. Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt
. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: “Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc”.

 Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua.
 Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:“Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà”
.
Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: “Bác thử xem có ai chạy lên kìa”.
Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương.
Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.
Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước
. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo.

 Ông ta nhắm mắt nằm yên.
Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì.
Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.

 Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:“Xin bệ hạ tha tội cho thần”.“Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?”“Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. 
-Hạ thần là người thù của bệ hạ, hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa”.“Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích.
Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ.
Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần.

 Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá
. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy.

 Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần”.Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh. 
Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua.
 Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: “Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà”.
 Vua hỏi: “Trả lời bao giờ đâu nào?”“Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta
. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo.
Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho thì ông ta sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất.
Xin vua hãy nhớ kỹ điều này:
-
Chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại.
- Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta.
Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai.
-
Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.
 St

note :
Thật chính xác nếu bạn suy tư và chiêm nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Tks Leon Tolstoi

Mưa và nỗi buồn


Mưa trắng xoá che kín bầu trời , mưa thu rả rích kéo từ sáng sớm tới khuya ,có lẽ chịu ảnh hưởng của bão Mexico .
Lái xe về nhà nghe lại bài hát mà anh và em đều thích , dù nghe 
bao lần ,  em vẫn co' cảm xúc nhức nhối buốt tận góc sâu thẳm  trong ngăn tim  ....
Em  tưởng rằng dĩ vãng đã ngủ yên từ bao lâu nay , nhưng chỉ nghe lyric bài hát xưa đã  tê tái trong hồn .
Bao lâu rồi  anh nhỉ ?

Khi  chia tay tình đầu trách ai được , tình chỉ đẹp khi dang dở đó thôi , chẳng nên níu kéo,khi lòng người  đổi  thay ??
Hay em  gom góp mọi ký ức cuộn tròn dấu kín , thời gian sẽ giúp em quên lãng phải không anh ?
Hạnh phúc chỉ thoáng qua ,nhưng cũng xiết bao ngọt ngào lẫn cay đắng .

Anh !.... em chẳng phiền trách anh đâu !
Mưa rơi ngoài trời và mưa trong tim  , nhưng em vẫn yêu mãi cơn mưa hôm nào hai đứa che chung cây dù  xanh đi trong cơn mưa đầu mùa thu ..
.

                                                 2012
                                               Camly
                                               
                                                                                          
                                                                    

PHẠM THIÊN THƯ - "ĐỘNG HOA VÀNG"


Sau những cơn bệnh thập tử nhất sinh (dạ dày, thấp khớp, sạn thận…), “giấu mình trong lá” một thời gian dài, thi sĩ Phạm Thiên Thư như bước vào một đời sống mới; ông đã tươi hơn, trẻ hơn so với tuổi gần bảy mươi của mình. Di chứng để lại sau bệnh tật qua những nét bút nguệch ngoạc của thi sĩ:
"Ta mất ngôn ngữ - ngôn ngữ mới
Hỏi Phật Quan Âm… chấm chấm gì?
Vô thanh-hữu thanh thành- thánh- thảnh
Hai người cùng hỏi- vô vi chi!"
Trong hành trình đi tìm ngôn ngữ mới thay thế những ngôn ngữ “có nghĩ đến hàng thế kỷ cũng không ra”, ông vẫn hân hoan chắt chiu những ý nghĩ, câu từ trong quyển sổ bé xíu nơi túi áo để tiếp tục bổ sung cho 6 bộ tự điển đã ít nhiều đi vào kỷ lục Việt Nam
PV: Kính chào thi sĩ của "Động hoa vàng", ông có thể cho biết những điều đã được ghi thành kỷ lục Việt Nam từ 6 bộ tự điển kể trên là gì không?

PHẠM THIÊN THƯ : 
 -Tháng 8-2007, Vietbooks đã xác lập kỷ lục cho tôi là người VN đầu tiên sáng tác từ điển cười bằng thơ với quyển Từ điển cười (Tiếu liệu pháp) gồm 5.000 từ ngữ vui để “cười mà đẩy tâm bệnh”.
 Với những khái niệm từ ngữ thông qua tư duy, tôi đã luôn cố gắng sao cho ngữ nghĩa vừa trong suốt, vừa thấu hiểu, vừa buồn cười. 
Ví dụ như trong các kiểu chửi; tôi đã đưa ra nhiều kiểu chửi như chửi ong óng, chửi ngọng nghịu, chửi mẹ đĩ… Riêng khái niệm “chửi” đã có 180 kiểu, khái niệm “chết” có 200 kiểu, khái niệm “cười” có 200 kiểu… Chẳng hạn như với từ CA, tôi định nghĩa như thế này:

"Ca là miệng phát ra âm điệu
CA là công an không thể thiếu
Ca là anh cả- như đại ca
Đại ca gặp CA- là cắp chiếu (tù)"

Bên cạnh đó, tôi còn có tự điển cười, tự điển đời, tự điển ý đẹp, uyên ngôn… Chỉ riêng quyển uyên ngôn đã “chở” 50 ngàn câu; trong khi đó, châm ngôn Việt Nam chỉ có 10 ngàn câu!
PV: Dường như ý định lập kỷ lục về câu chữ đã có trong chàng trai Phạm Kim Long (Phạm Thiên Thư- NV) từ những ngày còn mài mòn đũng quần ở Trường trung học Văn Lang vào những năm cuối của thập niên 1960 tại Sài Gòn?
PHẠM THIÊN THƯ : 
Đúng vậy, trong tôi luôn háo hức và đầy tinh thần dân tộc. Tuổi trẻ tôi luôn ước ao làm một điều gì đó, để người ta nghe thấy và bảo rằng, chuyện đó-con người đó chỉ có ở Việt Nam. Bằng tinh thần này, đến nay sự nghiệp làm thơ của tôi đã có 126 ngàn câu lục bát, trong khi đó sử thi Ấn Độ chỉ có 124 ngàn câu; hậu Truyện Kiều, Đoạn trường vô thanh của tôi làm hơn cụ Nguyễn Tiên Điền 20 câu lục bát…
PV: Nghe nói Động hoa vàng đẹp như mơ của nhà thơ với 100 đoản thi cũng được sáng tác trên tinh thần này?
PHẠM THIÊN THƯ : 
-Vâng tôi ra mắt tập thơ Động hoa vàng năm 1971. Thời buổi đó, lối sống thanh thiếu niên Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung rất “Mỹ hoá”. Tôi viết Động hoa vàng từ giấc mơ Việt, một giấc mơ khẽ khàng rất Việt:"Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng"
Đọc Động hoa vàng, cảm với Động hoa vàng, chắc hẳn bạn sẽ thấy hạnh phúc vì mình là người Việt Nam.* Từ Động hoa vàng, người yêu thơ Phạm Thiên Thư cũng mờ mờ ảo ảo với “tu sĩ lãng mạn” Thích Tuệ Không bởi những dòng tự bạch:

"Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ…"

PV: Thưa, ở đây là nhà thơ hay nhà sư ỡm ờ?
PHẠM THIÊN THƯ : 
Cả hai, từ ỡm ờ ở đây có nghĩa tôi ra đi từ đời và trưởng thành từ đạo. Trong tôi, đạo và đời là một. Trong 9 năm ở chùa (1964-1973), tôi- tức nhà sư Thích Tuệ Không đã tiếp cận tư tưởng nhà Phật và triết lý Phật giáo là phần lớn tinh thần sáng tác của tôi. Triết lý Phật giáo cũng không ngoài những hạnh phúc, khổ đau của con người.
 Một đời sống hoà bình, thanh thản với cái thiện luôn đẩy lùi cái ác… cũng là mục đích thơ Phạm Thiên Thư hướng đến. Phật giáo khi hòa nhập vào cuộc sống thì đã trở thành một giá trị văn hóa chứ không đơn thuần là tôn giáo.PV: Trong thời gian nương nhờ cửa Phật, một loạt các bộ kinh đã được Phạm Thiên Thư thi hóa như chuyển Kinh Kim cương thành tập thơ Qua suối mây hồng, Kinh Hiền ngu thành tập thơ Hội Hoa đàm… ngẫu hứng giữa đạo và đời ở đây được giải thích như thế nào, thưa nhà thơ?
PHẠM THIÊN THƯ :
 Tôi nghĩ đó là con đường kinh Phật đi vào cuộc sống con người một cách tự nhiên nhất! Mà như tôi đã nói, đời và đạo có nhiều điều gần nhau lắm. Thơ thi hóa kinh Phật của tôi thường bắt đầu từ những giấc mơ đẹp, hướng đến những điều lành và giản dị! Tôi muốn mọi người sau khi đọc Kinh ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền… của tôi sẽ được sống trong dòng sinh lực không gian vô tận, dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh:
"Chẳng nương bè trúc ngọc
Vượt qua suối mây hồng
Con chim vô lượng kiếp
Về tha trái Nhãn không"
PV: Vì sao cậu học trò Phạm Kim Long lại trở tthành nhà sư Thích Tuệ Không?
PHẠM THIÊN THƯ :
 Tôi sinh năm 1940, quê Thái Bình nhưng đã là người Sài Gòn từ năm 1954. Thời sinh viên mê văn chương thơ phú, tôi sáng lập và tụ tập bạn bè vào Học hội Hồ Quý Ly.
Việc lập hội đoàn này khiến tôi luôn bị cảnh sát chế độ Sài Gòn chú ý, thế là để được yên thân, tôi đã ẩn vào chùa để tu. “Tu bất đắc dĩ” mà ngộ ra kinh Phật, ngộ ra chuyện thiền rất nhanh nên tôi thấy mình là người may mắn, tôi sớm nhận ra điều, nhà chùa không phải là nơi tôi nương náu để qua cơn bỉ cực mà là một cõi riêng, rất riêng để tôi tha hồ bay bổng từ những điều ngộ ra chính mình và cuộc sống chung quanh:

"Sớm nay thông ngó mây về
Non xa xõa mái tóc thề chơi vơi
Cành thông vươn dậy ngó trời
Tự nhiên bật tiếng cả cười hoan ca"
PV: Ngoài chuyện thi hóa kinh Phật và viết tự điển, nhà thơ Phạm Thiên Thư còn có những thi phẩm đã đi vào lòng người bởi duyên nợ cùng nhạc sĩ tài danh Phạm Duy với Ngày xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này… 
Duyên nợ đã đẩy đưa như thế nào, thưa nhà thơ?
PHẠM THIÊN THƯ :
 Hai mươi lăm tuổi ở Sài Gòn, tôi đã là một nhà nghiên cứu thiền được nhiều người biết đến. Trong số những người mê tôi vì mê thiền có ông Nguyễn Đức Quỳnh - nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng lúc bấy giờ. 
Ông Quỳnh đã “mai mối” tôi cho nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã “đặt hàng” tôi mười bài Đạo ca, tôi vắt óc viết trong… hai ngày! 
Tiếp theo đó là tập trường thi Động hoa vàng được nhiều người biết đến với nhạc phẩm Đưa em tìm động hoa vàng, rồi cứ theo đó mà ông Duy xướng tôi tùy. 
Thời này, thơ tôi cũng được nhiều nhạc sĩ danh tiếng khác để mắt đến bằng sự ra đời của các nhạc phẩm Như cánh chim bay (Cung Tiến), Đôi mắt thuyền độc mộc (Võ Tá Hân), Động hoa vàng (Trần Quang Long)… 
Sự hứng khởi giữa nhạc và thơ đã khiến tôi tích lũy được một gia tài gồm 10 thi phẩm: Huyền ngôn xanh, Những lời thược dược, Ngày xưa người tình…
PV: Còn chuyện diễm tình của thi sĩ họ Phạm với cô Hoàng Thị Ngọ dáng em nho nhỏ - trong cõi xa vời của Ngày xưa Hoàng Thị?
PHẠM THIÊN THƯ : 
Cũng có đấy, nàng đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau mỗi buổi tan trường giữa phố Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh… Chuyện nhẹ nhàng như gió như mây tuổi học trò ấy mà…
PV: Sau kinh kệ, thơ nhạc… rồi đến hớt tóc, bán tạp hóa, bán cà phê kiếm sống; thi sĩ Phạm Thiên Thư còn nổi tiếng nhờ tài chữa bệnh?
PHẠM THIÊN THƯ : Tôi nghiệm ra phương pháp chữa bệnh điện công Phathata từ những cách tham thiền, vận nội công và yoga.
 Những tiền đề này tôi tích lũy được từ những ngày học võ (bố tôi là thầy thuốc dạy võ) và thời gian tầm sư học đạo ở Thất Sơn (Bảy Núi-An Giang); cũng không thể không kể thêm ở đây sự kết hợp với võ Bình Định, gồng Châu Quý, thiền Mật Tông… Phathata là phương pháp tập luyện nhân điện; tự điều chỉnh bế tắc, rối loạn cơ thể và tâm lý thông qua khả năng siêu ý thức.
Tôi cũng đã tự chữa bệnh cho mình bằng phương pháp Phathata (có kết hợp cùng các phương pháp khác). Hiện tôi vẫn tham gia CLB chữa bệnh
miễn phí cho mọi người bằng phương pháp Phathata…
PV: Nhà thơ nghiệm ra điều gì sau sự thành công và dâu bễ giữa đời và thơ của Phạm Kim Long - Phạm Thiên Thư?
PHẠM THIÊN THƯ :
 Đời sống một con người từ lúc cất tiếng khóc oe oe chào đời đến khi trăng xế bên thềm thành hay bại là do 5 “kiểu gien” quyết định: gien cha mẹ 
(Ngày của thi sĩ Phạm Thiên Thư bây giờ cũng nhẹ nhàng như gió như mây.
 Dưới bóng cây xanh đầy hoa nắng của quán cà phê gia đình với tên gọi Hoa vàng trên đường Hồng Lĩnh (Quận  10 , Saigon), ông thường ngồi hàng giờ để hoài niệm về màu hoa vàng cùng bóng áo thoát tục năm xưa, để thấy mình đã sống gần bảy mươi năm không hoài không phí giữa nhịp đời sắc sắc không không:

"Gối tay nệm cỏ nằm say
Gõ vào đá tụng một vài biển kinh
Mai sau trời đất thái bình
Về lưng núi phượng một mình cuồng ca…"

Thu Trân
 

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Bài Thơ Còn Lại



Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu

Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu

Năm tháng cũ rợn tình xưa tỉnh thức

Em vẫn bé, anh vẫn còn ngây ngất

Màu áo hường còn gợn sóng âm thanh

Mắt thuyền qua nên nón vẫn nghiêng vành

Chân cuống quýt nên guốc ròn gõ cửa

Anh mở vội cả nghìn lần hớn hở

Cho hồn nhiên, mắc cở với hoài nghi

Em cúi đầu và lặng lẽ bước đi

Từ hôm ấy cửa nhà anh bỏ ngỏ

Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ

Như màu trời len lén bước vào xanh

Như thời gian vò nát lá thư tình

Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại

Bước rất nhẹ như mùa Thu con gái

Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh

Như chưa lần nào em nói: yêu anh

Như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ

Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở

Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao

Em có về ăn cưới những vì sao

Để chân bước trên giòng sông loáng bạc

Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc

Yêu một người mà cảm thấy mênh mông

Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng

Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ?

Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ

Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the

Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
 
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi
Tay vụng quá nên thư không viết nổi

Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ

Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ 
 Tầu bay giấy ngượng ngùng bay ra cửa!
Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ

Anh còn nguyên là một kẻ yêu em


Em đi ngang xin ráng bước cho êm

Đừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ

Đừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ

Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa?

Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ

Đừng nói trước để anh buồn vơ vẩn

Có đi ngang xin em đừng đánh phấn

Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai

Mắt vương tơ của những phút học bài

Tay kheo khéo khi đánh chuyền với bạn

Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn

Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi

Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê

Những ngõ vắng, tối tăm anh dấu hết.

 Hoàng Anh Tuấn 



Mối Tình Việt Ấn ( 2)


 Tiếng điện thoại reo vang cắt ngang dòng tư tưởng của Thiên Kim, lạ nhỉ, bây giờ là 10 giờ đêm, ai gọi mình vào giờ đi ngủ vậy?
Tin chắc cha đã ngủ, các anh chị dần dần lập gia thất ra riêng, thằng út cũng đã ra trường đi làm xa, Thiên Kim yên tâm nhấc phone lên và giật thót người “ chết cha rồi, thằng cha Iraq bị mình đụng xe hôm trước, chết cha rồi, mẹ ơi mẹ linh thiêng phù hộ cho con mọi việc êm xuôi tốt đẹp nha mẹ thương yêu của con”
Ông ta hẹn nàng ngày mai lúc 10 giờ sáng tại tiệm Tùng Auto Repair trên đường Senter để nàng trả tiền sửa xe cho ông
– Nàng đồng ý nhận lời cái hẹn sáng mai tuy rằng cũng hơi lo ngại cho số tiền Repair không biết là bao nhiêu?
Gặp lại lần thứ hai, người đàn ông rất tự nhiên và cởi mở trò chuyện thân mật với nàng, dù không giỏi tiếng Anh nhưng nàng cũng khá về từ ngữ nên đã hiểu được những gì ông ta vừa trao đổi và tìm hiểu về bản thân nàng…
Thì ra ông ta là người Ấn Ðộ, với đôi mắt sáng tinh anh, nước da ngâm, thân hình bệ vệ có vẽ hơi phì … tướng thì cũng ngon cơm nhưng đi chiếc xe cũ kỹ thì chắc chắn cũng nghèo rớt mồng tơi như ta thôi, cái mộng ông ta thương tình mà không đền tan vào mây khói lãng du rồi nhỏ khùng ơi …
Một phép mầu từ đâu đưa đến, chắc hồn mẹ linh thiêng đã phù hộ cho nàng, sau một hồi nói chuyện ông mời nàng đi ăn trưa để thời gian cho tiệm Tùng định giá cả hư hại thế nàọ Khi trở về chỗ sửa xe ông nói với người chủ “I’m going to pay by my credit card.”
Một cảm mến tư cách người ngoại quốc lâng lâng trong hồn người con gái Việt Nam, nàng nhìn trăng đêm nay sao đẹp và thơ mộng hơn những đêm trước,
Thiên Kim có tật thức khuya ngồi lặng lẽ một mình ôm vào lòng bao tâm sự rồi tự than vãn một mình và quyết định một mình, phải chăng cuộc đời nàng là cả một chuổi cô đơn và tự quyết, tự lập như chính bản thân nàng trong hiện tại
- Từ tình cảm thân mến đó, người đàn ông Ấn Ðộ tên Kan đã đến thăm nàng tại nhà riêng của cha con nàng, cha không có phản ứng gì bởi thấy nàng cũng đã lớn, toàn quyền quyết định chuyện riêng tư
– Ai dè chuyện đụng xe lại đem đến cho nàng một may mắn có được một tình thân bè bạn, chắc chắn là mẹ chớ không còn ai vào đây mà giúp nàng như thế cả
- Mỗi lần đến nhà thăm nàng ông Kan thường đến bên bàn thờ Mẹ lấy một nén nhang đốt lên và cắm vào chiếc lư nhang, nàng để ý thấy điều đó không bao giờ ông Kan quên làm sau khi ngồi vài ba phút…
Cảm động trước tình người cao đẹp có đạo đức như vậy, Thiên Kim dần dà yêu thương tuy biết rằng ông ta cũng nghèo khó cơ hàn không thể lo cho nàng một cuộc sống tốt đẹp và khấm khá hơn.
Thời gian dần trôi qua trong những bước thăng trầm, trong tình yêu chân thật của cả hai, một hôm Thiên Kim hỏi:
- Em không hiểu tại sao anh là người khác chủng tộc với em mà lại quá tốt, mỗi lần đến nhà em là y như rằng chỉ vài phút sau là anh đốt nhang cho Mẹ, em để ý chưa một lần nào anh quên, người Ấn Ðộ tâm hồn cao đẹp quá anh nhỉ !
- Kan cười “ không phải vậy đâu em cưng, người Ấn Ðộ không tốt như em tưởng đâu, chẳng qua nhà em nấu nướng thứ gì mà hôi quá anh không chịu nổi nên phải đốt nhang cho nó khử bớt mùi vậy thôi, thú thật mỗi lần anh đến thăm em là vì tình thương thật sự chứ mỗi lần đến là mỗi lần bị ngột ngạt cái mũi của anh em biết không?
Nói xong Kan ôm chặt lấy nàng vì sợ nàng giận, Thiên Kim ngượng chín cả người, ôi chao người Việt Nam chúng tôi ăn uống thứ gì mà để ông chê bai như thế, thì ra vì nguồn gốc tổ tông, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm cá
… Rồi mà xem, cứ chê đi, mai mốt thành vợ thành chồng tớ sẽ cho nhà ngươi lãnh đủ các món ăn mà nhà ngươi sợ hãi … Nghĩ thế Thiên Kim cười một mình, đây là cách trả thù độc đáo của đàn bà Việt Nam chúng tôi mà …
Cuộc tình Ấn Ðộ Việt Nam kéo dài hơn hai năm, nàng không bao giờ hỏi Kan làm việc gì và làm việc ở đâu, chỉ biết chàng bằng tình yêu chân thật, mỗi ngày chàng mỗi vun quén đậm đà thêm lên, hàng ngày sau khi đi làm về Kan ghé nhà thăm cha nàng, mua cho ông vài hộp sâm, vài chai rượu vang ít tiền, chưa khi nào Kan mời nàng đi shopping mua sắm ngoại trừ chàng mua thức ăn mang đến cho nàng nấu nướng và chàng đã biết ăn chút chút những thức ăn mà trước đây nghe mùi Kan sợ hãi
– Ðêm nay Kan xin phép cha nàng ở lại với Thiên Kim để bàn việc hôn nhân và được cha đồng ý. Nằm gọn trong vòng tay thương yêu của Kan, từ những chiếc hôn nồng nàn chàng trao gửi,
 Thiên Kim không mong ước gì hơn được sống mãi bên Kan với tình yêu tuyệt đẹp như đêm nay, ngày xưa nhà thơ Xuân Diệu đã có câu “ Yêu là chết ở trong lòng một ít vì mấy khi yêu mà chắc được yêu, cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu …” Ối chao, chỉ viễn vông thôi, đã yêu nhau thì cho nhiều cho ít có nghĩa gì đâu, như Kan và mình đây, Ấn Ðộ và Việt Nam nghèo bỏ xừ cái thân vẫn yêu nhau hết mình không thấy sao hỡi nhà thơ Xuân Diệu?
Thắm thoát mùa xuân cũng sắp đến, Kan đã bàn tháng 12 tổ chức đám cưới, Thiên Kim dành phần chọn nhà hàng Việt Nam cho nhẹ tiền và quan khách tham dự của nàng toàn là người Việt Nam – Kan đồng ý cùng nàng chọn nhà hàng Phú Lâm thức ăn vừa ngon lại vừa rẻ có tiếng từ hơn hai chục năm qua
- Cả hai hân hoan đến gặp anh Kim chủ nhân lấy ngày giờ đặt tiệc.
Sáng nay Kan gọi đến bảo Thiên Kim ở nhà nghỉ một bữa đi tham quan vài chỗ làm nơi thung lũng Silicon cùng anh, Kim thầm nghĩ chắc lại mất việc rồi đây, sợ nàng buồn không dám nói chăng bởi ngày cưới sắp đến mà không việc làm, không tiền bạc thì rõ khổ thân em và cả thân anh, cha mẹ anh thì ở bên Ấn Ðộ, cha em thì nghèo lấy ai giúp đỡ chúng ta khi đã đến nhà hàng đặt tiệc, đặt ngày và đặt cọc?
Nàng đi với chàng nhưng lòng buồn rười rượi chẳng thiết nói cười chỉ ậm ọe trả lời qua loa khi chàng hỏi
– Kan dẫn nàng vào một tòa Building rộng lớn, một hãng điện tử tọa lạc trên vùng Fremont, theo Kim biết thì đây là một hãng điện tử lớn nhất nhì thành phố Silicon, nàng càng lạ lùng khi thấy Kan cứ dẫn nàng đi tuồn tuột vào bên trong mà không ai cản ngăn Kan và nàng cả, Kim không dám hé môi nửa lời khi thấy dáng vẻ nghiêm chỉnh của Kan và bộ Veston tươm tất của chàng, bụng Kim thầm nghĩ
“Ði apply job mà ăn mặc giống như ông chủ, bộ xứ Hoa Kỳ này chuộng vẻ ngoài mới nhận làm việc hay sao, khéo vẽ vời chi dữ vậy Kan của em, anh hôm nay mà không nhận được job là sẽ bị nhỏ khùng này chọc quê cho mà biết”
Kan dẫn nàng vào phòng cuối cùng, nàng chưa biết phải ngồi đâu khi nhìn bàn ghế sa cừ lộng kiếng quá lộng lẫy sang trọng, nàng ké né đứng bên Kan thì thấy có mấy người vào gật đầu nghiêm chỉnh chào Kan với những ngôn từ Ấn Ðộ và tiếng Anh, Kan ngồi xuống chiếc ghế giữa bàn và nói với họ:
This is my fiance’ rồi chàng chỉ chiếc ghế kế bên chàng cho Kim ngồi – Thiên Kim bừng tỉnh, thì ra Kan là ông chủ hãnh Ðiện Tử to lớn này, bấy lâu nay chàng đã thử thách con người Kim, thử thách tình yêu của Kim, mẹ ơi … mẹ ơi
… Kim vui mừng nhắc đến mẹ thân yêu và nước mắt rưng rưng, nàng cố kềm hãm bởi trước mặt mọi người nàng nghiễm nhiên là bà chủ và mọi người đang một mực quý trọng nàng, nàng không vì xúc động riêng tư mà để lộ niềm hân hoan bất chợt với mọi người xung quanh.
Tuần sau Kan cho Kim biết là nàng sẽ không phải đi làm nữa, Kan đưa cha nàng và nàng về một ngôi nhà mới sang trọng trên đồi Los Altos Hill
– Kan giao hãng cho phụ tá phó Giám Ðốc cai quản, chàng cùng Kim đi mua sắm nữ trang, quần áo cưới và mọi vật dụng cần thiết trang hoàng cho ngày cưới, chàng không quên đặt cho cha vợ hai bộ Veston và mua tặng ông một chiếc đồng hồ Rolex đắt giá của Thụy Sĩ.
Hạnh phúc là một thiên đàng tuyệt hảo dành cho Kim, nàng đã sống đã yêu với sự chân thành từ trái tim, nàng đã được đền bù xứng đáng.
Sau ngày cưới Kan đưa nàng đi hưởng tuần trăng mật tại Paris nơi có những kỳ quan lịch sử và có những danh lam thắng cảnh tuyệt vời 
– Kan không quên mời cả người cha vợ tôn kính cùng đi cho ông có cơ hội du lịch Paris mà ông hằng ao ước.
Tình yêu hạnh phúc sự nghiệp đã chào đón người phụ nữ Việt Nam thân thương của chúng ta, trong trái tim người Ấn Ðộ đã khắc sâu hình ảnh người vợ Việt Nam trân quý, tác giả viết bài này với lòng cảm mến thật xâu sa tấm tình tốt đẹp hiếm có của hai nhân vật trong cốt truyện qua cuộc sống thật ngoài đời tại thung lũng Silicon hoa vàng muôn thuở
- Có một vài hư cấu cho câu chuyện súc tích lãng mạn hơn và thấm thía hơn trong cuộc sống ly hương
- Kan và Kim đã sống hạnh phúc gần 10 năm qua và có với nhau 4 mặt con, ba gái, một trai, những đứa con lai hai dòng máu Ấn Việt xinh đẹp và khôn ngoan vô cùng.

Nguyễn Phan Ngọc An

Mối Tình Việt Ấn (1)


Một câu chuyện tình đầy thơ mộng và lý thú đã xảy ra tại vùng thung lũng Silicon cách nay gần mười năm …
Theresa Thiên Kim, tên của nàng – Thiên Kim đến Hoa Kỳ theo diện HO cùng cha mẹ và 6 anh chị em, nàng là người con áp út 
– Vào năm 1990 Thiên Kim vừa tròn 20 tuổị Ðến xứ lạ quê người trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, chính phủ Hoa Kỳ chỉ cấp dưỡng trong vòng 8 tháng mà thôi, sau đó mỗi người lăn bổ đi tìm việc …
Thời ấy công việc làm không thiếu, hãng xưởng tại vùng Silicon tràn ngập nên anh chị em nàng tìm việc rất dễ dàng.Hàng ngày Thiên Kim đi đến hãng điện tử Solectron làm việc. nơi đây nàng gặp rất nhiều người Việt Nam cũng là nhân viên như nàng 
 Niềm vui tao ngộ đồng hương đã cho nàng thêm sức sống, cha nàng là Ðại Tá QLVNCH thời đệ nhị Cộng Hòa.- Qua chương trình HO 1 gia đình không rớt lại một ai nên cha mẹ nàng cũng có phần mãn nguyện.
     Nhưng tạo hóa trớ trêu gây cảnh đất bằng dậy sóng, một buổi cha nàng đi tập thể dục như hàng ngày cha vẫn đi bộ suốt hai giờ liền trong những dãy nhà song song với nhà nàng.
 Một người đàn bà từ đâu xuất hiện đi bộ sau lưng cha rồi bà kiếm chuyện làm quen, ba nàng tuy năm ấy cũng đã tròm trèm 70 nhưng trông vẫn còn tráng kiện, nhìn cứ tưởng khoảng 60 thôi 
- Thường thì mỗi ngày ba nàng chỉ đi bộ vài giờ vào buổi sáng là về nhà ăn điểm tâm, cà phê mẹ dọn sẵn để trên bàn cho cha – Hơn một tháng nay cha nàng đã thay đổi cách sống, sáng ra đường là cha đi một mạch tới tối mới về nhà, cha chưng diện chải chuốt bảnh bao một cách lạ thường, cha không còn thời giờ quan tâm các con hay là săn sóc mẹ nàng như xưa
…Mẹ buồn rầu đâm bệnh nặng, cơn bệnh trầm tư từ trong óc não đã khiến mẹ nàng không nói được và nằm liệt suốt hai năm liền – Sau khi thấy bệnh tình của mẹ càng ngày càng nguy nan, cha hối hận quay về thì đã muộn, mẹ nàng từ giã cõi đời vào một đêm mưa bão bất ngờ từ đâu thổi tới bởi xứ thung lũng này ít khi được mưa bão đoái hoài, mưa thỉnh thoảng có thì như mưa phùn lác đác vậy thôi …
Mẹ nằm bất động trên giường sau khi anh chị em nàng đã chạy chữa qua nhiều Bác Sĩ Y Khoa và Ðông Y, tất cả đều bó tay chờ định mệnh an bài
– Trên tay mẹ vẫn cầm một chiếc đồng hồ bằng vàng mà như Thiên Kim biết là quà sinh nhật cha đã tặng mẹ cách nay ba năm - Mẹ không đeo chiếc đồng hồ vào tay mà chỉ cất giữ trong chiếc hộp thủy tinh tuyệt đẹp, nhiều lúc chị gái nàng hỏi:
- Sao mẹ không đeo đồng hồ ba tặng, bàn tay mẹ thon thon, cổ tay đầy đặn, mẹ đeo vào sẽ đẹp và tăng thêm sự quý phái, hay mẹ để con lấy đồng hồ ra đeo hộ cho mẹ nhé?
- Ðừng con, mẹ ôn tồn trả lời: Mẹ quý chiếc đồng hồ ba đã tặng như chính bản thân của mẹ, mẹ không muốn nó bị trầy hay bị cũ đi nên mẹ chỉ để dành ngắm nghía mà thôi, thấy nó là thấy hình ảnh ba con …
Dạo nầy ba con sinh tật đam mê người đàn bà khác bỏ mẹ cô đơn, không có ba con bên cạnh thì có chiếc đồng hồ thay thế mẹ cũng thấy bớt đi phần nào niềm đau đớn tuy biết rằng mẹ đã phải ôm vào cuối cuộc đời niềm bất hạnh không ngờ !
Sau lần tậm sự đó mẹ nàng không nói được nữa và lâm bệnh trầm kha từ giã cuộc đời đau thương tủi phận, ngày tang lễ cha quỳ xuống ăn năn hối hận, nước mắt cha tuôn trào trên gương mặt héo hon khắc khổ
… Cha bước đến bên mẹ tháo chiếc đồng hồ đã chặt cứng trong bàn tay giá lạnh của mẹ rồi mang vào cườm tay mẹ với cõi lòng nát tan.

Lá đã rụng đầy trên lối đi

Mùa thu vàng úa nỗi ai bi
Ðông về trong gió buồn se lạnh
Ai biết lòng ta trĩu nặng gì …
Chưa giã từ nhau sao vội đi
Nửa chừng lỗi nhịp khúc từ ly
Trăm năm một thoáng mơ hồ mộng
Người đã xa rồi, lệ ướt mi
Nhân thế đau buồn chuyện tử sinh
Bao nhiêu họa phúc giữa điêu linh
 Phù du, tan hợp là thân phận
Biển khổ lênh đênh một chữ tình
Ai tiếc mùa thu, thương lá rụng
Ai về ấp ủ mộng xuân sang
Cho tôi gửi gấm niềm tâm sự
Ðến chốn vô cùng của nát tan …

Mùa thu Cali buồn và lạnh, những chiếc lá vàng thi nhau rơi lác đác ven đường làm lòng Thiên Kim chùng xuống, hai tuần vắng bóng người mẹ thân yêu vĩnh viễn, nàng biết làm gì để khỏa lấp nỗi trống vắng đến ghê sợ này, cha thì nằm li bì trong phòng riêng suốt ngày đêm, khi cần ăn uống cầm chừng cha ra ngoài bàn ngồi lặng lẽ và thường lẫn tránh cặp mắt anh chị em nàng

- Mất người vợ hiền dường như cha cũng bỏ luôn người đàn bà hắc ám kia nên sau mấy tháng liền cha không đi tập thể dục và cũng không thấy cha đi ra khỏi nhà cũng không còn chưng diện như xưa.
Gió vẫn rít từng cơn não nuột, trên xa lộ mênh mông đơn độc Thiên Kim thấy buồn cho số phận mỏng manh, gần ba chục tuổi đầu không tìm được một tình yêu …
Những hàng cây xanh đỏ tím vàng san sát bên nhau đẹp lạ lùng cũng không làm nàng vui được, những hình ảnh trước mắt mà hàng ngày nàng vẫn không quan tâm khi đi làm trên thành phố xa xôi này, hôm nay bất chợt nàng nhớ đến một bài thơ của một thi nhân đã tả về cảnh đẹp mùa thu, vì thích thú nàng đã thuộc lòng bài thơ tự khi nào không hay
…Thiên Kim lẩm nhẩm:

Cho đến muôn đời thu vẫn đẹp

Lá vàng pha lá đỏ tươi xinh
Bên đường lặng lẽ hàng cây đứng
Những đóa hồng khoe sắc hữu tình
Phố Palo Alto êm đềm thơ mộng
Một buổi chiều lữ khách ghé thăm
Hoa lá reo vui theo gió lộng
Làm say lòng bao gã thi nhân...
Ta cũng say sưa phố lạ chiều
Muôn trùng lá thắm đọng thương yêu Dọc theo con lộ dài hun hút
Vàng, đỏ, nâu, hồng... thoáng tịch liêu
Rừng lá mùa thu trải khắp miền
Ðiểm tô thêm đẹp phố bình yên
Ta ngơ ngẩn với ngàn hoa lá
Hồn bướm mơ tiên... chẳng lụy phiền
Ta thấy quanh ta xác lá vàng
Quyện tròn trong gió buổi thu sangCho mộng thêm dài... lạnh gối chăn !
Cảnh đẹp cho hồn ta ngất ngây
Tình thơ lai láng giữa trời mây
Nhìn thu ta bỗng lòng say đắm
Giấc mộng Hằng Nga... giữa cõi này...

Tâm hồn Thiên Kim bay bỗng như hòa nhập vào những câu thơ trữ tình kia, bỗng “ rầm” nàng đã tông vào xe phía trước, người lái xe mở cửa bước xuống tiến về phía Thiên Kim khi nàng vội vã tắt máy ngừng xe lại ngay sau xe người ấy

- Một người đàn ông nước ngoài, có lẽ là người Iran Iraq hay Ấn Ðộ gì đây
…Thiên Kim hạ kiếng xuống ngồi im chờ thái độ người kia để nàng hạ mình xin lỗị
Ông ta nhìn nàng rồi nói nhỏ nhẹ một tràng tiếng Anh, tay chỉ vào chỗ xe bị đụng
– Thiên Kim lính quýnh không biết phải làm sao, bởi nàng tiếng Anh không giỏi chỉ đủ để đi làm trong hãng xưởng mà thôi, nàng lấp bấp:
- I am sorry for this happening, but I have my insurance to cover for the damage of your car.
- That’s all right! Would you please give me your car insurance, and your driver licensẹ Ông ta trả lời nàng.
Ông lấy số phone của Thiên Kim và ghi số xe cùng số bằng lái và insurance của nàng xong chào nàng và tiếp tục lái xe đi mà không gọi 911
– Thiên Kim hoàn hồn, đưa tay đấm vào đầu thật mạnh “ từ nay quyết chừa tật mộng mơ khi lái xe nghe nhỏ khùng”
Ðã qua một tuần vẫn không thấy người bị nàng đụng xe làm gì cả, hay ông ta tốt bụng thương hại nàng mà không bắt nàng bồi thường.
 Nàng không tin vào điều mơ ước đó, dễ gì … “
Người Việt Nam còn hoạ may có tình đồng chủng, ông này người khác giống khác giòng đừng mơ mộng viễn vông nữa nhỏ khùng ơi”
Thiên Kim hay tự nguyền rủa mình là nhỏ khùng mỗi khi làm điều sai trật hay lỡ lầm xử lý thiếu đạo đức và trung thực với lương tâm…
Bởi lẽ đó nhiều khi nàng tự nghĩ “ hay ta cứ mắng ta khùng rồi khùng thật rồi chăng, cũng nhan sắc, cũng khôn ngoan, lịch lãm mà chẳng thằng ma nào để mắt thương dùm, dù trong hãng ta làm khối người Việt đẹp trai bãnh chọe đếm không hết”…

Cuối Tuần Vào Bếp - Xuân Hồng



Tình Sầu -Du Tử Lê



               ta như sương mà người như hoa
                  dối gian nhàu nát nụ hôn đ̣ầu
                 tình đi từng bước trên lưng gió
                 gieo xuống đời nhau hạt thương đau

                người một phương ta cũng một phương
                 phố cao ngày thấp nắng mưa trùng
                 mắt sâu ẩn nhốt trời giông tố
                 ta một hồn câm giông gió lên

                  người ở đây, ta cũng ở đây
                 lòng không như mặt, lòng lệ đầy
                 chân đi gió tạt, sầu ba hướng
                 tay vói một trời, trời mưa bay

                 người đã vì ta tan ước mơ
                 phấn son chưa ngát thịt da ngà
                 môi non đã lỡ tình đau đớn
                  mộng vữa theo trời hoa phượng xưa

                 
người chôn đời mà ta đắng cay
                 cây im lá ngọn khói sương bày
                  chim treo mỏ cóng trơ xương mục
                  sống đã chẳng cùng chết sao 
                   hay người ở đâu, 
                    ôi người ở đâu ?

                 cỏ xanh còn áp má đêm buồn
                 dế giun còn tiếc mùa ân ái
               từng phiến trời mang bao nhớ thương

                 Du Tử Lê

Du Lich Mũi Kê Gà-Phan Thiết


Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà. Hải Ðăng Khe gà được xây dựng trên đỉnh đảo Khe gà, đảo có diện tích 5 ha ở vùng biển xã Tân Thành, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết khoảng 30 km về phía Ðông Nam.
Hải Ðăng Khe gà do một người Pháp tên là Chnavat kỹ sư thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến cuối năm 1898 mới khánh thành, đến nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải Ðăng khắc số 1899. Hải Ðăng Khe gà chính thức hoạt dộng năm 1900. Nhân viên điều hành gồm có một người Phạm (trạm trưởng) và 8 người Việt canh giữa đèn.
Trong lịch sử hàng hải ở khu vực này, các thế hệ trước có rất nhiều thuyền buôn qua lại bị đắm do không xác định được toạ độ, vị trí.
 Bởi Mũi Khe gà dược coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Do vị trí hiểm yếu của vùng biển này, và để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu cho xây dựng ngọn Hải Ðăng Khe gà. Trong thời gian xây dựng rất nhiều người chết do tai nạn, hiện nay ở đây vẫn còn nghĩa địa chôn những người chết vì công trình này. 
Theo sách Ðại Nam Nhất Thống Chí, thì Ở phía Tây huyện Tuy Lý cách 52 dặm sát với biển có những hòn đá lớn ngang ra bờ biển. Ở ngoài có hòn đảo tên Kê-Dữ (đảo Gà).
Ðảo Kê gà cách bờ biển 500m, những ngày nước ròng, từ bờ biển có thể lội ra đảo được. Lúc triều cường và có gió đi lại rất vất vả.Trên đảo ngọn Hải Ðăng được xây dựng tương đối đồ sộ, có lẽ đây là ngọn Hải Ðăng cao nhất trong nước, xây bằng đá hoa cương, hình bát giác. 
Ðá hoa cương xây ở Hải Ðăng Khe gà, chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Và không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải Ðăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cạnh cụ thể, khớp với nhau.
 Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải tô, trét sửa chữa. Tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đền đến mặt biển 65m, kích thước cạnh của tháp (chân tháp) 2,60m.
 Chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. 
Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000 W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
 Ngoài ngọn Hải Ðăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên.
 Từ dưới mép nước biển đến Hải Ðăng hàng chục bậc tam cấp.
 Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân Hải Ðăng do người Pháp trông từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải Ðăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn, tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh, máy phát điện. Hiện nay hòn đảo Khe gà và ngọn Hải Ðăng đã và đang trở thành điểm du llịch hấp dẫn với du khách. Bởi Hải Ðăng Khe gà vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.
 theo dulich Binh thuan- Ảnh chụp của anhmy


Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Sầu Riêng - Sầu Chung


 Có người tặng tôi một trái sầu riêng. Chơi ác thế, về nhà loay hoay mãi không biết làm sao bổ nó ra ăn!
Thôi thì cầm ngắm nghía trước vậy…
Sầu riêng là một thứ trái cây quả thật là lạ. Với cái vỏ ngoài xù xì đầy gai nhọn, trông nó giống như một vật lạ đến từ.. không gian hơn trái đất.
Nghe nói khi trái chín tới, ban đêm lạng quang mà đi ngang qua dưới cây có thể bị trái rụng xuống lủng đầu nhé!
Không lủng sao được?
Nặng trình trịch, vỏ cứng ngăng ngắc, có khi còn hơn “sao quả tạ” giáng trúng đầu nữa à!
Tôi chưa bao giờ được “diện kiến dung nhan” cây sầu riêng, nhưng nghe thế thì cũng tò mò, ráng cất công tìm kiếm xem hình thù cái cây này cao thấp ra sao để lỡ trường hợp có đi lạc đường đâu đó còn biết để mà né chứ.
Lỡ dại mất mạng vì nạn sầu riêng rụng trúng đầu thì quả thật vô duyên & không ra thể thống nào!
Ấy, vẻ ngoài là thế, ruột trái sầu riêng còn khủng hoảng hơn! Với người nào mê thì múi sầu riêng vàng lườm thơm & bùi, ngon lắm. Người nào không mê thì thoạt thoáng thấy đã lo nhín thở mà tránh cho lẹ.
Mẹ tôi kể, khoảng đầu thập niên 70, mẹ tôi bay Air Thai từ Bangkok về Sàigòn có mang theo vài múi sầu riêng trong bịch ny-lông bỏ trong túi xách tay, vì thứ trái này bên Thái cùi dầy & nồng nàn thơm hơn của mình nhiều.
Vừa ngồi chưa kịp ấm ghế, cô tiếp viên hàng không hình như đi ngang đánh mùi thấy, đã nhẹ nhàng lịch sự hỏi mẹ tôi là có xách theo sầu riêng không và có muốn cô ấy giữ ở trong tủ lạnh cho hay không?
Dĩ nhiên là mẹ tôi móc ra đưa ngay.
Không biết cô ấy đã đem đi dúi vào đâu, chắc chắn là không bỏ vào tủ lạnh chứa đồ ăn đâu vì nếu bỏ vào thì cái mùi này nó sẽ ám trong tủ lạnh cho cả tháng… K
ông có luật lệ nào cấm cầm sầu riêng lên máy bay cả, nhưng mùi sầu riêng mà thoảng ra thì cả máy bay lãnh búa.
Nặng nhất sẽ là những hành khách ngoại quốc vì phần lớn những người này không hề biết đến thứ trái cây này & sẽ nghĩ là có người nào … xì hơi.
Tôi hỏi thế thì cô ấy có trả lại cho mẹ lúc máy bay đáp không thì mẹ tôi trả lời là có, không cần đợi mẹ tôi hỏi nữa.
Lịch sự thế thì thôi hãng Air Thái…
Cũng lại chuyện mang sầu riêng lên máy bay, hai mươi mấy năm sau tôi đi chung show cùng với một đoàn gồm đủ thành phần ca sĩ từ lớn tuổi đến trẻ hơn, tổng cộng khoảng mươi người.
Máy bay vừa tắt đèn thắt lưng an toàn thì tôi bỗng ngửi thấy mùi là lạ…
Kinh nghiệm đầy người, tôi lẳng lặng kéo ngay cái cổ áo turtle neck lên cao che ngang mũi & quay ra ngoài cửa sổ nín thở chờ cho … “cơn giông bão” đi qua.
Lầm bầm thầm rủa không biết ai đó đã ăn gì bậy bạ trước giờ lên
Chắc là mấy người ở hàng ghế đàng trước tôi rồi vì gió thổi từ trước ra sau mà…
Ngay sau đó ngẩm nghĩ, nếu mình im lặng quá thì những người chung quanh dám nghĩ thủ phạm là mình lắm à.
Thế là giả bộ quay qua quay lại, thở ra phì phì vài cái cho ra vẻ khó chịu với cái mùi, đồng thời cũng như là đánh tiếng là … “không phải tui à nha…”
Quái, mà cái “cơn bão hơi độc” này, một hồi sau tuy có giảm cường độ tí tí nhưng vẫn cứ lởn vởn đâu đó…
Những hành khách chung quanh tôi bắt đầu dáo dác liếc quanh, khịt khịt mũi.
Ông Mỹ già đầu bạc ngồi bên cạnh tôi nhấp nhỏm rồi dường như chịu không thấu, ông nhấc giầy của mình lên ngó bên dưới đế.
Đế trái, rồi đế phải. Vài người khác làm theo, kiểm soát xem mình có lỡ … đâu đó “đạp” phải mìn!
Khoảng vài phút thì còn lịch sự chịu đựng được chứ kéo dài như thế này thì mọi người bắt đầu nhốn nháo…
Về sau cái mùi có loãng ra & mũi mọi người cũng bắt đầu quen nên mọi việc từ từ “chìm xuồng”…
Lúc vừa ra khỏi máy bay, tôi bỗng nhớ mình quên cái máy cassette cầm tay nên chạy lên lại kiếm.
Vừa bước lại vào khoang thì khựng ngay lại với cái mùi hôi hôi hồi nãy vẫn còn thoang thoảng giống như mùi gas của bếp.
Nhóm người thu dọn máy bay thì đang xịt xịt cái gì đó trên không chắc đang cố gắng để khử mùi!
Đây không phải là trái sầu riêng mình chụp mà là hình “minh họa” mình chôm chỉa trên mạng…
Trong chuyến xe chở mọi người về khách sạn bỏ đồ đoàn, kịch sĩ La Thoại Tân cười hô hố.
Ông kể cho mọi người rằng ông mang theo vài múi sầu riêng bỏ trong hộp nhựa trên máy bay mở nắp ra định ăn. 
Lúc ông vừa mở nắp hộp, mùi sầu riêng thơm ngào ngạt tuôn ra.
Ông đang hít hà thơm quá, thơm quá, thì thấy chung quanh mình moi người nhốn nháo nên ông nhẹ nhàng đóng nắp lại & lủi cất lại ngay vào túi làm giống như không có việc gì xảy ra.
À té ra thủ phạm là ngài đây!
Ông còn cười hà hà hỏi mọi người có muốn ông mở ra thử trong xe không?
Trời ngoài nóng cháy gần trăm độ F, máy lạnh đang mở tối đa thổi phù phù.
Dĩ nhiên là mọi người nhao nhao phản đối ngay, không phải vì sợ hôi mà vì … thơm quá mà ông chỉ có vài múi, không đủ chia cho cả xe.
Cái trái này quả là lợi hại.
Không biết thì tưởng là hôi mùi khác.
Khi biết là mùi từ nó tỏa ra rồi thì lại thấy như là thơm… ngạt ngào hương vị quê hương.
Thính giác của con người không tách biệt được 2 mùi ấy
. Giả sử có ai xì hơi thật trong lúc ấy thì chắc mọi người sẽ cùng hít hà bảo ôi sầu riêng thơm quá, thơm quá!!
! Cũng nhớ lại một lần tôi ở một khách sạn ở ngay khu China Town ở Montreal.
Khắp khách sạn có treo bảng yêu cầu không được mang sầu riêng về khách sạn, nhất là không được ăn sầu riêng trong phòng. Khách sạn của Tây đó nha.
Chả là Montreal, Toronto & Vancouver là những thành phố ở Bắc Mỹ cho nhập những thứ trái cây tươi này từ Á Châu vào. Ở Mỹ lúc này thì đừng hòng mà có nhé.
Du khách Á Châu tới khu người Tàu này mà gặp những thứ như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, nhãn tươi này thì khác chi như cá gặp nước?
Mắc rẻ xá chi, vác ngay về phòng. Không cần ăn, chỉ ngắm thôi là cũng “đã” rồi.
Mùa hè trời nóng, khách sạn đóng cửa kín mít mở máy lạnh điều hòa không khí 24/7, ăn sầu riêng trong phòng mình là nguyên một tầng đó lãnh hiệu quả ngay.
Một tuần lễ cứ thoang thoảng mùi, không tan.
Khách trú than phiền, nghĩ là có con gì chết vùi ở đâu đó!
Ấy mình ăn “sầu riêng” mà những người khác “sầu chung”…
Tôi ăn được thứ sầu riêng này. Không mê gì hung!
Có ăn cũng được, không có cũng không thèm khát nhớ nhung.
Mân mê cái trái người tặng này khoảng nửa tiếng thì cũng kiếm cách bổ ra được
. Bể từng mảng. Những múi sầu riêng nát bét hết.
Ghê quá, ai mà ăn được nữa cơ chứ!
Quăng thì uổng. Cali dạo sau này mới cho nhập vô thôi, mắc lắm nhé, không rẻ tí nào đâu
. Ăn thì không được rồi, nhão nhét như thế kia!
Hmm… hmm… suy nghĩ, suy nghĩ…
Thôi thì như thế này, có một đứa bạn người Âu Châu nắm quyền”sinh sát” trong Computer Lab trong trường tôi, cho tới bây giờ nó vẫn được giữ lại làm việc tại đây.
Vài năm trước thời cả đám còn đi học, nó đã “chơi” tôi một vố practical joke, làm trò cười cho cả lớp (chuyện này tương đối dài dòng, mai mốt có dịp tôi sẽ “méc” lại với mọi người sau).
Tôi hậm hực mãi không biết làm sao trả thù nó!!!
Hay là như thế này: Bây giờ tôi cho hết những múi sầu riêng nát này vào trong bịch rồi ghé thăm & nhẹ nhàng dúi thật sâu nơi đáy tủ trong phòng làm việc của nó.
Thế là vừa không phải vứt đi mà vừa … báo được thù.
Nghĩ tới cái bộ mặt dáo dác tìm kiếm của nó mà tôi đã thấy mắc cười rồi. Hà , chỉ nghĩ thôi cũng đã thấy hả dạ…
À, đừng nói tôi nhỏ nhen & thù vặt nhé. Nếu có thì cũng … chỉ một chút thôi mà…
Nhưng cái chính là tôi giới thiệu thứ trái cây độc chiêu của người Việt mình tới dân Âu Tây đó chứ.
Có công à nha. Ai muốn tuyên dương công trạng này của tôi thì xin liên lạc nhé, hì hì…
Trong lúc chờ được “tuyên dương” thì mình phải đi kiếm bọc ny lông đã đây.!

DonHo.blog

Guitar Hòa Tấu Chọn Lọc