Miền Nam mưa nắng hai mùa, nhưng thường vào
tháng giữa tháng 5 mùa mưa mới bắt đầu.
Tôi còn nhớ rất rõ vào năm 1982, khi được “chuyển trại” từ rừng núi Vĩnh Phú vào trại Rừng Lá miền Nam cũng vào giữa tháng 5, ngồi trên chuyến xe lửa rất đặc biệt, tay đeo “đồng hồ Rolex” chung với một người bạn nữa, về đến địa phận tỉnh Bình Thuận, nhìn mưa đầu mùa dăng dăng ngoài trời bỗng thấy lòng mình ấm lại, cái mát mẻ từ đâu ập đến, sao mưa miền Nam thân quen đến thế.
Tôi còn nhớ rất rõ vào năm 1982, khi được “chuyển trại” từ rừng núi Vĩnh Phú vào trại Rừng Lá miền Nam cũng vào giữa tháng 5, ngồi trên chuyến xe lửa rất đặc biệt, tay đeo “đồng hồ Rolex” chung với một người bạn nữa, về đến địa phận tỉnh Bình Thuận, nhìn mưa đầu mùa dăng dăng ngoài trời bỗng thấy lòng mình ấm lại, cái mát mẻ từ đâu ập đến, sao mưa miền Nam thân quen đến thế.
Gần mười năm “lưu lạc” ở những
vùng rừng núi Sơn La, Vĩnh Phú chỉ thấy lạnh giá vật vờ, tưởng rằng
không bao giờ còn được trở lại miền Nam với những chiều mưa tưới ướt
những buổi trưa nắng nóng.
Vậy mà… đã được trở lại, chẳng khác nào một cuộc hồi sinh. Tôi còn nhớ trong chuyến đi ấy, khi còn nằm đợi tàu ở ga chuyển tải súc vật huyện Bình Lục, tỉnh Nam Định, tôi đã gặp anh Cung Trầm Tưởng ở một trại khác chuyển đến cũng nằm chờ tàu.
Vậy mà… đã được trở lại, chẳng khác nào một cuộc hồi sinh. Tôi còn nhớ trong chuyến đi ấy, khi còn nằm đợi tàu ở ga chuyển tải súc vật huyện Bình Lục, tỉnh Nam Định, tôi đã gặp anh Cung Trầm Tưởng ở một trại khác chuyển đến cũng nằm chờ tàu.
Hai chúng tôi
gặp nhau trong cái thế đeo còng, mỗi người phải đeo chung một “đồng hồ
Rolex” với một người bạn khác. Thế là hai người gặp nhau, nhưng bắt buộc
phải có 4 người cùng gặp.
Hai người khác chẳng hề quen nhau, cũng vẫn phải gật đầu chào hỏi rồi mỗi anh quay đi một phía cho hai chúng tôi ngồi nói chuyện riêng.
Hai người khác chẳng hề quen nhau, cũng vẫn phải gật đầu chào hỏi rồi mỗi anh quay đi một phía cho hai chúng tôi ngồi nói chuyện riêng.
Chuyến tàu lửa “xuôi Nam” ấy cũng như chuyến tàu thủy chở
chúng tôi “ngược Bắc” vào năm 1976 đi sâu vào trong tâm khảm chẳng bao
giờ quên được.
Mỗi chuyến mang một sắc thái riêng, tôi chắc đã có nhiều
bạn tôi tường thuật rồi chẳng nên nhắc lại. Hôm nay tôi đang nói về hiện
tại, chuyện dĩ vãng và tương lai xin dành cho một dịp khác.
Mưa đầu mùa năm nay, mùa mưa của đầu thế kỷ đến sớm, phải chăng nó sẽ kéo theo sự chuyển đổi thời tiết của cả những năm về sau?
Và như thế mùa mưa sẽ dài hơn mùa nắng?
Thí dụ mùa mưa sẽ khởi sự từ giữa tháng 3 đến tận cuối tháng 11 hàng năm và mùa nắng chỉ có từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau?
Mưa đầu mùa năm nay, mùa mưa của đầu thế kỷ đến sớm, phải chăng nó sẽ kéo theo sự chuyển đổi thời tiết của cả những năm về sau?
Thí dụ mùa mưa sẽ khởi sự từ giữa tháng 3 đến tận cuối tháng 11 hàng năm và mùa nắng chỉ có từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau?
Tôi không rõ như thế sẽ có lợi hay có hại
cho mùa màng các loại, nhưng tôi thấy rõ là sẽ mang lại cho miền Nam VN
một không khí rất thuận lợi mát mẻ chiếm trọn gần 7 - 8 tháng trong năm.
Tôi có chủ quan quá không khi cho rằng như thế là thuận lợi. Tôi hỏi nhiều người bạn tôi ở miền Nam lâu năm, dường như không ai phản đối ý kiến đó.
Tôi có chủ quan quá không khi cho rằng như thế là thuận lợi. Tôi hỏi nhiều người bạn tôi ở miền Nam lâu năm, dường như không ai phản đối ý kiến đó.
Đầu mùa mưa năm nay sấm sét, giông gió tưng bừng,
nhiều hơn là những năm trước. Hiện tượng mưa làm sập nhà, làm chết người
đã xảy ra ở một vài địa phương như Đồng Nai, Phú Yên…
Mưa làm lụt lội
rất nhiều vùng trũng ngay giữa thành phố Sài Gòn, con đường Nguyễn Thiện
Thuật trước mặt chung cư tôi ở cũng là dòng sông nhỏ, xe gắn máy tha hồ
bơi, tha hồ vác, các bác tài xế xe xích lô có việc làm và mấy tay
chuyên chùi rửa bu-di cũng kiếm ra năm bảy chục ngàn cho bữa nhậu buổi
“chiều mưa biên giới”.
Mấy chú nhóc con ùa ra đường phố tắm táp, đùa dỡn tự do dù nhà chúng chẳng đến nỗi thiếu nước.
Mấy chú nhóc con ùa ra đường phố tắm táp, đùa dỡn tự do dù nhà chúng chẳng đến nỗi thiếu nước.
Nhìn cái cảnh các cô cậu
công tử láng cóng bì bõm trong mưa, cũng có cái vui.
Có một nhận xét khá
thú vị nữa là những chiều mưa người ta thường ít nổi “quạu” hơn là
những buổi trưa nắng nóng kẹt đường, cãi lộn, lườm nguýt và đôi khi đánh
lộn tơi tả.
Mưa vẫn là đề tài của hầu hết thi sĩ hơn là nắng.
Nắng vàng thì còn làm thơ được chứ “nóng chảy mỡ” thì hồn thơ cũng bay mất tiêu, và nếu có nàng thơ bằng xương bằng thịt thì cũng chảy mồ hôi, làm sao còn hứng mà làm thơ được nữa. Đến đây tôi lại nhớ đến ngày còn ở trại “Suối Máu”, khi Thục Vũ làm xong bản nhạc “Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây” anh mang hát cho tôi nghe vào một buổi chiều mưa. Hôm ấy hứng chí tôi cũng làm một bài thơ, sau này khi ra đến trại ngoài Sơn La, Thục Vũ bảo rằng tôi sẽ phổ nhạc thơ của ông.
Tôi và Thục Vũ được liệt vào loại gầy ốm, hom-ba-la- hem nhất cho nên thường chỉ bị phân công đi lấy vài chục cây tre nhỏ làm vách tường, nhưng phải trèo qua dãy đồi “Ba Dọi” mới kiếm ra thứ tre này.
Thường là 9 giờ sáng chúng tôi đã lấy xong “Có anh nào ở dưới đó không. Lao tre xuống đấy”.
Mưa vẫn là đề tài của hầu hết thi sĩ hơn là nắng.
Nắng vàng thì còn làm thơ được chứ “nóng chảy mỡ” thì hồn thơ cũng bay mất tiêu, và nếu có nàng thơ bằng xương bằng thịt thì cũng chảy mồ hôi, làm sao còn hứng mà làm thơ được nữa. Đến đây tôi lại nhớ đến ngày còn ở trại “Suối Máu”, khi Thục Vũ làm xong bản nhạc “Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây” anh mang hát cho tôi nghe vào một buổi chiều mưa. Hôm ấy hứng chí tôi cũng làm một bài thơ, sau này khi ra đến trại ngoài Sơn La, Thục Vũ bảo rằng tôi sẽ phổ nhạc thơ của ông.
Tôi và Thục Vũ được liệt vào loại gầy ốm, hom-ba-la- hem nhất cho nên thường chỉ bị phân công đi lấy vài chục cây tre nhỏ làm vách tường, nhưng phải trèo qua dãy đồi “Ba Dọi” mới kiếm ra thứ tre này.
Thường là 9 giờ sáng chúng tôi đã lấy xong “Có anh nào ở dưới đó không. Lao tre xuống đấy”.
Sau đó chúng tôi buộc vài chục
cây tre lại đẩy cho nó lao thẳng từ trên đỉnh đồi xuống tận chân đồi.
Làm chừng vài “tua” thì xuống đến gần con suối.
Thế là hai đứa chúng tôi
lang thang đi kiếm món gì điểm tâm cho dạ dầy đỡ biểu tình.
Chỉ có sắn
trong rẫy. Trong khi tôi lúi húi kiếm củi nhóm lửa thì Thục Vũ “trần như
nhộng” lội trên những tảng đá xanh giữa dòng suối nông, tung tăng vừa
đi vừa hát bi bô tưởng như mình đang ở cõi Thiên Thai!
Khi ăn uống no nê, chúng tôi ngả lưng trên nệm cỏ khuất trong những bóng cây, Thục Vũ khẽ hát mấy câu trong bài thơ vừa phổ nhạc:
“Lại một mùa mưa nữa đó em.
Mùa mưa làm nhớ rất êm đềm…”
Khi ăn uống no nê, chúng tôi ngả lưng trên nệm cỏ khuất trong những bóng cây, Thục Vũ khẽ hát mấy câu trong bài thơ vừa phổ nhạc:
“Lại một mùa mưa nữa đó em.
Mùa mưa làm nhớ rất êm đềm…”
Bài thơ khá dài, nhưng Thục Vũ chưa làm hết thì
anh đã ra đi mãi mãi. Tôi còn nhớ bưổi chiều khi tôi và ông ký giả Lô
Răng đứng lặng trong vườn rau, nhìn sang bên kia bờ ao, trên con đường
mòn vòng theo chân núi trong màn sương chiều Sơn La dăng mỏng, bốn người
khiêng chiếc quan tài Thục Vũ chầm chậm “diễu hành” rồi dần mất hút sau
sườn đồi ngả tối.
Trời hôm đó có mưa nhẹ phải không ông Lô Răng?
Hay là mưa trong lòng ông, trong lòng tôi như buổi sáng khi ông vận chiếc quần rách báo tin cho tôi “Thục Vũ nó chết rồi”? Tôi viết những dòng này như một nén hương cho Thục Vũ với bản nhạc mới chỉ bắt đầu mà đã dang dở.
Một bài hát giữa đêm mưa và một cuộc tình
Hay là mưa trong lòng ông, trong lòng tôi như buổi sáng khi ông vận chiếc quần rách báo tin cho tôi “Thục Vũ nó chết rồi”? Tôi viết những dòng này như một nén hương cho Thục Vũ với bản nhạc mới chỉ bắt đầu mà đã dang dở.
Một bài hát giữa đêm mưa và một cuộc tình
Tôi không có thói quen nghe nhạc khi làm việc, nhưng lại cũng chính tại trời mưa, nghe tiếng mưa dài gõ nhịp ngoài thềm nhà, tôi bật một folder trong computer đã có sẵn một số bản nhạc chọn lọc tôi đã copy để nghe khi nào cần cho đầu óc nhẹ nhàng hơn.
Tôi thường
mong được nghe lại tiếng hát của những người bạn cũ, Thái Thanh, Lệ
Thu, Anh Ngọc, Duy Trác, Nhật Trường, Sĩ Phú …
Nhưng bỗng một bài hát “lạ” lạc vào, bài hát này tôi đã copy từ một cái CD nào đó gửi cho bạn bè ở nước ngoài nhưng chưa nghe lại bao giờ. Tiếng hát vẳng lên:
“Rồi một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.
Rồi một lần xưa khi khăn gói đi xa.
Tưởng rằng quên được thương nhớ nơi quê nhà
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ..,
. Những hôm trời mưa thì đứng trên đỉnh dốc hét tướng lên: Tôi bỗng thấy nỗi xót xa lớn hơn, nỗi buồn sâu hơn
và tôi bỏ quên bản nhạc vì tôi biết tiếng hát đó là của ai và chuyện gì
đã xẩy ra trong cuộc tình não nùng này.
Có lẽ rất nhiều bạn đã biết về cuộc tình này. Tôi xin nói rõ hơn, đó là tiếng hát của nữa ca sĩ HM. mà ngay từ trước những năm 1975 đã có tên tuổi ban đầu trên sân khấu nhà hàng Maxime.
Có lẽ rất nhiều bạn đã biết về cuộc tình này. Tôi xin nói rõ hơn, đó là tiếng hát của nữa ca sĩ HM. mà ngay từ trước những năm 1975 đã có tên tuổi ban đầu trên sân khấu nhà hàng Maxime.
Sau 75,
cô ở lại Sài Gòn và cũng đã gây được tiếng vang rộng lớn hơn, chinh phục
được cảm tình của hầu hết khán giả của mọi lớp tuổi của cả hai miền Nam
Bắc. Cô có một gia đình rất hạnh phúc.
Nhưng rồi một ngày nào đó cô đã
bỏ đi.
Cô ở lại Pháp và lập cuộc đời mới. Người chồng cũ là một nhạc công thổi saxo rất hay, ở lại Sài Gòn. Sau này anh bị mù. Tôi không thể nào hiểu sự ra đi của cô và tôi không kết tội cô dù bất cứ tội gì.
Cô ở lại Pháp và lập cuộc đời mới. Người chồng cũ là một nhạc công thổi saxo rất hay, ở lại Sài Gòn. Sau này anh bị mù. Tôi không thể nào hiểu sự ra đi của cô và tôi không kết tội cô dù bất cứ tội gì.
Đó là quyền tự do định đoạt số phận mình. Tôi vẫn nghĩ chỉ có
người trong cuộc mới được quyền nói về cuộc tình của mình và lý do chia
tay.
Nhưng cách tốt nhất, theo tôi chính là sự im lặng. Người chồng mù của cô đã yên lặng.
Nhưng cách tốt nhất, theo tôi chính là sự im lặng. Người chồng mù của cô đã yên lặng.
Mỗi buổi tối anh thường đến làm việc
ở một phòng trà ca nhạc bên cạnh nhà Thanh Niên.
Người đàn ông bảnh trai cao ráo, thường đứng trước cây đàn organ , nhưng nghề chính của anh là thổi saxo. Nếu đã biết sơ qua chuyện tình của anh, tôi cho rằng bất cứ ai cũng phải bùi ngùi xúc động.
Người đàn ông bảnh trai cao ráo, thường đứng trước cây đàn organ , nhưng nghề chính của anh là thổi saxo. Nếu đã biết sơ qua chuyện tình của anh, tôi cho rằng bất cứ ai cũng phải bùi ngùi xúc động.
Và nếu hiểu hơn chút nữa thì càng nghe tiếng hát của HM. (người vợ
cũ của anh, hiện nay đang ở nước ngoài) lại càng thấy xót xa hơn.
Từng lời hát đi sâu vào tâm thức. Giọng hát của cô không giống bất cứ một giọng ca nào từ trước tới nay.
Từng lời hát đi sâu vào tâm thức. Giọng hát của cô không giống bất cứ một giọng ca nào từ trước tới nay.
Nó mang cái âm
hưởng riêng, rất riêng và nghe đi nghe lại tôi vẫn thấy dường như nhất
định phải có tâm sự cô trong đó. Cô giật mình thấy mình hát và giật mình
thấy mình khóc.
Ngày nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Đường nào dìu tôi đến cơn say.
Một lần năm mơ tôi thấy tôi qua đời…
Đường vào tình tôi….
Ngày nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Đường nào dìu tôi đến cơn say.
Một lần năm mơ tôi thấy tôi qua đời…
Đường vào tình tôi….
Tưởng như đó là mối tình Trương chi của thời đại mới. Mối tình không thơ mộng và không tưởng như Trương Chi Mỵ Nương, mối tình này thật hơn, thời đại hơn và “sống” hơn. Tôi cho rằng nó buồn hơn, ai oán hơn cả Khối tình Trương Chi. Nhớ lại một kỷ niệm cuối năm vừa qua, khi chúng tôi tiễn Tiến Sơn lên đường đi định cư ở New York, chúng tôi đã kéo nhau vào quán nhạc ấy. Quán nhạc có người chồng mù thổi saxo hàng đêm. Tôi ngồi lặng nghe anh thổi bài “Chiếc lá cuối cùng”.
Nỗi buồn đau thấm tận,
nỗi sầu cao chất ngất và tôi cứ thấy oán trách thế nào ấy với người vợ
đã bỏ anh ra đi.
Tuy biết rằng tôi rất vô lý, rất mâu thuẫn với chính
mình, nhưng sao tôi không từ bỏ được cái cảm nghĩ ấy suốt trong thời
gian anh thổi saxo.
Phải chăng nỗi xót thương đã làm nên cảm nghĩ này?
Thật bất ngờ, người anh trai của anh lại là người bạn cùng làm với tôi ở Đài Phát Thanh Quân Đội từ những ngày xưa. Chúng tôi gặp nhau và tôi được dịp hàn huyên tâm sự về người nghệ sĩ mù này.
Thật bất ngờ, người anh trai của anh lại là người bạn cùng làm với tôi ở Đài Phát Thanh Quân Đội từ những ngày xưa. Chúng tôi gặp nhau và tôi được dịp hàn huyên tâm sự về người nghệ sĩ mù này.
Tôi ngạc nhiên khi biết rằng HM thỉnh thoảng vẫn về thăm nhà, vẫn coi
người chồng cũ là bạn thân. Và người nghệ sĩ ấy đã có thời gian được đón
sang Pháp chữa bệnh, nhưng rồi anh lại nhất quyết trở về sống cuộc sống
của mình, dành mọi tự do cho người vợ.
Phải chăng đó là một sự hy sinh khi biết rằng mình không thể mang lại hạnh phúc cho vợ?
Hay vì một lý do nào khác thì chỉ có chính anh mới biết được mà thôi
. Người bạn tôi là anh ruột của anh cũng chỉ cười lắc đầu “chỉ mình nó biết, nhưng bề ngoài chúng nó vẫn thân thiện với nhau”.
Phải chăng đó là một sự hy sinh khi biết rằng mình không thể mang lại hạnh phúc cho vợ?
Hay vì một lý do nào khác thì chỉ có chính anh mới biết được mà thôi
. Người bạn tôi là anh ruột của anh cũng chỉ cười lắc đầu “chỉ mình nó biết, nhưng bề ngoài chúng nó vẫn thân thiện với nhau”.
Vâng, đó chỉ là cái bề ngoài. Nỗi đau tím ruột nát gan của cả hai
người như đã chìm cả vào trong lời ca, trong tiếng kèn saxo rồi.
Cái
hồn của họ vương vất từng đêm quanh tôi, quanh chúng ta. Nhất là vào
những đêm mưa đầu mùa như đêm nay.
Tôi hình dung ra HM đang hát, người
chồng mù đang nhắm mắt mang tận cùng tâm sự mình phơi trải trong tiếng
kèn ai oán từng đêm và từng đêm.
Văn Quang
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
@@Sài Gòn, Sài Gòn.2012 mãi mãi trong trái tim tôi
Sài Gòn đẹp vì có nhân duyên.
+ Sài Gòn đẹp vì có số phận.
+ Sài Gòn đẹp vì có số phận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét