Hôm sau, từ xa tôi đã nhìn thấy nụ cười của cô trên sân ga.
Lần này cô mặc chiếc áo gió màu xanh nhạt, quần bò ống côn màu trắng, vẫn đôi bốt đỏ thẫm lần trước.
Vẫn là thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng.
- Cô yêu Trung Hoa dân quốc đến vậy sao ? – tôi hỏi tếu.
- Anh nói gì ? – cô nhếch mép cười.
- Tôi nói màu sắc quần áo của cô. – tôi chột dạ trả lời, nghĩ bụng không biết câu đùa tếu vừa rồi có gì không ổn không.
- Ờ - cô trả lời nhẹ tênh.
Tôi nghĩ không chỉ có những người khác khó lòng thưởng thức óc hài hước của cô, mà cô dường như cũng rất khó dung nạp óc hài hước của người khác.
Trên tàu, chúng tôi tiếp tục trò chuyện. Tôi mới biết tên cô : Hân Nhuỵ và Cinderella.
Hai chúng tôi, không có thời gian nào trải qua cùng nhau, cũng chẳng có người bạn nào chung.
Vì thế, những cuộc nói chuyện của chúng tôi, nếu nói là gắng tìm đề tài, thì thà nói là cố gắng thoả mãn sự tò mò về đối phương.
- Cô định học gì ở bên Mỹ ?
- Thống kê giáo dục.- Nếu có thể, tôi hy vọng có thể ở nước ngoài càng lâu càng tốt.
Lần này cô mặc chiếc áo gió màu xanh nhạt, quần bò ống côn màu trắng, vẫn đôi bốt đỏ thẫm lần trước.
Vẫn là thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng.
- Cô yêu Trung Hoa dân quốc đến vậy sao ? – tôi hỏi tếu.
- Anh nói gì ? – cô nhếch mép cười.
- Tôi nói màu sắc quần áo của cô. – tôi chột dạ trả lời, nghĩ bụng không biết câu đùa tếu vừa rồi có gì không ổn không.
- Ờ - cô trả lời nhẹ tênh.
Tôi nghĩ không chỉ có những người khác khó lòng thưởng thức óc hài hước của cô, mà cô dường như cũng rất khó dung nạp óc hài hước của người khác.
Trên tàu, chúng tôi tiếp tục trò chuyện. Tôi mới biết tên cô : Hân Nhuỵ và Cinderella.
Hai chúng tôi, không có thời gian nào trải qua cùng nhau, cũng chẳng có người bạn nào chung.
Vì thế, những cuộc nói chuyện của chúng tôi, nếu nói là gắng tìm đề tài, thì thà nói là cố gắng thoả mãn sự tò mò về đối phương.
- Cô định học gì ở bên Mỹ ?
- Thống kê giáo dục.- Nếu có thể, tôi hy vọng có thể ở nước ngoài càng lâu càng tốt.
Tốt nhất là đừng quay lại Đài Loan nữa.
- Cô ghét Đài Loan đến vậy sao ?
- Có rất nhiều người ghét Đài Loan mà, đâu chỉ riêng tôi. Hơn nữa, môi trường ở nước ngoài cũng phóng khoáng hơn.
- Tôi thấy việc ra nước ngoài học tập hay sinh sống là việc riêng của mỗi người, không cần thiết phải chỉ trích đến môi trường ở Đài Loan. – tôi hít một hơi dài, thầm mong gan mình to ra một chút.
- Môi trường Đài Loan quả thật rất tệ, nhưng cũng không cần nói như thể vì Đài Loan tệ quá nên ‘bắt buộc’ phải ra nước ngoài học tập hay sinh sống.
- Dĩ nhiên mỗi người đều có quyền theo đuổi cuộc sống tốt đẹp hơn, hay cơ hội học tập tốt đẹp hơn, - tôi nhìn cô – nhưng khi theo đuổi, cũng nên thừa nhận tham vọng của chính mình, chứ không nên tìm lý do bào chữa.
- Anh giáo huấn hay lắm. - giọng cô vẫn lạnh lùng như cũ.
- Xin lỗi, đây là những lời ghen tị của một kẻ muốn ra nước ngoài mà không thể nào đi được, cô đừng để ý.
- Tôi nói thật đấy. Tôi vẫn luôn muốn được ra nước ngoài, nhưng chưa hề biết tại sao tôi lại muốn ra đi.
- Giọng cô bỗng trở nên dịu dàng :
- Mà những lý do tôi đưa ra để thuyết phục bản thân, thường là ‘Đài Loan quá tệ’ hay ‘mọi người ai cũng đi hết’.Tay phải cô lại mân mê thuỳ tai phải.
Cô thở dài :
- Có lúc nghĩ, ra nước ngoài dù dát một đống vàng cũng chẳng thể thay đổi được gì.
- Bạn trai cô thì sao?
- Anh ấy à? Chắc là sắp chia tay rồi.
Hả? Tại sao?
- Lúc đến bên anh ta là hồi còn trẻ dại, giờ tôi muốn bỏ anh ta rồi.
- Không phải vì chuyện lần trước ở ga Đài Bắc chứ?
- Dù không có chuyện đó, tôi với anh ta vẫn chỉ là hữu danh vô thực. Cho nên tôi thấy rất may mắn.
Cô lại đưa tay lên mân mê thùy tai phải, vừa nói vừa giống như thở hắt một hơi.
Theo động tác của cô, tôi không tránh được liếc nhìn tai cô. Không thấy đôi bông tai pha lê đâu nữa.
Thuỳ tai đã từng đeo bông tai, hình như lộ chút trống vắng.
- Sao hôm nay cô không đeo bông tai?
- Ai quy định có lỗ tai thì phải đeo bông tai?
- À... tôi chỉ hỏi cho có thôi, không có ý gì cả. – tôi hơi ngượng.- Tôi cũng chỉ trả lời thế thôi, không có nghĩa là tôi không vui. – cô điềm nhiên trả lời.
Câu chuyện dường như kết thúc, chỉ còn lại tiếng tàu chạy và tiếng khóc đòi ăn khô mực của cậu nhóc ngồi phía sau.
Không khí im lặng này kéo dài từ Gia Nghĩa tới tận Tân Trúc.
Tay phải cô chống cằm, nhìn ra ngoài cửa sổ mông lung, ánh mắt như dừng lại ở một nơi nào xa lắm.
Mà nơi xa đó, cứ chuyển động theo chuyển động của con tàu.Những đám mây lãng đãng trên trời, những hàng cây vùn vụt hai bên đường, biển hiệu quảng cáo trên những cánh đồng, đều không thể cản được ánh mắt ấy.
- Đôi bông tai pha lê đó là quà Valentine của anh ta tặng tôi.Khi tàu sắp tới Tân Trúc, nhà ga đang nhắc nhở hành khách xuống tàu chớ bỏ quên hành lý, cô bỗng mở miệng. Khi tôi còn chưa biết phải nói gì tiếp theo, cô đã nói tiếp :
- Tôi còn vì đôi bông tai đó mà đi bấm lỗ tai. – cô lại sờ lên thuỳ tai phải.
Nếu tôi không nhầm, thì đây là lần thứ sáu từ khi cả hai bắt đầu im lặng ở Gia Nghĩa, cô làm động tác đó.
- Khi đó chúng tôi kẻ Nam người Bắc. Mỗi khi nhớ anh ta, tôi lại đeo đôi bông tai đó, sờ lên viên pha lê.
Lần thứ bảy.
- Năm nay tốt nghiệp, đến Đài Bắc ôn Toefl. Lúc đầu tôi rất vui, vì không còn phải chịu đựng sự nhung nhớ nữa.
- Còn bây giờ ? – cuối cùng tôi cũng tìm được một chỗ trống để chêm vào một câu.
- Bây giờ tôi phát hiện ra, tình cảm mà không còn phải nhung nhớ, thì không còn gọi là tình cảm nữa rồi.
- Hơi khó hiểu. Nhớ nhung là dùng đầu để nghĩ, còn ở bên nhau là dùng mắt để nhìn. Có lẽ tình cảm của sự nhung nhớ luôn đẹp hơn.
- Tại sao ?
- Bởi vì đầu óc thì dễ dàng lãng mạn hoá, còn mắt nhìn thì chỉ có thể phản ánh hiện thực mà thôi.
Cô lại thở mạnh một hơi, sau lần thứ tám.
- Thôi bỏ đi, tôi chẳng còn lý do gì để nhớ anh ta nữa.
Tôi không đành lòng đếm tiếp số lần cô sờ lên thuỳ tai phải nữa, trầm ngâm suy ngẫm về những lời cô vừa nói.
Cũng giống như cô đang trầm ngâm. Nhưng tôi trầm ngâm suy nghĩ, còn cô trầm ngâm, phải chăng là nhung nhớ ?
Tôi nghĩ cô nhất định tưởng rằng, bỏ đi đôi bông tai là có thể vứt bỏ tình cảm đã qua, cắt đứt tất cả mọi nhung nhớ.
Cô hy vọng tự đưa ra cho mình một lý do để không nhớ người đó nữa, nhưng vẫn giữ lại thói quen khi nhớ anh ta.
Đôi bông tai hữu hình đã vứt đi rồi, nhưng tình cảm vô hình không phải nói bỏ là có thể bỏ được.
Bởi vì nếu có thể dễ dàng dứt bỏ, thì đâu thể gọi là tình cảm?
- Cuối cùng cũng đến Đài Bắc.
- Cô ghét Đài Loan đến vậy sao ?
- Có rất nhiều người ghét Đài Loan mà, đâu chỉ riêng tôi. Hơn nữa, môi trường ở nước ngoài cũng phóng khoáng hơn.
- Tôi thấy việc ra nước ngoài học tập hay sinh sống là việc riêng của mỗi người, không cần thiết phải chỉ trích đến môi trường ở Đài Loan. – tôi hít một hơi dài, thầm mong gan mình to ra một chút.
- Môi trường Đài Loan quả thật rất tệ, nhưng cũng không cần nói như thể vì Đài Loan tệ quá nên ‘bắt buộc’ phải ra nước ngoài học tập hay sinh sống.
- Dĩ nhiên mỗi người đều có quyền theo đuổi cuộc sống tốt đẹp hơn, hay cơ hội học tập tốt đẹp hơn, - tôi nhìn cô – nhưng khi theo đuổi, cũng nên thừa nhận tham vọng của chính mình, chứ không nên tìm lý do bào chữa.
- Anh giáo huấn hay lắm. - giọng cô vẫn lạnh lùng như cũ.
- Xin lỗi, đây là những lời ghen tị của một kẻ muốn ra nước ngoài mà không thể nào đi được, cô đừng để ý.
- Tôi nói thật đấy. Tôi vẫn luôn muốn được ra nước ngoài, nhưng chưa hề biết tại sao tôi lại muốn ra đi.
- Giọng cô bỗng trở nên dịu dàng :
- Mà những lý do tôi đưa ra để thuyết phục bản thân, thường là ‘Đài Loan quá tệ’ hay ‘mọi người ai cũng đi hết’.Tay phải cô lại mân mê thuỳ tai phải.
Cô thở dài :
- Có lúc nghĩ, ra nước ngoài dù dát một đống vàng cũng chẳng thể thay đổi được gì.
- Bạn trai cô thì sao?
- Anh ấy à? Chắc là sắp chia tay rồi.
Hả? Tại sao?
- Lúc đến bên anh ta là hồi còn trẻ dại, giờ tôi muốn bỏ anh ta rồi.
- Không phải vì chuyện lần trước ở ga Đài Bắc chứ?
- Dù không có chuyện đó, tôi với anh ta vẫn chỉ là hữu danh vô thực. Cho nên tôi thấy rất may mắn.
Cô lại đưa tay lên mân mê thùy tai phải, vừa nói vừa giống như thở hắt một hơi.
Theo động tác của cô, tôi không tránh được liếc nhìn tai cô. Không thấy đôi bông tai pha lê đâu nữa.
Thuỳ tai đã từng đeo bông tai, hình như lộ chút trống vắng.
- Sao hôm nay cô không đeo bông tai?
- Ai quy định có lỗ tai thì phải đeo bông tai?
- À... tôi chỉ hỏi cho có thôi, không có ý gì cả. – tôi hơi ngượng.- Tôi cũng chỉ trả lời thế thôi, không có nghĩa là tôi không vui. – cô điềm nhiên trả lời.
Câu chuyện dường như kết thúc, chỉ còn lại tiếng tàu chạy và tiếng khóc đòi ăn khô mực của cậu nhóc ngồi phía sau.
Không khí im lặng này kéo dài từ Gia Nghĩa tới tận Tân Trúc.
Tay phải cô chống cằm, nhìn ra ngoài cửa sổ mông lung, ánh mắt như dừng lại ở một nơi nào xa lắm.
Mà nơi xa đó, cứ chuyển động theo chuyển động của con tàu.Những đám mây lãng đãng trên trời, những hàng cây vùn vụt hai bên đường, biển hiệu quảng cáo trên những cánh đồng, đều không thể cản được ánh mắt ấy.
- Đôi bông tai pha lê đó là quà Valentine của anh ta tặng tôi.Khi tàu sắp tới Tân Trúc, nhà ga đang nhắc nhở hành khách xuống tàu chớ bỏ quên hành lý, cô bỗng mở miệng. Khi tôi còn chưa biết phải nói gì tiếp theo, cô đã nói tiếp :
- Tôi còn vì đôi bông tai đó mà đi bấm lỗ tai. – cô lại sờ lên thuỳ tai phải.
Nếu tôi không nhầm, thì đây là lần thứ sáu từ khi cả hai bắt đầu im lặng ở Gia Nghĩa, cô làm động tác đó.
- Khi đó chúng tôi kẻ Nam người Bắc. Mỗi khi nhớ anh ta, tôi lại đeo đôi bông tai đó, sờ lên viên pha lê.
Lần thứ bảy.
- Năm nay tốt nghiệp, đến Đài Bắc ôn Toefl. Lúc đầu tôi rất vui, vì không còn phải chịu đựng sự nhung nhớ nữa.
- Còn bây giờ ? – cuối cùng tôi cũng tìm được một chỗ trống để chêm vào một câu.
- Bây giờ tôi phát hiện ra, tình cảm mà không còn phải nhung nhớ, thì không còn gọi là tình cảm nữa rồi.
- Hơi khó hiểu. Nhớ nhung là dùng đầu để nghĩ, còn ở bên nhau là dùng mắt để nhìn. Có lẽ tình cảm của sự nhung nhớ luôn đẹp hơn.
- Tại sao ?
- Bởi vì đầu óc thì dễ dàng lãng mạn hoá, còn mắt nhìn thì chỉ có thể phản ánh hiện thực mà thôi.
Cô lại thở mạnh một hơi, sau lần thứ tám.
- Thôi bỏ đi, tôi chẳng còn lý do gì để nhớ anh ta nữa.
Tôi không đành lòng đếm tiếp số lần cô sờ lên thuỳ tai phải nữa, trầm ngâm suy ngẫm về những lời cô vừa nói.
Cũng giống như cô đang trầm ngâm. Nhưng tôi trầm ngâm suy nghĩ, còn cô trầm ngâm, phải chăng là nhung nhớ ?
Tôi nghĩ cô nhất định tưởng rằng, bỏ đi đôi bông tai là có thể vứt bỏ tình cảm đã qua, cắt đứt tất cả mọi nhung nhớ.
Cô hy vọng tự đưa ra cho mình một lý do để không nhớ người đó nữa, nhưng vẫn giữ lại thói quen khi nhớ anh ta.
Đôi bông tai hữu hình đã vứt đi rồi, nhưng tình cảm vô hình không phải nói bỏ là có thể bỏ được.
Bởi vì nếu có thể dễ dàng dứt bỏ, thì đâu thể gọi là tình cảm?
- Cuối cùng cũng đến Đài Bắc.
– cô khoác áo khoác vào, mỉm cười nhìn tôi :
- Đi ăn cái gì đi. Tôi phải mời anh chứ.
- Why ?
- Chà, tiếng Anh cơ đấy. Anh quên là tôi vẫn chưa đưa anh tiền vé tàu sao?
Cô bỗng mỉm cười rạng rỡ. Tôi bất giác đờ người ra...
Có lẽ vì nụ cười của cô quá rạng rỡ, cũng có lẽ chỉ vì tôi chưa từng thấy cô cười sảng khoái và ấm áp như vậy.Tuy tôi biết đứng trên núi băng ở Nam cực vẫn có thể thấy được mặt trời, nhưng tôi vẫn không thể hình dung mặt trời và núi băng ở cạnh nhau.
- Tiền vé là 571 đồng, chúng ta ăn cái gì ngon ngon một chút. – cô cao hứng đề nghị.
- Chẳng phải cô bảo ‘mời’ tôi sao?
- Anh thấy có khả năng đó không?
- Tôi thấy chắc chắn là không có.
- Biết thì tốt rồi. Quen với tôi xem như anh xui xẻo, cho nên cứ tiêu hết 571 đồng này đi có phải hơn không.
- Được thôi.
Chúng tôi tìm tới một quán ăn Âu ở gần ga Đài Bắc. Là một nhà hàng có những người phục vụ với nụ cười hết sức khoa trương.
Giá cả của loại nhà hàng này thông thường sẽ tỷ lệ thuận với nụ cười của người phục vụ.
Chúng tôi vừa ăn vừa tán gẫu. Cô kể về cuộc sống sinh viên của cô, và cả những tháng ngày bi thảm ở Đài Bắc.
Bi thảm là từ cô dùng.
Còn tôi, một suất sườn bò 500 đồng mới gọi là bi thảm.
Càng thảm hơn là còn phải trả thêm một đống tiền phục vụ.
- Phải trả thêm tiền phục vụ đúng là hết sức vô lý.
Ra khỏi nhà hàng, tôi oán thán.
- Dĩ nhiên là phải trả rồi.
Nếu không tại sao người ta lại tươi cười lịch sự chào anh là ‘hoan nghênh quý khách’ chứ ?
- Tôi thà bị họ mắng là ‘Đến đây làm gì?’ mà tiết kiệm được phí phục vụ còn hơn.
- Óc hài hước của anh còn kỳ quái hơn cả tôi nữa đấy. – cô lại cười toe.
- Không dám không dám. Trước mặt cô, óc hài hước của tôi chỉ là có chút nhân tính hơn một chút thôi.
- Anh đang giễu tôi đấy à ? – giọng cô pha chút đùa cợt.Không ngờ cô cũng giống những cô gái khác, cũng biết nói đùa theo kiểu này.
- Còn 21 đồng nữa, ăn gì bây giờ ? – có lẽ vì thời tiết nên giọng cô như hơi run run.
- Ê, ở kia bán bánh đậu đỏ kìa.
– Cô chỉ về phía bà cụ bên kia đường : - Ăn bánh đậu đỏ được không ?
- Of course, why not?
Anh lại nói tiếng Anh rồi. Đừng có quên, tôi đang ôn thi Toefl, nhưng đã đạt đến trình độ cao nhất của tiếng Anh rồi đấy.- Vâng vâng vâng, sau này không dám múa rìu qua mắt thợ nữa.
- Thực ra anh chỉ bị phát âm không chuẩn, ngữ điệu không đúng lắm mà thôi.
Tôi nghe vẫn hiểu anh nói gì.
Mở miệng ra nói tiếng Anh, ngoài ngữ điệu và phát âm ra, còn cái gì nữa chứ ?
- Đi ăn cái gì đi. Tôi phải mời anh chứ.
- Why ?
- Chà, tiếng Anh cơ đấy. Anh quên là tôi vẫn chưa đưa anh tiền vé tàu sao?
Cô bỗng mỉm cười rạng rỡ. Tôi bất giác đờ người ra...
Có lẽ vì nụ cười của cô quá rạng rỡ, cũng có lẽ chỉ vì tôi chưa từng thấy cô cười sảng khoái và ấm áp như vậy.Tuy tôi biết đứng trên núi băng ở Nam cực vẫn có thể thấy được mặt trời, nhưng tôi vẫn không thể hình dung mặt trời và núi băng ở cạnh nhau.
- Tiền vé là 571 đồng, chúng ta ăn cái gì ngon ngon một chút. – cô cao hứng đề nghị.
- Chẳng phải cô bảo ‘mời’ tôi sao?
- Anh thấy có khả năng đó không?
- Tôi thấy chắc chắn là không có.
- Biết thì tốt rồi. Quen với tôi xem như anh xui xẻo, cho nên cứ tiêu hết 571 đồng này đi có phải hơn không.
- Được thôi.
Chúng tôi tìm tới một quán ăn Âu ở gần ga Đài Bắc. Là một nhà hàng có những người phục vụ với nụ cười hết sức khoa trương.
Giá cả của loại nhà hàng này thông thường sẽ tỷ lệ thuận với nụ cười của người phục vụ.
Chúng tôi vừa ăn vừa tán gẫu. Cô kể về cuộc sống sinh viên của cô, và cả những tháng ngày bi thảm ở Đài Bắc.
Bi thảm là từ cô dùng.
Còn tôi, một suất sườn bò 500 đồng mới gọi là bi thảm.
Càng thảm hơn là còn phải trả thêm một đống tiền phục vụ.
- Phải trả thêm tiền phục vụ đúng là hết sức vô lý.
Ra khỏi nhà hàng, tôi oán thán.
- Dĩ nhiên là phải trả rồi.
Nếu không tại sao người ta lại tươi cười lịch sự chào anh là ‘hoan nghênh quý khách’ chứ ?
- Tôi thà bị họ mắng là ‘Đến đây làm gì?’ mà tiết kiệm được phí phục vụ còn hơn.
- Óc hài hước của anh còn kỳ quái hơn cả tôi nữa đấy. – cô lại cười toe.
- Không dám không dám. Trước mặt cô, óc hài hước của tôi chỉ là có chút nhân tính hơn một chút thôi.
- Anh đang giễu tôi đấy à ? – giọng cô pha chút đùa cợt.Không ngờ cô cũng giống những cô gái khác, cũng biết nói đùa theo kiểu này.
- Còn 21 đồng nữa, ăn gì bây giờ ? – có lẽ vì thời tiết nên giọng cô như hơi run run.
- Ê, ở kia bán bánh đậu đỏ kìa.
– Cô chỉ về phía bà cụ bên kia đường : - Ăn bánh đậu đỏ được không ?
- Of course, why not?
Anh lại nói tiếng Anh rồi. Đừng có quên, tôi đang ôn thi Toefl, nhưng đã đạt đến trình độ cao nhất của tiếng Anh rồi đấy.- Vâng vâng vâng, sau này không dám múa rìu qua mắt thợ nữa.
- Thực ra anh chỉ bị phát âm không chuẩn, ngữ điệu không đúng lắm mà thôi.
Tôi nghe vẫn hiểu anh nói gì.
Mở miệng ra nói tiếng Anh, ngoài ngữ điệu và phát âm ra, còn cái gì nữa chứ ?
Chúng tôi mua 20 đồng bánh đậu đỏ. Vừa cầm miếng bánh, cô vội vã
ăn ngay.
- Vừa rồi cô ăn chưa no à ?
- No chứ, no căng cả bụng.
- Vậy sao cô vẫn ăn được nữa?
- Nếu phụ nữ có thể chống lại sự mê hoặc của đồ ăn, thì đã không có nhiều trung tâm giảm béo đến vậy.
Tôi gật gật đầu, coi như đồng tình.
- Vẫn còn 1 đồng nữa... – cô mân mê thuỳ tai phải, cúi đầu suy nghĩ, cuối cùng nói:
- Tôi cho anh số điện thoại, lát nữa anh gọi điện thoại công cộng cho- Tôi sợ 1 đồng không đủ đâu – tôi nhét mẩu giấy vào túi áo khoác, cười nói.
- Thật không? Dám cá với tôi không? Tôi quyết không để anh phải móc đồng thứ hai ra đâu.
Cô lại quay về trạng thái lạnh lùng. Thì ra Nam Cực dù có mặt trời, cũng vẫn có đêm đen.
Và tôi cũng phát hiện ra, động tác sờ thuỳ tai của cô cũng giống như ánh sáng xanh nhạt của đôi bông tai pha lê, đều làm tôi chói mắt.
- Muộn lắm rồi, cô định về như thế nào?
- Tôi thuê nhà ở gần đây, đi bộ về là được rồi.
- Có cần tôi đưa cô về không?
- Không cần đâu, tôi không thích cho người ta biết chỗ ở của tôi.
- À. Vậy thì tạm biệt.
- Anh có thể nói bye bye bằng tiếng Anh mà, không sợ bị tôi cười đâu.Nói xong, cô lại cười, lấy ra một đồng 1 xu: - nhớ gọi điện cho tôi đấy. Đi đường cẩn thận.
Tôi về đến nhà, tiện tay vứt chiếc bánh đậu đỏ lên mặt bàn ăn, rút miếng giấy trong túi áo ra, lại ra đường gọi điện thoại công cộng.
- Xin hỏi...
- Không cần phải hỏi, ở đây chỉ có mình tôi thôi. – cô nhanh chóng ngắt lời tôi: - anh về đến nhà chưa?
- Về rồi. Còn cô?
- Hỏi thừa. Chẳng lẽ anh gọi điện giả vờ?
Tôi gõ gõ đầu, tự mắng mình ngu ngốc, rồi nghĩ không biết nên tiếp tục làm sao?
- Thế sao anh còn ra ngoài gọi điện thoại công cộng?
- Chẳng phải cô nói phải gọi điện thoại công cộng hay sao?
- Vậy trên người anh nhất định chỉ có một đồng 1 xu thôi phải không?
- Phải.
- Anh đúng là ngốc. Chúng ta có cá cược đâu. Cho tôi số điện thoại của anh. 10 phút sau tôi gọi lại cho.
Tôi không hề suy nghĩ gì, đọc luôn số điện thoại cho cô.
Đến cả thời gian nghĩ xem nên do dự nên nghi ngờ nên vui sướng hay nên từ chối cũng không có.-Ừm, là tôi đây. – 10 ' sau, lời mở đầu của cô từ phía đầu dây bên kia chỉ đơn giản như vậy.
- Điện thoại nhà cô chỉ có mình cô, nhưng chắc gì điện thoại nhà tôi đã chỉ có mình tôi!
- Tôi tin là anh nhất định ngoan ngoãn đợi điện thoại của tôi, đúng không?
Tiếng cười của cô truyền qua ống nói, lại có cảm giác như trẻ thơ.
- Cô nói đúng – như bị lây tiếng cười của cô, tôi cũng thấy thoải mái hơn.
Không hiểu do đường dây điện thoại có thể làm tăng độ ấm áp trong giọng nói của cô, hay vì cô trong điện thoại vốn không hề lạnh, tôi cảm thấy nói chuyện điện thoại với cô rất an toàn.
Cái gọi là an toàn, có nghĩa là tôi không phải lo mỗi câu tôi buột miệng nói ra sẽ khiến cô phóng trở lại một mũi tên lạnh lẽo.
Đã từng có thời gian, tôi quên mất chúng tôi chỉ có thể coi là bạn không thân thôi, thậm chí cũng không dám nói là bạn của nhau.
Giống như vai nam chính trong phim lúc ôm vai nữ chính thề non hẹn biển, quên mất rằng chỉ cần đạo diễn hô:'' Cut,"" nàng có thể chỉ là mụ vợ già của người khác mà thôi, hỉ nộ ái lạc của nàng chẳng hề liên quan gì tới chàng.
Hoặc là nàng sẽ vội vã trèo lên Taxi tới khách sạn hẹn hò với các đại gia.
Hoặc là nàng sẽ chửi thầm thằng diễn viên chính sao mà ôm chặt thế.
Tôi chỉ nhớ lúc cô gọi điện tới là vừa qua 12 giờ đêm.
Giờ này Cinderella nên trút bỏ bộ xiêm y lộng lẫy trên người, cởi bỏ đôi giày pha lê.Không có đôi giày pha lê và bộ xiêm y, Cinderella mới là cô bé lọ lem, chứ không phải nàng công chúa cao sang như nàng mơ tưởng.
Còn khi tôi cúp điện thoại, đũa thần của bà tiên hết hiệu lực, tôi mới biết đã xảy ra chuyện gì.
- Đúng 10h sáng mai gặp nhau ở cửa Tây ga Đài Bắc. – tôi nhớ cô đã nói như vậy.
Nhưng tôi quên tôi đã trả lời như thế nào.
Tôi thậm chí còn quên rằng mình đã đồng ý hay chưa.
Tôi chỉ nhìn kim đồng hồ đang chỉ số bốn trên tường, rồi nhẩm xem còn được ngủ thêm bao nhiêu tiếng nữa.
Thái Trí Hằng
1/Cinderella phiên âm theo tiếng Trung là Hạnh Đế Nhuỵ La, chữ Hạnh và chữ Hân phát âm giống nhau.
2/Trời xanh mây trắng mặt đất ngập màu đỏ tươi.
3/ The Baron in the tree – tiểu thuyết của Italo Calvino.
4/ Hiệu sách nổi tiếng ở Đài Loan.
5/ Một hiệu sách ở Đài Loan
6/ Italo Calvino (1923-1985): nhà văn, nhà tiểu thuyết người Ý.
- Vừa rồi cô ăn chưa no à ?
- No chứ, no căng cả bụng.
- Vậy sao cô vẫn ăn được nữa?
- Nếu phụ nữ có thể chống lại sự mê hoặc của đồ ăn, thì đã không có nhiều trung tâm giảm béo đến vậy.
Tôi gật gật đầu, coi như đồng tình.
- Vẫn còn 1 đồng nữa... – cô mân mê thuỳ tai phải, cúi đầu suy nghĩ, cuối cùng nói:
- Tôi cho anh số điện thoại, lát nữa anh gọi điện thoại công cộng cho- Tôi sợ 1 đồng không đủ đâu – tôi nhét mẩu giấy vào túi áo khoác, cười nói.
- Thật không? Dám cá với tôi không? Tôi quyết không để anh phải móc đồng thứ hai ra đâu.
Cô lại quay về trạng thái lạnh lùng. Thì ra Nam Cực dù có mặt trời, cũng vẫn có đêm đen.
Và tôi cũng phát hiện ra, động tác sờ thuỳ tai của cô cũng giống như ánh sáng xanh nhạt của đôi bông tai pha lê, đều làm tôi chói mắt.
- Muộn lắm rồi, cô định về như thế nào?
- Tôi thuê nhà ở gần đây, đi bộ về là được rồi.
- Có cần tôi đưa cô về không?
- Không cần đâu, tôi không thích cho người ta biết chỗ ở của tôi.
- À. Vậy thì tạm biệt.
- Anh có thể nói bye bye bằng tiếng Anh mà, không sợ bị tôi cười đâu.Nói xong, cô lại cười, lấy ra một đồng 1 xu: - nhớ gọi điện cho tôi đấy. Đi đường cẩn thận.
Tôi về đến nhà, tiện tay vứt chiếc bánh đậu đỏ lên mặt bàn ăn, rút miếng giấy trong túi áo ra, lại ra đường gọi điện thoại công cộng.
- Xin hỏi...
- Không cần phải hỏi, ở đây chỉ có mình tôi thôi. – cô nhanh chóng ngắt lời tôi: - anh về đến nhà chưa?
- Về rồi. Còn cô?
- Hỏi thừa. Chẳng lẽ anh gọi điện giả vờ?
Tôi gõ gõ đầu, tự mắng mình ngu ngốc, rồi nghĩ không biết nên tiếp tục làm sao?
- Thế sao anh còn ra ngoài gọi điện thoại công cộng?
- Chẳng phải cô nói phải gọi điện thoại công cộng hay sao?
- Vậy trên người anh nhất định chỉ có một đồng 1 xu thôi phải không?
- Phải.
- Anh đúng là ngốc. Chúng ta có cá cược đâu. Cho tôi số điện thoại của anh. 10 phút sau tôi gọi lại cho.
Tôi không hề suy nghĩ gì, đọc luôn số điện thoại cho cô.
Đến cả thời gian nghĩ xem nên do dự nên nghi ngờ nên vui sướng hay nên từ chối cũng không có.-Ừm, là tôi đây. – 10 ' sau, lời mở đầu của cô từ phía đầu dây bên kia chỉ đơn giản như vậy.
- Điện thoại nhà cô chỉ có mình cô, nhưng chắc gì điện thoại nhà tôi đã chỉ có mình tôi!
- Tôi tin là anh nhất định ngoan ngoãn đợi điện thoại của tôi, đúng không?
Tiếng cười của cô truyền qua ống nói, lại có cảm giác như trẻ thơ.
- Cô nói đúng – như bị lây tiếng cười của cô, tôi cũng thấy thoải mái hơn.
Không hiểu do đường dây điện thoại có thể làm tăng độ ấm áp trong giọng nói của cô, hay vì cô trong điện thoại vốn không hề lạnh, tôi cảm thấy nói chuyện điện thoại với cô rất an toàn.
Cái gọi là an toàn, có nghĩa là tôi không phải lo mỗi câu tôi buột miệng nói ra sẽ khiến cô phóng trở lại một mũi tên lạnh lẽo.
Đã từng có thời gian, tôi quên mất chúng tôi chỉ có thể coi là bạn không thân thôi, thậm chí cũng không dám nói là bạn của nhau.
Giống như vai nam chính trong phim lúc ôm vai nữ chính thề non hẹn biển, quên mất rằng chỉ cần đạo diễn hô:'' Cut,"" nàng có thể chỉ là mụ vợ già của người khác mà thôi, hỉ nộ ái lạc của nàng chẳng hề liên quan gì tới chàng.
Hoặc là nàng sẽ vội vã trèo lên Taxi tới khách sạn hẹn hò với các đại gia.
Hoặc là nàng sẽ chửi thầm thằng diễn viên chính sao mà ôm chặt thế.
Tôi chỉ nhớ lúc cô gọi điện tới là vừa qua 12 giờ đêm.
Giờ này Cinderella nên trút bỏ bộ xiêm y lộng lẫy trên người, cởi bỏ đôi giày pha lê.Không có đôi giày pha lê và bộ xiêm y, Cinderella mới là cô bé lọ lem, chứ không phải nàng công chúa cao sang như nàng mơ tưởng.
Còn khi tôi cúp điện thoại, đũa thần của bà tiên hết hiệu lực, tôi mới biết đã xảy ra chuyện gì.
- Đúng 10h sáng mai gặp nhau ở cửa Tây ga Đài Bắc. – tôi nhớ cô đã nói như vậy.
Nhưng tôi quên tôi đã trả lời như thế nào.
Tôi thậm chí còn quên rằng mình đã đồng ý hay chưa.
Tôi chỉ nhìn kim đồng hồ đang chỉ số bốn trên tường, rồi nhẩm xem còn được ngủ thêm bao nhiêu tiếng nữa.
Thái Trí Hằng
1/Cinderella phiên âm theo tiếng Trung là Hạnh Đế Nhuỵ La, chữ Hạnh và chữ Hân phát âm giống nhau.
2/Trời xanh mây trắng mặt đất ngập màu đỏ tươi.
3/ The Baron in the tree – tiểu thuyết của Italo Calvino.
4/ Hiệu sách nổi tiếng ở Đài Loan.
5/ Một hiệu sách ở Đài Loan
6/ Italo Calvino (1923-1985): nhà văn, nhà tiểu thuyết người Ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét