Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ Hải Ngoại &Việt Nam lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ….Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi nơi, mọi phía. Không có biên giới…
. Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại ra ngoài.
Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước.
Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương.
Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong nước dường như không có một khái niệm nào về nghệ thuật và quá trình của lớp người đi trước họ cả một phần tư thế kỷ.
Và cũng không ai nói cho họ nghe về một thời bình an, đẹp đẽ của sân khấu Miền Nam, trước mùa Xuân 75.
Chúng tôi, lớp người đã được quần chúng chấp nhận trước 75, thật sự đã trải qua bao nhiêu khó khăn, bằng chính năng khiếu của mình.
Chỉ có một ít may mắn đủ trình độ văn hoá Đại học và tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc nhưc Hoàng Oanh, Thanh Lan, Đức Huy, Quỳnh Giao, Mai Hương…
. Còn lại, đa số chỉ đến Trung học, chưa bao giờ bước chân vào Quốc Gia Âm Nhạc. Lên sân khấu, với năng khiếu Trời cho và may mắn được chấp nhận.
Thời đó, ca sĩ rất ít và không phải bất cứ ai bước lên sân khấu, là đều được coi là ca sĩ…. Quần chúng phải chấp nhận. Các ca sĩ phải chấp nhận.
Các trung tâm thâu băng, đĩa phải chấp nhận. Các đài phát thanh phải chấp nhận, chúng tôi mới có được… tạm coi như là ca sĩ và vẫn nằm trong sự kiểm soát, nghe ngóng, chăm sóc của các Trung Tâm mà trung gian là nhạc sĩ.
Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó mới 15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa.
Chỉ với “Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy” Hoàng Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt
. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn.
Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”. Chị Lệ Thu với Ngậm Ngùi và cô Thái Thanh gần như “độc quyền” nhạc Phạm Duy.Không ai có thể thay thế ai.
Vì sao thế, vì thời đó, các nhạc sĩ… đo ni may áo cho ca sĩ. Không thể trật đi đâu được và vì thế, bài hát làm nên ca sĩ. Trúng một cái, cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ đều như sóng dội.. Thời đó nhạc sĩ nhiều hơn ca sĩ.
Ngoài công việc chính, họ chỉ chú tâm sáng tác và chọn những giọng hát hợp với bài hát. Phần chúng tôi, mỗi người có một chất giọng riêng.
Nghe là biết ai ngay. Chúng tôi đủ thông minh để không giẫm chân người khác.Năm 69, ông Thiêng, ông Quân có 2 bài… hai bài này chỉ có Khánh Ly, đó là “Kinh Khổ” và “Trên Hoang Tàn Đổ Nát”….
Ông Minh Bằng giao cho tôi… “Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ”. Kim Loan với “Căn Nhà Ngoại Ô”
. Giao Linh với “Những Đóm Mắt Hoả Châu”. Phương Hồng Quế có bài “Giờ Này Anh Ở Đâu”. Mai Lệ Huyền và Hùng Cường có một loại nhạc riêng, quen gọi là nhạc kích động.
Chỉ hát một nơi với bài “Mùa Thu Cho Em”, Xuân Sơn đã làm bao người điêu đứng, chưa kể đến bài “Trăng Sáng Vườn Chè”- dẫu sau này Ái Vân dựng lại bằng nhạc cảnh – cũng không làm người nghe quên nổi Xuân Sơn. Carol Kim hát “Hãy Khóc Đi Em”. Ông Sơn bảo… chỉ có Carol Kim hát bài đó trội nhất…
Duy Quang trình làng “Thà Như Giọt Mưa”. Elvis Phương bài “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”… Còn ông Chế Linh thì bài nào vào tay ông là lập tức trở thành của ông.
-10 năm đầu, tôi chỉ nhận được 2 bài hát của ông Sơn “Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên”, “Một Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”. Cả hai đều bị giam, cấm phổ biến.
Dĩ nhiên tác giả cũng không thể ngồi yên. Lý do đơn giản thôi… viết cho KL. Mấy năm sau đó, một bài hát nữa cũng của T.C.S bị dập, bài “Nhớ Mùa Thu Hà Nội”… cũng lại vì KLy
Tôi nhận được bài hát từ những người vượt biển. Cũng khoảng thời gian đó, từ Pháp gởi qua cho tôi một số bài hát ký tên Hồng Ngọc, trong số đó có bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”.
Thực tế bài hát đó có tựa nguyên thuỷ là “Nước Mắt Cho Sài Gòn”. Ông Võ Văn Ái đã đổi tựa và viết thêm lời hai, Hồng Ngọc là bút hiệu của Nguyễn Đình Toàn, và trong bài viết có câu “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly”..
-Nhưng phải nói rõ, ngay từ những ngày mới tới Mỹ, khi mà mọi người còn bị chia ra, sống riêng lẻ mỗi người một nơi, khó có thể tìm ra nhau từ những trang trại rộng lớn, nằm khuất sau những dãy núi cao mà ngay khi chạy qua trên các xa lộ, chúng ta không thể nhìn thấy được, “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của Nam Lộc đã được viết trong thời gian đó.
Một ca khúc đơn giản xuất phát từ nỗi lòng của một người vừa rời xa quê hương
. Không cầu kỳ văn hoa chải chuốt nhưng rất thật thà nói lên sự tiếc thương, nỗi đau xót và mơ ước ngày trở về, cho dẫu đã nói lên lời vĩnh biệt.
Đức Huy trình làng “Đường Xa Ướt Mưa” năm 1979 cùng lúc với Tùng Giang “Tôi Với Trời Bơ Vơ” và Nam Lộc “Người Di Tản Buồn”. Linh Giang “Tôi Muốn”. Phạm Duy “Nguyên Vẹn Hình Hài”, Hoàng Quốc Bảo “Mưa Trên Thành Phố Cũ”, Nguyễn Đức Nam với “Buồn Tháng Mưa”… trong khi đó nhạc Vàng ở VN bị xoá sổ.
Rơi Lệ Ru Người” viết từ năm 75 (khi nghe tin tôi chết trên biển) phải chờ đến năm 1992 khi gặp ở Canada, ông Sơn mới chép in cho tôi bài đó.
-Giữa thập niên 80, một số ca sĩ ở VN mới được phép hát lại, nhưng vẫn chỉ loanh quanh ở những tỉnh nhỏ.
Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân từ Nhật Ngân lập đoàn gồm Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Lan…
Nhã Phương và Bảo Yến nổi lên, rồi Ngọc Bích, Thanh Lan . Nhưng một số ca sĩ may mắn hơn Thanh Lan là Lệ Thu, Ngọc Minh, Hoàng Thi Thao, Lê Uyên và Phương đã đi được. Thanh Tuyền, Giao Linh, Chế Linh cũng thoát.
Vài năm sau đó có Thái Thanh đến Mỹ. Như thế, lớp ca sĩ cũ của chúng tôi còn ở VN là Hồng Vân, Lan Ngọc, Nhật Thiên Lan, Mộng Xuân Lan, Ngân Hà, Giang Tử, Anh Khoa… và rất nhiều nhạc sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét