Áo
dài là trang phục thường ngày của phụ nữ Sài Gòn những năm trước 1975.
Hồi ấy, các cô mặc áo dài mọi lúc, mọi nơi. Tuổi nào thì màu áo ấy.
Không hiểu là trào lưu hay một nét văn hóa trang phục, nhưng chính các
cô với những chiếc áo dài đã trở thành một phần trong đời sống người Sài
Gòn trước 1975.
Cứ
tưởng tượng nếu thiếu những thiếu nữ với chiếc áo dài thướt tha thì
đường phố Sài Gòn lúc đó sẽ buồn bã lắm và bớt thi vị.
Bởi ngày ấy, mỗi
ngày trên phố có biết bao ánh mắt mê đắm nhìn theo tấm lưng cong trong
chiếc áo dài, thấp thoáng sau suối tóc dài đổ xuống vai.
Mỗi ngày, có
biết bao cậu thanh niên lẽo đẽo theo sau một tà áo dài như người mộng
du, rồi đêm về thổn thức làm thơ…
Như
nhiều gã si tình thời ấy thừa nhận, đẹp nhất vẫn là hình ảnh các cô mặc
áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, một loại xe đạp cổ của Pháp có gắn
động cơ.
Chiếc xe Velo Solex mang đến nét sang trọng, lãng mạn kiểu
Pháp; thêm một thiếu nữ duyên dáng trong chiếc áo dài, khép nép trên
chiếc xe Solex.
Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon, bộ ngực phập phồng và phía sau là vạt áo dài, mái tóc huyền tung bay theo gió. Hình ảnh ấy mang lại cho người ta sự rung động sâu xa trước cái đẹp, trước cái dịu dàng, kiêu sa và quyến rũ của phái nữ.
Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon, bộ ngực phập phồng và phía sau là vạt áo dài, mái tóc huyền tung bay theo gió. Hình ảnh ấy mang lại cho người ta sự rung động sâu xa trước cái đẹp, trước cái dịu dàng, kiêu sa và quyến rũ của phái nữ.
Bởi
áo dài vốn là một trang phục gợi cảm nhất trong sự gợi cảm, vì nó kín
đáo và trang nhã, nhưng kỳ thực lại khoe được những đường cong mỹ miều
của phụ nữ. Chẳng thế mà có câu chuyện rằng:
Một anh lính Mỹ vì mê mẩn
chiếc áo dài Việt Nam, nên đặt may một chiếc gửi về cho vợ. Người vợ
thấy đẹp đã mặc nó đi dạ hội rồi chụp ảnh gửi cho chồng. Khi nhận hình,
anh lính tá hỏa vì vợ anh quá gợi cảm trong chiếc áo dài mà anh đã quên
đặt may kèm với cái quần.
Với
những tâm hồn thi sĩ, nhan sắc Sài Gòn trong tà áo dài phấp phới tung
bay mãi như dải lụa mềm mại quét ngang qua tầm mắt của những gã si tình,
rồi rung lên những thanh âm ngân nga.
Chẳng phải Nguyên Sa đã từng thốt
trong bài thơ "Áo lụa Hà Đông" những câu mở đầu đến nao lòng: "Nắng Sài
Gòn anh đi mà chợt mát/Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông".
Hay hình ảnh tà
áo dài bồng bềnh như dải trăng thu huyền ảo trong thơ Nghiêu Minh: "Dấu
thu kinh tự còn mê/Em mang tà áo bốn bề là trăng"
(Thu vô lượng)…
Và
ngay cả khi đang ở một phương trời khác, ở một đất nước không có bóng
dáng của chiếc áo dài, Nguyên Sa nhìn dải sương mù lướt thướt trên bến
sông Seine giữa kinh thành hoa lệ Paris mà gợi nhớ một vạt áo dài mềm
mại nơi chốn quê nhà: "Anh về giữa một dòng sông trắng/Là áo sương mù
hay áo em"
(Paris có gì lạ không em?).
Bây giờ, Sài Gòn vẫn không thiếu
những tà áo dài, dù cho nó không phải là trang phục hàng ngày của các cô
gái, nhưng sao nhiều người vẫn nuối tiếc những tà áo dài xa xưa ấy?
Phải chăng chiếc áo dài không còn làm nao lòng người như xưa nữa, để
nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phải thở than: "Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo
trắng/Duy Tân im lìm phố vắng/Thương cây lá hoang tàn"
(Nhớ Sài Gòn).
Có
lẽ vì thế, những người đẹp Việt Nam hiện nay, lâu lâu lại mang "hồn thu
thảo" của một Sài Gòn xưa qua những tấm ảnh với áo dài kiểu cổ, tóc thề
xõa vai.
Phải chăng những nét hiện đại, chật chội đã phá vỡ không gian,
khiến cho chiếc áo dài không còn bừng lên khoảnh khắc đẹp từng lộng gió
đi vào thơ vào nhạc; mềm mại, êm ái đi vào cuộc đời, vào lòng người?.
Hay bởi con người ta thường hoài cổ với những gì xưa cũ?. Trong vùng ký
ức mênh mang ấy, mảng quá khứ nào cũng rất đỗi yêu thương…
Hương Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét