- Người bạn thân và cũng là người đã cùng Lê Hựu Hà lập ra ban nhạc trẻ Phượng Hoàng.
Có thể nói rằng, cùng với Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Kỳ, Jo Marcel thì Nguyễn Trung Cang là nhạc sĩ đi tiên phong, khai sáng nhạc trẻ tại miền Nam trước 1975.
Cho đến nay, chính giới nghiên cứu âm nhạc và những bạn bè cùng thời với Nguyễn Trung Cang cũng chưa nắm chắc năm sinh và năm mất của ông. Chỉ có một số nguồn tin gợi mở cho biết, Nguyễn Trung Cang sinh năm 1947, mất năm 1985 khi chưa đầy 40 tuổi
-Cái chết của Nguyễn Trung Cang đến nay vẫn còn là ẩn số đối với nhiều bạn bè và giới mộ đạo say mê các tuyệt phẩm của ông.
Rất nhiều người yêu nhạc cho rằng, âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (hoặc những nhạc phẩm chung tay với nhạc sĩ Lê Hựu Hà trong ban nhạc Phượng Hoàng) mà ông từng tham gia là những lời ca, những nét nhạc của sự bi quan, chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái.
Nhưng sâu thẳm bên trong những nhạc khúc của Nguyễn Trung Cang lại là sự lạc quan mà tình khúc Còn yêu em mãi là một minh chứng để đời.
Giữa chốn rừng sâu hiu quạnh, người nhạc sĩ vẫn còn biên đầy trang thư gửi về cho người vợ yêu dấu những tình cảm nồng ấm của thuở yêu thương mặn nồng.
Quá vãng tươi đẹp với tình yêu sâu sắc vượt qua mọi rào cản và cuộc vượt ngục về tinh thần này đã chắp cánh cho địa hạt Tân nhạc Việt Nam một tác phẩm vang sáng trước mọi ám ảnh sợ hãi cũng như bóng tối của miền rừng thiêng nước độc trong những ngày dài đằng đẵng sống trong đau khổ.
Ngay cả khi sức khỏe đã suy kiệt, chú Phượng Hoàng một thời vẫn hiên ngang đứng trên đỉnh dốc vẫy cánh và có thể dệt lời ca ân tình thì chắc chắn nếu không có trái tim lạc quan thì Nguyễn Trung Cang khó lòng sáng tạo và chắt lọc được những lời ca đẹp đến thế.
Giống như lần cuối cùng được hát, Nguyễn Trung Cang - một phần của Phượng Hoàng đã hát say sưa, vang lừng nhưng cũng đủ để cho người nghe thấy được khát khao về một ngày mai tương phùng mãnh liệt.
Thế nhưng cuộc đời không là một giấc mơ màu hồng, giấc mơ tương phùng của nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang mãi mãi không trở thành hiện thực bởi ông đã ra đi mà chưa có giây phút hội ngộ để nghe người thân khóc cho niềm vui vì hạnh phúc. Những ca khúc trác tuyệt để đời
Thương nhau ngày mưa
Đây là ca khúc được phổ biến rộng rãi của Nguyễn Trung Cang trong thời điểm còn gắn bó với ban nhạc Phượng Hoàng.
Bản nhạc đã làm xao xuyến con tim của biết bao thế hệ sinh viên Sài Gòn thuở đó. "Như mưa ngày nào thấm ướt vai em, như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm"...
-Điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn, dòng nhạc tựa những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên những khuông nhạc réo rắt.
Ca khúc này cũng được đánh giá là ít chất sầu tình nhất của Nguyễn Trung Cang.
-Nó trong sáng, thánh thiện như những cơn mưa chiều và có lẽ là rất phù hợp với tâm hồn tuổi trẻ đầy hoa mộng mới vừa chạm ngõ yêu thương của Nguyễn Trung Cang thời điểm đó.
-Từng được rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn thể hiện lại trong những đêm không ngủ xuống đường biểu diễn tại các chương trình hát cho đồng bào tôi nghe,
Thương nhau ngày mưa còn được ví von như hiện tượng làm chao đảo cả giới nhạc trẻ khi đó.
Đây là ca khúc đánh dấu sự thăng hoa đầu tiên của Nguyễn Trung Cang với định mệnh âm nhạc của mình.
Khi cùng Phượng Hoàng lang thang khắp các phố phường, quán bar biểu diễn, giọng ca chính Elvis Phương của nhóm đã một lần nữa thắp lửa cho Thương nhau ngày mưa bằng giọng hát quái đặc biệt của mình.
Tiếng ngắt dứt khoát của điệu Slow Rock và những trần tình chắp vá, không đầu không cuối của một tình yêu trai trẻ đã làm nên một trác tuyệt cho đến giờ vẫn đủ đánh thức tâm hồn của nhiều người yêu nhạc đang say ngủ.
Bâng khuâng chiều nội trú
Đây là ca khúc ám ảnh nhất trong gia tài sáng tác của Nguyễn Trung Cang.để có một giai điệu của Còn yêu em mãi không quá vui tươi
-Mối quan hệ bắc cầu ấy đã cho ra đời một Bâng khuâng chiều nội trú ấm áp đến nao lòng.
-Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới dội lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam, chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.
Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng khuâng chiều nội trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó.
Vì vậy, mãi về sau, khi Nguyễn Trung Cang mất thì ca khúc này mới được phổ biến và trở nên nổi tiếng qua giọng hát Tuấn Ngọc.
Hai bài thơ: Bâng khuâng chiều nội trú và Mưa của tác giả nữ ngoại đạo đã thổi hồn cho một Bâng khuâng chiều nội trú xuất thần của Nguyễn Trung Cang.
Còn yêu em mãi
Đây là ca khúc đưa Lưu Bích Tô Chấn Phong trở thành cặp song ca hải ngoại được yêu thích nhất trong thập niên 90.
Bài hát là tự sự không thể chân thành hơn của những người đang yêu.
Cảm giác nồng nàn, ấm áp xuyên suốt ca khúc đã làm người ta quên đi nỗi u uẩn, mệt mỏi trong tận cùng sâu xa của bài hát.
"Dù có cách xa mỏi mòn, mà những yêu dấu còn mãi. Sưởi ấm xác thân héo gầy, tình yêu như gió đem mây, gọi mưa giăng kín khung trời...".
Ca khúc cuối đời tuổi trẻ nghèo khó, tuyệt vọng của gã si tình, say đời Nguyễn Trung Cang dành cho người vợ yêu quý của mình, nhờ người bạn thân Lê Hựu Hà chuyển giúp.
Nó là định mệnh trớ trêu, bởi chỉ vài tháng sau, ông đã chết vì kiệt sức.
Những ca từ nồng ấm đã trở thành lời trăng trối có thật.
Những nốt nhạc như lời tiên tri về thiên tai đời mình của Nguyễn Trung Cang.
Cùng với tuyệt phẩm này, Nguyễn Trung Cang còn một ca khúc nữa cũng lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả nghe nhạc là Dạ khúc.-Dạ khúc ít được hát hơn nhưng vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng...
H.Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét