Tôn
sư trọng đạo là đạo đức của cư dân Việt không phải từ khi có Văn Miếu
thờ Thầy Khổng và Thầy Chu Văn An mà xa xưa hơn nữa.
Thiên Cổ miếu, hay
còn gọi là Đền Thầy . Di tích Đền Hùng thờ Thầy Vũ Thế Lang,
tương truyền được xây dựng từ thơi Hùng Vương chứng tỏ điều đó.
Lớp
lớp các thế hệ Nho sinh trùng tu, tôn tạo hương khói nên đến bây giờ
vẫn giữ được nét cổ kính trang nghiêm.
Thầy Vũ Thế Lang không phải là
người bản xứ, dân đã đón thầy về để dạy đạo làm người cho con em
mình.
Để thầy và gia quyến an cư lạc nghiệp, dân nơi đây đã dựng nhà,
cấp ruộng cho vợ con thầy.
Ruộng cấp cho thầy được gọi là học điền, được
chọn nơi ruộng tốt,dễ canh tác và không phải nộp thuế.
Thì ra việc toàn
dân chăm lo sự nghiệp giáo dục không phải bây giờ mới có.
Cảm động
trước nghĩa tình của người dân, thầy Lang hết lòng chăm sóc cho lớp trẻ
nơi đây học chữ, học lễ, học nghĩa. Học trò thầy nhiều người thành danh
đỗ đạt.
Khi thầy mất học trò thầykhắp các nơi kéo nhau về chịu tang.
Căn
nhà thầy, vừa là học đường, vừa là tư thất về sau trở thành Đền Thầy,
quanh năm được học trò hương khói.
Thầy sống thanh bạch nên khi mấtrất
linh thiêng, trước khi đi thi sĩ tử khắp nơi đến đây thắp hương lễ thầy
đều đỗ đạt cao.
Mùa thi đến đền Thầy ngào ngạt khói hương là vậy.
Trong
xã hội phong kiến, vị thế của người thầy được xếp rất cao. Sau vua
chúa, không phải quan lại mà là người Thầy. Công dưỡng dục còn đặt cao
hơn cả công sinh thành.
Cách xếp Quân – Sư – Phụ cho thấy vị thế của
người thầy trong xã hội được tôn vinh như thế nào.
Trong dân gian cũng
vậy, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
hoặc “ Không thầy đố mày làm nên”Tết nguyên đán hàng năm là dịp
để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ và thầy giáo.
“Mồng một
tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”.
Truyền thống tôn sư
trọng đạo đó đã được các thế hệ cháu con tiếp thu bồi đắp và trở thành
một nét đẹp nhân văn giữa đời thường vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
Chính
đây là nguồn khích lệ để thầy giáo yêu người và yêu nghề.
Dẫu giặc dã triền miên, dẫu đói cơm nhạt muối, chúng ta vẫn cho ra đời
nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước.
Càng khó khăn gian khổ tình nghĩa
thầy trò càng sâu nặng...Ấy vậy nhưng hai chữ tôn sư thiêng
liêng ấy đang bị một số bộ phậnthầy cô biến thành một thứ hàng hóa tầm
thường và dung tục.
Chạy trường, mua điểm, huyên náo trường thi, học giả
bằng thật, ăn bớt khẩu phần trẻ nhỏ, mua đầu vào, bán đầu ra, làm nhục
nhân phẩm học sinh...đang trở thành một tệ nạn cần báo động
Chất lượng
giáo dục ngày càng đáng báo động.
Có hàng trăm trường Đại học nhưng
không có trường nào được nằm trong top 10 hay top 20 trường Đại học danh
tiếng của khu vực…
Nguy hại nhất là nó đang dần làm xói mòn một truyền
thống đạo đức nhân văn của dân tộc – truyền thống tôn sư trọng đạo.
Tuy
nhiên, “kinh tế tự mở đường mà đi”(Eng-ghen), giáo dục cũng vậy. Sự tốt
đẹp và nhân văn, cuối cùng bao giờ cũng chiến thắng.
Lời ru của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Đoàn Vị Thượng
Mai Hồng
@@ tks t/g
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét