"Tôi
là ai mà yêu quá cuộc đời này" TCS Có phải nếu mình ở một nơi nào trên
dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không?
Đã
biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy
con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn. Bây
giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy?
Thì chắc tôi sẽ trả
lời rất tự nhiên là Tôi ở Seattle hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời
Tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ
người ta hỏi Bà là người nước nào?
Thì lúc đó tôi chắc chắn nói Tôi là
người Việt Nam. Để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.Đúng,
tôi ở Mỹ trên, dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử
xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có
gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và
cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy
ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.
Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là
người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng
cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước là da vàng rất
rõ rệt..
Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi
nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng
Việt trong đầu.
Như thế bị chê là nói Tiếng Anh bể (Broken English) Về
cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài tôi có thể không kém một người Mỹ
chính gốc.
Nhưng khi bước vào nhà tôi; Từ những bức tranh treo ở phòng
khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất
là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận
ra ngay đó là một gia đình Việt Nam.
Như thế thì tôi là người Seattle
hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt?
Tôi ở đất này đến ba mươi năm
rồi cơ mà. Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba
mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội;
Người ở Hải Phòng, Hải Dương
vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam...
Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên
Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên
Chị đâu có phải là người Việt nữa.
Bây giờ Chị là người Mỹ rồi,
chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị
không biết đâu.
Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào
cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ?
Không, cả hai
cùng sai cả.
Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở
Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người
Việt Nam chính gốc. Tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước,
đồng bào.
Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực
rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi nghĩ lại.
Tôi
đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi.
Một mối tình chết tức
tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người
tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị
đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi.
Không đủ hay
sao?
Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang
sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người
ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì
giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ.
Tôi phải làm bổn phận
công dân. Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi
chiều mưa mùa thu; Hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả đứng trong
nhà nhìn ra mặt hồ .
Tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không
phải là quê mình, không phải nước mình. Chẳng có một lí do gì cụ thể,
chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng,
Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà
mình; ở Trần quý Cáp, nhà anh; ở trước rạp ciné Eden đúng trú mưa với
nhau.
Nước ở hồ Sammamish trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng
mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc
Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu.
Những lúc đó
tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật
mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ
diệu làm sao những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình
đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.
Lại
có những lần tôi ở Việt Nam, bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau
bụng liên miên cả tuần lễ.
Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng
biết mình từ đâu đến và đang đi lạc,tiền bạc tính hoài vẫn sai.
Nhiều
khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê
hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao
không giống Việt Nam của mình ngày trước, hình như đã có điều gì rất lạ.
Ngôn ngữ Việt thì thay đổi rất nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu
của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "Ấn
Tượng."
Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm
cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe
không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng
chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích..
.Ngửng mặt lên
nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn
mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và
thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương
đất Việt.
Chắc tôi là người Mỹ. So sánh thời gian tôi sinh ra,
sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ hai con số
đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập
nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn,
Ở trong nước có bài hát nổi tiếng Quê
hương mỗi người có một, như là chỉ một mẹ thôi.
Nhưng có người lại nói:
Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung
quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó
cũng được gọi là quê hương mình.
Như vậy thì tôi có một hay hai quê?
Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.
Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.
Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn
là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc,
dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình
đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với Mẹ
của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo
Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên ..
. Găp tôi cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu?
Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh
ấy mới quá!
Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và may quá, cụ bị Alzheimer, cụ
không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn.
Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt.
Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt.
Chao ôi! Cái thân cỏ bồng. Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc
mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ.
Trong giấc ngủ tôi thường
gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng
gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ
cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là
một giấc mơ vui.
Thấy nhớ quê nhà quá đỗi! Tôi nhớ lại trong
những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người
bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa.
Hồi đó sao mà mình
thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong
sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như
mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước.
Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi
ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác. Khi về đổi họ thay tên.
Núi chùng bóng tủi sông ghen cạn dòng
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác. Khi về đổi họ thay tên.
Núi chùng bóng tủi sông ghen cạn dòng
Tôi là ai?
Trần Mộng Tú
*****************
@@tks t/g TMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét