Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Aloha -Hawaii


International Maret Place là chợ quốc tế của Hawai. Đây cũng là trung tâm thương mại sầm uất của Hawai. Tổng cộng có hơn 130 gian hàng khác nhau tại International Maret Place. Cũng như những trung tâm khác, International Maret Place cũng cung cấp đa dạng các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm đến quần áo, giầy dép, đồ trang sức…
.Tuy là hàng hóa của trung tâm thương mại nhưng du khách cũng nên đi lựa chọn và hỏi giá cả trước khi quyết định mua món hàng nào đó.
Tại International Maret Place cũng có một khu chuyên phục vụ thức ăn ngon dành cho du khách. Có khá nhiều món ăn ngon được bán ở đây. Du khách có thể vừa thưởng thức món ăn vừa nghỉ ngơi tại các gian hàng ăn uống.
Đến Hawai du khách có thể mua khá nhiều quà tặng về làm quà cho người thân và bạn bè. Nếu du khách đến vùng biển có thể chọn mua những món quà lưu niệm làm từ vỏ sò vỏ ốc tuyệt đẹp.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Hawai cũng là một trong những món quà lưu niệm được nhiều khách du lịch chọn mua làm quà. Hoặc nếu có thời gian du khách cũng có thể đến những trung tâm mua sắm để tìm mua những bức tranh, hay những bức họa mang đậm dấu ấn của vùng Thiên đường du lịch Hawai.
Còn nếu du khách là những vị khách có sở thích thưởng thức ẩm thực của Hawai thì cũng có những món quà là đặc sản của vùng như bánh dừa, hay bánh poi.
Mứt mận khô cũng được nhiều du khách lựa chọn. 
Theo Census , có khoảng 8.000&10,000 up , người Việt đang định cư tại quần đảo Hawaii. Đại đa số sống rải rác tại thành phố Honolulu thuộc đảo Oahu.
 Ở những đảo khác của bang Hawaii cũng có người Việt, nhưng không nhiều, khoảng vài trăm hoặc ít hơn.
 Người Việt tại những đảo ngoài Oahu thường có khuynh hướng chọn nghề nông làm kế sinh nhai, gọi nôm na là làm rẫy, hoặc mở nhà hàng Việt Nam.Ở đây trái cây có quanh năm, nhờ vào khí hậu giống vùng nhiệt đới và đất đai màu mỡ.
Cây trái thì đủ loại, từ mít, xoài, mận đến nhãn. Hawaii cũng là vựa rau thơm của Mỹ. Không những cung cấp đủ rau thơm cho nhu cầu trong tiểu bang, nông dân người Việt tại đây còn bán rau cho cộng đồng người Việt tại California.
-Còn ở đảo Oahu, những người Việt lớn tuổi thường có khuynh hướng mở nhà hàng, làm việc trong nhà hàng, hoặc lái taxi, , mở tiệm làm nail ,hay batender ..
 Đối với những người sinh trước năm 1975, đặc biệt là nam giới, họ thường chọn nghề lái xe taxi. Đây là nghề không cần phải có trình độ học vấn cao, tiếng Anh basic , nhưng income cũng không ít.
-Ngày nào bết bát lắm thì cũng bỏ túi được $100& up chủ yếu là nhờ tiền tip Nếu trừ đi tiền thuê nhà, nhà 2 phòng giá khoảng $1.200 USD/month . Phụ nữ thì chọn nghề làm nail .
Hầu như toàn bộ các tiệm nail tại Honolulu đều là của người Việt. Cũng không ít người chọn cách mở nhà hàng để làm kế sinh nhai và phần đông họ kinh doanh ở Chinatown ( Phố Tàu).Chinatown hay Vietnamtown?
 
Nếu mới nghe đến từ Chinatown, hầu như ai cũng nghĩ đây là nơi tập trung buôn bán và sinh sống của người Hoa.
 Điều này hoàn toàn đúng cách đây vài chục năm, nhưng đối với người dân bản xứ, Chinatown giờ đây nên mang tên gọi khác, đó là Vietnamtown - Phố Việt.
 Hiện không còn mấy người Hoa làm ăn buôn bán ở khu vực này và hầu như các cửa hàng, tiệm ăn ở đây đều do người Việt làm chủ. Số còn lại thuộc về người Lào, Campuchia, Indonesia và Malaysia.
Một trong những lý do chính giải thích cho việc người Hoa di chuyển khỏi Chinatown là thế hệ con cháu của những người Hoa ở đây không muốn theo nghiệp bố mẹ. Họ có học vấn và muốn theo đuổi con đường riêng của mình. Một lý do khác là $ rent tăng cao trong những năm gần đây ,khiến nhiều người Hoa phải đóng cửa tiệm và chuyển sang làm ăn ở khu vực khác.
Sự xuất hiện của người Việt đã thay đổi phần lớn bộ mặt nơi đây.
 Đến đường King mà xem, cửa hàng Việt Nam thay nhau mọc lên. Nếu vòng xuống đường River kế bên, các cửa hàng Việt Nam mở san sát nhau, hầu như tên tiệm nào cũng bắt đầu từ chữ
"Phở": Phở Kim Hà, Phở Tô Châu, Phở Sài Gòn... Tất nhiên những tiệm này không chỉ bán có món phở, mà đủ loại thức ăn từ bún, miến đến hủ tiếu, cơm. 
Thức ăn thì khỏi chê. Tô phở ở Hawaii trông ngon lành và mùi vị thì tuyệt hảo.Không chỉ dân Việt mà cả cư dân bản xứ cũng rất thích ăn món Việt, vừa ngon miệng lại ít cholesterol hơn thức ăn Hoa.
 Một trong những tiệm ăn Việt mà người Mỹ ưa lui tới là Hà Lê, nhà hàng chuyên thức ăn mang hương vị miền Nam.
 Một nhà hàng khác mà dân bản địa cũng thích vì giá cả phải chăng là Phở Hà Biên.Trong khi đó, người Việt lại chuộng món ăn tại các nhà hàng như Phở 97, Cà phê VN, Phở Sài Gòn. Phở Hương Lan nằm trong khu Chinatown.
Trong số những người có công quảng bá thức ăn Việt Nam trên đất Hawaii, có lẽ người nổi tiếng hơn cả ông Lâm Quốc Thanh, chủ banh' mì & fast fơd mang tên Ba Lẹ.
Kể từ khi tiệm ăn Ba Lẹ đầu tiên được khai trương vào năm 1984 tại Hawaii, đã có 25 tiệm Ba Lẹ mọc lên trên khắp tiểu bang này và thương hiệu Ba Lẹ cũng xuất hiện trên đường phố Tokyo, Nhật Bản.
 Sự thành công vượt bậc của chuỗi tiệm thức ăn nhanh Ba Lẹ đã giúp ông Thanh nhận được giải thưởng Doanh nghiệp nhỏ -Small bussinnes vào năm 2002. 
Thế Hệ thứ hai- Second generationThế hệ người Việt thứ hai có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ được cha mẹ cho ăn học đầy đủ, tốt nghiệp trường này trường nọ nên có khả năng tìm được công việc tốt.
Tuy nhiên, không có mấy cơ hội việc làm tại Hawaii, vùng đất của du lịch và dịch vụ, nên sau thời gian dài bị "giam hãm" tại đây, đại đa số thanh niên người Việt đều chuyển vào đất liền để định cư vì tại đó họ có cơ hội làm việc tốt hơn mà không phải gánh chi phí đắt đỏ như ở Hawaii. Dần dần, chỉ còn những người lớn tuổi là còn bám trụ nơi đây.
trangdulich .
Bánh mì Ba Lẹ -Hawaii 
Trái cây nhiệt đới tại Hawaii ngon không thua chi VN - Thailand
 theo travel.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét