Biết, nhưng không ai ngờ rằng Quốc Dũng ngày ấy còn rất trẻ: mới vào tuổi 20!
Cũng ít ai ngờ rằng, cậu học trò lớp 7 (năm 1963) đã sáng tác nhạc và “cày cục” đến mãi 5 năm sau (1968) mới hoàn thành bản nhạc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa? (lúc đó Quốc Dũng 17 tuổi, đang là học sinh Trường trung học Chu Văn An - Sài Gòn).
Tuy tuổi còn non nớt nhưng cấu trúc, ca từ của bản nhạc thì rất... có nghề.
Thế rồi, trong Đại hội Nhạc trẻ năm 1972 tổ chức tại sân Trường Lasan Tabert, lần đầu tiên cặp song ca Quốc Dũng - Thanh Mai ra mắt giới yêu nhạc.
Một cuộc tình “thư sinh” đẹp như... Cơn gió thoảng (sáng tác năm 1973).
Chỉ xuất hiện vài năm trên mặt bằng ca nhạc, Quốc Dũng đã cho ra mắt album Nhạc trẻ Quốc Dũng (1974), điều ít có tác giả nào có được vào thời ấy...
Mười năm sau (1975-1985) là giai đoạn Quốc Dũng ít sáng tác mà chỉ chuyên đặt lời Việt cho các ca khúc của Liên Xô, CHDC Đức nhưng cũng có một bài hát rất được yêu thích trong giới trẻ và lan sang tận Đông Âu và Trung Á: “Gió chiều, rung nhẹ bông lúa vàng.
Đồng quê ngát hương đang êm ru muôn âm thanh dịu dàng...” (Quê hương, tình yêu và tuổi trẻ).
Trong thập niên 1980, giọng ca trầm đục rất đặc biệt của Bảo Yến, nàng ca sĩ dân Cần Thơ, gốc Huế, hầu như chiếm lĩnh thị trường băng nhạc với dòng nhạc boléro mới của nhạc sĩ Hoàng Phương mà người ta gọi là “Nhạc Gò Công” (quê của Hoàng Phương), xen lẫn vào đó là những bản nhạc quen thuộc (mà ít ai ngờ là của Quốc Dũng), như: “Tết này anh không thèm kẹo mứt, vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng...”
(Bài ca tết cho em, năm 1980), “Một người đi với một người, một người đi với nụ cười hắt hiu...”
(Chuyện 3 người, 1985, thơ Xuân Kỳ), “Em đã biết cong môi từ chối những điều anh muốn nói...
(Ngại ngùng, 1994, thơ Xuân Kỳ)...
Hà Đình Nguyên
Nhắc đến ca sĩ Thanh Mai, chắc hẳn ai cũng nhớ những tháng ngày trước 75, lúc ấy chị là người thiếu nữ xinh xắn, đôi mắt to tròn và mái tóc “đờ mi gạc son” chấm ngang vai, cùng với giọng hát mềm mại, nhẹ nhàng.
Ca sĩ Thanh Mai thời ấy khuấy động vùng trời Sài Gòn với những ca khúc top hit như Ngày Xưa Hoàng Thị, Mai...
Và dĩ nhiên nhắc đến Thanh Mai là phải nhắc đến nhạc sĩ lãng tử Quốc Dũng, ông cũng là thần tượng của giới trẻ sinh viên trước 1975.
“Tại sao lại lấy ‘Cơn Gió Thoảng’ làm chủ đề cho đêm nhạc?” chị Thanh Mai cười: “Cơn gió thoảng ở đây là gió mát của mùa Xuân, là nổi nhớ quê hương, nhớ Sài Gòn áo dài tha thướt và nhớ những tình yêu đã từng đi qua đời nhau.” pvsk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét