...."Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm bâng khuâng của buổi tựu trường.
...Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học".
Cũng như Hồ Dzếnh (1916-1991), Thanh Tịnh còn vừa viết văn vừa làm thơ, và thơ của ông rất hay, rất nổi tiếng nên nhiều người còn gọi ông là nhà thơ: nhà thơ Thanh Tịnh.
Vậy Thanh Tịnh là ai, hình dạng ông ra sao, cuộc sống của ông như thế nào mà gần gũi với chúng ta đến thế? Sau đây chúng ta thử tìm hiểu về cuộc đời của con người vừa là nhà văn vừa là nhà thơ, mà cả văn lẫn thơ đều rất nhẹ nhàng, êm ái đó.
Đặc biệt, theo hồi ký của nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912-1971), một người bạn sống cùng thời với ông, việc gia đình của Thanh Tịnh có điểm khúc mắc mà chính Nguyễn Vỹ cũng chỉ "nghe nói" thôi chứ không biết rõ, và ngay Thanh Tịnh lúc còn sống - đi kháng chiến về - lại càng không biết rõ hơn. Mời quý bạn xem xét:
Tiểu sử và các tác phẩm của Thanh Tịnh
Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh (sau đổi thành Trần Thanh Tịnh), sinh 1917 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 07 năm 1988 tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế. Học chữ Nho đến 11 tuổi, rồi học tiếp bậc tiểu học và trung học ở Huế.
Có bằng Thành chung. Năm 1933, đi làm ở sở tư - nghề hướng dẫn viên du lịch - sau đó làm nghề dạy học ở Huế. Sau 1945, ông làm Tổng thư ký Hội văn hóa Trung bộ rồi tham gia bộ đội năm 1946. Từ 1954, Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội , hội viên sáng lập Hội Nhà văn tại Hà Nội (1957).
Ngoài thơ, ông còn viết ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể "tấu hài", đi đầu trong lối viết "những đoạn văn ngắn" và là nhà văn có nhiều gCâu chuyện trong hồi ký của nhà thơ Nguyễn Vỹ tại Sài Gòn
Một buổi sáng mùa Hè, năm 1936. Thi sĩ Thanh Tịnh - lúc ấy là nhân viên sở du lịch Huế - và một người bạn của anh là con trai ông Lê Thanh Cảnh, có nhã ý lấy chiếc xe Citroen của sở đưa tôi đi thăm các lăng tẩm Huế.
Tôi ở Hà Nội mới vào.
Trong lúc đi bách bộ trên con đường phía sau lăng Tự Đức, Thanh Tịnh đứng lại, bảo tôi:
- Chính trên con đường này, trước đây hai năm, tôi đưa hai du khách Tây phương - hai vợ chồng trẻ - đi xem phong cảnh. Sau khi đi xem lăng, chỗ chúng mình đang đứng đây, tôi phải dừng bước và đề nghị với cặp vợ chồng vị du khách quay trở lại.
Vì ngẫu nhiên và may mắn, tôi trông thấy một con trăn lớn đang quấn mình vào một cành cây cổ thụ bên vệ đường ở phía đằng trước kia, cách chỗ này vài chục bước. Con trăn đang thòng đầu xuống, có lẽ chờ chúng tôi vô ý đến gần, nó sẽ tuột xuống quấn lấy chúng tôi. Nó đã thè ra hai cái lưỡi móc nhọn.
Ông Tây bà đầm không trông thấy nó. Nếu tôi chỉ cho họ thấy, tôi sợ rằng bà đầm sẽ té xỉu tại chỗ vì khiếp sợ. Tôi biết tính các phụ nữ Tây phương hay nhạy cảm. Tôi phớt tỉnh, giả vờ nói chuyện về lịch sử vua Tự Đức cho họ nghe trong lúc quay trở về lăng.
Trưa hôm đó, về Huế, vợ chồng ông Tây có nhã ý mời tôi dùng rượu với họ. Bà đầm trẻ đẹp, độ chừng 24 tuổi, rất vui vẻ được đi xem các lăng tẩm cố đô mà bà cho rằng tôn nghiêm, tráng lệ.
Thấy hai ông bà đang trầm trồ khen ngợi các thắng cảnh, tôi mới chậm rãi bảo:
- Chắc ông bà còn nhớ lúc chúng ta đang đi trên con đường sau lăng vua Tự Đức, đang xem phong cảnh tuyệt đẹp, bỗng nhiên tôi đề nghị với ông bà quay gót trở về. Ông bà có hiểu tại sao không?
Ông Tây bảo:
- Ồ, tôi cũng thắc mắc về điều đó, chúng tôi không dám hỏi ông.
Bà đầm hỏi:
- Tại sao thế, hở ông?
Tôi thấy lúc này có thể nói hết sự thật cho họ rõ:
- Vì lúc đó may mắn quá, thưa bà, tôi trông thấy trên một cành cây cổ thụ bên lề đường, chỉ cách chỗ bà đứng không đầy 20 mét, một con trăn to lớn dễ sợ, quấn trên cành cây và đang thò đầu xuống, sắp nuốt một trong ba chúng ta.
Bà đầm hoảng hốt hỏi lại:
- Ông nói sao, con trăn? Một con trăn lớn?
- Vâng.
- Chúa ơi!
Bà hét lên một tiếng như thế rồi té xỉu xuống đất, nằm chết giấc luôn. Chúng tôi vội vàng vực bà vào phòng khách sạn, và tôi gọi điện thoại mời gấp bác sĩ đến. Gần hai giờ sau, người phụ nữ trẻ đẹp Tây phương mới dần dần tỉnh lại.
Tôi không ngờ câu chuyện con trăn kể lại ba giờ sau khi tai nạn đã tránh được, bây giờ trên hiên khách sạn ở giữa thành phố nhộn nhịp, chỉ nghe tôi thuật lại mà bà còn bị xúc động đến nỗi từ ghế té xỉu xuống đất.
Giả sử tôi không hiểu tâm lý phụ nữ Tây phương, và không bình tĩnh, chỉ ngay con trăn cho bà trông thấy lúc ở lăng Tự Đức, có lẽ bà ta quá khủng khiếp mà chết luôn cũng nên.iai thoại văn học về tính tình điềm đạm,
thích khôi hài nhẹ nhàng, không muốn làm mất long ai
...Đó là câu chuyện con trăn mà nhà thơ Thanh Tịnh kể cho tôi nghe bằng một giọng điềm tĩnh. Nó cũng cho thấy tâm tính của thi sĩ, con người rất trầm mặc, thơ rất điềm đạm, thật thích hợp với chính cái tên "Thanh Tịnh" của anh.
Tôi chỉ gặp Thanh Tịnh ở Huế, trong thời gian vài ba ngày đó thôi. Và tôi cũng không biết gì nhiều về anh nữa mặc dầu sau đó chúng tôi có thư tín trao đổi vài ba lần.
Hai mươi năm sau, khoảng năm 1958 hay 1959 gì đó, một hôm nữ sĩ Trinh Tiên ở Nha Trang, vợ nhà văn Bửu Đáo và là thân mẫu của nữ sĩ Công Huyền Tôn Nữ Thanh Nhung, vào Sài Gòn, ghé thăm tôi ở tòa soạn.
Sẵn điện thoại, bà gọi cho bà tỉnh trưởng Long An. Xong, Trinh Tiên mỉm cười hỏi tôi:
- Anh có biết bà tỉnh trưởng Long An này là ai không?
- Tôi không quen.
- Vợ của anh Thanh Tịnh đấy.
- Ủa, thi sĩ Thanh Tịnh bây giờ làm tỉnh trưởng Long An sao?
- Không, Thanh Tịnh đã chết lâu rồi (1).
- Thế à!
(Chỗ này hơi sai vì đến năm 1988, tức 29 hay 30 năm sau, nhà thơ Thanh Tịnh mới mất.
Ngoài ra, nhà thơ Nguyễn Vỹ cũng có ghi một chú thích ở dưới cuối trang trong tập hồi ký của ông như sau: (1) Chị ta mới tái giá mấy năm nay với cái ông mà bây giờ làm tỉnh trưởng Long An đó.(t/g)
Đoàn Dự ghi chép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét