Nhà
nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An cho biết, biến tấu của áo dài xứ
Huế gắn liền với những thăng trầm của lịch sử.
Thời Minh Mạng, để khắc
phục sự ăn mặc thiếu đồng nhất tại các miền sau giai đoạn Trịnh - Nguyễn
phân tranh, nhà vua ra sắc chỉ thống nhất y phục trên toàn quốc: Các
phi tần, người hầu kẻ hạ đều mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm
cung.
Dân gian phải mặc quần, cấm váy. Riêng với người lớn, áo dài trở
thành trang phục bắt buộc khi ra đường.
Ngày
ấy, áo dài Huế cũng như ở các vùng miền khác thường đậm màu và có đến 5
tà (sau này thành áo tứ thân - 4 tà). Mỗi thân trước và sau đều có 2
tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Tà thứ 5 ở bên phải, trong thân
trước.
Tay áo may nối dưới khuỷu tay (do ngày ấy các loại vải rộng nhất
cũng chỉ đến khổ 40cm).
Cổ áo cao khoảng 2-3cm cùng tay và thân áo trên
ôm sát người. Tà áo được may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo,
dài đến đầu gối. Gấu áo thường võng, vạt rộng đến 80cm.
Về quần mặc cùng
áo dài, trong khi các bà các cô từ Nam chí Bắc thịnh màu đen giản dị
thì phụ nữ Cố Đô thường chọn màu trắng đầy nữ tính.
Người trong hoàng
tộc và các gia đình giàu có còn may quần chít ba (có 3 ly dọc 2 mép
ngoài quần) để tạo dáng quần xòe rộng, trông yểu điệu mà cử động lại
thoải mái hơn.
Đầu
thế kỷ XX, đặc biệt khi thành lập trường Nữ sinh Trung học Đồng Khánh
(1917), nữ sinh Trung kỳ đều dồn về Huế học, áo dài trở thành đồng phục
sử dụng hàng ngày.
Các nữ sinh đều mặc quần trắng, áo dài tím khi đến trường (sau này đổi thành áo trắng mùa khô, xanh nước biển mùa mưa). Đến những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, kiểu dáng của áo dài xứ Huế cũng như các vùng miền không thay đổi, tuy nhiên, màu sắc và chất liệu phong phú hơn hẳn.
Các nữ sinh đều mặc quần trắng, áo dài tím khi đến trường (sau này đổi thành áo trắng mùa khô, xanh nước biển mùa mưa). Đến những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, kiểu dáng của áo dài xứ Huế cũng như các vùng miền không thay đổi, tuy nhiên, màu sắc và chất liệu phong phú hơn hẳn.
Chị em có thể chọn lựa nhiều loại vải nhập từ châu Âu với các
tông màu tươi sáng.
Nhờ khổ vải ngoại nhập rộng rãi, áo dài Huế cũng như
các nơi khác không còn phần nối giữa sống áo, kéo dài xuống cách mắt cá
chân 20cm, trông mềm mại hẳn.
Phụ nữ Cố Đô vẫn nền nã với quần trắng -
áo dài; thói quen này dần trở thành mốt thời trang của thiếu nữ nhiều
vùng miền (trừ người đã lập gia đình).
Áo
dài xứ Huế sẽ không có kiểu dáng như ngày nay nếu không trải qua cuộc
cách tân, do một họa sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, chủ tiệm
may Le Mur danh tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng tên là Cát Tường khởi xướng.
Ông đem đến Hội chợ Huế 1939 một bộ sưu tập áo dài cách điệu lối Âu
châu, với 2 tà thay cho 5, cổ khoét hình trái tim (có khi gắn thêm cổ bẻ
và một chiếc nơ), tay nối trên vai bồng, hàng khuy chạy dọc theo vai và
sườn phải đầy khêu gợi. Luồng gió thời trang này được phụ nữ Cố Đô tiếp
nhận, tuy nhiên, do ảnh hưởng của nếp sống kín đáo, áo dài Huế chỉ cách
tân trong chừng mực, bằng cách giảm số tà còn 2 và mở khuy từ vai xuống
eo.
Những
năm 50, cùng xu thế thời trang trên cả nước, áo dài xứ Huế bắt đầu lượn
eo theo thân người mặc, cổ cao hơn, vạt thu hẹp lại để tôn dáng thiếu
nữ.
Đến khoảng những năm 60, khi chị em bắt đầu dùng áo nịt ngực, các
tiệm may Huế mới chít eo áo dài, tạo sức quyến rũ cho người mặc.
Cuối
thập niên này, vai áo dài Huế, theo mốt Sài Gòn, được cắt raglan để
tránh nhăn cho phần ngực và nách.
Tuy nhiên, vẫn chít eo trong khi áo
dài mini theo mốt ''Hippy'' (thân áo may lượn và không chiết eo, cổ
ngắn, vạt hẹp, chỉ dài đến đầu gối) được chuộng ở hầu hết các đô thị
phía Nam.
Chiếc cổ cao kín đáo cũng vẫn được phụ nữ Huế chọn không suy
tính trong khi người ta nô nức khoét cổ thuyền theo đề xướng của Trần Lệ
Xuân.
Từ sau 1975, áo dài gần như không thay đổi về kiểu dáng, dù vắng
bóng hơn trong đời sống (theo nhiều người Huế, có thể do mức sống thấp
những năm sau chiến tranh). Đến cuối những năm 90, khi làn sóng cách tân
áo dài của các nhà thiết kế thời trang tràn về Huế, hầu như chỉ có
người làm nghề biểu diễn hưởng ứng.
Ngày nay, phụ nữ Cố Đô vẫn ''kín''
toàn thân với những chiếc áo dài vải không quá mỏng, vạt gần chấm gót,
cổ vươn cao lượn tròn kín đáo, eo hạ thấp để giảm đến mức ít nhất khoảng
lưng, bụng hở khi tà áo bay. Người phụ nữ Huế mặc áo dài trắng cả trong
khi làm lụng, mua bán...
Trước
1945, tiêu biểu cho vẻ đẹp Huế trong thời trang lại là một phụ nữ đến
từ Nam Bộ: Nam Phương Hoàng hậu. Hay chính Huế đã góp phần tôn vinh vẻ
đẹp của cô gái miền Nam? Đó là một hiện tượng hiếm hoi trong thế giới
mode. Trang phục cổ truyền dành cho các cô dâu trong đám cưới ngày nay
chính là "thời trang Nam Phương Hoàng hậu".
Áo dài Huế - Thanh tao xứ tím yêu kiều…
Ai
từng đến Huế, muốn may áo dài thường tìm đến một ''cây kéo vàng'' đất
Cố Đô, ông Nguyễn Văn Chi (tiệm may Chi, 29 Mai Thúc Loan).
Làm nghề từ
năm 1970, ông Chi chứng kiến nhiều đổi thay của chiếc áo dài xứ Huế.
Ông cho biết, dù chất liệu, kiểu dáng qua thời gian có nhiều thay đổi nhưng quan niệm về sắc màu và mục đích sử dụng của người phụ nữ Cố Đô thì vẫn vẹn nguyên. ''Một nửa thế giới'' ở đây tuyệt nhiên không bị làn sóng thời trang lung lạc, vẫn nhuần nhụy ''trông màu trời, chọn sắc áo''. Áo Tết thường có màu tươi sáng.
Ông cho biết, dù chất liệu, kiểu dáng qua thời gian có nhiều thay đổi nhưng quan niệm về sắc màu và mục đích sử dụng của người phụ nữ Cố Đô thì vẫn vẹn nguyên. ''Một nửa thế giới'' ở đây tuyệt nhiên không bị làn sóng thời trang lung lạc, vẫn nhuần nhụy ''trông màu trời, chọn sắc áo''. Áo Tết thường có màu tươi sáng.
Áo mặc các dịp cúng, lễ, giỗ, kỵ may rộng,
vải màu nâu (người Huế gọi là màu đà), xanh noir (gọi là màu tím), màu
ghi (ở Huế là màu lam), màu cà phê sữa, với hoa văn chìm. Áo ra ngoài
trời mưa màu đậm; còn để đi dưới nắng, thường nhạt màu, sáng trong.
Phụ
nữ xứ chiều tím cũng có màu áo tím đặc trưng của mình, không giống ở mọi
nơi.
Theo ông Chi, tím Huế không phải là màu bông bèo (màu hoa lục bình) trong Nam hay tím hoa cà ngoài Bắc, cũng không giống màu tím đậm của nước quả mồng tơi như nhiều người lầm tưởng. Với người Cố Đô, tím Huế không ngả qua đen, không tía qua đỏ mà chỉ đủ đậm như màu mực học trò trên giấy trắng.
Theo ông Chi, tím Huế không phải là màu bông bèo (màu hoa lục bình) trong Nam hay tím hoa cà ngoài Bắc, cũng không giống màu tím đậm của nước quả mồng tơi như nhiều người lầm tưởng. Với người Cố Đô, tím Huế không ngả qua đen, không tía qua đỏ mà chỉ đủ đậm như màu mực học trò trên giấy trắng.
Cùng
với sự nền nã của màu sắc, vẻ kín đáo của kiểu dáng, nét dịu dàng, quý
phái trong cử chỉ người mặc, chiếc áo dài tím với tà áo lồng lộng gió
(như lời hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) cùng vành nón lá che nghiêng
mái tóc thề, không biết tự bao giờ, thành hình ảnh khó có thể thiếu khi
người ta nhắc đến xứ sông Hương, núi Ngự.
Các
bạn người nước ngoài của nhà văn Bửu Ý (một người Huế gốc) từng ngưỡng
mộ thốt lên:
''Không đâu có loại trang phục nữ nào kín đến thế, cũng
không có loại áo nào hở cho bằng, nhất là khi khoác trên mình những cô
gái dịu hiền xứ Huế''.
Bởi đủ dài tha thướt để hút ánh mắt người ta theo
vóc dáng thanh tao như bay, như múa trên phố. Đủ kín để người ta ước
tìm chỗ hở, chỗ nhô.
Càng đủ nhẹ để người ta thấy sức nặng quyến rũ của
ánh mắt trong sáng, nụ cười e ấp, cử chỉ duyên dáng, rồi cảm nhận trái
tim nhân hậu, dịu dàng của người
phụ nữ vùng non thanh, thủy tú này.
Cùng với áo dài, phụ nữ Huế còn có
chiếc nón bài thơ duyên dáng. Chiếc nón bài thơ ngày nay cũng là kết quả
của nhiều lần sàng lọc, qua thực tế sử dụng che mưa, nắng.
Để làm ra những chiếc nón đẹp, người thợ làm nón phải chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng để lợp nón. Bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con đò, bến nước quê hương và vần thơ quen thuộc.
Để làm ra những chiếc nón đẹp, người thợ làm nón phải chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng để lợp nón. Bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con đò, bến nước quê hương và vần thơ quen thuộc.
St -cuocsongviet
~ ~~~ ~~~~~~~~~~
@@ nét duyên dáng của áo dài tím xư' Huế đã đi vao` văn chương thi ca và để
lại dấu ấn mang phong cách riêng biệt của đất thần kinh ,kinh đô ngày cũ
Ôi tà ao' dài dịu dàng ,bay bỗng ...!
Ôi tà ao' dài dịu dàng ,bay bỗng ...!
xem pic 2 cô model xứ Huế :
Tôn Nữ Na Uy & Nhã Uyên
Tôn Nữ Na Uy & Nhã Uyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét