Trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ


 Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên tại Hoa Kỳ đã được tổ chức vào Tháng Mười Một năm 1621 tại Plymouth, Massachusetts nhằm tỏ lòng biết ơn nhóm thổ dân da đỏ Tisquanto. Câu truyện như sau: một nhóm 102 người Anh di cư vượt 3000 dặm Đại Tây Dương trên con tầu Mayflower hướng về Tân Thế Giới tìm tự do tín ngưỡng. 

Mới đầu tầu Mayflower định đi tới Jamestown, Virginia, nơi định cư đầu tiên vào năm1607. Nhưng vì bão tố liên tục, họ đành phải đổ bộ tại Cape Cod Bay và quyết định lập nghiệp tại Plymouth, Massachusetts. Ngày 21 tháng 11 năm 1620, trước khi lên bờ, 41 trong số này đã ký Bản Kết Ước Mayflower thành lập một tổ chức chính trị dân đưa ra những nguyên tắc luật lệ công bằng và bình đẳng. Đoàn người này đã phải chịu đựng một mùa đông trong đói lạnh và phân nữa đã chết. 
Trong tình trạng khốn cùng đó, như một phép lạ, một số thổ dân da đỏ nói thông thạo tiếng Anh đã mang bí ngô và thịt gà tây tới giúp nhóm này và đồng thời cũng chỉ cho di dân cách trồng trọt và bắt cá. Đó là lịch sử tiên khởi của lễ Tạ Ơn. Năm 1789, Tổng Thống George Washington đã chọn ngày 26 tháng 11, là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc. Đến năm 1863, TT. Lincoln chọn ngày Thứ Năm chót của tháng 11 là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc.

Hình ảnh Lễ Tạ Ơn nhắc nhở hoàn cảnh chung của người Viet ly hương đặc biệt của chúng ta. Nó gợi nhớ một nhóm người đi tìm tự do tín ngưỡng đã trải qua những ngày khốn khó tại một miền đất thật xa lạ, nhưng cũng nhắc nhớ chúng ta về những người bạn luôn có mặt giúp đỡ chúng ta, và nhất là bàn tay quan phòng của Thiên Chúa luôn phù trợ cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Tại nhiều thành phố lớn trên đất Hoa Kỳ, trong ngày lễ Tạ Ơn thường các tổ chức Bác Ái Xã Hội làm bữa an truyền thống có gà tây và các món ăn như khoai tây nhuyễn, bắp, bí ngô, trái dâu... để thiết đãi những người vô gia cư trong dịp này. Tỉ dụ như tại thành phố Los Angeles, trung bình vào ngày này có tới 5000 người vô gia cư được đại bữa ăn Tạ Ơn ở Los Angeles Mission, ngôi nhà gần vương cung thánh đường cũ của Los Angeles.Tại các giáo xứ Công giáo và Tin Lành thường ban sáng có Thánh Lễ Tạ Ơn. Giáo xứ Công giáo nào có người Mễ và Việt Nam thì cũng tổ chức Thánh lễ Tạ Ơn bằng 3 ngôn ngữ: Anh, Việt và Tây Ban Nha, và sau thánh lễ, vào khoảng ban trưa, thường cũng tổ chức bữa ăn Tạ Ơn cho những người già, người sống cô đơn một mình (không ai nấu nướng cho) hoặc những người nghèo để họ có bữa ăn truyền thống và ngon miệng. Cách bầy biện rất lịch thiệp và đẹp đẽ để mọi người tham dự cảm thấy ấm cúng như cùng thuộc về một gia đình.
 Dịp này các em thanh niên thiếu nữ thường đóng vai những người hầu bàn đễ phục vụ chu đáo cho tất cả những ai đã ghi tên trước muốn tham gia bữa tiệc. Đôi khi các em diện bộ đồ mọi da đỏ và sắc phục của những người Thanh giáo đầu tiên trên con thuyền Mayflower cấp bến tại Plymouth ở Massachussetts để gợi nhớ lại Ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ.

 from LM Trần Công Nghị


Mùa lễ Tạ Ơn năm nay số người Hoa Kỳ sẽ về gia đình mừng lễ được dự đoán là 38.3 triệu người. Đây chỉ là tính những người di chuyển ít nhất là trên 50 dặm đường. Các phi trường, các ga xe lửa, các trạm xe bus và trên các xa lộ đầy ắp xe và người di chuyển. Đây là lễ đoàn tụ gia đình lớn nhất trong năm của người Hoa Kỳ: sinh viên đi học xa về nhà, con cái ông bà cha mẹ đoàn tụ.

Người Hoa Kỳ mừng lễ Tạ Ơn Thiên Chúa và tạ ơn nhau vì họ cảm nhận được rằng trong năm họ nhận được biết bao ơn thiêng mà Chúa đã ban cho họ. Đây cũng là dịp để hồi tưởng lại những người Thanh Giáo di dân đầu tiên đến Hoa Kỳ và được sự giúp đỡ của người Da Đỏ, được biết cách trồng cấy và được mùa màng sung túc, được đất nước mầu mỡ và được sống tự do trên miền đất mới. 

Riêng đối với người Việt nam di dân và di cư chúng ta, Mùa Lễ Tạ Ơn cũng mang một ý nghĩa rất gần gũi với động lực mà người Hoa kỳ tổ chức Lễ Tạ Ơn.Nhân dịp này, chúng ta thử tìm hiểu qua về Lễ Tạ Ơn trên thế giới mang những sắc thái và hoàn cảnh ra sao?
Nếu ta nhìn vào lịch sử của các dân tộc trên thế giới thì có thể thấy ngay là hầu như khắp nơi, từ các bộ lạc sơ khai tới các dân tộc văn minh, nơi đâu cũng có một hình thức nào đó cử hành những nghi lễ tạ ơn vì được “Trời” hay Thượng Đế ban cho được mùa tốt tươi, gặt hái thành công và lợi tức hoa quả trù phú.
Trước khi thiết lập một hình thức tôn giáo về những nghi lễ này, thì thường người nông dân xổ xưa tin rằng mùa màng ruộng nương của họ đều có “thần linh” hiện diện hoặc là làm cho được mùa tốt tươi hoặc là làm cho hạn hán mất mùa. 
Do vậy phát sinh các lễ “cầu mùa”, cung tế thần linh để cho được mùa, xua đuổi tà khí. Lại cũng có khi dân chúng cử hành nghi lễ để đánh bại “thần dữ” trong mùa gặt.
Các lễ nghi liên hệ tới mùa gặt hái nông sản, lúa mì, hoa quả, sản phẩn đồng nội được các dân tộc để ý cử hành và có nơi trở thành một nghi lễ chính thức bắt buộc. Chúng ta hãy đan cử ra một số tập tục của các dân như Hy Lạp, Roma, Do Thái, Ai Cập, Trung Hoa và Việt Nam.
     Người Hy Lạp:Đọc lịch sử Hy Lạp, chúng ta nhận thấy dân tộc này thờ rất nhiều thần linh nam nữ. đối với họ thần linh cũng có cuộc sống giống như các sắc thái của con người, và chính người Hy lạp cũng đã thần linh hóa các bậc anh hùng vĩ nhân của mình.
Thần của mùa mang (hay chính thức hơn của lúa mì) là nữ thần Demeter. Vị nữ thần này được sung bái trong lệ hội gọi là Thesmosphoria được cử hành hằng năm vào Mùa Thu.

Trong ngày đầu của Lễ Hội này, các phụ nữ có chồng (có thể là ý niệm các phụ nữ này được gắn liền với việc sinh con và lo chăm sóc mùa màng) làm những túp lều bằng lá và cũng dùng những thân cây gỗ làm thành những chiếc chõng.
 Đến ngày thứ hai, họ sẽ ăn chay. Rồi tới ngày thứ ba là ngày lễ chính, thì họ sẽ dâng cho nữ thần Demeter các đồ cung lễ gồm có: hạt ngô, bánh ngọt, hoa trái và các con heo. Người Hy Lạp tin tưởng rằng để đáp lại thì nữ thần sẽ ban cho họ được mùa gặt sung túc.-
Người Roma-Ngưởi Roma có Lễ Hội gặt hái gọi là Cerelia để kính thần Ceres, vị nữ thần ngô bắp 
(do vậy mà đồ ăn sáng của người Hoa Kỳ cereal cũng do nguyên gốc này mà ra).
 Lễ Hội này được cử hành vào ngày 4 tháng 10 mỗi năm, và các đồ lễ cung thường là hoa quả đủ thứ và cũng có thịt heo.
 Trong lễ hội dân chúng vui chơi, có đàn hát, diễn hành, có trò chơi và thể thao và đặc biệt là nghi lễ Tạ Ơn Thần.-Người Do Thái-Lễ hội Mùa Gặt có tên là Sukkoth đườc các gia đình Do Thái cử hành hằng năm vào mỗi mùa Thu, và lễ hội này đã được cử hành từ 3000 năm qua. 
Nguyên ngữ Sukkoth gồm 2 danh từ là Hag ha và Succot - đó là Lễ Nhà Tạm tức là Hag ha Asif - Lễ Tụ Hội. Sukkoth bắt đầu vào ngày 15 trong tháng Tishri của người Do Thái, cũng là 5 ngày sau nghi lễ chính thức và quan trọng nhất của người Do Thái là Yom KipporSukkoth có nghĩa là cái lều mà ông Moisen và người Do Thái đã sống trong sa mạc trên hành trình về Đất Hứa trong vòng 40 năm sau khi đã được giải thoát khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập.
 Các chiếc lều này được làm bằng vải và lấy cành cây khô mà chống dựng lên, nên rất dễ gấp lại để thường xuyên di chuyển.Lễ Sukkoth kéo dài trong 8 ngày.
 Dịp này, người Do Thái dựng lên chiế lều nhỏ bằng cách cành lá, gợi lại các “mái nhà tạm” của tổ tiên họ. 
Mái che cũng bằng lá cây và không làm kín hẳn để ánh sáng mặt trời có thể chiếu dọi vào được. 
Trong các ngôi nhà tạm này, người ta treo hoa quả gồm có táo, nho, bắp ngô và các thứ rau. Hai đềm hôm đầu của mùa lễ, các gia đình ăn bữa tối chung với nhau trong ngôi nhà tạm và dưới bầu trời chiếu soi ban chiều, để tạ ơn Thiên Chúa luôn ban ơn phước và dưỡng nuôi họ qua suốt cuộc hành trình về Đất Hứa. 
Người Ai Cập 
Lễ mùa gặt hái và tạ ơn của người Ai Cập gọi là Min, một vị thần của hoa trái và sản sinh. Lễ này được cử hành trong Mùa Xuân cũng là mùa mà người Ai Cập gặt hái.Trong lễ Hội kính thần Min có cuộc diễn hành và chính Pharaoh (vua của Ai Cập) cũng tham dự và góp phần. Cuộc diễn hành và lệ hội gồm có ca nhạc, nhảy múa, và có các môn chơi thi đấu thể thao.
Khi người nông dân Ai Cập gặt hái ngũ cốc và bắp ngô, họ thường than khóc và làm ra điệu bộ ủ não sầu bi.
 Cử chỉ này cốt ý đánh lừa thần linh vì họ tin rằng thần sống trong ngũ cốc và ngô bắp của họ.
 Họ sợ rằng thần sẽ “nổi giận” khi nông dân hái bắp ngô khỏi thân cây hoặc là gặt hái ngũ cốc đi, nơi mà thần sống trong đó. 
          Happy Thank's Giving 2012  to all  netter -blogger!
                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét