Dĩ
nhiên làm nhà thơ thì sướng hơn làm... nhà in nhiều. Ai cũng thấy vậy
mà. Nhà thơ đứng ở trên cao. Nhà in đứng ở dưới thấp.
Người thì sáng tạo
tác phẩm; người thì phục vụ tác phẩm...
Nhìn kỹ hơn, nhà thơ
sống với nghệ thuật, giao tình với nàng Thơ, đi trên mây, cỡi trên thác
nước, lang thang trên những vườn hoa đẹp mắt hay những cánh rừng thơ
mộng, mênh mông... mà lận trong lưng chỉ có cây bút (với những nhà thơ
nhớ dai thì chẳng cần đến cây bút nữa kìa!)
Một cây bút thôi cũng đủ
rồi.
Từ đó, vẽ nên cả một trời thơ, rung động bao trái tim của nhiều thế
hệ. Còn anh chàng làm nhà in đấy à? Anh chỉ lo sản xuất những
thành phẩm của nhà thơ. Công việc của anh nhà in giống như cô mụ đỡ đẻ.
Nhưng việc in ấn lại không đơn giản như ở nhà bảo sanh.
Ôi thôi, nặng
nhọc lắm! Máy móc lỉnh kỉnh trăm thứ. Khi làm việc thì chỉ biết có giấy,
mực, dụng cụ văn phòng, phim ảnh, bàn xén, máy in, máy chụp phim, máy
lựa trang, máy xếp giấy, máy đóng bìa...
Và khổ nhất là phải chịu trận
suốt ngày với những tiếng động ồn ào của máy móc.
Nếu làm nhà in mà
chẳng biết chữ nghĩa, hoặc biết chữ nghĩa mà chẳng bao giờ tò mò đọc thử
những gì các thi nhân và văn sĩ viết thì quanh năm suốt tháng lui cui
chạy máy mà chẳng có chút niềm vui gì cho bớt căng thẳng những sợi thần
kinh cứ chực bung ra bởi tiếng rầm rập của máy móc...
Chỉ có
điều an ủi được là, nếu nhà in biết chữ nghĩa, lâu lâu vừa làm việc vừa
đọc thoáng qua được một đoạn văn hoặc một bài thơ hay, cuộc đời nhờ vậy
mà có chút ý nghĩa, chút thi vị.
Mà đọc ở nhà in chuyên môn in sách thì
đọc được nhiều lắm. Có khi phải đọc cả những điều không muốn đọc... và
phải học những điều không muốn học.-Ủa mà sao lại đem so sánh kỳ
cục và dài dòng giữa nhà thơ và nhà in vậy kìa? Nhà in mà lại đem so với
nhà thơ, e bất kính lắm chăng?
Có cái gì mà so chứ! Mỗi người mỗi nghề,
mỗi nghiệp; so gì được!Thực ra chuyện nói ra ở đây không phải
là để so sánh. Chẳng qua là nhân cơ hội nhà thơ và nhà in gặp gỡ nhau
qua việc in ấn mà nói một chút về 2 "nhà" này.
Nghe câu chuyện đối đáp
giữa họ, ta có thể thấy được phần nào tình hình sáng tác văn nghệ cũng
như sách báo hiện nay.
"Hello, có phải là nhà in đấy không?"
Giọng một người đàn ông sang sảng, cứng rắn, tự tin.
Thưa phải". Nhà in đáp, "bác cần in gì ạ?" "À,
in một thi phẩm. Hôm nay tôi sẽ đem một mối lớn đến cho anh đấy. In thi
phẩm của tôi.
À mà này, nghe chỗ đó vừa in cuốn thơ của thằng A. đó
phải không?"
"Thưa phải ạ, cuốn đó vừa mới in xong tuần trước, và đã giao hết rồi""Ừ, nó có tặng tôi một cuốn rồi giới thiệu nhà in của anh đấy.
Thế thằng A. nó in bao nhiêu bản?"
"Thưa, 300""300 thôi à!
Thơ mà in 300 thì chó gặm không đủ nữa thì người ngợm nào mà đọc!"
- Dạ thì tình hình sách báo hiện nay cũng xuống lắm, các nhà thơ chỉ in từ 3 đến 500 copi cho mỗi tác phẩm thôi""Ối dào, thảm thế!
Thực ra, anh có biết tại sao những thằng ấy nó in số lượng ít không?" "Dạ
thì tại vì thơ bây giờ không bán được nữa. Nghe nói các nhà sách không
nhận bán thơ, chỉ nhận các loại tiểu thuyết, biên khảo... thôi.
Cho nên
các nhà thơ chỉ in thơ để kỷ niệm và tặng thân hữu thôi. Mà thân hữu thì
300 hay 500 cũng là nhiều lắm rồi thưa bác ạ""Chẳng phải thế
đâu!
Anh không ở trong giới văn nghệ sĩ như chúng tôi nên anh không
biết.
Nói anh nghe nầy: chỉ tại cái đám thi sĩ ấy không thực sự là thi
sĩ. Họ là thi sĩ nghiệp dư, không đúng nghĩa thi sĩ. Họ làm thơ cho vợ
con đọc chứ ai mà đọc.
Giống như thằng A. đấy.
Ôi trời, thơ của nó đâu
thể gọi là thơ! Vậy rồi cũng ráng để dành tiền mà in cho được một tập!
Ðúng là điếc chẳng sợ súng.
Nhưng mà cũng còn biết sợ một điều là không
bán được! Ha ha, in thơ mà sợ không bán được có nghĩa rằng chính mình
cũng biết là thơ mình chẳng hay!
Xì, cái đám ấy làm thơ mà không có chút
tự tin gì về thơ của chúng nó cả cho nên mới sợ in nhiều thì chất đống
trong ga ra cho mối gặm!
Còn tôi đấy à, anh đoán xem tôi dự trù in bao
nhiêu bản?" "Ơ... chắc cũng phải 1,000 bản?" "Xí, 1,000
bản mà ăn nhằm gì! 3,000 bản! Sau vài tháng thì tái bản với số lượng 10
lần cao hơn: 30,000 bản! Rồi sau vài tháng nữa, sẽ tăng lên 100 lần
thành 3 triệu bản!
Rồi cứ thế mà đi tới, đi tới, không bao giờ đi lui.
Tôi nói thật, không nói ngoa đâu.
Cho nên tôi mới dám tuyên bố là hôm
nay tôi đem mối lớn đến cho nhà in của anh đấy!
Nầy, nầy, anh đừng tưởng
điều tôi gọi là "mối lớn" chỉ là chuyện in 3,000 bản cho thi phẩm của
tôi đâu nhé! In chỉ là chuyện nhỏ thôi!
Mối lớn ở đây có nghĩa là sau
khi in thi phẩm của tôi, nhà in của anh sẽ nổi danh khắp thế giới. Sau
này, ai muốn in thơ cũng đều nghĩ đến cái nhà in ban đầu đã in thi phẩm
của tôi đấy!
Hê, anh đang sửng sốt đấy à? Bình tĩnh, bình tĩnh. Tôi tiết
lộ một chút cho anh nghe nầy:
Khi thi phẩm của tôi tung ra đấy hả, nó
như một trái bom nguyên tử làm nổ bung cả cái nền thi văn lâu đời của
Việt Nam lẫn thế giới đấy!
Cỡ mấy tay thi sĩ nổi tiếng đương thời của
Việt Nam đấy à? Sẽ cụp đuôi trốn hết!
Thi phẩm của tôi mà ra đời rồi thì
tất cả thơ của một ngàn năm qua phải vất hết đi.
Bao nhiêu thi sĩ nổi
tiếng hàng đầu cũng bứt hết!
Ðấy, tôi nói với anh là nói bằng bản tính
trung thực sẵn có của tôi. Anh biết đấy, à chắc anh chưa biết, tôi là
dân Biệt động quân mà!
Tôi đánh là đánh thẳng chứ không đánh lòng vòng,
lôi thôi.
Mà khi đánh, tôi biết là đánh thắng tôi mới đánh. Phải tự tin ở
sức mình.
Không tự tin thì đừng làm gì cả! In thơ mà cứ sợ bán không
được thì chưa đọc cũng biết ngay là thơ chẳng ra gì rồi!
Ủa, mà thôi,
trở lại vấn đề chính.
Tôi muốn đặt in thi phẩm của tôi, với điều kiện
như vầy, như vầy... in 3,000 bản, giá bao nhiêu?
Anh phải nói thật và
nói một lần thôi nhé.
Tính tôi ngay thật, chỉ nói một lần và muốn nghe
một lần thôi. Anh cho giá mà không vừa ý tôi thì tôi đem qua nhà in khác
à. Ðừng có lạng quạng với tôi nhé.
Suy nghĩ cho kỹ rồi nói một là một,
hai là hai, đừng có sau này lại thêm bớt, tôi chẳng thích à"Trong khi chờ đợi nhà in tính giá, nhà thơ nói tiếp:"Tôi
còn có một điều kiện đặt ra cho anh nữa:
Nếu anh in thi phẩm của tôi,
anh phải cho tôi gửi sách tại nhà in một thời gian.
Khi nào cần thì tôi
ra nhà in lấy chứ đem về nhà thì chẳng có chỗ đâu mà chứa, vì cũng phải
bán từ từ chứ, được không?" "Thưa được ạ, vì 3,000 bản với tập
thơ mỏng lét như thế cũng chẳng choán bao nhiêu chỗ.
Bác có thể gửi tạm ở
nhà in một thời gian, không sao""Ấy, ấy, anh lại nói chuyện vô
duyên rồi.
Thực là thợ thuyền thời nay, hỏng hết, chẳng biết cóc lác gì
chuyện văn chương chữ nghĩa cả!
Anh nói cái chữ "mỏng lét" với cái giọng
như là tôi đây nặn chẳng ra chữ nên tập thơ nó mỏng thế!
Anh đâu có
biết rằng thơ tôi nó cô đọng cả ngàn năm văn học, văn chương, văn nghệ,
văn hóa, văn minh, văn hiến... của Ðông phương lẫn Tây phương!
Cho nên,
đâu cần phải dài dòng, và đâu phải tập thơ phải dày thì mới giá trị.
Từng chữ, từng câu đích đáng, nói thật ít mà ý tưởng mênh mông ngút
ngàn, thế mới là thơ chứ!
Anh phải lo học thêm chút văn hóa để khi tiếp
xúc với giới văn nghệ sĩ như tôi, đặc biệt là trường hợp của tôi, thì
mới khỏi lòi cái dốt ra, nghe không!"
Thưa
vâng, bác dạy sao cũng phải. Xin sẵn lòng học hỏi ạ".
Nhà in nói. "À,
giá đã tính xong. 3 nghìn bản với những điều kiện như thế, như thế...
thì giá như vầy..."
Bên kia đầu dây, nhà thơ im lặng, trầm ngâm một lúc rồi nói:"Cho
anh suy nghĩ kỹ lại một phút.
Ðưa giá cho chắc, một lần thôi nhé, không
nói tới nói lui. Anh tính kỹ lại xem có bớt được chút nào không?
Bao
nhiêu nhà in ở tiểu bang này tôi quen hết, anh tính không vừa ý tôi thì
anh mất cơ hội đấy!" "Dạ, đã tính kỹ rồi ạ. Giá là như vậy". Nhà in khẳng định."
Thôi
được, có gì tôi sẽ liên lạc sau nhé! Anh cứ chuẩn bị tinh thần trước.
Vì khi tôi đến anh, có nghĩa là anh trúng số rồi đấy. Chào anh"Nhà in kể chuyện cho những người cùng làm.
Ai cũng cười. Một anh thợ in nói:"Ông ấy đâu phải Biệt động quân, mà là Pháo binh đó!" "Sao anh biết?
Tôi nghe rõ ràng ông ấy nói ông ấy là Biệt động quân mà!" nhà in nói."Không phải Biệt động, là Pháo binh đó!" Không
cãi nữa.
Tan giờ làm việc. Lái xe về, anh nhà in cứ thắc mắc tại sao
anh thợ lại bảo ông thi sĩ kia là cựu sĩ quan Pháo binh trong khi chính
tai anh nghe là Biệt động quân kia mà.
Có ai hiểu ý anh thợ xin mách bảo
giùm cho anh nhà in. Tại sao lại là Pháo binh chứ?
Anh nhà in lại tiếp tục lui cui, lủi thủi, làm công việc đỡ đẻ cho những thi nhân, văn sĩ...
Chẳng
bao lâu, anh học được một điều: Được nghe máy móc chạy rầm rầm mỗi ngày
không chừng còn dễ chịu hơn lâu lâu bị một trái bom nổ đùng bên tai,
điếc cả con ráy!Cũng may mà thi sĩ Pháo binh kia không đem mối
lớn đến cho nhà in.
Chứ mối lớn mà đến đấy ư, anh nhà in thầm nghĩ, sợ
không còn thời giờ để đọc thơ nữa kia!Xin hãy cho nhau một vài
câu thơ hay, thay vì một tiếng súng, một tiếng bom...
Ơi những chàng thi
sĩ cuối cùng còn sót lại trên đời.
Vĩnh Hảo
@@@ tks t/gVH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét