Có lẽ bởi vậy mà hầu như không một truyện nào có cốt truyện ly kì lắt léo, cố tình cài đặt duy lý, rõ rành, hoặc sắp xếp khôn khéo.
Và cũng không ngẫu nhiên, tên truyện ngắn nào (và ngay tên tập truyện), cũng váng vất êm xuôi như tên một bài thơ tình: “Trời cao trong vắt”, “Người con gái không đợi nơi đầu dốc”, “Hoa phù du”, “Đôi giày đỏ đã mất”, “Không khóc ở Hà Nội”, “Tháng ngày xanh biếc”
… Người đọc cũng có dịp “tái ngộ” với “Giày đỏ”, người đã gợi lên bao câu hỏi cho Dương Bình Nguyên khi tập truyện ngắn trước đó của anh được xuất bản.
Mỗi truyện ngắn trong tập truyện này đều là một chuyện tình buồn, rất nhiều đắm đuối và phiền muộn, âu lo, cùng nhiều lỡ dở, trái ngang.
Tất cả cung cách viết truyện ngắn này hoàn toàn ứng với lối văn tự sự theo kiểu riêng của Dương Bình Nguyên, khi Nguyên chọn một giọng kể thầm thì như gió thoảng, rất xa lạ (hay chính Nguyên cũng dị ứng) với việc cao giọng giảng giải hoặc triết lý vụn
Đi hết 11 truyện viết theo kiểu của Nguyên, có thể không gặp,
(hay không nhất thiết phải gặp) nhân vật “ra tấm, ra miếng”, theo cách quan niệm cổ điển, kể cả nhân vật “Giày Đỏ” được Nguyên dựng chân dung khá là góc cạnh.
Nhưng “tâm trạng khi yêu” của nhân vật trong chuyện tình Nguyên kể, thì vẫn mắc kẹt đâu đó trong trái tim độc giả, cùng nỗi buồn sáng, trong trẻo và lặng lẽ như nước mắt rưng rưng khi ký ức trở về…
Trong văn chương, Nguyên cũng đanh đá, ngoa ngoắt, chao chát, đành hanh như một con mụ lắm điều, và thảng hoặc trưng ra một bộ mặt bất cần, trơ tráo
. Dường như, văn phong của Dương Bình Nguyên thiên về cảm xúc hơn là dụng công dựng nghệ thuật cho một câu chuyện.
Việc bút pháp thế nào không là điều quan trọng, miễn là tìm cho mình một cốt truyện, một mạch chảy, rồi nhân vật sẽ tự nhiên thành hình.
Hoặc chỉ cần một nhân vật trung tâm, câu chuyện sẽ bắt đầu xoay quanh nó.
Chuyện tình Paris cũng là một trong những tác phẩm như thế.trong văn chương truyện ngắn.
Phan Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét