Trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Nhất Tuấn và “Chuyện chúng mình” muôn thuở

Ngày ấy tuổi học trò
sân trường đầy phượng đỏ…

Câu thơ của Nhất Tuấn và mầu phượng thắm sân trường luôn gợi lại trong mỗi chúng ta nỗi tiếc nhớ xa xôi về những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.Mầu hoa phượng trong thơ Nhất Tuấn còn gọi là mầu “hoa học trò”, mầu hoa thắm tươi và đẹp như mối tình đầu vụng dại của những cô cậu học trò.

Tình đầu là những xao xuyến, những rung động của trái tim vừa chớm biết yêu.
 Tình đầu là mộng ước, là giấc mơ tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ,Bây giờ còn nhớ hay không?
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa…

Sân trường phượng vỹ, tiếng ve gọi hè, và mối tình đầu thuở học trò ấy,… làm sao quên được!Trong những giấc mộng nhỏ êm đềm đưa chúng ta về gặp lại một mùa nào “hoa bướm ngày xưa”, vẫn thấp thoáng những cánh phượng hồng và một sân trường kỷ niệm.

Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa
gửi vào đây một bài thơ cuối cùng
Bây giờ còn nhớ hay không
đến người em nhận làm chồng? 

                                                                          
               “Mà… thôi!” Hai tiếng ấy trong câu thơ cuối của Nhất Tuấn nghe như lời trách cứ nhẹ nhàng, như tiếng thở dài thật nhẹ, mà vẫn nghe lòng chùng xuống, vẫn nghe tim thắt lại.Rưng rưng phượng đỏ trên đầu
Tìm em, anh biết tìm đâu bây giờ?

“Tôi yêu hai chữ ‘rưng rưng’ trong câu thơ ấy. Câu thơ đọc lên nghe… rưng rưng.” Lê Hữu nói như thế, và cũng nói thêm là, “Tôi cũng yêu hai chữ ‘khắc khoải’ trong thơ Nhất Tuấn.”Đêm nay Noel đây
Chuông nhà thờ khắc khoải
Gió đồi lang thang bay
Mưa buồn giăng ngõ tối
            Câu thơ mang một khí hậu rất Đà Lạt, thành phố cao nguyên đầy mây trắng và sương mù. Câu thơ cũng gợi nhớ những năm dài “chinh chiến điêu linh”. 

Và cuộc đời lính chiến, và “mấy dặm sơn khê”, và “mưa rừng gió núi”…, đã khiến cho những lứa đôi yêu nhau phải “người ở một phương nhớ một phương”, vì nỗi cách ngăn, chia lìa.Khung trời nào đây? Thành phố nào đây?
 Nếu không phải là thành phố ấy, thành phố suốt đời mây bay ấy.Rừng Ái Ân vẫn đó
Hồ Than Thở còn đây
Thông im buồn đợi gió
Mây đồi xa còn bay

Đà Lạt, trong những trang thơ của Nhất Tuấn, là thành phố của từng cụm mây trắng lững lờ, thành phố của những hồ, những thác, những thung lũng,

 những ngọn đồi, những con đường dốc, những hàng thông xanh, những cánh đồng đầy hoa mimosa vàng, những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, len lỏi giữa các biệt thự đầy vẻ yên lặng, bí ẩn và trữ tình....Mimosa nở vàng cành
......
Thông reo, gió đuổi mây xanh cuối trời

 
Đà Lạt, trong những trang thơ “Truyện chúng mình” của Nhất Tuấn, là “thành phố mimosa vàng”, thành phố của những câu thơ trữ tình, nhuốm màu vàng tươi của sắc hoa.

Mimosa thôi nở
trong hồn anh đêm nay…
Nhưng em không về nữa
đường khuya mưa bay bay…

Có từng sống ở thành phố của những cánh mimosa vàng rực ấy mới thấy được, mới cảm được và mới yêu được vẻ đẹp nên thơ của những cơn mưa phùn, mưa bụi ấy. Những cơn mưa lất phất đánh thức những nhớ thương dịu dàng. Những cơn mưa thật mỏng, thật nhẹ, những cơn mưa gọi là “chỉ-vừa-đủ-làm-ướt-tóc” của những đôi tình nhân.Đà Lạt mờ sương khói
Một mình anh lặng im
nghe hồn mình nức nở !

Có vẻ như Đà Lạt, thành phố mưa bay, thành phố trong trí tưởng ấy, vẫn luôn luôn ở một góc nào trong trái tim chàng thi sĩ. 
 

 Có phải vì lẽ ấy, trong chuỗi ngày ly hương và trong buổi hoàng hôn của đời người, nhà thơ của chúng ta đã chọn về định cư ở Seattle, “Thành phố mưa”, “Thành phố ngàn thông” hay “Thành phố ‘xanh hoài ngàn năm’”–như cách gọi của LH–giữa miền đồi núi chập chùng ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ, để tưởng vọng về thành phố quê hương đầy ắp những kỷ niệm mà một phần đời của nhà thơ còn gửi lại nơi chốn ấy.

Thơ Nhất Tuấn là những dòng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu.Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài…

 Anh ở đồn biên giới
thương về một khung trời...
Nhất Tuấn, ông đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” của Nhất Tuấn, tưởng rằng chỉ là “chuyện hai người”, chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là lứa đôi.

 Nhất Tuấn, ông đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy?

 Những bài thơ tình của chàng thi sĩ ấy, ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…

                                      Lê Hữu 

                                    @@  Cly cũng là fan của NS Nhất Tuấn khi còn là sinh viên ,yêu cả thơ lẫn nhạc phổ thơ của ông,tks t/g !!
             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét