Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Starbucks và văn hoá cà phê

 Từ trước Tết (âm lịch) đến nay, một trong những điều khiến người dân, đặc biệt giới trẻ, ở Sài Gòn chú ý và bàn luận nhiều nhất không chừng là sự xuất hiện của tiệm cà phê Starbucks đầu tiên trong thành phố. Trong bài viết “Đầu xuân, ghé cà phê Starbucks Sài Gòn” đăng trên báo N. Việt tại California, nhà thơ Trần Tiến Dũng kể, để được uống một ly cà phê trên góc đường Nguyễn Thị Nghĩa - Phạm Hồng Thái, quận 1, hàng trăm người phải xếp hàng rồng rắn ngay ngoài đường; lọt được vào trong tiệm rồi, lại phải xếp hàng tiếp để chờ đặt mua và trả tiền; sau đó, lại chờ tiếp để có được ly cà phê. 
Có người ví von việc xếp hàng chờ mua cà phê ở Starbucks cũng giống việc xếp hàng chờ mua gạo thời bao cấp. Từ đầu đến cuối, mất khoảng nửa giờ. Nghe nói, trong mấy ngày Tết, thời gian xếp hàng còn lâu hơn nữa. Mà giá một ly cà phê Starbucks lại rất đắt, khoảng 100.000 đồng Việt Nam (trong khi đó một ly cà phê Trung Nguyên chỉ có 20.000 đông).
 Theo lời Trần Tiến Dũng, để uống được một ly cà phê Starbucks, những người lao động bình thường phải nhịn cà phê (vỉa hè) cả tháng.
Tôi là người nghiện cà phê. Ngày nào tôi cũng uống ba, bốn ly cà phê. Sáng, thức dậy, công việc đầu tiên tôi làm trong ngày là pha cà phê.

 Mấy tiếng sau, vào trường đại học, công việc đầu tiên của tôi là đến thẳng tiệm cà phê để lấy thêm một ly nữa trước khi vào văn phòng làm việc.
 Ngày nào cũng thế. Có cảm tưởng, thiếu cà phê, tôi không tỉnh táo được. Thế nhưng, thú thật, tôi chỉ uống cà phê Starbucks những lúc tôi đi ngoại quốc. Ở Thái Lan. Ở Trung Quốc
 Ở Hàn Quốc. Ở Singapore. Và ở Mỹ. Còn ở Úc: Không. Khi sang Âu châu, đặc biệt ở Anh và Pháp, tôi cũng không hề vào Starbucks. Với tôi, Starbucks bao giờ cũng là một lựa chọn cuối cùng. 
Khi không có cái gì khác. Và trong những trường hợp không có lựa chọn nào khác như thế, mỗi lần thấy Starbucks, tôi mừng vô cùng. Và cám ơn Starbucks vô cùng.
Ở Trung Quốc, nơi người dân chuộng trà hơn cà phê, kiếm được một nơi có cà phê đã mừng húm. Cà phê Starbucks nữa thì có cảm giác như được lên thiên đường. Ngay cả ở Mỹ cũng thế. Nhớ, trong một chuyến đi Mỹ, Hoàng Đình Bình chở tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn đi từ Orange County đến Las Vegas. Dọc đường, chúng tôi ghé vào một tiệm “to go” (take away) để mua cà phê.

 Mỗi đứa được “phát’ cho một ly thật bự, có lẽ khoảng gần một lít! Ra ngoài sân, trước khi lên xe, bọn tôi phải đổ bớt gần một nửa, một phần, vì biết không thể uống hết, phần khác, vì sợ đổ trên xe và cũng vì sợ mất công tìm nhà vệ sinh vốn khá hiếm hoi trên con đường cao tốc xuyên qua sa mạc dằng dặc để đến Las Vegas.
 Mà loại cà phê nhạt thếch như thế lại rất phổ biến ở Mỹ. Ngay ở các tiệm ăn lớn, thức ăn có thể rất ngon, nhưng kiếm được nơi có cà phê ngon không phải dễ.
 Phần lớn chỉ có loại cà phê pha chế sẵn, ai muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Lấy nhiều chỉ mất công đi tiểu nhiều. 
Ở một nơi như thê' ...
Chả có gì khó hiểu khi Starbucks thành công vang dội tại Mỹ. Ra đời từ năm 1971, đến đầu thập niên 1990, trung bình mỗi ngày Starbucks lại có một tiệm mới.
 Đến nay, riêng ở Mỹ, nó đã có trên 13.000 tiệm. Người ta nói Starbucks có mặt ở từng góc phố. Dĩ nhiên, sự phân bố không đều.
 Ở California, đặc biệt ở các vùng có đông dân cư người Việt, Starbucks vẫn còn thưa thớt.
 Nhưng ở trung tâm New York, chẳng hạn, có khi ở một ngã tư có đến hai tiệm Starbucks: một ở góc này và một ở góc bên kia, để phục vụ cho khách bộ hành đi hai lề đường khác nhau. Mà, thường, tiệm nào cũng đông nghẹt.

Không những thành công ở Mỹ, Starbucks còn lan tràn hầu như khắp nơi trên thế giới. Starbucks có mặt trên hơn 60 quốc gia khác nhau.

 Nhiều nhất là ở Canada: trên 1000 tiệm; kế tiếp là Nhật: gần 1000 tiệm; ở Anh, 800 tiệm; ở Trung Quốc: hơn 700 tiệm (người ta dự đoán con số này sẽ tăng lên thành 1500 tiệm vào năm 2015); ở Hàn Quốc: gần 500 tiệm; ở Mexico: gần 400 tiệm; ở Đài Loan: gần 300 tiệm; ở Philippines: trên 200 tiệm; ở Thái Lan: gần 200 tiệm.
 Ở đâu, Starbucks cũng đều có cách pha chế giống nhau, hương vị giống nhau, cung cách phục vụ giống nhau. Và hầu hết đều thành công giống nhau.
Trừ ở Úc.
-Vâng, ở Úc, nơi, về mọi phương diện, rất gần Mỹ, Starbucks lại thất bại. 

 Ở Úc, năm 2000, tiệm Starbucks đầu tiên được khai trương; năm sau, tăng lên 15 tiệm; năm 2007, 87 tiệm. Nhưng phần lớn đều lỗ lã nặng.
 Từ năm 2008, nhiều tiệm lần lượt đóng cửa. 
Đến nay, cả nước Úc chỉ còn có 22 tiệm.
Nguyên nhân của sự hờ hững ấy không phải vì dân Úc không thích uống cà phê. Ngược lại. Chủ yếu là vì Úc có văn hoá cà phê khá mạnh.

 Họ thích và chỉ quen uống cà phê trong các tiệm quen thuộc, với những hương vị quen thuộc, và nhất là, không khí quen thuộc. Starbucks không thay thế được.
Bản thân tôi, tôi thích cà phê một phần vì cà phê, phần khác, vì không khí của tiệm.

 Nói chung, một khi đã được kỹ nghệ hoá, chất lượng cà phê giữa tiệm này và tiệm khác, nếu có chênh lệch, cũng không chênh lệch quá xa. Phần lớn đều mua cà phê từ một nguồn.

 Đều sử dụng một loại máy pha. Công thức và cách thức pha chế cà phê, từ tỉ lệ nước đến độ nóng của nước cũng như độ nóng của sữa, thường giống nhau. Yếu tố quyết định trong việc thu hút khách ở các tiệm cà phê là ở không khí.
 Với tôi, điều tôi không thích nhất là các tiệm vừa bán cà phê vừa bán thức ăn, nhất là các loại thức ăn có nhiều phô-ma (cheese), như pizza. Mùi cà phê thường nhẹ. 
Nó dễ dàng bị biến mất trước sự tấn công của loại mùi phô-ma trong các lò nướng.
ế, Starbucks là một sự cứu rỗi.Uống cà phê khác uống trà: Uống trà, cần lặng lẽ; uống cà phê, cần bạn để tâm tình.

 Bạn, khi uống cà phê khác với bạn khi uống bia hay uống rượu: Với loại có chất cồn, bạn càng đông càng tốt, chuyện trò càng sôi nổi càng hay; với cà phê, người ta chỉ thích thì thầm.
 Tâm hồn con người, khi uống trà, thường khép lại, quay vào trong; khi uống bia hay rượu thường mở ra, chan hoà với người khác; khi uống cà phê, nửa khép nửa mở.
 Ngay cả khi ngồi uống cà phê một mình, người thường vẫn thích ngồi nhìn ra ngoài.
 Để thấy người khác. Hiểu được điều đó, phần lớn các tiệm cà phê, khi có điều kiện, thường thiết kế theo lối nửa kín nửa hở: nếu bàn ghế không bày lấn ra đường được thì ít nhất các cửa ngỏ đều mở toang, để không gian trong và ngoài tiệm gần như là một.
Tôi không biết về lâu về dài Starbucks có thành công ở Việt Nam hay không. 

Nếu tôi có cơ hội về Việt Nam, không chừng tôi cũng sẽ uống cà phê ở Starbucks.
 Lý do: thấy an tâm hơn: 
Nó có thể không ngon như ý mình muốn nhưng ít nhất là nó không có các loại hoá chất được nhập lậu từ đường biên giới phía Bắc để biến bột bắp hoặc bột đậu nành thành…cà phê giết người.
Giết từ từ.


                                   Nguyễn Hưng Quốc
            @@ tks t/g ,wow ,i like Cappuccino -Starbucks !!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét