Những tình khúc buồn bất hủ như "Không", "Buồn ơi chào mi", "Kỷ niệm"... là những hoài niệm, khắc khoải và day dứt của ông về một thời đã xa.
Những tên tuổi của âm nhạc Sài Gòn trước năm 1975,
sống trong ký ức của công chúng ngày hôm nay ngoài Trịnh Công Sơn chỉ
còn Phạm Duy, Ngô Vũ Thuỵ Miên, Vũ Thành An và Nguyễn Ánh 9…
Đó là người
nghệ sĩ dành cả đời mình để đắm đuối, tụng ca tình yêu, dù trong niềm
hân hoan hay nỗi đau đớn tột cùng. Nguyễn Ánh 9 nổi tiếng với những tình
khúc buồn, ông còn là danh cầm có thể đẩy các giọng ca thăng hoa.
Khánh
Ly, Thái Thanh, Thanh Thúy..., ở thời đỉnh cao đã luôn tin tưởng cậy
nhờ ngón đàn của ông dìu dắt cho tiếng hát của mình.
Chỉ nghe các tác phẩm cũng có thể thấy Nguyễn Ánh 9 là
một người luỵ tình, mang phẩm chất lãng mạn đặc biệt. Tâm hồn người
nghệ sĩ này như những dây tơ mỏng, có thể rung lên vì bất cứ "cú chạm"
nào của số phận.
Mà số phận thường đặt ông vào những nỗi đau, bởi vậy
nhạc của Nguyễn Ánh 9 như được dành riêng cho những mất mát, tan vỡ và
chia xa.
Ngoài đời, nhạc sĩ là một người đàn ông nhỏ nhắn và
hiền lành. Ông lúc nào cũng rụt rè và vụng về.
Chỉ khi ngồi vào đàn,
lướt tay trên những phím đen trắng, gương mặt mệt mỏi của ông mới thoắt
rạng rỡ, tự do và vồ vập hơn bất cứ lúc nào.
Dường như chỉ trong tiếng
đàn, nhạc sĩ mới tìm thấy tự tin và nguồn sống mãnh liệt cho mình.
.
|
Ca khúc Không đã đưa Elvis Phương "lên sao" ở thập kỷ 70, sau đó nổi tiếng đến mức công chúng gọi Nguyễn Ánh 9 là ông Không. Và rồi cuộc sống vẫn trôi, bất chấp mọi nỗi đau. Nguyễn Ánh 9 tìm thấy bình yên ở người phụ nữ khác.
Năm 1965, nhạc sĩ lập gia đình và tin tưởng những dông
bão của mối tình đầu sẽ ngủ yên.
Chăm chút, trách nhiệm hết mực với vợ
con, nhưng ông không giấu lòng mình: "Vợ tôi là một người phụ nữ dịu
hiền nhân hậu, có lẽ chẳng người phụ nữ nào đủ vị tha và hy sinh cho
chồng mình như cô ấy.
Tôi mắc nợ trọn kiếp với người bạn đời, bởi tình
yêu đã vĩnh viễn câm lặng, trái tim tôi không còn cảm giác sau hình ảnh
của mối tình đầu".
Năm 1974, ông gặp lại người tình xưa khi cô về Sài
Gòn, cô vẫn một mình, vẫn yêu ông và chẳng oán trách gì.
Đã lỡ làng, có
xót xa thì cũng đành sống cho hết bi kịch một kiếp người.
Họ lại xa
nhau, lần này là mãi mãi, để vùi chôn những dấu yêu xưa cũ vào đáy lòng
mình, nhức buốt, cho tới hơi thở cuối cùng.
Tình đầu là mật ngọt, là rượu say, là trọn vẹn nồng
nàn, đắng nghét.Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã viết tất cả các tình khúc trong đời mình từ dư âm ấy.
Giờ đây, đã gần ở tuổi "cổ lai hy", nhạc sĩ vẫn còn choáng váng: "Vết bỏng của tình đầu vĩnh viễn không nguôi dịu. Đôi khi tôi cứ nghĩ đó là nỗi đau trời cho.
Nếu thành vợchồng chắc gì tình yêu sống mãi. Vì không có nhau trọn vẹn nên cô ấy mãi trẻ trung, nhẹ nhàng và thanh cao, lúc nào cũng là thiếu nữ đôi mươi trong tâm hồn tôi. Ký ức về cô ấy là điểm tựa để tôi nương vào, giữ gìn những gì trong lành nhất cho âm nhạc và đời sống của mình".
Người vợ hiền của nhạc sĩ quả là đáng trân trọng bởi
sự nhẫn nại, bao dung và tình yêu quá lớn bà dành cho ông. Gần 40 năm
kết tóc xe tơ, bà chưa từng dằn vặt chồng, luôn câm lặng chịu đựng, và
chỉ nén khóc khi còn một mình ngồi nghe lại những bản tình ca ông viết
cho người phụ nữ kia.
Trong bi kịch này, bà mới thực sự là người bị tổn
thương. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 coi vợ như là ân nhân của đời mình, ông
nói: "Càng về già, càng thương bà ấy hơn.
Tôi "gác kiếm" còn vì muốn có
thời gian chăm sóc và bù đắp cho vợ.
Tôi coi việc ấy là hệ trọng với
những năm còn lại của đời mình".Vì thế, ông chẳng lỡ đi đâu xa sợ bà một mình sẽ buồn,
làm một việc nhỏ ông cũng tâm niệm dành thành quả và niềm vui ấy cho
vợ.
Ở tuổi xế chiều, ông đã thấy quý giá vì được sống trọn đời bên một
người phụ nữ, chẳng vì lửa nồng tình yêu mà vì hơi ấm bền bỉ, yên lặng
và thiêng liêng của nghĩa nhân duyên. Thứ tình không ồn ào ấy đã cưu
mang những lỗi lầm ông vung vãi suốt thời trai trẻ.
TG. Điện Ảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét