Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Nổi loạn chính đáng


 Một trong những cuốn phim nổi tiếng nhất trong thập niên 1950 với sự xuất hiện của huyền thoại lãng tử James Dean có tựa đề là “Rebel without a Cause”
. Tôi xin tạm dịch thoát ý là “Chỉ Thích Nổi Loạn”.
Tôi rất thích cuốn phim này. Nhưng chưa bao giờ tôi thích ý tưởng xã hội mà cuốn phim này (và một phần nào đó trong văn chương tự do Tây phương) đề cao.
Vì đối với riêng tôi, tôi thấy nó… vô nghĩa quá, chẳng đâu ra đâu.
Tại sao phải phí sức, có nhiều trường hợp phải phí cả đời mình chỉ để đạt được một mục đích duy nhất, để chứng minh là mình khác với người ta? 
 Để làm gì? Khi việc làm đó chẳng giúp được gì cho ai cả?
Như những lần tôi về Việt Nam có dịp ngồi xe từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, Phan Thiết, lần nào tôi cũng phải lắc đầu không thể hiểu nổi mỗi khi thấy từng đoàn xe gắn máy thi nhau đua xe, lạng qua lạng lại ngay trước đầu xe hơi mình và cả xe tải như thể không biết sợ là gì.
Thanh niên trai trẻ mới lớn muốn cầm tay lái để thử sức giỡn mặt với tử thần đã đành.
Đằng này còn có những cô gái thiếu suy nghĩ đến độ chỉ biết hoàn toàn giao phó tính mạng của mình cho tài xế bằng cách ngồi sau ôm chặt lấy anh ta.
Để nếu chết chúng ta sẽ cùng nhau chết theo kiểu lãng mạn Ba tàu: “tuy ta không sinh cùng năm, cùng tháng nhưng được chết cùng giờ nên em rất mãn nguyện”!
Thật đúng là “ở chổ nhân gian không thể hiểu” 
(DuTuLe)
Nhưng ngược lại tôi rất ngưỡng mộ những ai dám sống với lý tưởng của mình, theo kiểu “rebel with a cause” bất kể đó là lý tưởng gì. Thích làm một họa sĩ nghèo.
..... Hay cả đời chỉ biết đi đó đây để thấy, học và đọc. Ngoài ra họ không thích bị ràng buộc về bất cứ mối liên hệ nào. Vợ, con, gia đình, việc làm, hay tiền bạc,
Nếu có dịp các bạn phải tìm đọc cho được quyển sách nổi tiếng Into the Wild của Jon Krakauer.
Đọc xong chắc chắn các bạn sẽ hiểu ngay tại sao chủ đề “Rebel with a Cause” luôn gợi lại trong chúng ta chút gì đó rất trong sáng, rất lãng mạn, xen lẫn chút ngạo mạn của một của một thời trai trẻ bất cần đời, bất chấp lễ giáo, hay sự nghiệp.
Một phần tôi thích nó có lẽ vì tôi nhận thấy tôi chưa bao giờ dám sống thật và hết mình với phương châm đó.
Như hôm tôi và anh bạn lái xe ngang qua nhà bà Aung San Suu Kyi ở Yangon, chúng tôi chỉ dám lái qua lái lại 2 lần sau đó là đi thẳng về khách sạn.
Chứ cả hai đứa đều không dám dừng xe bước xuống để hỏi thử xem mình có thể xin vào gặp bà được hay không.
Cái dở của tôi là ở chổ đó: biết rõ mình thích làm gì, biết rất rõ ai mình luôn quan tâm, ngưỡng mộ.
Dĩ nhiên đối với người dân bản xứ thì có thể những dịch vụ này được cho là khá mắc mỏ. Đi leo núi hai ngày bạn sẻ phải chi ra khoảng độ $ 40 cho mỗi người.
Nhưng đó là bao gồm cả 2 ngày ăn và một đêm nghỉ tạm ở nhà của một gia đình dân tộc thiểu số ngay trong bản của họ, cộng luôn tiền công cho hướng dẫn viên trong 2 ngày.
Bởi vậy nếu phải so sánh thì có thể nói đi du lịch kiểu tây ba lô ở Miến Điện là một trong những nơi rẻ nhất mà tôi đã có dịp đi qua.
  Một tô bún nóng bên lề đường chỉ tốn độ chừng 30 xu. Nhưng nếu phải nói đến thắng cảnh, đền đài, lịch sử hay bề dày của văn hóa Miến thì tôi e rằng không có gì đặc biệt.Nhất là sau khi trải qua suốt hai ngày lội núi, băng đèo tôi chỉ thấy những ngôi làng nghèo xơ xác, những đồi núi đã bị tàn phá mất gần hết vẻ đẹp thiên nhiên nay chỉ còn trơ trụi vài hàng cây thưa thớt.
Trong khi đó thì suốt cả 2 ngày mưa gió lại mịt mù, đường đất sình lầy trơn trợt nên cả nhóm ai cũng muốn đi cho mau để tới Inle Lake.
Không như hôm leo lên Machu Picchu ai cũng muốn nán lại thêm đôi ba phút để chụp hình cho đủ mọi góc cạnh.
Đổi lại tôi nhận thấy người Miến lại là một trong những dân tộc hiền hòa, hiếu khách và đặc biệt là thành thật nhất. Họ không đưa giá ra quá cao để du khách phải gồng mình trả giá (và chẳng biết đâu là thật, đâu là giả) như ở Việt Nam.
Họ cũng không ăn chận, bủn xỉn tính toán từng đồng xu một như một số người Hoa, người Ấn mà tôi đã xui xẻo gặp phải khi qua hai nước này. 
 Nhưng đặc biệt nhất là họ rất tận tâm, rất hiếu khách và có thể sẳn sàng mời mình vào uống vài chai miễn phí để có dịp tâm sự nhiều hơn về đất nước của họ.
Như đêm đầu tiên ở Kalaw tôi đã tình cờ được mời vào một quán bar nhỏ đầy những thanh và trung niên đang tụ họp hát hò và trò chuyện cùng với một nhóm du khách từ Anh và Pháp sang.
Họ đã ép mỗi người phải uống một ly rượu đế kiểu Miến cùng họ và vì tôi hoàn toàn không biết uống rượu nên đã bị phạt bằng cách phải làm trò.
 Thấy sẳn có cây đàn thùng guitar nằm bên cạnh, tôi bèn trổ tài vừa đàn vừa hát nhạc phẩm Hotel California.
Khỏi phải nói, chỉ cần nghe khúc nhạc dạo đầu là cả quán bar đều bừng lên để sau đó là tất cả đều cùng nhau cất cao giọng hát:
Nhưng chưa bao giờ tôi có đủ can đảm để “rebel”, để đi hết đoạn đường còn lại bất kể khó khăn.
Nếu như hôm đó tôi dám dừng xe bước xuống thì chưa chắc tôi đã có mặt ở Mỹ ngày hôm nay.
Nhưng đổi lại kinh nghiệm sống của tôi trong những tuần vừa qua chắc chắn là sẽ thú vị hơn nhiều.
Rất tiếc là tôi đã không có đủ can đảm và kết quả là ngày hôm sau tôi đã bay lên Kalaw để kịp leo núi sang Inle Lake là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Miến Điện. Thật ra thì Kalaw hay Inle Lake cũng không có gì đặc biệt.
Đó chỉ là những thị trấn nhỏ nằm khá cao trên vùng Trung Bắc của Miến Điện nên khí hậu tương đối mát mẻ, đất rộng người thưa nên nó lại càng yên tĩnh hơn cả Yangon.
Phần lớn người dân ở đây làm nông hoặc mua bán ở chợ ngoại trừ một thành phần nhỏ có cuộc sống khá sung túc vì họ cung cấp những dịch vụ liên quan đến du lịch dã chiến như du ngoạn, leo núi nhiều ngày (multiple day trekking), mở quán bar, khách sạn, tiệm internet (mặc dù ngay cả google mail cũng bị chặn và riêng website của đài VOA thì coi như nằm trong diện bótay.com!).
On a dark desert highway
Cool wind in my hair
Warm smell of colitas
Rising up through the air…

Và trước khi nói lời tạm biệt cả quán đã cùng nhau một lần nữa nâng cao ly lên, la to: “To the Lady”.
Cái thú của những chuyến đi du lịch dã chiến là thế.
Của những giây phút thư giãn tuyệt vời giữa những thế hệ trẻ “rebel with a cause” cũng là thế.Đúng là tôi may mắn thật.

Trịnh Hội


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét