Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Phỏng Vấn Nguyễn Tường Thiết

Nguyễn Tường Thiết (NTT):
  Tôi sinh năm 1940 tại Hà Nội, là con út của nhà văn Nhất Linh.Trước năm 1975 ở Sài Gòn tôi dạy học rồi nhập ngũ khóa 2/68 quân trường sĩ quan Thủ Ðức. 
Năm 1973 tôi trông nom nhà xuất bản Phượng Giang.Năm 1975 định cư ở Mỹ, tôi làm việc tại nhà máy lọc nước thải của thành phố Seattle với tư cách một chuyên viên phòng thử nghiệm hóa chất cho đến ngày về hưu, tháng 4 năm 2006.
Cộng tác với các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn Học..


-Ðã có hai tác phẩm xuất bản, hồi ký Nhất Linh, cha tôi (Văn Mới 2006) và tập truyện Mùa Hạ Năm Ấy (Văn Mới 2008).

DTL: Anh thực sự bước vào con đường văn chương từ bao giờ? Ra sao? Thế nào?
NTT: Tôi thực sự bước vào con đường văn chương rất muộn, mới cách đây 8 năm, lúc tôi đã trên 60 tuổi.
Vào tháng 7 năm 2002 tập san Thế Kỷ 21 ra số báo Tưởng Niệm Nhất Linh.
 Số báo đặc biệt này đã khơi dậy trong tôi cảm hứng cầm bút, bắt đầu từ những bài viết về Nhất Linh, rồi sau đó viết hồi ký và gần đây truyện ngắn.
DTL: Khi sáng tác, anh có luôn nghĩ, anh đang viết văn trong chiếc bóng lớn của thân phụ là văn hào Nhất Linh và, những chiếc bóng lớn khác của dòng họ Nguyễn Tường, như Thạch Lam, Hoàng Ðạo...  
NTT: Sống trong bóng rợp của người cha và hai người chú nổi tiếng trên văn đàn, rồi ngồi viết hồi ký về những người đó, về mặt tâm lý không phải là chuyện dễ dàng, như nhà văn Duy Lam đã từng nhận xét. 
 Một mặt cái bóng tỏa đó làm chùn chân những toan tính của tôi khi bước vào thế giới chữ nghĩa, mặt khác nó buộc tôi phải khó khăn với chính mình không thể để mình quá dễ dãi với ngòi bút.
Ðó có thể là nguyên do đã khiến tôi không chọn nghiệp văn ngay từ lúc khởi đầu, mà chỉ bắt đầu viết ở tuổi xế chiều
. Ðó có thể là lý do khiến chuyện viết lách với tôi luôn luôn là một công việc khổ ải nhọc nhằn.
Ở một khía cạnh khác thì cái bóng lớn của người cha nổi tiếng có một điểm tích cực mà những nhà văn khác không may mắn có được: đó là qua hình ảnh ông cụ những bài viết của tôi được đa số độc giả đón đọc với ít nhiều thiện cảm tiên khởi.
Ðiều này là phần thưởng lớn cho tôi khiến cho cái công việc khổ ải nhọc nhằn khi viết kia trở thành niềm vui thanh cao khi tôi đọc lại những bài viết của mình phản ánh qua cái nhìn của độc giả.
DTL:
 Nhân anh nói về việc anh là người cầm và còn giữ tờ di chúc của ông cụ, đồng thời trong một hồi ký của anh, anh cũng có nói anh cũng còn giữ rất nhiều những tranh vẽ phát của ông cụ.Phải chăng anh là người được giữ rất nhiều những di sản văn hóa của ông cụ?NTT: Ðúng vậy.
DTL: Tại sao anh được chọn mà không phải là những người con khác?
NTT:
 Tôi nghĩ có lẽ do ông cụ nhìn ở tôi có một khiếu nào đó về văn chương.
 Năm tôi 16, 17 tôi cũng viết những truyện ngắn
.Tôi có đưa cho ông cụ coi, ông cụ có khen hay, nhưng ông lại giấu đi không cho phổ biến mà cũng không khoe với người nào khác.
Tôi nhớ một truyện ngắn tôi viết về một giấc mơ của mình, trong đó có cảnh ông cụ chết trong một chuyến lên Ðà Lạt.
Ông với một cành hoa huyết nhung lan, bên bờ suối, một loại lan mà ông rất thích thì ông sẩy chân ngã xuống hồ mà chết.
Tôi có cảm tưởng ông không khuyến khích tôi vào con đường viết văn.
Có lẽ ông thấy con đường viết văn cũng quá nhiều hệ lụy.
DTL:
 Hơn ai hết, chắc chắn anh là người đọc, lưu giữ với tất cả hãnh diện (chính đáng) về gia tài văn học, tôi dùng chữ văn học vì văn chương của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn từ nhiều chục năm trước, ở miền Nam đã đi vào chương trình giảng dạy văn chương ở bậc trung học cũng như đại học.
Do đấy, câu hỏi của tôi là anh có nghĩ văn chương của anh bị ảnh hưởng Tự Lực Văn Ðoàn, từ văn phong, kỹ thuật, bố cục, tâm lý nhân vật

- Ngay cả khi những sáng tác của anh, có tính hồi ký?

NTT: Tôi không nghĩ là tôi bị ảnh hưởng của Tự Lực Văn Ðoàn khi viết văn. Hoặc có thể là tôi bị ảnh hưởng dưới hình thức nào đó mà chính tôi không tự biết.
Một nhà văn khi viết đương nhiên là bị ảnh hưởng không nhiều thì ít bởi môi trường sống và nền văn hóa mà người ấy hấp thụ; hiểu theo nghĩa rộng ấy thì có thể tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những nhà văn của thế hệ sau Tự Lực Văn Ðoàn, lớp nhà văn của miền Nam Việt Nam thế hệ 1954-1975, thời kỳ mà tôi ở tuổi mới lớn và dễ bị ảnh hưởng nhất

Tuy nhiên tôi biết chắc là một lời khuyên của ông cụ đã ảnh hưởng nhiều đến tôi: “Viết về cái gì cũng được miễn là phải viết cho hay”.

Mỗi lần viết nhớ tới lời ông cụ tôi cố gắng hết sức để viết cho hay (hay theo ý tôi - cố nhiên - vì thế nào là hay lại là một chuyện khác, nó tốn nhiều giấy mực lắm).
Mặt khác có sự khác biệt giữa cách viết của tôi và ông cụ tôi. Nó không nằm ở nội dung mà nằm ở kỹ thuật viết.
Văn của tôi chịu ảnh hưởng nhiều của nền điện ảnh hiện đại với rất nhiều hồi tưởng flashback, một kỹ thuật mà thời ông cụ tôi không có.
Thời xưa người ta viết tay. Thời nay người ta gõ máy vi tính. Máy có thể làm những chuyện mà viết tay không làm được.
Ðó là chuyển đổi một đoạn văn từ chỗ nọ sang chỗ kia trong nháy mắt.
Sự tiện lợi của máy vi tính tạo nên cho tôi một lối viết khác với lối viết xưa:
Truyện hay hồi ký của tôi vì thế thường là thời gian đảo lộn với những mảnh đời được cắt dán chồng chéo không trước sau, không thống nhất như lối viết truyện hay hồi ký cổ điển.
Không mấy ai biết Nhất Linh là người rất thể thao. Những năm của thập niên 50 thế kỷ trước ở Ðà Lạt hàng ngày cha tôi đi bộ để tầm lan, đi xa trên 10 cây số, chúng tôi trai tráng đi theo ông mà muốn đứt hơi.
Ði bộ xong tôi lấy laptop trên xe bước sang quán Starbucks gần đó, mua ly cà-phê, chiếc bánh ngọt, tờ báo Seattle, rồi ngồi đọc báo hoặc ngắm cảnh đời hoặc... viết, nếu hứng.Những bài viết của tôi, ký hay truyện, phần lớn đều đẻ ra từ những quán cà-phê ấy.

Vài truyện của tôi có người nói đùa phảng phất mùi thơm cà-phê Starbucks.
Tôi viết lai rai tí một nhâm nhi như kiểu các cụ xưa uống rượu nhấm mấy hột lạc.
Khi nào tập họp lại những bài viết được khoảng 2, 3 trăm trang thì tôi xuất bản sách.
Ðể trả lời câu hỏi của anh về dự tính văn chương của tôi thì cuốn sách thứ ba của tôi dự tính sẽ ra đời vào năm tới 2011.
Còn dự tính đời thường thì chúng tôi sẽ có nhiều thì giờ hơn để đi du ngoạn nhiều nơi trên thế giới, một công việc mà trong quá khứ chúng tôi đã thực hiện.
Với tôi du lịch ngoài cái thú chung của một du khách tôi còn một cái thú riêng:
Biết đâu mỗi lần đi xa lại đẻ thêm được một đứa con tinh thần?
DTL: Trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyễn Tường Thiết, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này!

Du Tử Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét