Trong
những năm gần đây, khi kỹ thuật ứng dụng trong công nghệ máy tính và Internet đã lên đến đỉnh cao nhất của thời đại, thì những thông tin trên
mạng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa cũng
như tư tưởng đến với đại đa số quần chúng trên toàn thế giới!
Và chính sức mạnh lan truyền toàn cầu của internet đã giúp cho con người nắm bắt được hết những thông tin cần biết trên mọi lĩnh vực, và sự tiện ích này cũng gây nhiều tai hại, nếu những thông tin đưa lên mạng không chính xác, kéo theo nhiều ngộ nhận và thắc mắc cho độc giả.
Trong lĩnh vực âm nhạc, những thông tin về xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật, nhất là tên tuổi của những nhạc sĩ sáng tác, thường xuyên bị nhầm lẫn. Khi người đầu tiên đưa thông tin lên mạng không nắm vững xuất xứ của bản nhạc, thường kéo theo những thông tin sai lệch khác, ngay cả trên những cơ quan truyền thông lớn có số lượng truy cập cao!…
Và chính sức mạnh lan truyền toàn cầu của internet đã giúp cho con người nắm bắt được hết những thông tin cần biết trên mọi lĩnh vực, và sự tiện ích này cũng gây nhiều tai hại, nếu những thông tin đưa lên mạng không chính xác, kéo theo nhiều ngộ nhận và thắc mắc cho độc giả.
Trong lĩnh vực âm nhạc, những thông tin về xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật, nhất là tên tuổi của những nhạc sĩ sáng tác, thường xuyên bị nhầm lẫn. Khi người đầu tiên đưa thông tin lên mạng không nắm vững xuất xứ của bản nhạc, thường kéo theo những thông tin sai lệch khác, ngay cả trên những cơ quan truyền thông lớn có số lượng truy cập cao!…
Trong
điều kiện hạn hẹp của trang web cá nhân này, chúng tôi chỉ muốn đưa ra
một số ví dụ điển hình của riêng cá nhân tôi, để khán thính giả yêu nhạc
có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về xuất xứ và trường hợp sáng tác
của những nhạc phẩm đã được phổ biến sâu rộng trong quần chúng:Nhạc phẩm Tháng Sáu Trời Mưa:
Có nhiều người ở Việt Nam cũng như hải ngoại lầm tưởng nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” phổ thơ Nguyên Sa do ca sĩ Thái Hiền đầu tiên trình bày là sáng tác của NS Ngô Thụy Miên?!
Có nhiều người ở Việt Nam cũng như hải ngoại lầm tưởng nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” phổ thơ Nguyên Sa do ca sĩ Thái Hiền đầu tiên trình bày là sáng tác của NS Ngô Thụy Miên?!
Thật sự thì NS Ngô Thụy Miên cũng có
phổ nhạc bài thơ này của thi sĩ Nguyên Sa vào năm 1984. Nhưng khi bản
phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm ra đời năm 1987 và tạo thành một hiện
tượng, thì xảy ra sự lẫn lộn tên tác giả giữa 2 nhạc phẩm cùng tựa này!Nói
rõ hơn là có một số người khi “nghe” và “hát” bài “Tháng Sáu Trời Mưa”
bản phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm thì cứ khăng khăng cho rằng tác giả là
Ngô Thụy Miên (Vì NTM cũng phổ nhạc bài này!).
Và cũng ít ai biết được
rằng bài thơ này có tới 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Ngô Thụy Miên và Hoàng
Thanh Tâm. Trong số những người biết bài “Tháng Sáu Trời Mưa” của Hoàng
Thanh Tâm, thì lại không biết còn một bản nữa của Ngô Thụy Miên.Ngược lại những người biết nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có phổ nhạc bài “Tháng Sáu Trời Mưa”, thì không được nghe chính bài hát của NTM qua tiếng hát duy nhất của ca sĩ Hải Lý, mà chỉ được nghe bản phổ nhạc của HTT! Nên cứ nghĩ bản nhạc mình đang nghe là của NS NTM!Điển hình như trên diễn đàn bentre forum tại Mỹ, ngay cả những người trong ban điều hành trang web, đều bị nhầm lẫn tên tác giả.
Riêng bản thân tôi, khi tôi phổ nhạc bài thơ “Tháng Sáu Trời Mưa” của thi sĩ Nguyên Sa năm 1987 tại Canberra, Úc Châu.Tôi không hề biết NS Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc bài này năm 1984, tức là trước đó 3 năm.
Cho đến vài năm sau (khoảng 1990/1991) khi biết NS NTM cũng phổ nhạc bài này, thì tôi cứ nghĩ nhạc phẩm này được viết sau bản phổ thơ của tôi. Mãi đến năm 2003, qua những thông tin trên web site tôi mới biết NS NTM viết bài này vào năm 1984, trước tôi 3 năm.
NS Hoàng Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét