Chị thứ hai của tôi, chị Doanh, có “cái tật” mê trèo cây trứng cá của cô Hai Mụ gần nhà.
Phía sau trường tiểu học Cái Đôi, kế bên vườn rau là “trạm y tế” của cô Hai Mụ.
Phía sau trường tiểu học Cái Đôi, kế bên vườn rau là “trạm y tế” của cô Hai Mụ.
Gọi là trạm y tế cho có tiếng một chút ở cái xóm nghèo nàn này chứ
thật ra chỉ là một căn phòng nhỏ xíu chia làm ba gian hẳn hoi. Cô Hai
làm nghề đỡ đẻ cho bà con hàng xóm ở đó và một hai xóm lân cận. Tôi
không biết cô tên gì, chỉ nghe người lớn gọi là cô Hai Mụ thì gọi theo.
Tôi nhớ mang máng cô có nước da trắng bóc, hay đội cái mũ y tá trên
đầu, nhưng thật tình tôi không nhớ nổi cô có mặc đồng phục y tá hay
không.Ngoài chuyện giúp cho các bà sinh nở, cô vẫn khám và cho
thuốc chữa cảm cho người này , trị ho cho người kia. Lũ con nít chúng
tôi luôn được cô đối xử rất nhẹ nhàng, cô hay xoa đầu tôi mỗi lần có dịp
gặp tôi đâu đó.
Sau nhà cô Hai Mụ có trồng cây trứng cá, lúc đó chưa được cao gì cho lắm. Tàng cây thưa thớt chưa đủ che nắng cho lũ con nít tụm năm túm ba dưới gốc cây khi tan học.
Sau nhà cô Hai Mụ có trồng cây trứng cá, lúc đó chưa được cao gì cho lắm. Tàng cây thưa thớt chưa đủ che nắng cho lũ con nít tụm năm túm ba dưới gốc cây khi tan học.
Ấy thế mà trái thì cơ man
bứt hoài không hết.Cô Hai Mụ có hai người con cùng trạc tuổi của
chị Doanh tôi, khoảng 8, 9 tuổi và ở gần nên hay tụm lại chơi với nhau
cùng con nít trong xóm rất thân mật. Cứ trưa trưa chị của tôi trốn ngủ
trưa sau khi đi học về, đi theo con của cô Hai và đám bạn kéo nhau lại
đứng, ngồi chồm hổm quanh gốc cây trứng cá tán dóc, bắn bi, bắn dây
thun.
Riêng chị tôi lại thích trèo cái cây trứng cá đó dầu cây chỉ cao chừng 3 mét. Tội nghiệp cho mấy nhánh cây mỏng mảnh, cứ oằn xuống mỗi lần chị tôi trèo lên bứt trái. Thật tình giờ nghĩ lại trái trứng cá có cái gì ngon đâu ngoài chất ngòn ngọt sau cái vỏ dai nhách đo đỏ. Con nít thì thế, hay con nít ở chốn đồng quê là thế. Cái gì, con gì, cây gì bọn chúng tôi “khai phá, khai hoang, bốc lủm” được là cứ thi nhau mà làm.
Không biết cái mảnh lực của tàng cây, của nhánh cây hay những trái trứng cá tròn tròn da căng bóng vàng vàng đỏ đỏ mà chị tôi mê say leo trèo, bứt hái mỗi trưa. Cây nhỏ xíu thế mà chị tôi cũng tìm được một chỗ ngồi vắt vẻo đong đưa hai chân, tay vừa hái trái miệng vừa mút chùn chụt khen ngọt. Bọn con nít đứng chung quanh cây cứ thèm thuồng nhưng không dám leo lên, có lẽ sợ gãy cây nên chỉ đứng và la nhao nháo- Ê Doanh, bứt cho tao mấy trái đi, chùm bên kia kìa, trái đỏ ngọt hơn.
- Chị Doanh, bứt cho em mấy trái nha.
- Tụi bây từ từ, chỉ tùm lum tao hái sao kịp.Tôi luôn tỏ ra thản nhiên trước sự “cám dỗ” của những trái trứng cá, càng thản nhiên hơn và nghênh nghênh cái mặt, đôi lần còn chống nạnh dẩu môi lên làm tàng với lũ con nít khi chúng đòi chị tôi hái cho vài trái- Tụi bây đứng xích ra, đứng gần quá chị tao không trèo được.
- Tụi bây xin gì xin hoài vậy, chỉ để dành cho tao ăn.Có lúc lại ngang tàng giựt phăng mấy trái trứng cá chị tôi vừa chìa xuống cho đám bạn- Tui thích trái này, mày lấy trái xanh đi, cũng ngọt vậy.Trời đất, giờ nghĩ lại tôi thấy mình chằng dễ ớn, ngang dễ ớn, cái thân có một chút tẹo, nhỏ tuổi hơn ai hết mà cứ “mày” lia lịa chẳng nể mặt ai. Chắc tại ỷ có chị làm “thủ lĩnh” ở cây trứng cá nên cứ hiên ngang mà...làm tàng.Tôi cũng không hiểu sao con của cô Hai Mụ cũng chẳng nói gì và cũng chẳng đòi "chia chác", dầu đây là cây của họ. Có lẽ hai đứa con nít đó không thích trái trứng cá chăng? Tôi không thấy chúng đụng vào trái nào, có trong tay thì cũng như tôi, Vinh và Hùng chỉ thích bóp cho bể cái vỏ ra rồi trây trây phần ngọt ngào li ti như trứng cá vào tay, vào cây hoặc vào đất cho đến khi chỉ còn lại cái vỏ xẹp lép thì quăng bỏ.Cứ thế ngày qua ngày, cây trứng cá ở nhà cô Hai Mụ là một “trung tâm” tập họp rất hấp dẫn và vui nhộn cho bọn con nít chúng tôi mỗi trưa sau khi chị tôi tan học. Cô Hai Mụ thỉnh thoảng vẫn ra xem chừng chúng tôi và nhắc khẽ là đã đến giờ đi về nhà. Thấy bóng dáng của cô, chị tôi tụt ngay xuống đất, đám con nít giả vờ dạ dạ hoặc im thinh thít; cô vừa quay bước là đâu lại vào đấy, như cái chợ chồm hổm, chúng tôi chí choé giành nhau trứng cá.
Chuyện “một ngày như mọi ngày” có lẽ còn kéo dài cho đến khi chúng tôi vặt sạch trái trên cây trứng cá của cô Hai nếu không có trận “tranh hùng” xảy ra một hôm.Như mọi ngày, tôi lúp xúp chạy theo chị Doanh đến vườn nhà cô Hai Mụ, khi đến nơi thấy bọn con nít chỉ trỏ lên cây, có đứa có vẻ e ngại, có đứa thì nghênh mặt với chị em tôi.
Thằng Được đang nghiễm nhiên trở thành “chủ nhân ông” chiếm chỗ ngồi của chị tôi mọi hôm trên cây trứng cá.
Được lớn hơn chị tôi khoảng vài tuổi, đen như cột nhà cháy có lẽ vì phải chăn trâu ngoài đồng suốt chứ không được đi học như bọn trẻ cùng tuổi. Chúng tôi ít bao giờ trò chuyện với Được, phần vì hoàn cảnh gia đình khác nhau nên giờ giấc cũng khác, lúc chúng tôi chơi đùa thì Được vẫn còn ngoài đồng hay ở đâu đó trong chuồng trâu.
Riêng chị tôi lại thích trèo cái cây trứng cá đó dầu cây chỉ cao chừng 3 mét. Tội nghiệp cho mấy nhánh cây mỏng mảnh, cứ oằn xuống mỗi lần chị tôi trèo lên bứt trái. Thật tình giờ nghĩ lại trái trứng cá có cái gì ngon đâu ngoài chất ngòn ngọt sau cái vỏ dai nhách đo đỏ. Con nít thì thế, hay con nít ở chốn đồng quê là thế. Cái gì, con gì, cây gì bọn chúng tôi “khai phá, khai hoang, bốc lủm” được là cứ thi nhau mà làm.
Không biết cái mảnh lực của tàng cây, của nhánh cây hay những trái trứng cá tròn tròn da căng bóng vàng vàng đỏ đỏ mà chị tôi mê say leo trèo, bứt hái mỗi trưa. Cây nhỏ xíu thế mà chị tôi cũng tìm được một chỗ ngồi vắt vẻo đong đưa hai chân, tay vừa hái trái miệng vừa mút chùn chụt khen ngọt. Bọn con nít đứng chung quanh cây cứ thèm thuồng nhưng không dám leo lên, có lẽ sợ gãy cây nên chỉ đứng và la nhao nháo- Ê Doanh, bứt cho tao mấy trái đi, chùm bên kia kìa, trái đỏ ngọt hơn.
- Chị Doanh, bứt cho em mấy trái nha.
- Tụi bây từ từ, chỉ tùm lum tao hái sao kịp.Tôi luôn tỏ ra thản nhiên trước sự “cám dỗ” của những trái trứng cá, càng thản nhiên hơn và nghênh nghênh cái mặt, đôi lần còn chống nạnh dẩu môi lên làm tàng với lũ con nít khi chúng đòi chị tôi hái cho vài trái- Tụi bây đứng xích ra, đứng gần quá chị tao không trèo được.
- Tụi bây xin gì xin hoài vậy, chỉ để dành cho tao ăn.Có lúc lại ngang tàng giựt phăng mấy trái trứng cá chị tôi vừa chìa xuống cho đám bạn- Tui thích trái này, mày lấy trái xanh đi, cũng ngọt vậy.Trời đất, giờ nghĩ lại tôi thấy mình chằng dễ ớn, ngang dễ ớn, cái thân có một chút tẹo, nhỏ tuổi hơn ai hết mà cứ “mày” lia lịa chẳng nể mặt ai. Chắc tại ỷ có chị làm “thủ lĩnh” ở cây trứng cá nên cứ hiên ngang mà...làm tàng.Tôi cũng không hiểu sao con của cô Hai Mụ cũng chẳng nói gì và cũng chẳng đòi "chia chác", dầu đây là cây của họ. Có lẽ hai đứa con nít đó không thích trái trứng cá chăng? Tôi không thấy chúng đụng vào trái nào, có trong tay thì cũng như tôi, Vinh và Hùng chỉ thích bóp cho bể cái vỏ ra rồi trây trây phần ngọt ngào li ti như trứng cá vào tay, vào cây hoặc vào đất cho đến khi chỉ còn lại cái vỏ xẹp lép thì quăng bỏ.Cứ thế ngày qua ngày, cây trứng cá ở nhà cô Hai Mụ là một “trung tâm” tập họp rất hấp dẫn và vui nhộn cho bọn con nít chúng tôi mỗi trưa sau khi chị tôi tan học. Cô Hai Mụ thỉnh thoảng vẫn ra xem chừng chúng tôi và nhắc khẽ là đã đến giờ đi về nhà. Thấy bóng dáng của cô, chị tôi tụt ngay xuống đất, đám con nít giả vờ dạ dạ hoặc im thinh thít; cô vừa quay bước là đâu lại vào đấy, như cái chợ chồm hổm, chúng tôi chí choé giành nhau trứng cá.
Chuyện “một ngày như mọi ngày” có lẽ còn kéo dài cho đến khi chúng tôi vặt sạch trái trên cây trứng cá của cô Hai nếu không có trận “tranh hùng” xảy ra một hôm.Như mọi ngày, tôi lúp xúp chạy theo chị Doanh đến vườn nhà cô Hai Mụ, khi đến nơi thấy bọn con nít chỉ trỏ lên cây, có đứa có vẻ e ngại, có đứa thì nghênh mặt với chị em tôi.
Thằng Được đang nghiễm nhiên trở thành “chủ nhân ông” chiếm chỗ ngồi của chị tôi mọi hôm trên cây trứng cá.
Được lớn hơn chị tôi khoảng vài tuổi, đen như cột nhà cháy có lẽ vì phải chăn trâu ngoài đồng suốt chứ không được đi học như bọn trẻ cùng tuổi. Chúng tôi ít bao giờ trò chuyện với Được, phần vì hoàn cảnh gia đình khác nhau nên giờ giấc cũng khác, lúc chúng tôi chơi đùa thì Được vẫn còn ngoài đồng hay ở đâu đó trong chuồng trâu.
Mỗi lần gặp “nó” ở đâu
là nó hay nhảy xổm ra hù cho tôi giật mình hay lẻo đẻo sau lưng chọc
ghẹo chị tôi, khi thì lấy cái que khều tóc, lúc lại thẩy chiếc lá hù có
sâu. Tôi sẵn đã không có thiện cảm với thằng Được (lại “thằng”), nên
khi thấy nó tòn teng chiếm chỗ, tôi méc chị - Chị Doanh đuổi nó xuống đi. Chị tôi đương nhiên là tức chứ, chỗ mình làm “bà hoàng” mỗi ngày tự dưng bị thằng “qủy” Được chiếm đi.- Mày đi xuống nghe Được, ai cho mày trèo lên chỗ của tao đó.
- Thằng Vinh cho tao trèo, cây của nó không phải của mày.Chị tôi vừa bực vừa không tin quay sang hỏi Vinh
- Bộ mày cho nó leo lên hả Vinh?Vinh lúng túng rồi gật đầu- Ừa, tui cho nó trèo đó, nó cho tui hai con dế bự kìa.À, thì ra là sự đổi chác công bằng nhưng thật là ...vô lý với chị em tôi.
- Thằng Vinh cho tao trèo, cây của nó không phải của mày.Chị tôi vừa bực vừa không tin quay sang hỏi Vinh
- Bộ mày cho nó leo lên hả Vinh?Vinh lúng túng rồi gật đầu- Ừa, tui cho nó trèo đó, nó cho tui hai con dế bự kìa.À, thì ra là sự đổi chác công bằng nhưng thật là ...vô lý với chị em tôi.
- Tao cho mày nguyên một đống dây thun hôm bữa rồi còn chi.
- Thun đứt hết rồi, mà cũng đâu có nhiều đâu.
- Thun đứt hết rồi, mà cũng đâu có nhiều đâu.
Chị tôi nói qua lại với Vinh một hồi, Vinh bỏ vào trong nhà, chị Doanh quay qua nạt thằng Được bắt nó leo xuống trả chỗ cho chị.
Lời qua tiếng lại, không hiểu sao thằng Được nhảy phóc xuống đẩy chị tôi một cái.
Lời qua tiếng lại, không hiểu sao thằng Được nhảy phóc xuống đẩy chị tôi một cái.
Chị loạng choạng vịn vào cây trứng cá rồi lấy “nội công” đẩy
lại nó. Xô đẩy, cãi nhau ỏm tỏi và chuyện gì đến đã xảy đến. Thằng
Được đầy chị tôi té vào một đứa mít ướt, thế là nó khóc ầm lên, cô Hai
mụ nghe tiếng la khóc, vội vàng đi ra sau vườn.- Cái gì vậy? Đứa nào khóc vậy, có sao không?
- Con Doanh với thằng Được đánh nhau đó cô!Cô lật đật kéo chị tôi và thằng Được ra một góc mắng khẽCả bọn vừa xì xào vừa giải tán, đứa nào về nhà đứa đó.
- Con Doanh với thằng Được đánh nhau đó cô!Cô lật đật kéo chị tôi và thằng Được ra một góc mắng khẽCả bọn vừa xì xào vừa giải tán, đứa nào về nhà đứa đó.
Chị tôi mặt quạu
đeo, hậm hực bước về lẩm bầm cái chi đó tôi không nghe rõ, chắc là chị
tôi đang khó chịu lắm.Sự khó chịu đó không giữ được bao lâu lại
thay vào bằng “nỗi đau khôn tả” của ngày hôm sau.
Ông Nội của tôi đã
vài lần “cảnh cáo” chị Doanh không cho chị trèo cây vì sợ chị té, chắc
cô Hai mụ đã méc lại Ông tôi vụ “tranh hùng” của ngày hôm trước nên khi
chị tôi đi học về là bị Ông bảo leo lên bộ ván và quất cho hai roi đau
điếng kèm theo lời cấm không được qua nhà cô Hai mụ làm phiền nữa.
Chưa hết nỗi đau của roi mây, chiều hôm đó chị tôi len lén ra bờ ao đối diện vườn nhà cô Hai mụ, trời hỡi, cô đang nhờ người ta đốn cây trứng cá đó đi. Chắc cô sợ bọn chúng tôi giành nhau leo trèo té rồi gãy chân gãy tay nên cô quyết định đốn cây luôn cho khỏi ai mang họa.
- Không có được đánh nhau nghe chưa, đi về nhà đi ngủ mau lên.
Chưa hết nỗi đau của roi mây, chiều hôm đó chị tôi len lén ra bờ ao đối diện vườn nhà cô Hai mụ, trời hỡi, cô đang nhờ người ta đốn cây trứng cá đó đi. Chắc cô sợ bọn chúng tôi giành nhau leo trèo té rồi gãy chân gãy tay nên cô quyết định đốn cây luôn cho khỏi ai mang họa.
- Không có được đánh nhau nghe chưa, đi về nhà đi ngủ mau lên.
Tôi
thấy chị Doanh đứng sững, mặt tái mét không nói tiếng nào, một lúc lâu
khi cành đã được hạ xuống và người ta kéo đi, chị mới quay trở vào nhà.
Tối
đó khi ăn cơm tôi thấy mắt chị tôi đỏ hoe, không nói chuyện với ai, ăn
có một chút xíu rồi phụ dọn rửa chén và leo lên bộ ván nằm xoay lưng vào
vách im lặng chứ không chọc ghẹo tôi như mọi hôm.
Tôi cũng im không
hỏi, thật sự lúc đó tôi chỉ biết là chị tôi tiếc cây trứng cá chứ có
biết gì đâu mà hỏi.
Tôi chỉ nhớ nghe tiếng thút thít của chị một chốc
rồi tôi thiếp đi trong giấc ngủ, qua hôm sau cũng chẳng bàn đến cây
trứng cá, lại tìm trò chơi khác mà chơi.Chị Doanh tôi cứ lẩn
quẩn ở bờ ao ngó sang vườn cô Hai mụ cả buổi chiều hôm sau, đầu óc non
nớt của tôi đâu có biết rằng chị đang “đau lòng” lắm.
Mãi sau này khi
về lại Sài Gòn, lúc tôi học xong trung học, mấy chị em có dịp về thăm
lại nơi chốn cũ, chị tôi mới tâm sự cho biết. Chị cười bảo
-
Không biết cây trứng cá lúc đó có hấp lực gì mà chị mê nó lắm. Mà thật
tình, đến bây giờ chị vẫn còn...mê cây trứng cá.
Trái của nó đẹp chứ,
hoa dễ thương chứ. Chị nghĩ nếu chị mà có nhà riêng, chị sẽ trồng nó sau
vườn. Chị tiếc thật tiếc khi cô Hai mụ đốn cây đi.
Dung biết không,
lúc đó chị “hận” thằng Được lắm. Ở Sài Gòn đâu có thấy cây trứng cá ở
đâu, đâu Dung.
Tiếc ghê.“Thằng” Được vẫn ở Cái Đôi nhưng dọn
sang xóm bên kia đường gần nhà máy xay lúa ngày xưa, đã được đi học dầu
chỉ đến đệ tứ và đang ngắm nghé cưới vợ.
Chúng tôi gặp nhau, nhắc
chuyện xưa, anh Được cười mím chi, với giọng như xin lỗi - Đúng là con nít, ai mà đi xô con gái bao giờChúng tôi cười xòa chuyện vãn hỏi thăm anh Được về dân trong xóm.
Cô Hai mụ đã dọn đi xa cũng như bao nhiêu người trong xóm sau Tết Mậu Thân. Trạm y tế của cô cũng không còn, gốc cây trứng cá năm xưa cũng không còn vết tích gì nữa, chỉ còn lại bờ ao nhỏ bé thêm vài cây dừa và kỷ niệm bên cây trứng cá xưa vẫn như in trong trí mấy chị em tôi.
Trước khi về lại Sài Gòn, mấy chị em tôi đã ráng đi bứt mấy chùm trứng cá để nhâm nhi. Đứng dưới tàng cây trứng cái, tôi cắn vỏ nhai vài trái rồi cười đưa lại cho chị. Hai chị của tôi cũng có thèm thuồng gì đâu, chỉ là kỷ niệm ấu thơ bừng dậy để chúng tôi đi tìm lại ngày thơ, để chúng tôi trân qúy hơn và tiếc nhớ thêm...
PTL
Cô Hai mụ đã dọn đi xa cũng như bao nhiêu người trong xóm sau Tết Mậu Thân. Trạm y tế của cô cũng không còn, gốc cây trứng cá năm xưa cũng không còn vết tích gì nữa, chỉ còn lại bờ ao nhỏ bé thêm vài cây dừa và kỷ niệm bên cây trứng cá xưa vẫn như in trong trí mấy chị em tôi.
Trước khi về lại Sài Gòn, mấy chị em tôi đã ráng đi bứt mấy chùm trứng cá để nhâm nhi. Đứng dưới tàng cây trứng cái, tôi cắn vỏ nhai vài trái rồi cười đưa lại cho chị. Hai chị của tôi cũng có thèm thuồng gì đâu, chỉ là kỷ niệm ấu thơ bừng dậy để chúng tôi đi tìm lại ngày thơ, để chúng tôi trân qúy hơn và tiếc nhớ thêm...
PTL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét